Wednesday, November 23, 2016

SAO DÁM MẠNH MIỆNG: 'ĐÓNG CỬA FORMOSA NẾU TÁI PHẠM'?


Thời gian gần đây lần lượt Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng tuyên bố rất quyết liệt là sẽ đóng cửa Formosa nếu tập đoàn này tái phạm.
Thừa hiểu nếu điều này xảy ra, Chính phủ sẽ phải đối mặt với (1) yêu cầu đòi bồi thường từ Formosa dựa vào Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Đài Bắc - Hà Nội hoặc (2) một vụ kiện ở Toà án trọng tài Phòng thương mại Quốc tế mà phần thắng chưa biết nghiêng về ai. Khả năng nào cũng gay go, vậy sao Thủ tướng vẫn mạnh miệng đòi đóng cửa Formosa nếu nó tái phạm?
Đơn giản thôi, vì Formosa sẽ không-thể-nào tái phạm, hay ít nhất sẽ không tái phạm theo cách hiểu của Chính phủ.
Vì sao nói như vậy?
Hãy nhớ lại khoảng thời gian khi Chính phủ tuyên bố Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa và hứa với quốc dân là sẽ khởi tố Formosa nếu nó tái phạm. Sau đó không lâu Formosa bị phát hiện đổ chất thải rắn trái phép, Chính phủ đã lờ đi lời hứa trước đó, vì họ không coi hành vi đó của Formosa là 'tái phạm'.
Thêm nữa, trong 53 vi phạm của Formosa, nghiêm trọng nhất là việc tự ý đổi công nghệ từ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) khi đề xuất dự án sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) trên thực tế. Nay, Chính phủ đồng ý cho Formosa tiếp tục sử dụng công nghệ cốc ướt ô nhiễm này cho tới hết năm 2019 có phải là đang tạo điều kiện cho nó tái phạm liên tục trong 3 năm tới đây không? Hay đây vẫn chưa được coi là tái phạm?
Nếu cả hai trường hợp trên đều bị Chính phủ từ chối coi là tái phạm thì chắc hẳn định nghĩa 'tái phạm' của Chính phủ không gắn với bản chất của hành động mà gắn với hậu quả của hành vi. Nghĩa là, Formosa chỉ được coi là tái phạm nếu gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên một vùng biển dài gây rúng động dư luận như hồi tháng 4.
Nếu quả vậy thì ở điểm này Chính phủ đang chơi trò mưu mẹo với quốc dân của mình.
Thử phân tích nhé, để có một hiện tượng cá chết hàng loạt trên một vùng biển dài gây rúng động dư luận, cần ít nhất những điều kiện sau:
(1) Còn nhiều cá gần bờ, đủ nhiều để khi trúng nước thải có độc thì lượng cá chết dạt bờ ở mức đáng kể;
(2) Báo chí được phép tự do đưa tin, ghi hình, phỏng vấn cư dân địa phương trong suốt quãng thời gian cá chết;
(3) Các nhà hoạt động xã hội được tự do tiếp cận khu vực cá chết, đưa tin liên tục trên mạng xã hội.
Hẳn mọi người còn nhớ ngay sau khi công bố Formosa là thủ phạm, phái đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT với các giáo sư đầu ngành đã nhận định hệ sinh thái biển gần bờ 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị hủy hoại nghiêm trọng, cả nửa thế kỷ chưa biết có hồi phục nổi không. Lượng hải sản gần bờ theo đó cũng sụt giảm nghiêm trọng, vậy thì điều kiện (1) - còn nhiều cá gần bờ - coi như bị loại. [*]
Riêng với hai điều kiện còn lại, Chính phủ chắc chắn đã rút ra được nhiều kinh nghiệm sâu sắc về kiểm soát truyền thông từ hồi tháng 4. Do đó, ngay cả khi bây giờ cá có chết dạt bờ họ cũng sẽ (i) chỉ đạo báo chí nhà nước không đưa tin, phóng viên không được tiếp cận; (ii) chính quyền địa phương cắt cử người đi thu gom ngay lập tức và tăng cường an ninh trấn áp ngay các đối tượng lạ mặt tiếp cận quay phim, chụp ảnh. Bằng chứng là rải rác vào tháng 7, tháng 8 vẫn có cá chết dạt bờ ở bãi biển Kỳ Phương (liền kề phía Nam của Formosa) nhưng vẫn không khiến dư luận thực sự chú ý vì truyền thông không đủ mạnh.
Vậy thì, khi cả 3 điều kiện trên không tồn tại, sẽ chẳng thể nào xuất hiện sự kiện cá chết hàng loạt gây rúng động dư luận như hồi tháng 4 nữa, ngay cả khi Formosa có đẩy ra biển những thứ độc hại nhất của họ.
Mà như thế nghĩa là họ sẽ không thể tái phạm, ít nhất theo cách hiểu của Chính phủ.
Nghĩa là, Chính phủ sẽ chẳng thể nào đóng cửa, hay khởi tố Formosa, như những gì họ hứa.
Cũng dễ hiểu thôi, họ sẽ chẳng làm điều mà họ thực sự không muốn.
[*] Để dễ hình dung, ai sống ở Hà Nội đều biết con sông Tô Lịch hôi thối, đen đủi vì bị biến thành kênh dẫn nước thải cho thành phố. Nó đã từng trong xanh. Cũng đã từng có một ngày nào đó là ngày đầu tiên nó nhận nước thải và cũng có cá chết. Nhưng sau đó chẳng ai lố bịch đến mức tuyên bố 'Nếu cá sông Tô Lịch mà chết nữa thì tôi sẽ thế này, thế kia', vì ai ai cũng hiểu, xả nước thải liên tục vào như thế thì còn cá đâu nữa mà chết, để mà còn nhận ra là cá chết?
---

Nguyen Anh Tuan

20 CÔNG NHÂN VIỆT NAM BỊ BẮT GIỮ TẠI CAM BỐT - BÁO NHÀ NƯỚC QUÊN ĐƯA TIN.


Hai mươi công nhân Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở Campuchia, đã bị bắt giữ hôm qua 22/11 tại huyện Chbar Ampov Phnom Penh, một quan chức di trú thông báo.
Theo điều tra của trưởng Cục xuất nhập cảnh Bộ Nội vụ, Thiếu Tướng Uk Heisela, cho biết các nghi phạm đã bị bắt giữ sau cuộc đột kích vào quán cà phê và cửa hàng đồ nội thất trong thành phố.
"Trong quá trình hoạt động, chúng tôi đã bắt giữ 20 người Việt nhập cư được tìm thấy làm việc bất hợp pháp tại xã Chbar Ampov - Huyện Chbar Ampov," thiếu tá điều tra viên làm việc cho Tướng Heisela nói với Khmer Times.
Theo Thuy Trang Nguyen/Khmer Times.

Hài chịu không nổi : Khi nào nghiên cứu xong vụ ‘đi tè thành cướp’?

Cán bộ tỉnh Kiên giang chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng bị lờ đi không khởi tố hình sự với lý do mỗi tháng chiếm đoạt chưa đến 6 triệu là không nhiều. Nay vụ đi tè bị quy cướp, lỡ bắt, mấy năm rồi vẫn chưa giải quyết xong. Không lẽ nhiều cán bộ trong những cơ quan pháp luật ở Việt nam giống diễn viên hài Công Lý?
Xem thêm http://plo.vn/…/vien-truong-vks-tphcm-noi-ve-vu-di-te-bi-qu…. Lạ là ông Viện trưởng Viện kiểm sát ND TPHCM kiêm uỷ viên Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, tức giám sát chính mình và cơ quan mình (kể cả cấp dưới lẫn cấp trên), chuyện chắc chỉ có ở nước Việt!

Vu Hai Tran

HÃY DẠY CHÚNG LÊN TIẾNG


Ở một quốc gia mà người nói lên sự thật và điều đúng đắn thì lại được coi là dũng cảm và bản lĩnh, thế hoá ra chẳng phải là chúng ta từ trước đến nay toàn được giáo dục bằng dối trá và sự ươn hèn cho bao thế hệ đã qua hay sao?
Nếu là thầy giáo, tôi sẽ nói với những học trò của mình rằng, tổ quốc và quê hương này là của các em, chính quyền sinh ra là để phục vụ và trung thành với nhân dân của một nước, trong đó có các em ở đây, không phải để độc quyền và độc tài trong sự lãnh đạo xã hội. Các em không thể chỉ đặt niềm tin và giao phó tất cả số trứng mình có trong tay cho một người mà hoàn toàn họ có thể tha hoá, và nếu tha hoá thì ta cần phải có cơ chế để thay thế nó bằng một thứ tốt hơn. Để làm được điều đó, chúng ta phải luôn có cái giỏ thứ hai hoặc thứ ba để sẵn sàng cho việc đó diễn ra.
Tổ quốc và nhân dân mới là thứ để các em phục vụ, cống hiến và hy sinh, nếu có thể, chứ không phải vì ai, vì vị lãnh tụ, cá nhân hay nhóm đoàn, đảng phái nào, tất cả những thứ gắn với con người hoặc nhóm hội nào đó thì đều có thể phế bỏ hay thay thế được. Nhưng nhân dân và tổ quốc suy bại hay mất đi thì lúc đó chúng ta chỉ còn đường chết hoặc chạy trốn khắp nơi và suốt đời như người Do Thái đã phải làm từ hàng trăm, nghìn năm nay. Họ không có quê hương nhưng họ có linh hồn của họ, đó là tôn giáo và trí tuệ, họ đóng góp được cho thế giới văn minh nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng, trong mọi lĩnh vực đều có bóng dáng của họ.
Nếu tôi là thầy giáo, tôi sẽ nói với những học sinh của mình, tôi không phải chân lý, tôi không hoàn toàn đúng, nên hãy mạnh dạn nói rằng tôi đã sai, khi có thể và hãy nói lên quan điểm của mình. Đi học là phải nhìn thấy được cái sai của người khác và dám nói lên điều đó, thậm chí gay gắt. Học, là để lên tiếng, không phải để im lặng, nhất là khi tôi đánh điểm 9 cho một người đưa ra đáp án sai mà lại cho điểm F với một người mà rõ ràng ai cũng thấy họ đúng.
Nếu là thầy giáo, tôi sẽ chỉ dẫn chúng đọc sách và phải thực hành, đọc nhiều sách và thực hành càng nhiều càng tốt, việc khác có thể đừng chứ việc đó không được ngừng nghỉ mà phải thực hiện mỗi ngày, làm điều hợp lẽ phải và lương tâm, không nghe theo sự áp đặt của ai khác, không chỉ học từ một người, không coi ai là lãnh tụ và không chỉ biết đến một đảng phái, không cần phải e sợ tôi, nhà trường hay rộng hơn là chính quyền đang cai trị. Vì chính các em mới là chủ thể của đất nước, chính quyền chỉ được lập ra để phục vụ nhân dân và bảo vệ tổ quốc, họ được trả lương để làm điều đó, họ là những kẻ ăn bám xã hội, và các em là người trả lương cho họ để làm việc đó. Nên mọi việc của nhà nước là duy trì trách nhiệm của mình, chứ các em không phải mang ơn họ về bất kể điều gì.
Họ bắt kẻ giết người là trách nhiệm của họ, vì họ được lập ra để làm điều đó. Họ ngăn chặn khủng bố là nghĩa vụ của họ, vì họ sinh ra là để đảm bảo sự an toàn cho xã hội. Họ phải dùng luật pháp để bắt bớ, truy tố và xét xử một người nào đó, và họ không được quyền lạm dụng luật pháp hay nhân danh nó để đánh đập, mạt sát, miệt thị, nhục mạ bất kể người đó là ai, họ có nghĩa vụ phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp cũng như nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ con người, mọi hành vi tội phạm đều đã có luật pháp điều chỉnh và nghiêm trị.
Nếu là thầy giáo, tôi sẽ dạy các em học thực, ném bỏ những cuốn sách giáo điều, giáo án và phương pháp ngu ngốc mà chúng ta đang áp đặt vào bao nhiêu thế hệ, nó đã khiến con người trở nên yếu hèn, bạc nhược, dốt nát và bảo thủ, trong sự mơ tưởng vô vọng mà thế giới cười cợt vì những khái niệm và tri thức thụt lùi mà thậm chí là đi ngược lại thế giới văn minh hàng trăm năm. Tôi dạy các em, nếu muốn làm người, thì phải quan tâm đến tình hình đất nước và xã hội mà là quê hương của mình, nếu không để tâm đến điều đó thì các em sẽ không bằng loài kiến. Và người ta sẽ khinh bỉ một người mà không biết gì đến hiện trạng quê hương mình đang sống, vì nó thể hiện và biểu lộ trình độ và tình cảm của bạn dành cho chính mảnh đất máu thịt mà dung dưỡng mình đến đâu.
Tôi sẽ dạy các em biết tôn trọng và học hỏi từ những người giàu chân chính, biết đùm bọc và thương yêu người nghèo khó, biết cầu thị và chia sẻ với những người xung quanh. Biết tôn trọng đồng tiền nhưng không để nó trở thành thứ mình phải nô lệ, biết lao động kiếm tiền nhưng đừng mưu mô hay toan tính để đạt được chúng. Chẳng có giá trị gì với những lợi ích hay đồng tiền như thế cả.
Tôi dạy chúng tự do tư duy, có đấu tranh cho lẽ phải và công bằng mới có tự do, có tự do mới có phát kiến và sáng tạo, có sáng tạo mới đem đến sự phát triển và thịnh vượng. Tôi chỉ dạy chúng không bao giờ nói dối, không cúi đầu trước cường quyền và sai trái, không luồn lách mà làm ăn rồi coi đó là thông minh hay khôn ngoan hơn người khác. Vì làm người thì phải trung thực, đó là đức tính quan trọng nhất của một con người và của cả một xã hội, dù ở bất kỳ đâu và bất cứ thời đại nào.
Tôi không dạy chúng chỉ biết vâng lời cha mẹ, thày cô hay những hệ thống chính trị nào khác, phải biết tư duy độc lập và phản biện, không im lặng trước bất kể điều gì mà mình thấy và hiểu rõ chúng là phi lý, bất công. Vì nếu ta im lặng trước bất công của người khác, thì rồi một ngày chúng ta rơi vào hoàn cảnh của họ, chúng ta sẽ không đủ tư cách để đòi hỏi ai lên tiếng cho mình mà phải chấp nhận đó là kết quả của chính sự im lặng của mình tạo ra từ trước.
Vì, đáp lại sự im lặng sẽ chỉ là sự lặng im của người khác.
Đó là quy luật tất yếu, muốn có sự phản hồi, sóng được truyền đi và khi gặp vật cản, nó sẽ được phản xạ ngược trở lại phương ban đầu mà làm nên sự giao thao và cộng hưởng (tạo thành những bó sóng). Cũng giống như thế giới vừa vui mừng đón nhận thành quả về việc hứng được sóng cực ngắn từ một hành tinh đã tan rã từ hàng tỷ năm trước.
Nếu tôi là thầy giáo, tôi sẽ dạy chúng cất lên tiếng nói của lòng chính trực, vì ngôn ngữ sinh ra không phải chỉ để nói lời ba hoa hay tán tỉnh, vẽ vời, ngôn từ sinh ra để viết nên những giá trị và điều đẹp đẽ, mà đẹp đẽ nhất là truyền lửa, tình yêu thương và cứu vớt cho đồng loại mình, bởi ngay cả loài kiến còn có ngôn ngữ bằng những tín hiệu để truyền cho nhau những thông điệp trong đời sống của mình. Cá heo có tiếng kêu, loài dơi phát sóng siêu âm, muông thú có những cách biểu đạt âm thanh riêng cho từng loài. Còn chúng ta, có chữ viết và ngôn từ là để lên tiếng, truyền cho nhau những giá trị của tình yêu thương, lòng dũng cảm và sự chân thành.
Và sự im lặng, không bao giờ được coi là một đức tính tốt hay đại diện cho điều tử tế, nhất là nó là thứ biểu đạt được tìm thấy khi đứng trước các bất công và phi lý diễn ra hiển hiện và đầy rẫy trên quê hương, tổ quốc mình đang sống.
Tôi, hy vọng vào những người thầy có đủ tư cách, phẩm chất, lương tri và trí tuệ để vực dậy những thế hệ tương lai về một quốc gia, xã hội và con người nhân bản, văn minh và khoa học, nơi của điều tử tế và sự chân thành.
Tôi đặt hy vọng, gần như tất thảy sự lạc quan hiếm có của bản thân mình, vào những người thầy có trách nhiệm với quốc gia và dân tộc, nhưng không phải từ và ở những con người đi làm nhiệm vụ chính trị hay chạy chọt để được vào vị trí nhà giáo kiếm đồng tiền làm kế sinh nhai.

Luân Lê

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân bị chính quyền đàn áp, cướp chợ





Nhóm Pv Công lý và Hòa Bình - 07 giờ sáng ngày 22.11.2016, khoảng 200 tiểu thương chợ Vĩnh Tân bị nhà cầm quyền đàn áp và cướp chợ. Lực lượng hùng hậu công an, cảnh sát cơ động, thanh niên xung phong đã tiến chiếm và quyết tâm san phẳng chợ Vĩnh Tân. 
Có mặt tại hiện trường, nhóm phóng viên chúng tôi chứng kiến người dân đang ra sức để ngăn cản việc cướp chợ này, tuy nhiên đã có nhiều người bị ngất xỉu và bắt một số người đi đâu không rõ.
Hiện tại lực lượng đàn áp đang rào vây, quây tôn xung quanh, cắt điện trong khi tiểu thương vẫn đang kinh doanh trong chợ, họ sử dụng máy xúc để phá chợ. Nhiều quầy hàng của tiểu thương bị bốc đi, ki ốt thì bị phá sập.
Hiện tại, người dân đang cố giữ lại nơi buôn buôn bán của mình một cách yếu ớt, lực lượng chức năng tìm mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất hợp pháp.
Anh Cao Hà Trực thuộc phòng công lý và hòa bình, Dòng Chúa Cứu Thế, người đại diện khiếu kiện cho bà con chợ Vĩnh Tân cho biết: 
“Ngày 22.8.2011, Văn phòng Trung ương Đảng đã hứa và sẽ báo cáo lại cho thanh tra chính phủ về các yêu cầu của tiểu thương. 1. Các yêu cầu của tiểu thương là được sửa chữa và nâng cấp chợ. 2. Đất ở chợ là đất tiểu thương mua và hoán đổi. 3. Kết luận của thanh tra chính phủ không đúng vì huyện và xã Vĩnh Tân báo cáo không đúng sự thật và họ yêu cầu thanh tra lại. 4. Chợ Vĩnh Tân chỉ buôn bán phục vụ cho khoảng 3 nghìn người và không giao thương ra ngoài thì không thể áp đặt xếp vào chợ loại 2”.
Trước đó tiểu thương cũng đã từng họp với bà Phương, phó chủ tịch Huyện Vĩnh Cửu phản ảnh về việc huyện Vĩnh Cửu và xã Vĩnh Tân cố tình báo cáo sai lên thanh tra chính phủ nên kết luận của thanh tra chính phủ là hoàn toàn sai trái so với thực tế.
Một tiểu thương cho biết: 
 
“Chúng tôi quyết không về chợ mới, vì chợ mới xa với khu dân cư, sau chợ là nghĩa trang, trước chợ là công ty xi măng, cho nên môi trường nguồn nước và không khí tại chợ mới không thể buôn bán được. Mặt khác, họ bắt chúng tôi phải mua ki ốt trong khi họ giải tỏa thì không được đền bù về đất mà chỉ được hỗ trợ đền bù về tài sản hiện có trên đất”. 
22.11.2016
Nhóm Pv Công lý và Hòa Bình

Làm Dâu


Chứng kiến chị gái bịn rịn tiễn con đi lấy chồng, mình mới ngộ hết cái tình Việt chan chứa trong bài thơ Lòng Mẹ của thi sĩ Nguyễn Bính. Ông làm bài thơ này lúc 18 tuổi. Quả là một tài thơ xuất chúng, một hồn Việt chan chứa tình cảm chỉ người Việt, hít thở văn hoá Việt mới cảm nhận được sâu sắc. 
Tôi tự hỏi các bà mẹ ở phương trời khác có như vậy không vào ngày tiễn con gái về nhà chồng? 
Văn hoá là hơi thở, là sự đúc kết, cô đọng huyền diệu từ trong nôi rồi đi suốtmấy chục năm cuộc đời, sự khác nhau là có nhưng khác thế nào? Tình yêu của người mẹ Việt Nam có khác với tình yêu với những bà mẹ ở các dân tộc khác không? 
Tôi không đủ tầm văn hoá để trả lời những câu hỏi ấy? Tôi chỉ có thể cảm nhận tâm hồn, tình yêu của những bà mẹ Việt? 
Hôm qua tập quá, bị giãn gân, đi mát-xa, em gái hay làm cho mình bảo, bố mẹ ở quê giục lấy chồng đi, em bảo lấy ai, mẹ bảo: thì thân con gái, lấy chồng như chơi sổ xố, may thì gặp người tốt, không may thì phải chịu thôi. 
Nghe mà buồn, lại nhớ câu ca dao: 
"Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày."

Hãy đặt ta vào tâm trạng của những bà mẹ Việt. Không phải như nhiều con như trước đây, giờ mỗi người thường chỉ có một con gái, chăm chút, lo lắng, dạy dỗ mấy chục năm, sáng tối thủ thỉ có nhau, một ngày con đi lấy chồng, hay dở, vui buồn thế nào chưa biết, lòng mẹ nào chẳng ngổn ngang trăm mối tơ vò, sao không trống vắng?
Cảm được cái xúc cảm ấy của người mẹ vào ngày đi lấy vợ thì tôi nghĩ đàn ông Việt sẽ đối xử trân trọng hơn với vợ mình. Còn nếu giữ cái tâm lý lấy về là người của mình, đối xử tuỳ tiện, dạng ấy nên cho vào sọt rác.
Tôi chỉ mong rằng, trong những đám cưới, những bà mẹ Việt chỉ khóc với những giọt nước mắt xúc động vì hạnh phúc tràn ngập, khi thấy gái yêu của mình duyên dáng, lộng lẫy trong bộ váy cưới, mà không phải lo lắng con mình rồi sẽ ra sao. 
Và tôi cũng mong những chú rể Việt, dù lúng túng, xúc động đến đâu khi thấy mẹ vợ khóc thì cũng biết cầm tay, nhìn vào mắt mẹ và bảo: "Mẹ yên tâm, con yêu em và con hứa sẽ làm em hạnh phúc!"

Viết đến đây thì mới nhớ là mình đã nói đúng câu này đúng vào 15 năm trước, mặc dù mẹ vợ không khóc. Vốn là một kẻ hay quên nhưng những điều này mình lại không quên, bởi đây là kí ức xúc cảm. 
Có lẽ, cho chính xác hơn, tôi chúc các bà mẹ Việt, các cô dâu Việt không khóc trong ngày cưới. Đành rằng trong ấy có những giọt nước mắt hạnh phúc nhưng không hiểu sao những giọt nước mắt ấy vẫn khiến tôi buồn.

Chau Doan

CON LẠY ÔNG MỘT LẠY😋😋😋


Con thề có trời đất chứng giám, rằng nói ngọng là một cố tật bẩm sinh. Cố tật này do bộ máy phát âm cá nhân có vấn đề hoặc do thói quen tự nhiên của người địa phương. 
Muốn thoát ngọng người ta phải luyện tập nhiều để thoát khỏi cố tật ấy.
Trong hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, không có định nghĩa nào dành chỗ cho cố tật nói ngọng.
Đem vơ nói ngọng vào văn hóa địa phương, chứng tỏ ông nghị thiếu hiểu biết về văn hóa một cách trầm trọng. 
Văn hóa, xét đến cùng, là sự điều chỉnh tự nhiên vào chuẩn mực, trật tự của cộng đồng, nhờ nó con người vượt lên trên tự nhiên để tiến hóa thành người. Dù có cả một địa phương nói ngọng thì vẫn là sản phẩm tự nhiên chứ không là văn hóa.
Có khái niệm "văn hóa địa phương" nhưng không có khái niệm "văn hóa nói ngọng". Chưa bao giờ 2 chữ "văn hóa" bị lạm dụng đến tràn lan từ trong cung đình đến bãi rác. Đến mức sự tranh cướp hoang dã của bầy đàn tự nhiên cũng từng được gọi là "cướp văn hóa", chém giết động vật máu me đầm đìa cũng từng được gọi là "chém văn hóa"???
Không chừng nay mai các quan bạ đâu chịch đó, chịch luôn cả mẹ mình rồi tự xưng là "văn hóa loạn luân"?
Ở xứ sở không chịu tiến hóa này, hình như cái gì xa xưa cũng đều được nhét chung vào cái gọi là "văn hóa truyền thống" cho sang.
Tất nhiên, với tư cách là cố tật tự nhiên, theo tôi, không có gì phải đáng cười hay đáng chê trách người nói ngọng. Nhân danh văn hóa để chê cười người nói ngọng cũng không là văn hóa. Và cũng không việc gì phải gân cổ bào chữa nói ngọng để tự rơi vào cái bẫy của sự thiếu hiểu biết.
Nếu nói ngọng là văn hóa thì con xin lạy ông một lạy về sự hiểu biết độc đáo của ông!

Chu Mộng Long

Đối thoại với Hùng Cửu Long.


- Hùng có đấy không.? Tôi là Hiếu Người Buôn Gió.
- Kakakaka xin chào tình yêu.
- Ông cho tôi hỏi, ông có phải đảng viên cộng sản không.?
- Kakakaka tình yêu, em không phải đảng viên cộng sản tình yêu ạ.
- Thế có bố mẹ cộng sản không.?
- Kakakaka, tình yêu hỏi kỳ quá, định tìm hiểu gì đó tình yêu. Nhà em không cộng sản.
- Thế có định đến Cali kinh doanh buôn bán quần áo cờ đỏ sao vàng không.?
- Dạ thưa tình yêu, em không hề.
- Thế ông đến đó làm đéo gì, mà để người ta phản đối.?
- Em đến để hoà giải, để yêu thương, chúng ta cùng là người Việt. Việt Tân, Việt Cộng, Việt Kiều, cả ba Việt đó đều là anh em. Kakakaka iloveyou.
-Tôi lạy tình yêu của ông, có cầm súng đánh miền Nam không, hay bố mẹ có đi lính đánh miền Nam không.?
- kakaka 8888, tình yêu kỳ quá. Năm 75 em còn cởi truồng, gia đình em ở miền Nam, đánh chi ai ông anh.
- Thế việc đéo gì đi hoà giải, ông có gây thù gì với người ta đâu mà hoà giải.?
- Vâng , em đi đến để mong mọi người yêu thương nhau, ôm lấy nhau. Kakaka tình thương mến thương đó ông anh.
- Tôi lạy ông với cái tình yêu của ông, ông chả gây tội, nhà ông không gây tội. Ông đi hoà giải cái gì, hoà giải với ai.? Kệ mẹ thằng nào nó gây tội nó đi hoà giải, đâu phải việc ông.
- Kakaka 88888 iloveyou, anh yêu nóng tính.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Kết thúc thăm hỏi, chả biết Hùng Cửu Long dạng gì để thoả mãn thắc mắc. Muốn hỏi nữa nhưng cứ tình yêu, tình yêu, rồi chốt quả anh yêu làm mình sợ quá té luôn.
Thanh Hieu Bui

NGƯ DÂN ĐỒNG LOẠT NẠP ĐƠN ĐÒI CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG




#GNsP - Sáng nay ngày 22/11/2016 người dân xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã đồng loạt tới các cơ quan công quyền để nạp đơn yêu cầu chi trả tiền bồi thường trong vụ Formosa. Điểm đặc biệt là người dân đã cùng lúc nạp đơn ở ba cấp hành chính là xã, huyện và tỉnh với sự tham gia của người dân địa phương. Số tiền đòi chi trả lên tới gần 100 tỉ đồng.
Linh mục Phê-rô Phúc Chính, quản xứ Cửa Sót cùng linh mục Phê-rô Trần Phúc Cai, quản xứ Thu Chỉ đã dẫn đoàn người dân đi lên UBND thành phố Hà Tĩnh để đòi công lý.
Khoảng 7:15 tất cả các đoàn xuất phát đi tới UBND xã Thạch Kim, UBND huyện Lộc Hà và UBND thành phố Hà Tĩnh. Cha Phê-rô Nguyễn Phúc Chính cùng khoảng 50 người dân đã tới trụ sở tỉnh Hà Tĩnh lúc 8:30. Sau đó, hơn 40 người do cha Phê-rô Trần Phúc Cai dẫn đầu, cũng tập trung về tại đó. Số lượng tham gia lên tới hơn 90 người khiến cho nhà cầm quyền phải nhanh chóng giải quyết. Tuy vậy, nhà cầm quyền lấy lý do an ninh để không cho người dân vào.
Cùng thời điểm, người dân đi xe máy đã kéo lên UBND huyện Lộc Hà với số lượng khoảng 15 người. Phó trưởng ban điều hành giáo xứ đã yêu cầu cho tất cả mọi người được vào để đệ đơn. Cán bộ tiếp dân, không giới thiệu họ tên chức vụ, đã yêu cầu mọi người phải trình tên tuổi mới cho phép vào trong. Khi vào tới nơi, thì nhà cầm quyền cố gắng giải thích “đường lối đúng đắn của đảng’ cho dân. Đại diện người dân đã tập trung làm rõ sai phạm của cán bộ khi đã cố tình bỏ sót và phớt lờ đi quyền lợi của người dân. Cũng nêu lên thắc mắc tại sao sau hơn 6 tháng rồi mà họ chưa nhận được đồng tiền đền bù nào.
Phóng viên GNsP tại xã Thạch Kim cũng cho biết khoảng hơn 20 ngư dân đã tập trung trước UBND xã Thạch Kim và mau chóng được cho vào. Mọi người tập trung cách ôn hòa và nhã nhặn yêu cầu được nạp đơn và có xác nhận của người có thẩm quyền. Đến khoảng 8:50sau một hồi trao đổi thông tin, ông Hà Minh Tâm đã phải xác nhận đã tiếp nhận đơn đòi bồi thường của dân một cách sơ sài.
Ý kiến từ hiện trường cho thấy ông Hà Minh Tâm cố gắng làm xong càng nhanh càng tốt vì người dân đang tập trung kéo lên nếu chưa được giải quyết.
Huyện Lộc Hà cũng đã mau mắn xác nhận đơn với ghi nhận về yêu cầu chi trả bồi thường, bổ sung thêm danh sách những người bị loại không được bồi thường, và kiến nghị về mức bồi thường quá thấp chưa thỏa đáng.
Tới hơn 9 giờ 15 phút, nhóm do cha Phúc Chính và Trần Phúc Cai cùng ban hành giáo vẫn đang làm việc bên trong ủy ban thành phố Hà Tĩnh. Người dân đang kéo về và đã lên tới hơn 100 người, đa phần từ các giáo xứ Cửa Sót, Trung Nghĩa, An Nhiên và Thu Chỉ.
Được biết người dân đòi chi trả bồi thường gần 100 tỉ đồng và yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn Formosa vì đã gây ra thảm họa môi trường tại miền trung.
GNsP tường trình từ Hà Tĩnh
Theo trang Tin mừng cho người nghèo

Khốn nạn: Luật sư bị thẩm phán đe doạ "cãi cho nó bị oan rồi vào trại cùng nó" trước phiên toà phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu, ngày 30/11/2016.

Chuyện trước phiên toà phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu, ngày 30/11/2016:
Sau ngày phiên toà sơ thẩm 20/9/2016, các Luật sư theo qui định của luật đã có văn bản yêu cầu Toà Đống Đa giao bản án, Thông báo kháng cáo nhưng Thẩm phán Nguyễn Quốc Tuấn trắng trợn vi phạm pháp luật ko giao.
Đến cấp toà phúc thẩm Thẩm phán Tạ Phú Cường gây khó khăn ko cho Ls chụp hồ sơ. Chỉ sau khi, tôi đt cho Tp Cường nếu ko chụp đc hồ sơ các Ls sẽ yêu cầu hoãn phiên toà, sáng 22/11/2016 Tp Cường buộc phải cho tôi chụp hồ sơ vụ án.
Tp Cường 22/11/2016, nói với tôi rất mất dạy: "cãi cho nó bị oan rồi vào trại cùng nó". Bị tôi cảnh cáo về việc có quan điểm trước phiên toà, hắn chối ngay lập tức.

Ha Huy Son

Get paid to share your links!