Sáng nay ... Vào lúc 10 h ngày 26-1 trên đoạn đường đi từ Trà Ôn về Trà Vinh em vô tình nhặt được cái ví... Bên trong có 1 CMND tên Mai Thị Hạnh SN: 1988 1 bằng lái xe 1 thẻ ATM 3 chỉ vàng cùng 3.2 triệu. Nêu ai biết chị hạnh thì liên hệ ngay qua sô 01629238876. Khi đi nhớ mang theo sổ hộ khẩu để xác nhận .. Mn SHARE giùm em để họ biết nhá. Chúc mọi người sang năm mới hạnh phúc.
Friday, January 27, 2017
AI SẼ LÊN TIẾNG CHO QUYỀN LÀM MẸ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ?

Để khắc ghi ơn nghĩa của bậc sinh thành, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết lên lời thơ "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha". Đó là với trường hợp của những đứa trẻ nhận đủ đầy tình thương của cha lẫn mẹ. Còn với những người mẹ đơn thân hay vì hoàn cảnh phải một mình chăm sóc con nhỏ thì mẹ là tất cả những gì mà chúng có, mẹ là mẹ, mẹ còn là cha.
Mùa đông năm nay có 2 người mẹ sẽ phải chia ly với các con thơ cũng bởi sự trăn trở của người làm mẹ về tương lai của các con mình. Tết của 4 đứa trẻ, một cái tết nhạt nhoà nước mắt. Tiếng lòng mẹ Quỳnh, mẹ Nga trong ngục tối làm xót xa tâm tư của những người làm mẹ khác.

Trong một xã hội mà chẳng mấy ai dám đứng lên tranh đấu cho quyền lợi của những đứa trẻ nhà cầm quyền này thật dễ dàng trong việc xâm hại quyền lợi của người dân. Họ chẳng ngần ngại tước đi quyền làm mẹ của những người phụ nữ đơn thân bằng thứ quy định mơ hồ, đi ngược lại với những hứa hẹn khi lập Quốc. Nền tảng cơ bản của luật pháp là Hiến pháp trở nên vô giá trị đối với một cơ chế độc tài, độc quyền.
Tôi là một người mẹ và vì vậy tôi không thể im lặng trước nỗi đau của 4 đứa trẻ kia chỉ vì sự sợ hãi mà họ đang cố tình reo rắc. Chúng đã bị chế độ này cướp mất mẹ của mình trong những năm tháng còn ấu thơ.
Trịnh Kim Tiến
CSGT là mặt "lờ" chứ mặt tiền gì Đại Quang ??? Mày nói lộn rồi, nói lại đi !!!! Mặt "lờ" của Thủ đô OK?
CSGT là mặt "lờ" chứ mặt tiền gì Đại Quang ??? Mày nói lộn rồi , nói lại đi !!!! Mặt "lờ" của Thủ đô OK
Lisa Pham
P/s bài viết có sửa 2 từ so với bài gốc. Xem bài gốc tại đây: https://www.facebook.com/lisapham1993?fref=ts
?
"Giấc mơ"
Vừa làm cái trực thăng xong đã lập biên bản không cho bay. Vừa làm xong tàu ngầm không cho lặn. Vừa chế xe tăng bọc thép xong đuổi sang Campuchia. Vừa tạo ra game Flappy Bird xong đã tìm cách đánh vào thuế để dẹp.
Thế nhưng lắp ráp công nghệ Trung Quốc kiểu Bphone thì quảng cáo rầm rộ và phô trương đến kệch cỡm.
Thế thì lấy đâu ra nhân tài cho đất Việt Nam này ngóc đầu lên về công nghệ được.
Tiếp thu công nghệ của nước ngoài chưa xong, làm con ốc vít chưa nổi, làm sao có chỗ cho những cái đầu gỗ sáng tạo kia chứ.
Chỉ cần tháo bỏ việc trói buộc tư tưởng bằng một chủ thuyết. Chúng ta mới có chỗ cho phát kiến khoa học, thưa ông thủ tướng. Còn không sẽ chỉ là những mỏi mong bằng miệng và trong giấc mơ thôi.
Luân Lê
LS Trần Vũ Hải: "Cá nhân tôi đánh giá, cấm bắn pháo hoa trong dịp giao thừa là một quyết định ngu ngốc, hại dân."
Cấm bắn pháo hoa dịp giao thừa Tết : một quyết định ngu ngốc, "tầm nhìn ngắn", có đóng góp cùa một số FBer dân tuý? Hay giao thừa hôm nay cần biểu hiện khởi đầu của một năm "Tắt Đèn","năm chị Dậu"?
Sau sự kiện miền Trung bị lũ lụt trầm trọng ở khá nhiều tỉnh, một số FBer lên tiếng đề nghị chính quyền các tỉnh và nhân dân trong cả nước cảm thông với miền Trung "đau khổ". Cụ thể họ đề nghị không nên tổ chức và thưởng thức bắn pháo hoa vào dịp Tết dương lịch lẫn Tết âm lịch khi đồng bào nhiều nơi còn vật lộn sống, nghèo khó. Có vẻ một số lãnh đạo Đảng bị ảnh hưởng từ những lập luận "dân tuý" đó, đã ra chỉ thị cấm bắn pháo hoa trong dịp Tết, với lý do tiết kiệm dành tiền cho bà con vùng bị ảnh hưởng lũ lụt và bị thảm hoạ môi trường biển ở miền Trung http://vnexpress.net/…/ban-bi-thu-yeu-cau-khong-ban-phao-ho….
Cá nhân tôi đánh giá, cấm bắn pháo hoa trong dịp giao thừa là một quyết định ngu ngốc, hại dân. Tôi vốn không phải là người thích bắn pháo hoa, nhưng phải thừa nhận thưởng thức pháo hoa là nhu cầu của đại đa số dân chúng đô thị (và cả nông thôn, nếu họ có điều kiện ra đô thị). Tôi vốn ở chung cư cao tầng, gần một điểm bắn pháo hoa ở Hà nội. Mỗi Tết đến, tôi đều chứng kiến cảnh đông nghịt người đổ về đây xem bắn pháo hoa, rất háo hức.
Nếu lấy lý do tiết kiệm, lẽ ra chỉ yêu cầu giảm chi hoặc thậm chí không sử dụng ngân sách để tổ chức bắn pháo hoa, nhưng cho phép "xã hội hoá". Chắc chắn, nếu "xã hội hoá", đây là dịp các đại gia đua nhau tài trợ, không chỉ ở Hà nội, TP Hồ Chí Minh, mà ở mọi thủ phủ các địa phương, nơi các đại gia có cơ sở kinh doanh, đầu tư. Họ được lợi vì được dân chúng biết đến, cám ơn, khác gì quảng cáo cho chính họ.
Bí Thư TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng thậm chí còn muốn xã hội hoá bắn pháo hoa mỗi tuần http://vnexpress.net/…/ong-dinh-la-thang-ban-phao-hoa-cuoi-…. Thực ra ý tưởng của ông Thăng không mới, nhiều thành phố trên thế giới làm vậy. Thậm chí khu du lịch Sentosa ở Singapor còn có bắn pháo hoa mỗi ngày.
Tiếc nuối vì không có điểm nhấn ấn tượng đêm giao thừa, mấy quan chức văn hoá Hà nội đề nghị "rung chuông vào thời khắc giao thừa", bị bác bỏ, họ lại lắp dàn led để dân chúng xem bắn pháo hoa qua màn hình http://dantri.com.vn/…/dem-giao-thua-nguoi-ha-noi-thuong-th…. Ghi nhận các quan chức này cũng cố gắng sáng kiến vì dân, nhưng cũng khá nực cười cho họ. Lẽ ra, họ mạnh dạn đề nghị cấp trên thay đổi lại quyết định cấm bắn pháo hoa, với lý lẽ hợp lý, hơn là nghĩ những trò "ấu trĩ" như trên.
Đêm giao thừa này, chắc chắn nhiều người, trong đó chủ yếu giới trẻ, sẽ lầm nhầm chửi" thằng cấm bắn pháo hoa", còn tôi sẽ cười vào những kẻ có "tầm nhìn ngắn", vậy mà đòi đưa ra sách lược "du lịch là kinh tế mũi nhọn". Với tư duy đó, họ đang gúp cho Singapor hút khách du lịch từ Việt nam, vì quốc đảo này sẽ tổ chức bắn pháo hoa tưng bừng trong các ngày 28/1 và 29/1/2017 trong dịp Tết Đinh Dậu này!
Hay tôi nhầm, vì những kẻ có "tầm nhìn ngắn" nhưng lại biết trước, năm nay là "năm chị Dậu", nên giao thừa hôm nay cần biểu hiện khởi đầu của một năm "Tắt Đèn"?
Vu Hai Tran
Vọng lời xuân (Thay lời chúc Tết)
Xuân có về trên những cánh đồng tràn sương muối không?
Xuân có về trên những con đường lầm lũi mưa xám không?
Xuân có về trên những cành đào khẳng khiu đang co ro giữa gió lạnh không?
Có về không, với những người suốt năm lầm lũi chỉ mơ về một ngày no ấm?
Có về không với những người chưa từng biết đến sự thanh nhàn? Có về không với những người mẹ xa con, người vợ xa chống, những lứa đôi dang dở, những người tình lẻ bạn, những thân phận đơn côi?
...
Có về không, có về không, có về không?
Thế mà, có đấy, chầm chậm, như rụt rè, như xiêu xiêu tủi hờn, như rón rén nâng niu từng bước trên cỏ khô gầy, sợ làm đau những vết chân xưa cũ... Xuân nơi này không lộng lẫy sắc hương mà dịu dàng, nhỏ nhẹ, mong manh đến nao lòng.
Để cúi xuống những mảnh đời nhỏ bé, lầm than. Để thấm thía giọt lệ trìu mến xuống cả những nấm mồ vô danh từ lâu quên lãng. Xuân của người Việt là ngày âm dương giao hòa, người sống mời người đã khuất về chứng kiến một chút lắng dịu, một chút hy vọng, một chút thương nhớ bùi ngùi.
Vì thế mà tôi yêu biết bao những ngày xuân nghèo, lang thang trên những cánh đồng trơ trụi, nhìn những bóng người mặc áo mưa giạt nghiêng vào gió, tay cầm bó hoa cúc vàng hay cành đào be bé, mặt xám lại vì lạnh mà vẫn nhìn nhau tươi cười. Có Tết rồi!
Chỉ cần thế thôi, là có Tết rồi, có chút hoa cho bàn thờ, có nén hương cho ông bà, có bữa cơm sum họp nho nhỏ để nói với nhau những lời thân ái.
Yêu biết bao, một người anh sống xa vợ xa con, ngày Tết tủi cực lắm mà vẫn "cố làm con gà mời đứa con gái nhỏ mất đã lâu về ăn Tết, mặc dù khi lúi húi làm mâm cỗ một mình chiều ba mươi nước mắt cứ trào ra. Nhưng mà người sống không có thì thôi, không nỡ để cháu nó ở bên kia lạnh lẽo"
Thương biết bao, những dành dụm nhỏ nhoi, những chắt chiu thầm kín của các mẹ, các chị... để có một cái Tết đầm ấm, cho bằng chị bằng em.
Có lần tôi đã nghĩ tại sao người Việt ta không trồng một vườn đào để cùng nhau đến thưởng ngoạn, mà cứ cắt đào mang về nhà, vừa phí cây, vừa không đẹp.
Nhưng mà để có một vườn đào đẹp cần nhiều năm, cần sự thanh nhàn bình yên, cần sự thư thái phong lưu... đó là thú vui vương giả không phải cho một dân tộc ngàn năm loạn lạc. Đã bao giờ yên hàn quá lâu, sung túc đủ lâu để đi ngắm hoa đào trong vườn, chiêm ngưỡng cánh đào rơi trên cỏ xanh bời bời sương giá.
Có ai ngắm cành đào trong nhà mình không? Hay chỉ mượn tạm chút rạng rỡ của đất trời, để sự sum họp thêm đầm ấm. Hay chỉ mang về vài niềm hy vọng nhỏ nhoi trên những cánh hồng bé xíu. Hy vọng gì? Thì vẫn là no ấm, no ấm và no ấm... Và những ai mơ ước về no ấm cho mình, cho con cháu mình, cho cha mẹ mình, cho vợ cho chồng cho người thân mình... hẳn là những người đã từng nếm đủ mùi đói rét gian truân lưu lạc..
Cho nên nhìn những cành đào xám ngắt trong mưa bụi, tưởng như xuân cũng thương người Việt lắm, cảm thông ghê lắm, nên gửi xuống trần gian vài nụ hồng nhỏ nhoi, như những miếng vá lên mảnh trời xuân thủng lỗ chỗ vì giá lạnh cơ hàn.
Thế mà, ngẫm cho kỹ đó mới thực là cuộc giao mùa sâu sắc, sự lắng đọng sâu sắc. Đó mới là xuân, tinh khôi, huyền nhiệm.
Bởi vì trên đời này có vẻ đẹp nào sánh nổi với con người?
Và không phải Đức Phật đã dùng lòng thương vô hạn để cảm hóa thế gian sao.
Và mưa rét, gió lạnh, đời sống gian nan... mặc kệ, vẫn có những ngày lắng lại để yêu thương nhau, để quan tâm nhau, để nói với nhau những lời hy vọng, để gửi vào đất trời những lời nguyện cầu, để cảm nhận mùi hương của xuân, của niềm trắc ẩn mênh mông thầm kín.
Và xuân của người Việt, Tết của người Việt, giao thừa của người Việt, chính là tiếng chuông êm dịu dành cho tất cả, như nhau, không phân biệt, là tiếng vọng của lòng từ bi sâu xa mà Đức Phật từng nhắc nhở, vẫn ngân nga trong cõi hồn mỗi chúng ta.
Không có thiện ác, không có giàu nghèo, không có hạnh phúc hay bất hạnh, không có cả sinh tử. Chỉ có thương và thương và thương.... âm vang mãi chữ thương ấy trong đất trời hân hoan mưa lệ.
Sau những cơn mưa ấy rất nhiều chồi xanh sẽ nảy mầm, rất nhiều hoa sẽ đua nở, rất nhiều trái tim sẽ hồi sinh...
XIn được gửi tới các bạn, chút tiếng vọng thật khẽ, thật mơ hồ mà tôi thoáng nghe được từ tim mình, trong yên lặng mênh mông buổi giao mùa.
Hoàng Anh Đinh
Subscribe to:
Posts (Atom)