dailymotion

Sunday, February 25, 2018

Trưc tiếp : Liverpool & Westham






BỐC THUỐC CHO MÌNH


Như nhiều người đã nói và viện dẫn là các việc làm của tôi hay tổ chức tôi tham gia là đúng quy trình. Nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, cái quy trình đó là sai hoặc bất ổn. Vậy nên đúng của một cái sai thì đương nhiên là sai.
Cũng giống như vậy, chính cái Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước này lại phong hàm cho những người cũng là thành viên trong hội đồng đó. Và quan trọng hơn cả là tiêu chuẩn để thành lập cái Hội đồng ấy cùng điều kiện để phong hàm như thế nào mới là vấn đề lớn nhất cần phải xem xét, thì họ lại không bàn tới.
Điều đó dẫn đến một hệ quả đương nhiên, những người có được chức danh, học hàm giáo sư, phó giáo sư nhờ cái Hội đồng ấy cùng các tiêu chuẩn (thấp) ấy sẽ tự mình xem xét lại mình và hẳn rằng họ sẽ đồng thuận với mình về việc chính họ đủ tiêu chuẩn để sắc phong chức danh và không cần phải xem xét gì cả.

Lê Luân

Saturday, February 24, 2018

NHÀ BÁO PHẠM ĐOAN TRANG BỊ AN NINH “MỜI ĐI” VÌ “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”


Khoảng hai giờ chiều hôm nay, ngày 24 tháng 2 năm 2018, hai an ninh Bộ công an đã đến nhà riêng của nhà báo Phạm Đoan Trang lừa mẹ chị mở cửa cho vào trong nhà và đưa chị đi mất. Từ lúc đó đến nay mẹ chị không còn liên lạc được với con gái.
Họ đi xe hơi đến trước chung cư Lê Đức Thọ, hai an ninh, một nam, một nữ lên nhà đưa Trang đi, những người khác ở dưới đứng chờ. Hai an ninh này chính là nhưng người đã bắt giữ tuỳ tiện, ép Trang làm việc sau khi nhà báo tiếp xúc với phái đoàn EU mấy tháng trước.
Không văn bản, giấy tờ, họ yêu cầu Đoan Trang đi theo bằng miệng. Lý do đưa ra là để làm rõ về quyển sách Chính Trị Bình Dân mà chị viết.
Tác giả của cuốn Chính Trị Bình Dân mới đây vừa được tổ chức nhân quyền quốc tế People in Need trao giải thưởng Homo Homini. Đây là một giải thưởng vinh dự, không có hiện vật nhằm vinh danh những cá nhân "có cống hiến cho sự phát triển về nhân quyền, dân chủ, và giải pháp phi bạo lực cho xung đột chính trị".
Về cuốn sách Chính Trị Bình Dân, đó là một quyển sách chính trị vô cùng hữu ích cho người Việt. Quyển sách với những giá trị học thuật cao được trình bày một cách dễ hiểu cho người đọc; mong muốn của tác giả là những người dân bình thường nhất qua ngòi bút của chị cũng có thể hiểu rõ về chính sách, chính trị và xã hội...
Sách dày khoảng 500 trang và hiện đang được bán rộng khắp trên Amazon. Theo như chị cho biết thì quyển sách vừa được chỉnh sửa và tái bản lại lần hai với một số thay đổi.
Việc in ấn sách vô cùng khó khăn và liên tiếp gặp phải sự cản phá từ phía an ninh. Khi chị ở nhà riêng thì thường xuyên bị phá bằng cách cắt điện, cắt nước và cắt mạng Internet. Để tránh tình trạng bị giam lỏng tại nhà và sự phá rối đang làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ già, cũng như thuận tiện cho việc xuất bản sách nhà hoạt động phải rời khỏi nhà, ở nhờ nhiều nơi khác nhau.
Tết Nguyên Đán đến, không đành lòng để mẹ đón Tết một mình, Đoan Trang quyết định về nhà để ăn Tết với mẹ thì trưa mồng 9 Tết, chị lại bị an ninh đến đưa đi trước mặt mẹ mình.
Trịnh Kim Tiến

Những mùi hương năm cũ

Ðến Tết này là 9 năm rồi tôi không có Tết. Những năm đầu, cứ vào những ngày từ sau Giáng Sinh cho tới trước Tết là tôi lại nôn nao, quay quắt nhớ Sài Gòn, nhớ Tết. Nhớ cái thời tiết mát dịu, dễ chịu nhất trong năm, nhớ cái không khí lười biếng, trễ nải, mặt khác lại nhộn nhịp, hối hả chờ đón Tết trong những ngày này, của Sài Gòn. Nhớ những con đường thân thuộc, những buổi chiều tà tà chạy xe không mục đích chỉ để ngắm phố xá, nhớ những quán café quen, những chỗ ngồi quen, những khuôn mặt bạn bè, đồng nghiệp, tình nhân… Nhớ những vạt nắng đổ trên một mái ngói cũ, một bức tường phủ rêu phong, ngay cả nắng vàng như cũng lười biếng hơn, bâng khuâng hơn trong những ngày chờ Tết.
Nhưng tôi lại chỉ thích, chỉ nhớ Sài Gòn trước Tết. Qua mồng Một với tôi là đã hết Tết. Ngại nhất là phải mua sắm, bày biện, cúng kiếng, đi chúc Tết người này thăm viếng người kia, mệt cả người. Chỉ có sự vắng vẻ, yên tĩnh trong ngày mồng Một và cảm giác thảnh thơi không phải đi làm, không phải chạy sô là làm tôi thích Tết. Còn ăn uống, quanh năm cũng ăn đủ thứ rồi, có thèm khát gì nữa đâu.


Pháo Tết, thứ không thể thiếu ở mỗi nhà lúc Giao thừa.. Nguồn: nguoithanglong.wordpress.com

Ði xa, những năm đầu nhớ Sài Gòn, nhớ Tết lạ lùng. Những năm đầu còn siêng, còn mua sắm, bày biện, cúng kiếng đủ ba ngày Tết. Còn đi ăn Tết với người Việt (do các Hội, đoàn người Việt tỵ nạn tổ chức, để phân biệt với Tết do Sứ quán VN tổ chức với những người còn giao thiệp, còn có mối quan hệ với Sứ quán VN). Rồi dần dần lười, bỏ hết. Nhà ít người, con gái lại đi học xa, bạn bè khách khứa không có mấy ai, nấu nướng, cúng kiếng làm gì cho cực. Cũng không đi ăn Tết Việt nữa. Ngày Tết nếu không có facebook, báo chí Việt nhắc thì cũng như mọi ngày bình thường khác trên nước người. Na Uy lại không được như khu Little Saigon có khu người Việt, có Tết hẳn hoi. Nên trừ người Việt Nam, chả ai biết đó là những ngày Tết của VN.

Dần dần nỗi nhớ chìm xuống, tạm ngủ ở một góc nào đó của ký ức. Ðến nỗi bây giờ thấy mấy gói mứt, kẹo xanh xanh đỏ đỏ, dưa hấu, bánh chưng bánh tét, củ kiệu dưa món, phong bì đỏ lòe loẹt… bày bán ở mấy siêu thị do người Việt làm chủ, lòng cũng không rộn ràng bao nhiêu. Chẳng phải đã mất gốc, chẳng phải đã quên. Khi sinh ra, lớn lên và đã sống quá nửa đời người ở một đất nước nào đó làm sao có thể quên? Với tôi, dù sống ở bất cứ đâu, tôi biết, mình chỉ có một Tổ quốc là VN.
Chỉ là cảm giác nhớ nhà đã chuyển sang một trạng thái khác. Thật lạ lùng là thời gian sau này đôi khi nhớ Tết tôi lại không nhớ Tết Sài Gòn như trước nữa. Thỉnh thoảng tôi lại nhớ những cái Tết rất xa, từ hàng chục năm trước, thời tôi còn nhỏ. Không nhớ những cái Tết no đủ lại nhớ những cái Tết thời đói kém, không nhớ những kỷ niệm vui lại nhớ những kỷ niệm buồn. Nhớ những hình ảnh, và nhớ những mùi vị khác nhau.

nhung-mui-huong-nam-cu2
Múa lân giáp Tết ở Sài Gòn trước 1975. nguồn: OVV – WordPress.com

Nhớ tiếng pháo đêm Giao thừa, hồi đó còn cho đốt pháo, mùi pháo thơm nồng hăng hăng, xác pháo hồng rải rác trước nhà mọi người, không ai nỡ quét đi, đợi xong ba ngày Tết mới quét. Nhớ bếp lửa củi nổ lép bép, ánh lửa đỏ bập bùng nồi bánh chưng tỏa mùi thơm phức, hoặc mùi mứt dừa, mứt gừng đang sên trên bếp thơm lừng, ngọt ngào. Những năm sau biến cố 1975 một thời gian, Sài Gòn và miền Nam bị nghèo đi nhanh chóng, một miếng bánh chưng, một nồi thịt kho, miếng mứt dừa xanh xanh hồng hồng, nồi cơm gạo trắng không độn đã là niềm vui không nhỏ đối với bọn trẻ con vì ngày thường cứ phải ăn cơm gạo mốc, hẩm độn khoai mì, độn bo bo, cao lương hay ăn bánh canh nấu suông, ăn bột mì luộc phi hành mỡ chấm nước mắm vì phải mua bột mì mỗi tháng.
Nhớ mùi vải mới của bộ quần áo Tết mẹ sắm cho, Mồng Một Tết là mặc ngay đi khoe hàng xóm! Có một dạo Sài Gòn nghèo, nhiều gia đình trong đó có nhà tôi, áo quần mặc ở nhà toàn loại vải trắng sợi thô, đem đi in, nhuộm hoa văn, mua về phải giặt nước lạnh một lần rồi mới mặc nếu không màu thuốc nhuộm phai ra người. Nhớ mùi bồ kết gội đầu hăng hăng, mùi chanh, sả dìu dịu rất dễ chịu làm nước tắm “tẩy trần” ngày cuối cùng trong năm. Nhớ mùi nhang trầm thơm ngào ngạt trên bàn thờ tổ tiên ba ngày Tết. Nhớ mùi than tổ ong nồng nồng, dạo đó Sài Gòn nghèo, nhiều gia đình phải tự nặn than tổ ong làm chất đốt. Ôi chao Sài Gòn, Hòn ngọc Viễn Ðông, chỉ sau khi kết thúc chiến tranh chừng dăm ba năm đã nghèo hẳn đi! Và nhớ hình ảnh cả nhà tôi, nhà dì tôi ngồi quây quần chơi bài cào, domino, cờ triệu phú, cờ cá ngựa… ăn tiền, say sưa ba ngày Tết.
Ðã xa quá rồi những ngày đó. Ngay cả Tết Sài Gòn mấy mươi năm sau cũng đã trở thành xa xôi.

nhung-mui-huong-nam-cu3
Chợ hoa ở Sài Gòn. nguồn: Hội thân hữu Gò Công

Hơn 8 năm, thời gian đủ dài để cuộc đời trước đó đã trở thành quá khứ. Sài Gòn, Việt Nam đã là quá khứ xa xôi không biết đến bao giờ “gặp” lại, trở về… Cuộc sống ở Na Uy nói chung và cuộc sống của tôi ở Na Uy lại khác hẳn với phần đời ở VN, nên phần đời trước càng chìm sâu vào ký ức.
Như những ngày này, tháng Một, Sài Gòn vẫn nắng, nóng, dù có dịu đi đôi chút, ồn ào, bụi bặm, xô bồ, náo nhiệt suốt ngày suốt đêm. Dòng người và xe cộ lúc nào cũng tuôn chảy ngược xuôi đủ mọi hướng, trên đường. Con người lúc nào cũng hối hả chạy đuổi theo đời sống, chạy theo những cái gì đó. Và càng gần Tết thì cái không khí tất bật, hối hả càng tăng. Ở Sài Gòn thì chỉ muốn chui vào những quán café máy lạnh để thư giãn một chút và trốn cái nắng nóng cho đến khi chiều xuống mới có thể ngồi ngoài trời hay lang thang ngoài phố.
Nhớ Sài Gòn là nhớ cái bụi bặm, ồn ào, hối hả đó. Mùi bụi nồng, mùi khói xăng khét lẹt cộng với mùi nắng nóng cả ngày, chỉ đến đêm mới dịu bớt. Chen vào đó là mùi café thơm lừng những buổi chiều đi về ngang qua tiệm bán café gần nhà, mùi thơm tỏa ra ngoài đường, những buổi xê xế ngồi quán với bạn bè, ly café nhỏ từng giọt chậm rãi trong lúc tiếng đàn piano của người nghệ sĩ thánh thót vang lên trong một góc quán, hay những bản tình ca quen thuộc của những năm 60, 70, 80… của thế kỷ XX vang lên từ chiếc máy cassette.
Càng gần Tết thì càng lắm mùi, mùi hoa tươi rồi héo rữa, mùi trái cây đủ loại chín tới, mùi mứt đủ loại, mùi thức ăn đủ thứ món trên đời trộn thành một hỗn hợp mùi đa dạng, phong phú, thừa mứa, hòa trong mùi nắng, càng chín nẫu hơn trong nắng, Và không thể thiếu mùi nhang trầm những ngày Tết, nhất là khi đi chùa.

nhung-mui-huong-nam-cu
Karl Johans gate.

Còn ở Oslo, Na Uy này tháng Một đang là mùa đông. Mùa đông ở đây kéo dài đến 5 tháng, chiếm mất cả mùa Xuân. Không lạnh lắm nếu so với…Canada, phía Bắc của Na Uy hay một số vùng của Nga, nhưng so với VN thì chắc là người Việt… hết hồn khi nghe lạnh nhất ở đây khoảng -12, -13 độ C, còn -5, -6 là bình thường. Và tuyết. Tuyết trắng trời trắng đất. Một màu tuyết phủ trắng xóa khắp nơi, tuyết phủ trên mái nhà, trên những chiếc xe hơi, trên những băng ghế, những pho tượng ngoài đường, tuyết dày dưới chân, tuyết đọng trên những thân cây trông như những bộng hoa… Tuyết rơi rơi trên mũ, trên áo quần… Cộng thêm vào sự tĩnh lặng, trông như những bức tranh. Không có mùi gì rõ rệt trong một bức tranh tĩnh lặng như vậy. Không khí lạnh buốt, trong lành và sạch. Có những buổi tối đi làm về khuya, con đường trước mặt dài hút, tuyết trắng sáng lên trong đêm, và cũng không có mùi gì, ngoài một mùi thanh sạch của tuyết!
Hình như năm tháng qua đi, ký ức con người cũng thay đổi. Nỗi nhớ cũng khác.
Nhiều người bảo nếu bây giờ về lại Sài Gòn, VN, có khi tôi lại bị sốc, chịu không nổi cái nóng, cái bụi bặm, xô bồ ồn ã của Sài Gòn. Có thể. Những con người xa quê hương sống trên xứ người luôn lơ lửng không thuộc hẳn về đâu, quê nhà hay quê hương thứ hai, là vậy. Nhưng tôi biết, mình vẫn muốn có ngày trở về, để một lần nữa chìm trong cái ồn ào, và cái mùi phong phú pha trộn đó của Sài Gòn, của Tết VN.
Song Chi/ Baotre

LÀM ĐĨ BẰNG MỒM


Anh chiến sĩ LL 47 kia cuối tháng lãnh lương đem về cho vợ một số tiền khá hơn những tháng trước. Vợ ngạc nhiên hỏi:
"Anh làm gì mà tháng này lãnh nhiều thế?"
Anh chồng cười đáp:
"Làm đĩ!"
Chị vợ cười ré lên:
"Xạo ke! Anh có lờ đâu mà làm đĩ?"
Anh chồng cũng cười ré lên:
"Không có lờ nhưng có mồm. Mồm cũng có cái lỗ vậy. Làm đĩ bằng mồm đó!"
Chị vợ trợn mắt lên nhìn chồng nghi ngờ:
"Thiệt không đó?"
Anh chồng đáp:
"Thiệt chứ! Nhưng không phải bằng mồm kiểu em đang nghĩ trong đầu đâu! Ha ha... mỗi ngày anh ngồi theo dõi các trang facebook phản động coi chúng đăng cái gì rồi báo cáo cho ông chủ Facebook xoá nó. Hễ xoá được càng nhiều thì càng được thưởng nhiều tiền. Bọn phản động gọi như vậy là "mấy đứa con nít cãi không lại, đánh không lại người ta thì chạy về nhà... mét má"; là "làm đĩ bằng mồm". Ha ha.... Làm đĩ bằng mồm cũng được, miễn có tiền là ấm no, hạnh phúc rồi...!"
Chị vợ nghe xong cầm xấp tiền trả lại, nói:
"Em không muốn xài những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh khi anh phải làm đĩ bằng mồm. Em có lên mạng và đọc những điều họ viết. Em thấy họ chẳng nói gì sai. Phần lớn họ chỉ cảnh báo chuyện VN nhiễm độc của Tàu, chuyện lãnh đạo tham nhũng, hà hiếp dân lành, chuyện VN sắp thành một tỉnh của Tàu.... VN mà thành một tỉnh của Tàu thì em đây và con gái anh thành đồ chơi cho đàn ông Tàu, anh không nghĩ như vậy sao? Nếu cùng lắm kiếm không ra tiền thì em có thể đi làm đĩ để nuôi thân và nuôi con. Nếu mình không có cái gan để lên tiếng thì mình cũng đừng tiếp tay dập tắt những tiếng nói hiếm hoi đó của lương tri..."

Ngo Du Trung

*** Sống trong chế độ cộng sản : Chả tin được ai !!


Một phụ nữ Trung Quốc đã chui vào cả trong máy rọi X-quang tại khâu kiểm soát hành lý tại tỉnh Đồng Quan vì lo sợ túi bị rạch và tiền bị ăn cắp !
Sau nhiều lần bị rạch túi lấy mất tiền và hành lý , 1 phụ nữ Trung Quốc khi đi qua trạm kiểm soát hành lý tại nhà ga Đồng Quan , miền Nam Trung Quốc , đã leo lên giải cuốn chui luôn vào trong chỗ máy X-quang , đi theo hành lý và túi xách tay của mình , chứ không dám rời mắt !
Báo Dương Châu Buổi Chiều của Trung Quốc đã đăng tin kèm theo tấm hình chụp từ máy X-quang cho thấy người phụ nữ quỳ gối lom khom đi theo hành lý của mình , khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên và kinh hãi .


Luồng điện từ từ máy X-quang có thể làm tăng nguy hại cho cơ thể , có thể dẫn đến ung thư , nhưng tại sao bà này lại liều như thế ?
Được biết khi phỏng vấn , bà cho biết chiếc túi xách tay là hàng hiệu đắt tiền , bên trong lại có nhiều tiền mặt , mà bà trước đây đã nhiều lần bị rạch túi mất đồ nên không dám tin tưởng cả nhân viên cán bộ nhà nước nên bà nhất quyết chui lên đi theo hành lý của mình !
Hỏi các bạn , ngoài các quốc gia cộng sản , có nơi nào khác trên thế giới mà nhân viên cán bộ nhà nước ăn cắp như rươi khiến cho người dân phải sợ hãi đến như thế không ? Tại sao ?
Vinh quang chỗ nào ? Tự hào chỗ nào ? Giải phóng cái gì mà người dân hàng ngày sống trong nơm nớp lo sợ ? Không lo sợ bị vu là phản động rồi bị bắt bị tù thì lại lo sợ bị ăn cướp ăn cắp ở mọi chỗ mọi nơi ?
Quan to có quyền thì ra mặt ăn cướp ! Quan bé không có quyền thì len lén ăn cắp ! Dân làm sao mà sống đây ?
Ngoc Nhi Nguyen

"...Đảng thì làm được như thế vì đảng là đảng Cộng sản, là lực lượng lãnh đạo toàn diện và duy nhất mà."

Người Việt Nam hình như có một thông lệ, hoặc một lối cư xử bất thành văn, là không luận bàn chuyện đúng sai trong đời một con người khi ông/bà ta vừa nằm xuống, nhất là không bàn nhắc đến những sai lầm, tội lỗi của ông/bà ấy; nếu có đánh giá thì chỉ nên là sự tôn vinh, xiển dương công trạng, thành tích mà thôi.
Tất nhiên, với đảng Cộng sản thì luôn có ngoại lệ, chẳng hạn cựu Chủ nhiệm VP Quốc hội Vũ Mão từng đọc điếu văn luận tội Trung tướng Trần Độ ngay trước linh cữu ông Độ, rằng "về cuối đời, ông Độ đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng...".
Đảng thì làm được như thế vì đảng là đảng Cộng sản, là lực lượng lãnh đạo toàn diện và duy nhất mà. Còn dân thường thấp cổ bé họng (kể cả nhà báo) cứ thử mở miệng nhận xét tiêu cực về hai nhà cựu lãnh đạo Lê Đức Anh và Phan Văn Khải lúc này xem có bị anh em DLV "đấu tranh" cho không. Cần phải hiểu rằng đây là thời điểm tốt nhất để ca ngợi hai đồng chí ấy đấy, nếu không ca ngợi ngay thì lại phải chờ tới kỳ giỗ đầu, giỗ hai, rồi giỗ ba, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất... Nói chung ở Việt Nam thời xã nghĩa này thì ca ngợi lãnh đạo là một cách làm báo tuyệt vời, vừa thể hiện mình có thông tin, có quan hệ, từng gần gũi với quan chức, hiểu hệ thống, vừa cho thấy mình là người rất cấp tiến, lại vừa an toàn.
Thế nên mình cũng muốn nhận xét, nói vài lời gì đó gọi là xét lại về ông Anh ông Khải, nhưng mà sợ lại bị phê phán là "nghĩa tử là nghĩa tận, không để cho người đã khuất nhắm mắt", "vô đạo đức", "hỗn láo", "biết gì mà nói xằng", v.v. Mình chả dám nói gì đâu.
Chỉ có một thắc mắc nho nhỏ là: Thời ông Anh, ông Mười, ông Kiệt, ông Khải cầm quyền, mạng xã hội chưa ra đời (riêng ông Khải hết nhiệm kỳ vào tháng 7/2006, tức là gần một năm sau khi Yahoo 360! vào Việt Nam). Giả sử nó phát triển từ lúc đó rồi thì sao nhỉ, liệu số người bị bỏ tù vì Điều 258 với 88 có nhiều như bây giờ không?
Phạm Đoan Trang

Friday, February 23, 2018

Mùa xuân là tết trồng cây


Mùa Xuân năm 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng tháng trồng cây từ ngày 6/1 đến ngày 6/2 để chào mừng 30 năm hoạt động của Đảng CS. Trong tháng trồng cây, Bác yêu cầu mỗi người trồng ít nhất một cây xanh. Đợt trồng cây này Bác đặt tên là Tết trồng cây “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” với mong muốn: trong mười năm, đất nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn.
Nhưng cứ mỗi khi hoa đào nở, lại thấy lãnh đạo ta đi trồng cây ... cổ thụ. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên lắm, có người còn đồ rằng thằng giúp việc cho lãnh đạo đang troll, âm mưu chơi lãnh đạo, chứ ai lại đi trồng cổ thụ bao giờ, thật ra, tất cả đều hiểu sai.

Trong thời đại rực rỡ này, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, người tài giỏi là người biết chọn cửa thắng mà đứng, đứng nhầm chỗ là cơm bưng áo số ngay, anh gì la hét nhãn tiền ra đấy.
Nước ta chẳng phải còn một cây cổ thụ chiễm chệ đấy sao, thật bất ngờ và xúc động. Nên các lãnh đạo tập trung vun xới, bồi đắp cho cổ thụ là đúng cmn rồi, các bạn không hiểu gì cả cứ chửi lãnh đạo là các bạn sai rồi, các bạn xin lỗi cây cổ thụ đi.
Năm trước trồng cổ thụ, năm nay vẫn trồng cổ thụ, dự là năm sau vẫn cứ trồng cổ thụ thôi, vật chưa đổi, sao chưa dời.
Bùi An

Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991

Thursday, February 22, 2018

GI & Thôn nữ miền Nam Việt Nam


Lâu lắm rồi, hôm nay, tôi vô tình tìm được tấm hình vật chứng này. Các bạn hãy nhìn vào “cây súng” trên tay “thằng đế quốc Mỹ” này.
Ngày đó tôi là học trò trường Tiểu học Phú Mỹ, chịu sự kềm kẹp của đế quốc Mỹ với sự tiếp tay của đám tay sai “Ngụy quyền Sài Gòn”.
“Chúng nó” không cho tụi tôi được học hành yên ổn. Cứ sắp đến giờ ra chơi là chúng buộc mỗi lớp hai học trò lên văn phòng để xách về một cần xé (dân Huế gọi là Cái giỏ be de) bánh mì ổ, đường gói hoặc bột sữa gói để bắt học trò ăn cho đầy họng. Gia đình chúng tôi thì thiếu gì cái ăn, mỗi sáng chúng tôi đều được ăn sáng trước khi đi học. Ấy vậy mà giữa giờ lại bị bắt ăn mà lại cho ăn không trả tiền. Học phí chúng nó không thu thì gia đình chúng tôi dư tiền để lo ăn uống và bổ dưỡng cho chúng tôi.

Hồi đó, cứ tới giờ ăn bánh mì sữa bột miễn phí là tôi lại thương nhớ đồng bào miền Bắc thân yêu đang đói kém, nhịn ăn để viện trợ nuôi chúng tôi, những người con thân yêu miền Nam bị đế quốc Mỹ giày xéo bằng bánh mì và sữa bột.
Tôi là học trò được phân công đi thồ bánh mì cho lớp. Một hôm tôi vừa ra khỏi lớp thì thấy xe nhà binh Mỹ vào sân trường. Chúng không cho học trò ra khỏi lớp và mấy tay giặc Mỹ lăm le mỗi tên một cây súng trên hình. Vào lớp chúng đè từng đứa học sinh ra và bắn vô bắp tay. Tiếng súng ngoại bang nghe “tạch, tạch, …” liên hồi.
Tôi thương bạn bè cùng học bị đàn áp. Nhưng rồi cũng đến phiên tôi.
Tôi nhắm mắt nghiến răng vén áo để lòi bắp tay. Tôi hét lên:
“Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm.
Hồ Chí Minh muôn năm.”

“Tạch”
Thằng giặc Mỹ xoa đầu tôi:
“Địt mẹ mày chứ Đảng Cộng sản, địt mẹ mày chứ Hồ Chí Minh.
Tao chủng ngừa dịch tả miễn phí đó.
Mày xin phép Cô giáo để về nhà thay cái quần mà ra học tiếp. Đái ra đầy quần rồi tề.”

ĐỜI TÔI KHỔ VẬY ĐÓ !
Dương Hòa Đức

NGƯỜI CHẾT 2 LẦN.




Đầu năm, Diêm Vương cho triệu tập những linh hồn lúc sống đã dũng cảm hy sinh cho Tổ Quốc để ngài xét cho đầu thai, tái kiếp, tiếp tục phụng sự Đất Nước.
Khi mọi linh hồn đến đông đủ, ngài tuyên bố lý do rồi gọi từng người lên xét hỏi:
- Ê, thằng cao cao kia! Mày dũng cảm hy sinh vì cái gì?
- Dạ, con hy sinh vì kháng chiến chống Pháp ạ.
- Có giấy tờ gì chứng minh không?
- Dạ có đây ạ! Con được nhà nước tặng huân chương chống Pháp.
- Được! Ta cho đầu thai lập tức. Còn thằng tóc quăn kia, mi dũng cảm hy sinh vì cái gì?
- Dạ, con hy sinh trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước ạ.
- Có giấy tờ gì chứng minh không?
- Dạ con cũng có huân chương chống Mỹ cứu nước đây ạ.
- Được! Ta cho đầu thai. Còn thằng ốm nhách kia, mi cũng dũng cảm hy sinh hử?
- Dạ, con hy sinh trong thời kỳ biên giới ạ.
- Biên giới là sao? Giấy tờ chứng minh mày hy sinh đâu, đưa ta xem?
- Dạ không có ạ!
- Mày láo! Mày phải chống giặc ngoại xâm nào thì mới được phong là «dũng cảm hy sinh» chứ. Còn mày ra biên giới buôn lậu bị bắn chết, cũng nhận là dũng cảm hy sinh à?
- Dạ không ạ! Lúc đó ông chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh chúng con phải lên biên giới phía bắc để tiêu diệt bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc để giữ nước đấy ạ.
- Thế huân chương chống Trung Quốc cứu nước của mày đâu?
- Dạ không có ạ.
- Tại sao có huân chương chống Pháp, chống Mỹ mà lại không có huân chương chống Trung Quốc?
- Dạ, con cũng không biết nữa ạ.
- Thằng kia! Mày dám lừa Trẩm à? Chủ tịch nước ra lệnh chiến đấu, mày hy sinh trong trận chiến đó mà nhà nước không cấp huân, huy chương cho mày à? Đồ lừa đảo! Qủy sứ đâu! Lôi cổ nó ra đánh chết cho tao!
Linh hồn dập đầu kêu oan lạy lia lịa xin tha, nhưng Qủy sứ đã đến xốc nách kéo ra ngoài. Trên đường ra xử trảm, Qủy sứ nói nhỏ:
- Tau biết mày bị oan, nhưng chẳng ai chứng nhận mày là liệt sỹ chống Trung Quốc cứu nước nên mày sẽ không bao giờ được đầu thai nữa. Mày có trách thì hãy trách những người trên đó. Còn Diêm Vương và tao chỉ làm đúng luật dưới này thôi.
- Ơ! Thế tôi phải chết lần nữa à? Hu hu hu!!!
Ngô Trường An


Source: An amazing childhood game. by vytran871991

Wednesday, February 21, 2018

Chuyện cục gạch của ‘Bác Hồ’ -Người Bắc gọi “bốc phét.” Người Nam kêu “ba xạo!”

Liên tưởng là nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan, có khi tương đồng nhưng có khi tương phản. Mấy hôm nay trời California trở lạnh, tôi nghĩ đến những ngày tuyết giá ở miền Đông, nơi mà tôi đã sống một thời gian mấy năm, nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ đến một cái gì nóng và ấm. Thì ra tôi đang nhớ đến chuyện cục gạch của “Bác Hồ” mà tôi đã được nghe qua ở đâu đó.

Chuyện cục gạch này không phải là huyền thoại, nó cũng không là chuyện tiểu thuyết hư cấu, mà chính là chuyện thật của đời “Bác,” do chính “Bác” kể, và chính “Bác” viết thành sách, thì đương nhiên phải là chuyện thật. Tên cuốn sách là: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,” và tác giả là Trần Dân Tiên, không sai vào đâu, đó chính là “Bác.” Khổ nỗi, không ai nói cho bọn trẻ dưới chế độ XHCN biết Trần Dân Tiên “chính mi,” Hồ Chí Minh.
Câu chuyện Trần Dân Tiên viết ở trang 36 về “cục gạch của Bác” như sau:
“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa Đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.”
Câu chuyện Trần Dân Tiên viết, có thể xem qua rồi bỏ, nhưng khổ thay các con cháu của “Bác” lại cứ nhặng xị lên, làm như thật, vì cái gì của “Bác” lại không thơm tho, vĩ đại. Không rõ câu chuyện thực hư thế nào, các văn công thi sĩ cứ vung bút ca tụng lên cho có lập trường cái đã, rồi mọi chuyện tính sau.
Chế Lan Viên, chuyên viên nịnh bợ, đã viết một câu thơ chẳng ra thơ:
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê 

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá!”

Tố Hữu không quên “nghề của chàng” nhưng câu cuối xuống “xề” quá vụng:
“Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen

Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
Mẩu bánh mì con nuôi chí bền.”

Sách “Bác” ghi rõ ràng là viên gạch, trước khi đi làm “Bác” bỏ vào lò bếp khách sạn, nhưng đời sau, sợ bếp khách sạn không đủ nóng, người ta lại nói “Bác” đem gửi cục gạch ở lò bánh mì. Con cháu đời sau, có người minh chứng rằng một “cục gạch hồng” không thể gói bằng tờ giấy báo đem lên lầu hai nơi “Bác” ở được, tờ báo sẽ cháy và “Bác” sẽ bị phỏng tay. Một cục gạch nếu được đốt nóng cũng không giữ nhiệt được quá một tiếng đồng hồ.
Bác ở nhà số 9 ngõ Compoint từ ngày 14 Tháng Bảy, 1921 đến 14 Tháng Ba, 1923, mãi đến 56 năm sau, hơn nửa thế kỷ, kể cũng lạ, là khi phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt đến Paris, tìm đến thăm nơi “Bác” ở, mà tất cả hãy còn nguyên vẹn: “Một chiếc la-va-bô treo tường, có vòi nước chỉ để rửa mặt, ngay cạnh đó là một chiếc tủ quần áo làm bằng gỗ tạp. Sát tường bên trái là một chiếc giường sắt đơn vừa đủ một người nằm. Đầu giường có một chiếc tủ con để sách vở và vài đồ lặt vặt. Phía trên có một ngọn đèn nhỏ vừa đủ để thắp sáng gian buồng…”
Báo Giáo Dục và Đào Tạo còn phịa chuyện: “Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa dành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày.”
Ở Paris vào năm 1921, chưa có dân Việt tị nạn Cộng Sản chạy sang đông như dân Little Saigon ngày nay, mà “Bác” đã kiếm ra cá mắm để xơi nửa con, và gạo Ông Địa để nấu cơm, mà nấu cơm trên một ngọn đèn dầu, lòng tôi không thấy chút nào khâm phục “Bác” mà khâm phục người viết báo thối tha nào đã bịa chuyện kinh hoàng đến mức này.
Ông Nguyễn Trường Phú, chuyên viên Bảo Tàng Hồ Chí Minh, còn bạo gan nói rằng “hiện vật viên gạch hồng” cùng với nhiều đồ vật khác mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc sử dụng khi ở ngôi nhà số 9, ngõ Công-poăng, quận 17, thành phố Pa-ri (Pháp) nằm trong bộ sưu tập quý của Bảo Tàng Hồ Chí Minh.” Nhưng sau đó, thấy chuyện vô lý, ông này đã nói lại là viên gạch trưng bày ở đó hiện nay là viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch đồng thời, đồng loại do ông tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn tặng viện bảo tàng!
“Năm 1974, chiếc tủ đựng quần áo, tủ con để đầu giường đã được đại sứ quán nước ta tại Pháp tổ chức lực lượng vận chuyển qua Béc-lin (Đức) bằng xe lửa, rồi gửi về nước!” Thật quá rắc rối!
Cũng không hiểu sao với chuyện nhà cửa đắt đỏ ở một thành phố lớn như Paris, mà bà chủ nhà Jammot lại để nguyên đồ đạc trong căn phòng của “anh Nguyễn” hơn nửa thế kỷ, để chờ phái đoàn Việt Cộng đi hội đàm ở Paris đến thăm và đòi mua lại. Hồ Chí Minh sinh năm 1890, hoạt động ở Paris đến năm 1921, tức là lúc ông đã 31 tuổi. Nếu bà cụ Jammot trẻ lắm thì phải trạc hay hơn tuổi “Bác,” như vậy năm 1974, bà đầm này cũng đã 84 tuổi, còn ở nguyên căn nhà ấy, còn minh mẫn để nhớ, kể chuyện vanh vách và dẫn lên tầng 2, nơi “anh Nguyễn” ở. Giá mà Bộ Chính Trị chở được bà này về Hà Nội trưng bày trong viện bảo tàng thì hay biết mấy!

Video Chó ốm nghén ăn toàn tầm ruột
“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” “là cuốn sách kể lại những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến những năm đầu trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược,” của chính một người viết để đánh bóng thân thế và sự nghiệp của chính mình. Chính “Bác” trong cuốn sách này đã tự tả vẻ “đẹp lão“của mình (vào năm 1946) “Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng …”
Thế giới từng có chuyện suy tôn lãnh tụ, cũng có văn, thi sĩ đặt thêm bút hiệu để tự ca tụng mình, nhưng quả thật trên đời này, không ai vô liêm sỉ bằng “Bác!”
Trở lại huyền thoại “cục gạch hồng” của “Bác” người ta kể lại một câu chuyện “tếu” như sau:
“Một phái đoàn Hà Nội được thành lập, lên đường đi Paris, quyết tâm cao tìm cục gạch. Đến Pháp, họ tới ngõ làm bánh mì ngày xưa, thăm hỏi, lục lọi nhiều nơi, nhiều ngày, nhưng không ai nghe nói đến cục gạch của ‘Bác.’ Cuối cùng họ gặp một bà đầm đầu tóc bạc, móm mém ở một góc phố. Kiên nhẫn, nhân viên trong phái đoàn lập lại những câu hỏi về cục gạch.
-Các ông nói là các ông đi tìm cục gạch để sưởi ấm những đêm Đông tại nhà trọ, ngõ này của ông Nguyễn?

Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991


-Vâng ạ, chúng cháu đang tìm cục gạch đó ạ.
-Thế thì: Cục gạch, mà các ông đang đi tìm chính là… tôi đây!
Đừng tin những gì “Bác” nói và những chuyện chúng ca tụng về “Bác.”
Chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Người Bắc gọi “bốc phét.”
Người Nam kêu “ba xạo!”
Tạp ghi Huy Phương

TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT KẾT HÔN GIẢ ĐỂ QUA MỸ


Mời đọc một câu chuyện có thật.
Trên mạng Facebook, NTH chia xẻ câu chuyện của một người bạn đã bỏ ra $50,000 USD làm giấy kết hôn giả để sang định cư tại Mỹ. Câu chuyện nhanh chóng nhận được số lượng lớn lượt thích (like) và chia xẻ (share).
Đứa bạn vừa chạy xong giấy kết hôn giả để đi Mỹ với giá $50,000 đô,hoàn thành giấc mơ trở thành công dân của đất nước Cờ Hoa mà nó ấp ủ bấy lâu nay. Nó phân bua với tôi:
" Với ngần ấy tiền, ở Việt Nam tao được gọi là Tỷ phú, có thể sống phè phởn khi nhà cửa có sẵn, công việc ổn định nhưng tao vẫn phải đi. Mày biết vì sao không?
Đơn giản là qua Mỹ với giá đó, tao có thể chỉ là một thợ nail bình thường, nhưng con cái tao sau này sẽ được thụ hưởng nền giáo dục Mỹ miễn phí, thứ mà mầy phải mất gần 20 nghìn Đô mỗi năm nếu như muốn con mày có nó ở Việt Nam.
Tao cũng sẽ chỉ mua một chiếc X350 có hơn 50 nghìn Đô, thứ mà mày cũng phải mất gấp ba để nó lăn bánh ở Việt Nam trong khi đường sá thì như Shit, xăng, dầu, thuế, phí lại ở trên trời.
Ngoài ra, tao và gia đình tao sau này sẽ được hưởng một môi trường trong lành, một bãi biển sạch để tắm, một chế độ an sinh hợp lý, một nguồn thực phẩm sạch đã qua kiểm nghiệm kỹ càng, và quan trọng là tao có thể nói bất cứ gì tao muốn mà không sợ ngồi tù...Những thứ này thì dù mày có là Đại gia ở Việt Nam, mày và gia đình cũng không bao giờ được hưởng.
Bỏ ra $50,000 Đô, hơn một Tỷ ông cụ để làm được điều đó, tính ra tao lãi lớn chứ có lỗ đâu mày.
Cái đất nước này giờ đã tan hoang, biển thì chết, môi trường lại ô nhiễm nghiêm trọng, ăn uống thì toàn hóa chất độc hại, thuế, phí, thì hơn cả thời Pháp thuộc, chất lượng cuộc sống thì càng ngày càng đi xuống....Báu gì nữa mà lưu luyến mày ơi."
Nghe nó nói xong tôi chỉ biết im lặng cúi đầu. Cái thằng, nói đúng thế thì lấy gì để bắt bẽ nó đây. Trước khi đi nó còn bồi thêm câu:
" Mày ở lại xây dựng Xã hội chủ nghĩa cho tốt nhé. Tao qua xứ giãy chết cho bọn nó bốc lột đây."
" Có điều lạ là mấy thằng Thủ tướng đảng cướp, như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, dù đang nắm quyền cai trị tại Việt Nam, cũng lén chuyển tài sản, và đưa vợ con sang Hoa Kỳ sống, để bị Mỹ bốc lột. Trong khi đó tụi nó cứ ngoác miệng kêu gọi toàn dân Việt Nam phải cố gắng lao động tốt để xây dựng đất nước. Thật ra Việt Nam là nơi để tụi nó ăn cướp, xong nó chuyển tài sản cướp được của dân chúng ra nước ngoài, chứ đâu phải là nơi để gia đình vợ con tụi nó sống. Đến lúc nào tụi mày mới nhận hiểu ra điều này? Dù mày có nhận biết hay không, một khi chấp nhận sống với cướp, chắc chắn sẽ bị cướp. Và bị cướp dài dài. Từ nhà cửa, đất đai, đến công sức, tiền bạc, tài sản, không thể nào tránh khỏi được. Lũ ma quỷ này không những tàn ác, mà còn đểu cáng và mất dạy hơn tao nhiều...."
Thôi mày đi vui vẽ. Tao cũng đang gắng để được như mày đây!
 FB: Phuoc Long

Hình ảnh chỉ mang tính cách minh họa

Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991

Tuesday, February 20, 2018

MẤY ĐỜI THÁI THÚ MÀ THƯƠNG DÂN VIỆT


Đứa thái thú Nguyễn Phú Trọng nhờ cái "tư duy": "Không ai có thể chọn láng giềng; cho nên dù muốn dù không cũng phải ăn đời ở kiếp với nó" mà có được chức thái thú; và kiên quyết "ăn đời ở kiếp" với chệt Tập Cận Bình để được tiếp tục làm thái thú VN.
Trong lịch sử "ngàn năm đô hộ giặc Tầu" của VN, không có một thái thú nào yêu thương, chăm sóc, bảo vệ dân VN; thái thú ngàn năm xưa như thế, mà thái thú hiện nay cũng thế. Cho nên, giặc Tàu tràn sang giết dân Việt, tàn sát dân Việt một cách dã man, mọi rợ, khủng khiếp như bắt phụ nữ VN lột trần truồng ra đi tải đạn, xong rồi hiếp, hiếp xong rồi dùng cọc đâm vào âm đạo họ để thoả mãn cái tàu tính của chúng, và còn đăng lên báo khoe cái tàu tính đó của chúng cho thế giới thấy, trong trận chiến "dạy thằng tay sai ngỗ nghịch" ngày 17 tháng hai năm 1979. Những chuyện như vậy, bất cứ người VN nào, Nam hay Bắc, trong nước hay ngoài nước, khi nghe đến đều thấy uất ức, căm phẩn. Trừ đứa thái thú và cái đảng tay sai của nó. Cho nên đứa thái thú tay sai Nguyễn Phú Trọng cấm tiệt người dân Việt làm lễ tưởng niệm ngày đau thương đó; cấm tiệt bọn trí thức tay sai không được nhắc đến ngày đau thương đó; cấm tiệt cả nước không được khóc cho ngày đau thương đó.

"Nước Việt có thể tan hoang; dân Việt có thể bị đày đoạ, dày vò, làm nhục; nhưng tao (Nguyễn Phú Trọng) không thể mất chức thái thú."...
Nói thêm:
Tôi muốn đăng lên đây cái hình chụp cảnh phụ nữ Việt bị giặc Tàu bắt cởi truồng làm lao công đăng trên báo Tầu để minh hoạ cho cái stt ở trên; nhưng sợ bọn chó săn tay sai của Tàu lấy cớ để báo cáo là tôi đăng hình ở truồng, vi phạm thuần phong mỹ tục mà đóng trang FB của tôi. Cái bọn tay sai đó tuy cũng là da vàng, nhưng chỉ vì vài triệu tiền hồ mà cam tâm làm chó săn cho giặc, không biết cái nhục bị giặc Tàu đạp lên đầu cả dân tộc là gì!

Ngo Du Trung



Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991

PHẦN "NGƯỜI" VÀ PHẦN "CON"




Một cặp trai gái Việt du lịch ở Mỹ, đi thăm nhiều nơi. Một bữa đang ngồi uống cà phê trong một khu mua sắm nổi tiếng ở New York, trao đổi với nhau những nhận xét về nước Mỹ thì bất ngờ một người Mỹ ngồi bàn bên cạnh lên tiếng bằng tiếng Việt thật chuẩn:
“Chào mừng hai bạn đến thăm nước Mỹ!”
Cặp trai gái người Việt hơi bất ngờ, nhưng cùng đáp lại:
“Chào ông!…”
Người đàn ông Mỹ cười, nói tiếp:
“Tôi có thể ngồi chung bàn trò chuyện với hai bạn được không?”
Cặp trai gái Việt vẻ lúng túng, rồi gật đầu:
“Ok. Ông nói tiếng Việt giỏi quá!”
Người đàn ông Mỹ bưng tách cà phê của mình sang kéo ghế ngồi xong cười đáp:
“Cảm ơn hai bạn. Trước năm 75 tôi có ở miền Nam VN khoảng 10 năm.. Tôi yêu đất nước và con người ở đó nên đã bỏ công ra học tiếng Việt! Cũng may là tôi không đến nỗi dốt lắm nên dù tiếng Việt rất khó cũng học nói được chút chút…“
Người đàn ông Mỹ nói xong cười lớn rất thoải mái. Còn cặp trai gái Việt thì có vẻ bẽn lẽn, chắc lo lắng không biết mình đã có nói gì không tốt trước đó. Người đàn ông Mỹ gợi chuyện:
“Hai bạn thấy nước Mỹ thế nào?”
Anh trai Việt đáp:
“Dĩ nhiên là giàu có rồi.”
Người đàn ông Mỹ quay sang nhìn cô gái:
“Còn cô?”
Cô gái Việt ngập ngừng:
“Tôi cũng thấy nước Mỹ thật là giàu!”
Người đàn ông Mỹ cười lớn rồi hỏi tiếp:
“So với nước bạn thì thế nào?”
Cô gái Việt nhanh nhẩu đáp:
“Dĩ nhiên đất nước chúng tôi không giàu bằng Mỹ, vì mới thoát ra khỏi chiến tranh. Chúng tôi đang phấn đấu để tiến lên. Và trên thực tế thì đất nước tôi cũng đã tiến bộ vượt bực. Thành phố, khu đô thị được xây dựng nguy nga; đường sá được mở rộng; nhiều khu nghỉ dưỡng, ăn chơi; nhiều người có xe hơi nhà lầu. Ở Việt Nam bây giờ không thiếu thứ gì… “
Cô gái vừa nói vừa quơ quơ cái điện thoại iphone x cố ý cho người đàn ông Mỹ nhìn thấy. Người đàn ông Mỹ khen:
“Cái điện thoại của bạn… hiện đại thật! Mà công nhận hai bạn giàu thật. Trên người hai bạn toàn hàng hiệu. Chuyện đó cũng không có gì lạ. Theo tôi biết thì nhiều quốc gia trên thế giới, cộng với ngân hàng thế giới mấy chục năm nay, vừa cho không, vừa cho vay nhẹ lãi cho VN mấy trăm tỷ đô la; còn cộng đồng người Việt mỗi năm gởi về trên dưới chục tỷ đô la, và liên tục mấy chục năm như vậy rồi. Với số tiền khổng lồ đó, nếu phần lớn không chạy vào túi lãnh đạo của các vị thì chắc đủ để mua cho mỗi gia đình ở Việt Nam một chiếc xe hơi…”
Người đàn ông Mỹ ngừng lại nhìn hai người VN thăm dò, rồi tiếp:
“Nhưng thôi, vì cách nào mà đất nước bạn “giàu có” lên thì cũng không nên “moi móc” ra làm chi, đúng không?; miễn sự “giàu sang” đó làm cho các bạn hãnh diện là được rồi, đúng vậy không?…”
Người đàn ông Mỹ ngừng lại chờ đợi vì thấy anh thanh niên Việt mấp máy môi như định nói gì đó. Nhưng chờ một lúc không thấy gì nên người đàn ông Mỹ nói tiếp:
“Tiếng Việt thật thâm thuý. Cái chữ human being của chúng tôi thì tiếng Việt gọi là “con người”. Tức là trong cái “con người” có hai phần. Một phần “con” và một phần “người”. Một đất nước văn minh tốt đẹp, một thể chế văn minh tốt đẹp là một đất nước, một thể chế trong đó con người được phát triển cân bằng, đầy đủ về cả hai phần: phần “con” và phần “người”.
Đất nước của các bạn hiện nay chỉ mới có phát triển phần “con”, dù vẫn còn nhiều người nghèo đói, nhưng có vẻ như các bạn đã cảm thẩy đầy đủ, thoả mãn rồi, tự thấy mình văn minh tiến bộ ngang ngang với thế giới rồi… Chính vì cái suy nghĩ đó mà khi các bạn đi du lịch sang nước tôi, các bạn chỉ trầm trồ sự giàu sang, sung túc, tức là các bạn chỉ thấy cái phần “con”….”
Người đàn ông Mỹ nhìn thấy vẻ ngượng ngùng trên hai khuôn mặt người Việt, mỉm cười tiếp:
“Vì tôi thích VN nên thích kết bạn với người Việt. Tôi có mấy người bạn là Người Việt tỵ nạn cs ở đây. Các bạn ấy cho tôi xem nhiều cmts của người Việt trong nước trên các trang mạng facebook. Người Việt trong nước bảo rằng họ không cần nhân quyền, không cần đa nguyên đa đảng; họ bảo mỗi ngày họ được ăn nhậu phủ phê; họ nói mỗi sớm mai thức dậy họ thấy mặt trời vẫn mọc trên quê hương… v.v… . Ha ha… thoả mãn được cái phần “con” là họ thấy thoả mãn rồi, thấy hạnh phúc rồi… Hai bạn có thấy như vậy không?”

Nói xong người đàn ông Mỹ đứng dậy đưa tay bắt tay hai người Việt Nam, cười cười nói:
“Tôi có việc không ngồi được lâu hơn. Chúc hai bạn một chuyến du lịch thật vui vẻ và học hỏi được nhiều điều mới mẻ. Hy vọng khi các bạn về nước sẽ nói cho bạn bè của bạn trong nước hiểu về cái phần “người” của nước Mỹ, chứ không phải chỉ cái phần “con”…”
Ngo Du Trung

Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991

Quá hài: Tòa soạn Báo Dân Trí là một lũ dốt nát điển hình.



ĐỒNG CHÍ PHAN CHU TRINH.
Theo báo Dân Trí thì đồng chí Phan Chu Trinh sinh năm 1872, cha của cụ sinh năm 1886 và mẹ của cụ sinh năm 1878.

Như vậy, cụ Phan ra đời trước cha của mình là ông Phan Văn Bình đúng 16 năm và mẹ của cụ là bà Lê Thị Trung cũng nhỏ hơn cụ đến 6 tuổi.
Gia đình cụ đặc biệt như thế, hèn chi cụ đã được kết nạp vào đảng csVn trước năm 1927. Nhưng rất tiếc, chiến lược khai dân trí của cụ không thành, để đến ngày nay một lũ dốt nát lên làm mưa, làm gió....
Tòa soạn Báo Dân Trí là một lũ dốt nát điển hình.


Source: An amazing childhood game. by vytran871991

Sunday, February 18, 2018

Nếu không có đảng CSVN thì đã không có NGẦN ẤY nghĩa trang , bia mộ , liệt sĩ .....


Nếu không có đảng CSVN thì cũng không có ngày 17-02 để mà phải tưởng niệm !
Nếu không có đảng CSVN thì hàng triệu thanh niên nam nữ nằm dưới những nấm mộ kia đã có được cuộc sống bình thường của người dân trong 1 đất nước không có chiến tranh .
Tất cả đã chết 1 cách oan uổng cho 1 chủ nghĩa lỗi thời và cho 1 đám quan tham hại dân hại nước !!
Ngoc Nhi Nguyen

Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991

Chúng ta, quyết không hổ thẹn với tiền nhân



17/2 /1979 . Đảng Cộng Sản Trung quốc đưa đại quân xâm lược nước ta . Tàn bạo . Dã man . Biết bao người lính , người dân đã nằm xuống . Ngày đó , Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố : Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp , trực tiếp , nguy hiểm . Ngày nay , ta với Đảng CS Trung quốc là 4 tốt , là 16 chữ vàng ư ? Ngày đó , ngày nay , dã tâm xâm lược Việt nam của Cộng sản Trung quốc không thay đổi - ngày càng mạnh mẽ hơn , tinh vi hơn , xảo quyệt hơn , toàn diện hơn , sâu rộng hơn , đi chậm mà chắc hơn 

Có ai đó muốn quên , không muốn mọi người nhắc về cuộc chiến 1979 . Tôi tin rằng , là con cháu Lạc Hồng không ai quên, không bao giờ quên và có suy nghĩ riêng của mình . Lịch sử là sự thật . Lịch sử rất công minh . Lịch sử sẽ phán xét . 
Xưa , Bạch đằng giang 
Thuở liệt oanh của bao người xưa trung chánh
Nay , biển Đông dậy sóng 
Chúng ta , quyết không hổ thẹn với tiền nhân
Dang van Khoa


Source: I believe that these are the craziest games in the world. by vytran871991

Get paid to share your links!