Monday, June 13, 2016

CUỐI CÙNG CŨNG CÓ NGƯỜI DŨNG CẢM NÓI LÊN SỰ THẬT VỀ 30 TẤN CÁ NỤC Ở QUẢNG TRỊ

Hoan Hô : Công bố có chất tẩy rửa cực độc trong cá biển

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị - đã cho thấy một tinh thần quả cảm và vì cộng đồng rất lớn khi công bố thông tin kết quả kiểm nghiệm của cơ quan chuyên môn thuộc ngành an toàn thực phẩm về việc vừa phát hiện có chất tẩy rửa cực độc trong lô hàng 30 tấn cá nục tại một kho đông lạnh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

    Loại chất cực độc có trong lô hải sản 30 tấn cá nục mà Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế Quảng Trị phát hiện là phenol - một loại chất độc không có trong tự nhiên, mà là nhân tạo. Đây là loại chất độc nghiêm cấm không được có trong thực phẩm, ngay cả trong bao bì. Vì vậy, bác sĩ Hồ Sĩ Biên - Chi Cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh Quảng Trị nói rằng, đã loại chất độc cấm không được có trong thực phẩm thì còn bàn ngưỡng nào mới gây chết người làm gì. Có thể nó không gây chết người ngay, nhưng chết từ từ là chắc chắn. Với lập luận đó, ông Biên yêu cầu phải tiêu hủy lô hải sản 30 tấn cá nục này, đồng thời với đó là phải liên tục kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát toàn bộ hải sản tồn kho, mới khai thác.
    Thông tin tìm thấy chất cực độc trong cá nục ở Quảng Trị ngay lập tức khiến cho cơ quan chức năng và ngư dân địa phương có những phản ứng tích cực, đầy trách nhiệm với cộng đồng. Đã có cơ sở kết luận đây là số cá do cơ sở thu mua hải sản hộ gia đình mua của ngư dân Quảng Trị, Quảng Bình đánh bắt từ ngoài 30 hải lý sau 15 ngày xảy ra hiện tượng cá chết ở biển bắc miền Trung. Chủ lô hàng cũng đã khai báo thêm, trong cùng lô có độc chất phenol này đã bán ra thị trường 5 tấn, nhưng người mua nói chỉ để phục vụ nuôi cá lóc. May mắn thay!
    Và nhiều chủ thu mua hải sản khác cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng mau chóng kiểm tra, kiểm nghiệm để có kết luận về độ an toàn của hải sản mà họ thu mua sau thời kỳ cá biển chết hàng loạt ở bắc miền Trung. Tất cả các cơ sở thu mua hải sản đang có hàng tồn kho từ sau ngày cá biển chết ở Quảng Trị đều nói với cơ quan chức năng rằng không thể vì đồng tiền mà cam tâm bán ra thị trường những thực phẩm hải sản chưa được kiểm nghiệm, chưa được kết luận là không có chất độc như phenol.
    Trước câu hỏi của phóng viên Lao Động về việc xuất hiện những thông tin cho rằng hàm lượng phenol trong cá như hiện tại thì phải ăn hàng chục tấn cá mới bị nhiễm độc, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Trị kiên định quan điểm, đây là loại chất cực độc không được phép có trong thực phẩm, do vậy vì con người, vì sức khỏe con người cần ra lệnh ngay cấm tiêu thụ, tiến hành tiêu huỷ. Bác sĩ - Giám đốc Trần Văn Thành - người đứng đầu ngành y tế Quảng Trị tuyên bố sẽ tiếp tục kiểm nghiệm toàn diện, kỹ lưỡng các lô hàng hải sản tồn kho và công bố sớm kết quả để tạo điều kiện cho các chủ hàng tiêu thụ, thu mua hải sản cho ngư dân hoặc để được Nhà nước hỗ trợ theo quy định những lô hải sản có nhiễm độc phải tiêu hủy.
    Hy vọng rằng thông tin có chất độc cực độc dùng cho công nghiệp tẩy rửa có trong cá nục ở Quảng Trị sẽ góp phần đáng kể giúp các nhà khoa học sớm giải mã một cách toàn diện, khoa học nguyên nhân cá chết ở biển bắc miền Trung thời gian gần đây.
     Theo bào Lao Động

    ĐỀ NGHỊ ÔNG PST.TS NGUYỄN DUY THỊNH MANG 3O TẤN CÁ NỤC Ở QUẢNG TRỊ VỀ NHÀ ĐỂ DÀNH ĂN

    Đọc bài báo không hiểu Ông PGS.TS này ổng đang nói cái gì nữa. Đúng là Tiến sĩ ở "thiên đường đỉnh cao trí tuệ"

    Chuyên gia: Cá nục nhiễm phenol không quá đáng ngại

    - “Phenol là chất độc nhưng có thể tan trong nước, bài tiết một phần qua da và nước tiểu nên ăn lượng nhỏ không quá đáng ngại”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định.
    Những ngày qua, thông tin cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị thu hồi 30 tấn cá nục do nhiễm chất cấm phenol với hàm lượng 0,037mg/kg khiến người tiêu dùng lo lắng.
    Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, phenol là một tổ hợp nhiều chất, được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp, với vai trò là dung môi hữu cơ sản xuất thuốc nhuộm, làm dung môi sản xuất sơn, chất dẻo, sử dụng trong chất tạo màu, do đó đây là chất cấm dùng trong thực phẩm.
    Do là chất cấm nên không có nước nào trên thế giới quy định ngưỡng phenol an toàn trong thực phẩm. Tại Việt Nam, Bộ Y tế mới chỉ đề ra mức chuẩn phenol trong môi trường, cụ thể trong nước biển là 0,03mg/l và trong không khí 4mg/m3.
    cá nục, phenol, cá nục nhiễm phenol, Nguyễn Duy Thịnh, chất cấm
    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người dân không nên quá lo lắng trước thông tin cá nục nhiễm phenol. Ảnh: L.Phương
    “Đã là chất độc, chất cấm dĩ nhiên là độc dù ít hay nhiều nhưng với hàm lượng 0,037mg/kg thì có đến mức cực độc gây hoang mang không thì tôi xin trả lời nó không quá nguy hại. Nhiều phương tiện nói chất cực độc là không đúng, nhiều chất cực độc hít phải có thể tử vong ngay nên trường hợp này gọi đúng là chất cấm”, PGS Thịnh nói.
    Theo PGS Thịnh, cá nục tại Quảng Trị nhiễm phenol có thể do 2 nguyên nhân.
    Thứ nhất có thể do nguồn nước biển ô nhiễm, trong trường hợp ô nhiễm đặc biệt khiến cá bị nhiễm phenol.
    Đây không phải lỗi người dân, vì người đánh bắt cá bình thường không thể phát hiện cá có nhiễm phenol hay không.
    “Trường hợp này không nhất thiết phải tiêu huỷ vì 30 tấn cá rất nhiều tiền, có khi cả cơ nghiệp của người dân. Hợp chất phenol rất dễ hoà tan trong nước, nên có thể xử lý bằng cách rã đông cá tự nhiên.
    Để cá không bị nát, có thể lấy nước đá lạnh ngâm cá rồi tháo nước đi, làm 2-3 lần sẽ khiến phenol giảm nồng độ. Sau đó kiểm tra lại nồng độ phenol 1 lần nữa trước khi cấp đông trở lại”, PGS Thịnh phân tích.
    Thứ hai có thể do người dân cố tình đưa phenol vào cá để bảo quản vì phenol có khả năng khử trùng.
    “Trường hợp này phải xử nghiêm vì vi phạm pháp luật. Nếu cố tình lấy cá chết mang về bảo quản bằng phenol thì cá đó còn bị nhiễm độc kép do bản thân con cá đã chứa độc tố trong quá trình bị vi sinh vật phân huỷ, giờ lại thêm phenol thì cá này buộc phải tiêu huỷ”, PGS Thịnh nói rõ.
    Theo PGS Thịnh, phenol là chất độc nhưng mức độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào còn phụ thuộc vào nồng độ hấp thụ, chưa kể phenol khi vào cơ thể sẽ được bài tiết một phần qua da, nước tiểu.
    “Với hàm lượng 0,037mg/kg, nếu một gia đình 4 người ăn 1kg thì nồng độ chỉ còn 0,009mg/ngày. Lượng ăn này không nhiều, khi vào cơ thể không đủ tác động ngay, lại bị đào thải một phần nên không đáng ngại”, PGS Thịnh khẳng định.
    Do đó ông khuyên người dân không nên quá lo lắng.
    “Nếu gia đình nào cẩn trọng, khi mua cá về để rã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có phenol sẽ tan ra. Đặc biệt nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc hơn”, PGS Thịnh đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng.
    Thúy Hạnh

    Việt Nam - Đất nước của những thằng ngu làm lãnh đạo.


    Lãnh đạo Việt Nam đúng là một lũ bất tài vô dụng. Chúng chỉ lo vơ vét sao cho đầy túi đầy kho nhà của chúng. Ngược lại, những chuyện liên quan đến người khác, liên quan đến sự sông còn của người nhân dân thì chúng nói và làm một cách vô trách nhiệm. Chúng xem mạng sống của bao nhiêu triệu đồng bào như cỏ như rác. Thử hỏi với cương vị là một Giám đốc mà ông Võ Văn Hưng – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quảng Trị phát biểu một cách vô trách nhiệm và ngu đốt đến như thế này, có xứng đáng là lãnh đạo hay không?  

    Theo  VTC News chiều ngày 11/6 ông Võ Văn Hưng – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quảng Trị cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận hải sản đánh bắt xa bờ và giấy chứng nhận hải sản an toàn chỉ mang tính tương đối. “Cấp giấy để chứng nhận cá sạch chứ an toàn hay không thì chưa biết”, ông Hưng nói.  http://www.vtc.vn/25-tan-ca-nuc-chua-doc-to-phenol-so-nnptnt-quang-tri-noi-gi-d261483.html

    Thưa ông Hưng, nếu không có vài từ chú thích "ông Võ Văn Hưng – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn", tôi cứ tưởng câu phát ngôn trên của ông xuất phát từ một cái "mồn" của những em bé mới tâp nói. Chứ tôi không nghỉ nó được phun ra từ một người giám đốc sở như ông. Xin hỏi ông,  mạng người đối với ông rẻ quá vậy sao? 

    Không biết cái ghế Giám đốc sở của ông ở đâu mà có và trình độ của ông chắc cũng đạt loại giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp lớp mẫu giáo trường làng. Trinh độ của người ký bằng tốt nghiệp của ông chắc cũng có trinh độ như ông Đào Ngọc Dung người bị bắt quả tang trong kỳ thi tuyển sinh tiến sĩ ngày 27-5-2006 nhưng được đề bạc làm bộ trưởng Bộ Thương Binh và Xã Hội 2016. http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20060710/vi-pham-quy-che-thi-tien-si-ong-dao-ngoc-dung-bi-tru-50-diem-thi/149687.html

    " Nhờ có những kẻ  lãnh đạo như ông, nên Việt Nam mới đạt được thành quả như hôm nay" - Đất nước của nhũng thằng ngu làm lãnh đạo.

    TL.

    Hơn 1000 tín hữu giáo phận Vinh tiếp tục tuần hành bảo vệ môi trường

    Giáo dân giáo phận Vinh tuần hành trên các ngã đường của giáo xứ, rồi tọa kháng ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ ở ngoài đường để đưa băng rôn, khẩu hiệu. (RFA PHOTO)

    Giáo dân giáo phận Vinh tiếp tục xuống đường tuần hành trong buổi sáng nay, ngày 12 tháng 6, để yêu cầu chính quyền minh bạch vụ việc cá chết và yêu cầu đài truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp vì đã đặt điều, vu khống vị Giám mục này.
    Diễn tiến buổi tuần hành
    9h sáng ngày 12/6/2016, hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Phú Yên, hạt Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường.
    Từ huyện Quỳnh Lưu, Linh mục chánh xứ Phú Yên Đặng Hữu Nam nói về diễn tiến của buổi tuần hành:
    “Sáng nay, giáo xứ cầu nguyện cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’, và hiệp thông cầu nguyện cho Đức giám mục Giáo phận Vinh đang bị nhà cầm quyền Việt Nam dùng truyền thông của họ để xuyên tạc, vu khống, mạ lị Ngài.
    Bà con phải xuống đường diễu hành, kêu gọi nhà nước minh bạch, họ hẹn hơn 60 ngày rồi mà vẫn chưa công bố gì.
    - Ông Đức
    Cũng vì thế, sau giờ Thánh lễ sáng nay, cả cộng đoàn giáo xứ trên dưới 1.000 người tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho quê hương, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. Sau đó người ta tuần hành trên các ngã đường của giáo xứ, rồi tọa kháng ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ ở ngoài đường để đưa băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chính quyền ‘minh bạch’ nguyên nhân của thảm họa môi trường.”
    Trong buổi tuần hành sáng nay, rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu đã được các tín hữu tại Giáo xứ Phú Yên giăng lên như: ‘Yêu cầu chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết’, ‘biển chết – người có sống?’, ‘người dân chúng tôi cần biển sạch’, ‘vàng trong dân thông tỏ - cá ngoài biển bất minh’, hay ‘yêu cầu truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp’
    Nguyên nhân của cuộc tuần hành.
    Về nguyên nhân khiến hơn 1.000 tín hữu ở đây tuần hành ‘bảo vệ môi trường’, ông Đức – một tín hữu tham gia buổi tuần hành cho biết, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đi biển, tuy nhiên do nhà nước không chịu công bố nguyên nhân cá chết, dẫn đến hải sản do ngư dân đánh bắt, muối do ngư dân làm ra bị thu mua với giá rẻ mạt, không ai mua vì người dân sợ hải sản, muối bị nhiễm độc.
    Ông Đức tiếp lời:
    “Do nhà nước chưa minh bạch việc biển nhiễm độc do nhà máy Formosa ở Vũng Áng, rồi giờ ra đến Cửa Lò, Quỳnh Lưu. Bây giờ bức xúc quá nên bà con phải xuống đường diễu hành, kêu gọi nhà nước minh bạch, họ hẹn hơn 60 ngày rồi mà vẫn chưa công bố gì, nên giáo dân không bao giờ chấp nhận những câu nói đó.”
    Chị Trâm, một ngư dân ở Quỳnh Lưu – người tham gia tuần hành khẳng định thêm về việc bị ảnh hưởng từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển’:
    Hinh6.jpg
    Giáo dân tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. RFA PHOTO
    “Chúng tôi ở đây bị ảnh hưởng ít thôi, nhưng chúng tôi không đủ cho chi phí tàu bè, đá lạnh, bởi vì cá rẻ mà không có người mua cho, mà có người mua thì cũng ép chúng tôi. Cho nên chi phí cho một chuyến đi là không đủ trang trải nên đời sống của dân rất đói. Vì dân sống bằng nghề biển, vay ngân hàng đóng được con tàu cần vốn lớn, mà đến tháng người ta cứ loa lên.
    Chị Trâm cũng cho biết, vì cùng một biển nên bị ảnh hưởng về giá cả, cuộc sống của ngư dân ở đây khó khăn hơn trước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 1000 tín hữu làm nghề biển tuần hành yêu cầu chính quyền minh bạch nguyên nhân cá chết.
    Tiếp tục đấu tranh
    Linh mục Đặng Hữu Nam thấy rằng, mặc dù Giáo xứ Phú Yên là nơi chịu ảnh hưởng gián tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm biển’, chứ không như ở Vũng Áng, nhưng những tín hữu tại đây sẽ tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết, đòi công lý và sự thật.
    Linh mục Đặng Hữu Nam nói tiếp:
    “Dù có thể tiếng nói của chúng tôi chỉ là hạt cát giữa sa mạc, hạt nước giữa đại dương, nhưng chúng tôi thấy trách nhiệm phải làm. Giống như ai đó từng nói, ‘cá chết thì phải nổi’, nhưng hôm nay cá chết đang bị chìm. Chìm bởi vì chế độ, chìm bởi vì chính sách của nhà nước, chìm bởi vì chủ trương của nhà lãnh đạo… Cho nên chắc chắn rằng, tôi và những người giáo dân thuộc Giáo xứ Phú Yên sẽ tiếp tục đấu tranh.”
    Chị Trâm khẳng định về việc sẽ tiếp tục đấu tranh cho chính mình, cho các tín hữu trong giáo xứ Phú Yên cũng như những nạn nhân trực tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường’. Chị Trâm nói thêm:
    “Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Chúng tôi đang còn tiếp tục tuần hành đòi sự trong sạch cho Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp của chúng tôi và đòi sự minh bạch của chính quyền đối với dân.”
    ‘Cá chết thì phải nổi’, nhưng hôm nay cá chết đang bị chìm. Chìm bởi vì chế độ, chìm bởi vì chính sách của nhà nước, chìm bởi vì chủ trương của nhà lãnh đạo.
    - Linh mục Đặng Hữu Nam
    Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến những người chưa quan tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường biển rằng, tất cả người dân Việt Nam hãy cùng hướng đến những người bị nạn do chất độc của Formosa, những người đang trong cảnh khốn đốn không có việc làm, những người bị thiệt hại. Tất cả người Việt Nam hãy cùng đồng hành, cùng chung sức, đồng hành với người Miền Trung.
    Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến chính quyền Việt Nam:
    “Chúng tôi muốn nhắn gửi là, nhà nước phải thực sự quan tâm đến dân, thực sự đưa ra nguyên nhân dẫn đến cá chết và phải có biện pháp để khắc phục thiệt hại này và phải giúp đỡ những người bị thiệt hại trực tiếp, và dân biển như chúng tôi, những người bị thiệt hại thường là những người có thu nhập kém, những người vì chất độc của Formosa làm cho chúng tôi phải điêu đứng vì nó.”
    Đã hơn hai tháng kể từ khi ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’ xảy ra, phía chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công bố nguyên nhân cá chết, dù cho vụ việc cá chết ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam. Trên các trang truyền thông nhà nước, cũng như mạng xã hội Facebook đã đăng tải rất nhiều vụ cá chết ở hồ, sông, biển, mặc dù nơi đó ở rất xa biển Vũng Áng.
    Trên trang báo điện tử Vnexpress đăng tải ngày 2/6/2016 về việc công bố nguyên nhân cá chết, ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, ‘chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm thông tin cho người dân biết’. Và ông bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn cho biết dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố nguyên nhân cá chết.
    Theo RFA

    Get paid to share your links!