Wednesday, November 30, 2016

CHỈ CÓ GÁI ĐIẾM MỚI KHÔNG CẦN LUẬT PHÁP


Trước hết hoan hô Bộ Tư pháp đã lên tiếng cảnh cáo Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ là một thông tư vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Động cơ của người ra thông tư này đơn giản là hành vi làm tiền, móc túi người dân nhưng lại nhân danh đổi mới hình thức của vật liệu hay quản lí bằng cấp.
Bằng lái xe của tôi được cơ quan chức năng của nhà nước sát hạch và cấp đúng pháp lí với giá trị vô thời hạn, không ai có quyền tước đoạt nó, trừ phi nó mất hiệu lực vì một lí do chính đáng nào đó.
Không ngăn chặn điều này, các Bộ ngành khác cũng sẽ theo tiền lệ chơi trò đổi mới theo cách này để làm tiền. Chẳng hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên bố "đổi mới" vật liệu các loại bằng cấp và bắt buộc mọi người phải nộp tiền để thực hiện sự đổi mới kiểu thay áo ấy thì sao?
Dự báo này không phải không có cơ sở. Chẳng hạn, trong năm nay, tự dưng Cục Nhà giáo tuyên bố Chứng chỉ Giáo dục học đại học đã hết thời hạn, buộc mọi người phải nộp tiền theo học Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như một giấy phép hành nghề. Trong khi Chứng chỉ Giáo dục học đại học không hề ghi có thời hạn bao lâu.
Một Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được cấp sau khi học lại vài ba giáo trình cổ lỗ về Tâm lí, Giáo dục học (theo kiểu mua tài liệu, lên lớp vài hôm rồi thi chiếu lệ) có cao hơn một bằng Đại học sư phạm người ta đã học tập và rèn luyện đến 4 năm? Mà lại giao cho những giảng viên (Tâm lí, giáo dục học) chỉ biết lí thuyết suông, chưa trải nghiệm hoặc không biết gì về chuyên môn nghiệp vụ lên lớp? Không chỉ làm tiền mà còn hạ nhục giảng viên!
Văn bằng đánh giá kết quả của một hệ thống tri thức cơ bản chứ có phải Chứng chỉ ngoại ngữ đâu mà phải theo thời hạn để update?
Đề nghị Bộ Tư pháp ngó sang ông Bộ Giáo dục và Đào tạo mà dẹp luôn mấy cái Thông tư làm tiền vô tội vạ như trên.
Chúng tôi là công chức, lại là nhà giáo, công việc tràn lấn hơn 8 tiếng/một ngày, không có thời gian đi chầu chực, hầu hạ các ngài. Vừa tốn tiền lại vừa ảnh hưởng đến công việc nhà nước, ai chịu trách nhiệm? Cơ quan nhà nước có cho nghỉ ngày nào để đi chầu chực, hầu hạ các quan không?
Có muốn làm gì cũng phải theo khung pháp lí và tạo điều kiện cho công dân. Chỉ có gái đứng đường thì mới nằm ngoài vòng pháp luật!

Chu Mộng Long

HOAN HÔ BỘ TRƯỞNG MAI TIẾN DŨNG


Có thực tâm chống tham nhũng thì phải bắt đầu từ chống các cơ quan chống tham nhũng, đặc biệt là các loại thanh tra nằm trong hệ thống nhà nước.
Tôi đã từng đối mặt với loại thanh tra này. Tôi từng chứng kiến họ đã làm như ông Mẫn nói. Năm 2008, khi thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh tra vụ Trần Tín Kiệt, họ đã bày trò bưng bít, đối phó, thậm chí ăn tiền của đối tượng bị thanh tra. Ngày 12.1.2008, bà Đinh Tú Lan, em vợ HT Trần Tín Kiệt đã lập giấy đề nghị thanh toán khống 43 triệu 165 ngàn đồng bịa ra là cho cuộc Tập huấn Thanh tra để chi cho cán bộ thanh tra đang làm việc (4 ngày) tại trường. Phạm Văn Tại, trưởng đoàn thanh tra khi ấy than thở công khai, rằng nhà nước chi cho thanh tra không đủ ăn không đủ ở nên phải "nhờ cậy" bên đối tượng bị thanh tra???
Bẩn như thế thì thối móng tay là đúng!
Sự thật là Thanh tra Chính phủ chưa phát hiện và thanh tra một vụ tham nhũng nào ra hồn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố xây dựng một Chính phủ minh bạch, lẽ nào ông Mẫn lại làm ngược một cách ngang ngược?
Đề nghị Chính phủ nhanh chóng thay máu toàn diện cái cơ quan mang danh "thanh tra" này để giữ gìn móng tay sạch cho cán bộ thanh tra chứ đi đến đâu dân nghe thối đến đấy.

Chu Mộng Long

Kết quả cuối cùng: Bà Cấn Thị Thêu vẫn 20 tháng tù, y án sơ thẩm.


Cả phiên toà phúc thẩm chỉ có bà Thêu có mặt, 2 nhân chứng quan trọng nhất thì có mặt trước cửa phòng xử (phải qua cửa an ninh mới vào được), nhưng lại không vào phòng xử tham gia mà nhởn nhơ trước công lý và coi thường luật pháp, viện kiểm sát còn coi đó là điều không quá quan trọng. Hội đồng xét xử cho rằng đã qua phần thủ tục nên không xem xét lại, trong khi chúng tôi không thấy báo họ vắng mặt nên mặc nhiên coi là họ tham dự phiên toà hôm nay.
Thiếu nhiều chứng cứ buộc tội và nhiều chứng cứ vô giá trị. Kiểm sát viên còn không đối đáp hết các quan điểm của tôi xoáy sâu vào biên bản bắt quả tang mà có dấu hiệu được tạo nên vì hai nhân chứng trực tiếp không gặp nhau tại công an phường Láng Hạ khi lập biên bản, và bắt từ 11h30 nhưng tới 19h20 mới lập biên bản bắt quả tang???
Hai nhân chứng ung dung ngồi trước cửa phòng xử và cố ý vắng mặt, tôi yêu cầu có mặt theo thủ tục dẫn giải theo điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng không được đáp ứng.
Các chứng cứ và tình tiết vụ án đã được nêu bật ở sơ thẩm nhưng kiểm sát viên ở phúc thẩm đã chỉ dựa hoàn toàn vào hồ sơ có sẵn từ cơ quan điều tra mà không bổ sung phần yêu cầu của tôi ở cấp sơ thẩm là phải có biên bản xử phạt hành chính thì các quyết định xử phạt hành chính mới có giá trị pháp lý mà làm mặt cấu thành khách quan. Vì một phiên toà không thể coi một nửa sự thật là thứ hợp pháp để dùng nó vào việc buộc tội. Nhưng gần như mọi thứ đều thiếu vắng và các video còn không được trình chiếu như ở cấp sơ thẩm (mặc dù trình chiếu ở cấp sơ thẩm là cắt đoạn các clip và rất ngắn).
Bản án sơ thẩm đã ghi nhận tình tiết tắc đường chênh lệch đến 20 phút (vào lúc 12h) so với clip mà họ dựa vào đó để trích xuất rằng việc ách tắc diễn ra từ 11h24 đến 11h43, mặc dù video này không đảm bảo giá trị chứng cứ do không được giám định hợp pháp (không đảm bảo theo Điều 66 BLTTHS nên không thể sử dụng làm chứng cứ). Biên bản phiên toà cấp sơ thẩm đã ghi rõ những mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng và kể cả việc không đối đáp được của kiểm sát viên ở phiên toà này. Vậy mà không được đối chất và làm rõ, thẩm tra các chứng cứ tại phiên toà (điều 241 BLTTHS).
Các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ và trách nhiệm phải làm rõ sự thật, toàn diện và cả chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội, trong khi cả đám đông tới 50-60 người đi khiếu kiện lại chỉ nhằm vào bắt bà Thêu thì quả thực vô lý hết sức. Mà việc bắt bà Thêu là có chủ đích khi cảnh sát khu vực đã theo dõi và kiểm soát bà Thêu trong suốt thời gian trước đó cũng như tại ngày bắt bà Thêu vào 08.04.2016. Và rõ ràng là việc người mặc thường phục mà được coi là công an làm nhiệm vụ chính trị bắt người lên xe bus mới gây ra xáo trộn trên đường bằng việc dừng chiếc xe bus chình ình bên đường. Hơn nữa, người mặc thường phục mà bắt dân một cách tự tiện thì có phải là đang làm trái luật về thủ tục bắt người theo Hiến pháp và Bộ luật TTHS hay không?
Phiên toà lỏng lẻo và thiếu cơ sở thế này, tôi phát biểu tại phiên toà hôm nay, thì quả thực bất an và nguy hiểm quá vì bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị bắt và xét xử trong tình trạng thiếu chứng cứ và cố tình buộc tội như vậy. Tôi chỉ cần vị đại diện viện kiểm sát thực hiện đúng luật, chỉ cần đảm bảo đúng luật chứ không cần sáng tạo gì cả để bảo đảm rằng việc xét xử vụ án được khách quan, đầy đủ và toàn diện, vì chỉ có những người lâm vào cảnh đi khiếu kiện đòi quyền lợi ròng rã 10 năm trời mới thấm thía được nỗi khổ của họ.
Đúng là, luật pháp ở quanh ta nhưng công lý ở rất xa.

Luân Lê

SOS: TIN TOÀ ÁN SÁNG NAY (30/11 - 8:20). Trịnh Bá Phương Trịnh Bá Tư vừa bị bắt trước cổng toà án.



Các đầu đường dẫn đến Toà án Thành phố đều có chốt gác của công an.

Các luật sư Ha Huy Son, Vo An Don, Nguyen Kha Thanh, Ngo Anh Tuan vừa vào trong Toà án thành phố Hà nội.
Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư (là 2 con trai của bị cáo Cấn Thị Thêu) đã bị bắt đưa đi ngay trước cổng Toà án 43 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Trịnh Bá Phương Trịnh Bá Tư vừa bị bắt trước cổng toà án.

Trong khi mẹ 2 em đang bị đưa ra xét xử tại toà án thánh phố .
Mong mọi người quan tâm đến 2 em

Mai Thanh

BÁO CSVN ĐƯA TIN LÁO: ĐÁM TANG HỒ CHÍ MINH 1969, CHỈ CÓ MỘT LÃNH TỤ DUY NHẤT TỚI THAM DỰ ĐÁM TANG - KHÔNG CÓ MẶT FIDEL CASTRO!


(*) GHI CHÚ: Tất cả phim tài liệu của CSVN đưa ra chỉ là RÁP PHIM ẢNH theo kiểu Photoshop để có hình ảnh một số các lãnh tụ nước ngoài tới tham dự đám tang của HCM.
Sự thật KHÔNG hề có chuyện này. (phim ảnh các lãnh tụ tới dâng hoa cho HCM là một dịp khác được chắp vá lại cho ngày đám tang HCM trong phim tài liệu CSVN phổ biến trên Youtube)
Phim tài liệu CSVN đưa lên YOUTUBE là LÁO, chắp vá phim ảnh đánh lừa Nhân dân VN hằng chục năm qua.
(*) Xem phim ráp nối tại đây: https://youtu.be/VHrB1lsXVqI (Trong phim tài liệu này có đoạn phim thấy Fidel Castro (mang súng) cùng với các đại biểu khác thuộc Đảng CSCB viếng hoa HCM - được tổ chức tại sảnh đường Havana, CuBa một tuần sau ngày HCM qua đời, không phải tại VN - "79 Primaveras")
Khác với nguồn tin phim tài liệu báo chí CSVN đưa ra, cho rằng khi Hồ Chí Minh qua đời vì bệnh tim, được loan báo vào ngày 3/9/1969 có NHIỀU lãnh tụ Quốc Tế tới tham dự, trong đó có Fidel Castro!
Sự thật Fidel Castro KHÔNG hề sang tham dự đám tang HCM, đồng thời nước CUBA cũng không hề làm Quốc Táng khi HCM chết. Không những vậy, Fidel Castro cũng không gửi Đại Diện tới tham dự đám tang HCM.
Theo cuốn sách lịch sử "The History of Vietnam" By Justin Corfield (trang 90) thì trong ngày đám tang của Hồ Chí Minh, đảng CSVN đã mời các lãnh đạo trên thế giới tới tham dự, tuy nhiên KHÔNG có ai tới mà chỉ có MỘT lãnh đạo duy nhất là ông Norodom Sihanouk của Cam Bốt.
Fidel Castro không tới tham dự đám tang HCM và không gửi đại diện Bộ Ngoại giao tới mà chỉ gửi người quay phim là Đạo Diễn Santiago Alvarez tới quay phim đám tang của HCM, sau này đề tựa phim là "79 Primaveras" (79 Mùa Xuân của HCM).
Tất cả câu chuyện lịch sử này là sự thật, các bạn có thể tìm đọc cuốn "The History of Vietnam" By Justin Corfield trong trang 90 sẽ ghi rõ điều này.
Một khi FIDEL CASTRO khinh dễ không thèm tới tham dự đám táng HCM thì há gì CSVN phải làm Quốc Tang cho hắn!
Thời đại láo lường đã đi qua, hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Nguyễn Thùy Trang

Miền Trung sôi động.


Ở Đà Nẵng ai cũng biết chuyện bí thư Trần Thọ muốn nâng đỡ giám đốc công an Đà Nẵng Nguyễn Văn Sơn lên làm chủ tịch và bí thư tỉnh. Nếu Sơn kế tục vị trí Thọ, ít ra Thọ còn có ảnh hưởng.
Nhưng cựu uỷ viên Bộ Chính Trị, nguyên trưởng ban kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi lại muốn con trai mình là Nguyễn Xuân Anh sẽ cầm chịch tại nơi này. Để sắp sẵn cho hoạch định ấy, Nguyễn Văn Chi từng nắm nhiều bí mật của các quan chức, đã tạo sức éps để con trai mình vào bệ phóng chuẩn bị trước.
Khi Nguyễn Bá Thanh còn ở Đà Nẵng, Chi đã ép Thanh đưa con mình là Nguyễn Xuân Anh làm phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng năm 2011, đồng thời ép được Bộ Chính Trị lúc đó phải đưa Xuân Anh làm uỷ viên dự khuyết trung ương đảng.
Sở dĩ Nguyễn Bá Thanh phải chấp nhận, là do vụ giám đốc công an Đà Nẵng Trần Văn Thanh có mối thù với Thanh. Lúc Nguyễn Bá Thanh đưa được Trần Văn Thanh ra toà, nhờ có chánh án Trần Mẫn chủ toạ , phán quyết được tội của Trần Văn Thanh, giúp cho Nguyễn Bá Thanh đứng vững.
Chánh án Trần Mẫn là em Trần Thị Thuỷ. Bà Thuỷ là vợ ông Chi và là mẹ của Xuân Anh.
Nguyễn Bá Thanh thọ ơn và nhanh chóng chấp nhận đưa Xuân Anh lên làm phó chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vào năm 2011, lúc Xuân Anh mới 34 tuổi.
Về phần trung ương, với chức vụ trước đó là uỷ ban kiểm tra trung ương đảng, các thành phần trong trung ương bị Nguyễn Văn Chi nắm thóp nhiều vô kể. Với đòi hỏi cho con trai mình là uỷ viên dự khuyết không phải là điều quá khó với Chi. Bởi thế Xuân Anh nhanh chóng được trung ương nhất trí đồng ý làm uỷ viên dự khuyết khoá 11.
Ở vị trí phó chủ tịch, uỷ viên dự khuyết trung ương. Nguyễn Xuân Anh chỉ cần ngồi im không gây điều tiếng gì, đến nhiệm kỳ sau tuần tự mà tiến. Chức chủ tịch, bí thư và uỷ viên trung ương chính thức sẽ đến một cách tự nhiên.
Bí thư Trần Thọ và đảng uỷ Đà Nẵng muốn đưa Nguyễn Văn Sơn lên để tiến tới nắm chức bí thư. Vì toàn bộ thành uỷ Đà Nẵng không muốn chấp nhận một đứa trẻ ranh như Xuân Anh đứng trên đầu chỉ đạo họ, nhất là ác cảm của họ về sự thao túng của bà Trần Thị Thuỷ.
Nhưng tất cả đã muộn, vì muốn thế Sơn phải được cơ cấu vào uỷ viên trung ương. Mà suất của Đà Nẵng vào uỷ viên trung ương đã bị Xuân Anh án ngữ.
Lúc này Nguyễn Bá Thanh đã chết, không còn áp lực của Nguyễn Bá Thanh. Sân chơi hé cửa cho Nguyễn Văn Sơn và thành uỷ Đà Nẵng dưới quyền của Thọ. Cuộc chiến diễn giữa hai phe để đẩy quân cờ của mình Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Xuân Anh lên cao đã diễn ra quyết liệt trước thềm nước rút của dại hội 12.
Nhưng bố già Nguyễn Văn Chi lại một lần nữa xuống tay. Chi đã gọi Trần Đại Quang bộ trưởng công an lúc đó, lấy quyền bộ trưởng điều động Sơn ra ngoài Bắc là tổng cục phó tổng cục chính trị. Đây là một đòn ngoạn mục của bố già Nguyễn Văn Chi. Vì nếu không nhanh chóng, Sơn đang là giám đốc công an thành phố, thành uỷ viên , dưới quyền quản lý của bí thư Trần Thọ. Thọ sẽ đưa Sơn sang uỷ ban hoặc đảng uỷ . Sơn không còn thuộc quyền quản lý của Trần Đại Quang nữa.
Nguyễn Văn Chi nguyên trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, nguyên trưởng ban kiểm tra trung ương. Chuyện lý lịch tuổi tác của Trần Đại Quang nếu Chi không bỏ qua lúc đó, Quang không thể nào vào được thăng chức đột ngột nhanh chóng để vào trung ương và tiến tới ghế bộ trưởng công an.
Kế '' rút củi đáy nồi '' của Nguyễn Văn Chi hiệu nghiệm tức thời, phe Trần Thọ bị tước mất con cờ trong tay. Chẳng còn gì chơi, dành thất thủ. Đà Nẵng có bí thư trẻ nhất nước mang tên Nguyễn Xuân Anh. Một tương lai hé mở phía trước cho chàng trai Nguyễn Xuân Anh, cứ gọi Xuân Anh làm hết hai nhiệm kỳ bí thư Đà Nẵng thì tuổi mới chỉ 50 đầy sung mãn, một hoạch định cho anh ta sau này ra trung ương làm phó thủ tướng, rồi thủ tướng là điều thấy trước. Mọi thứ có thể thay đổi, chức thủ tướng còn có nhiều nhân sự khác, nhưng được hoạch định nhân sự như vậy từ tuổi 40, đã là thành công lớn của gia tộc Nguyễn Văn Chi , Trần Thị Thuỷ...gia tộc trùm miền Trung thực sự.
Nguyễn Văn Sơn ngậm đắng nuốt cay, rời khỏi địa bàn quen thuộc, ra ngoài Bắc theo lệnh Trần Đại Quang làm phó tổng cục chính trị, một chức vụ không thực quyền và nhiều mầu mỡ như những hứa hẹn ở Đà Nẵng. Nhưng Sơn miễn cưỡng ra đi, vừa vì lệnh cấp trên, vừa vì lời hứa của Trần Đại Quang sẽ cho Sơn làm thứ trưởng phụ trách các tỉnh thành miền Trung.
Và bây giờ, khi Trần Đại Quang nhận thấy ý đồ của Nguyễn Phú Trọng giở bài cù nhầy là xây dựng chấn chỉnh đảng, cố ý dây dưa cuộc chiến chống tham nhũng để có cớ ngồi lại thêm thời gian nữa. Tăng cường kiẻm soát bộ công an, dựng Bùi Văn Nam đi phô trương thanh thế và che đậy vụ Formosa.
Trần Đại Quang quyết định giữ lời hứa, đưa Nguyễn Văn Sơn lên làm thứ trưởng bộ công an. Thông qua quyết định của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nguyễn Xuân Phúc giờ đã chắc chân thủ tướng, ông Phúc không còn phải e dè cả nể TBT Trọng như những ngày trước đây. Càng ngày Phúc càng thể hiện mình mạnh mẽ hơn để chứng tỏ không phải núp bóng Nguyễn Phú Trọng. Trong quá trình xây dựng hình ảnh mình, được chút ân tình với Trần Đại Quang và nhất là với phe cánh miền Trung. Phúc được nhiều hơn khi đồng ý quyết định bất ngờ bổ nhiệm Nguyễn Văn Sơn là thứ trưởng. Hơn nữa Phúc thừa hiểu những hồ sơ của trang Chân Dung Quyền Lực do ai cung cấp. Đương nhiên Phúc không hề muốn trang này sống lại với những thông tin mới mẻ hơn về bản thân mình.
Việc đẩy Nguyễn Văn Sơn lên thứ trưởng bộ công an, khiến cho bộ này có đến 5 thứ trưởng. Trong 5 thứ trưởng đó, Bùi Văn Nam là thứ trưởng nhiều tuổi nhất, nhờ đặc cách của Trọng mới lọt vào uỷ viên trung ương khoá 12 theo vé vớt. Bùi Văn Nam là thứ trưởng phụ trách các tỉnh thành.
Bây giờ thì bài toán đặt ra, Bùi Văn Nam sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ để nhường chỗ lại cho Nguyễn Văn Sơn hay là đàm phán để Sơn chia quyền quản lý các tỉnh thành, vú dụ như quyền quản lý công an các tỉnh miền Trung. Chỉ có một trong hai cách, mà theo bài toán này thì đáp số nào đi nữa thì Trần Đại Quang chỉ có thắng và hoà. Thắng tức loại được Bùi Văn Nam ra khỏi Bộ công an, lúc đó ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng không còn ở bộ này. Đương nhiên bộ trưởng Tô Lâm không dùng dằng nữa sẽ ngả theo Quang hẳn. Chức tổng bí thư kiêm chủ tịch nước sẽ dễ dàng với trong tầm tay Trần Đại Quang hơn.
Hoà thì thế trận giằng co, nhưng đến hết nhiệm kỳ thì Bùi Văn Nam vẫn phải về hưu. Tuy nhiên như vậy phải đợi thêm 4 năm nữa, thời gian sẽ mang theo nhiều biến động.
Tình cảnh bây giờ của Nguyễn Phú Trọng trở nên bi đát, ông ta phải đối phó với công cuộc chống tham nhũng vừa trống dong, cờ mở đã thảm hại thất bại khi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Duy trốn mất. Vừa phải đối phó với những um xùm dính dáng đến quan hệ bao che cho Formosa.
Trọng chỉ còn cách bám lấy mục tiêu Vũ Huy Hoàng để vớt lại hình ảnh cuộc chống tham nhũng của mình có uy tín. Và bằng mọi cách dập vụ Formosa.
Nguyễn Phú Trọng sử dụng quyền quân uỷ trung ương điều chuyển tay chân trong quân đội như thăng chức phó tư lênh khu 4 cho Hà Tân Tiến, quyền trong đảng uỷ công an chỉ đạo tay chân trong bộ công an như sai Bùi Văn Nam mang tiền đến Quảng Bình miền Trung lấy ảnh hưởng, quyền tổng bí thư để chỉ đạo báo chí Trương Minh Tuấn... để đáp ứng hai mục đích trên.
Trước đây Trọng dùng '' yếu tố miền Trung '' kết hợp với cán bộ hưu trí để đánh bật Nguyễn Tấn Dũng. Có vẻ như giờ , Nguyễn Phú Trọng lại dính đòn do chính mình từng sử dụng.
Giữa năm 2016, khi vừa nhậm chức chủ tịch nước. Ông Trần Đại Quang đã đến ngay Đà Nẵng để thăm hỏi các cán bộ lão thành cách mạng ở đây.
Mảnh đất và con người miền Trung sẽ quyết định số phận chính trị của Nguyễn Phú Trọng, sức ép ngày càng gia tăng, khiến những ngày gần đây, Nguyễn Phú Trọng im bặt trên báo chí. Nhưng cứ mỗi lần im bặt thế, con cáo già Nguyễn Phú Trọng sẽ lại xuất hiện với một chiêu thức mới rầm rộ và hiểm độc khó lường.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh vừa có chuyến tháp tùng chủ tịch Trần Đại Quang đi một vòng quanh thế giới, sự gắn kết này báo hiệu nhóm miền Trung đã nghiêng về phía Trần Đại Quang.
Thanh Hieu Bui

NGÀY 30/11/2016: XỬ PHÚC THẨM DÂN OAN CẤN THỊ THÊU


Vụ án này được xét xử công khai vào lúc 8 giờ 30 phút, ngày 30/11/2016 tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Địa chỉ: 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Diễn biến vụ án như sau: sáng ngày 8/4/2016 chị Cấn Thị Thêu một mình đến trụ sở tiếp dân thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường gửi đơn khiếu nại, tại đây chị Thêu gặp một số người dân từ các miền đất nước cùng đến gửi đơn khiếu kiện.
Sau khi nghe cán bộ tiếp dân giải thích, nhiều người dân không đồng tình đã có thái độ phản đối. Họ đồng loạt yêu cầu Bộ tài nguyên và Môi trường nhanh chóng giải quyết khiếu nại, sau đó họ ra đứng trước cửa giơ biểu ngữ yêu cầu hủy bỏ Điều 88 Bộ luật hình sự và trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.
Vì cho rằng chị Thêu có hành vi gây rối trật tự công cộng nên Công an quận Đống Đa đã bắt giam và khởi tố chị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật hình sự.
Ngày 20/9/2016, Tòa án nhân dân quận Đống Đa xử sơ thẩm, phạt chị Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Mặc dù, chị Thêu từ đầu đến cuối kêu oan và các luật sư cũng chứng minh chị Thêu vô tội.
Chị Cấn Thị Thêu là một nông dân, đồng thời là dân oan Dương Nội. Chị là người phụ nữ can đảm, kiên cường đấu tranh bảo vệ đất đai cho những người nông dân bị cướp đất, chị đã từng bị kết án 15 tháng tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ” vào năm 2014.
Có tất cả 5 luật sư tham gia bào chữa chị Cấn Thị Thêu tại phiên tòa này: luật sư Hà Huy Sơn, luật sư Lê Văn Luân, luật sư Ngô Anh Tuấn, luật sư Nguyễn Khả Thành và tôi.

Đôn An Võ

😍😍😍Máu nào quý hơn?


Để quốc tang Fidel Castro một ngày, chính quyền Việt Nam muốn thể hiện cho nhân dân Việt Nam và cả thế giới thấy tình hữu nghị giữa hai nước, tình cảm trước sau như một với một lãnh tụ đã tuyên bố "vì Việt Nam Cu Ba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình" trong cuộc chiến về ý thức hệ giữa 2 miền khi Trung Quốc, Liên Xô chống lưng phía Bắc, Mỹ chống lưng phía Nam. Do vậy, nếu nói chính xác thì là vì miền Bắc Việt Nam, chứ không phải vì cả Việt Nam. 
Việc để quốc tang có thể hiểu và thông cảm được nếu chính quyền Viêt Nam cũng làm những việc rất đáng làm như sau:

1. Hàng năm nên dành một ngày tưởng niệm mấy trăm ngàn nạn nhân vô tội đã bị giết hại trong cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956. Ai đó có thể nói trong một biến cố lịch sử thì xương máu vô tội là thường nhưng hãy nhớ rằng cuộc cải cách điền địa do ông Ngô Đình Diệm làm trong cùng một thời gian không có ai bị giết và được báo chí phương Tây ca ngợi là một trong những thành tựu của thế kỉ 20.
2. Một ngày tưởng niệm cho hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mạng, bị hãm hiếp cướp bóc bởi hải tặc và ngư dân biến thành hải tặc của Thái Lan, bởi bão tố, đói khát đến nỗi phải ăn thịt đồng loại đã chết để tồn tại.
Nhiều kẻ nói đấy là do họ tự bỏ đi, họ phải chịu. Đấy là một kiểu nói rũ bỏ trách nhiệm. Tại sao biết chắc là gặp nguy hiểm qua tin từ những người đi trước, qua BBC, VOA mà họ vẫn quyết bỏ quê hương, dấn thân ra đại dương? Mà việc này diễn ra nhiều năm.
Tôi không dám nêu ra một ngày tưởng niệm cho những nạn nhân đã bị chết trong những trại cải tạo sau năm 1975, bởi điều này là không thể và quá khó với tư duy thù hận, "địch ta" của những người cộng sản. Khi cuộc nội chiến Bắc Nam của Mỹ kết thúc năm 1865, tổng thống Lincoln đã cho những người lính miền Nam trở về nhà như những người dân bình thường. 
Khi anh em một nhà đánh nhau, không có bên thắng, bên thua mà cả dân tộc thua.

Việc ngược đãi những người đã cầm súng cho Việt Nam Cộng Hoà là câu chuyện lịch sử, nhắc lại để tránh những hành xử vô nhân đạo trong tương lai. Giả sử nếu có một sự thay đổi chính trị nào đó thì chúng ta cũng nên hành xử văn minh, tất cả cùng nhau xây đắp một tương lai tươi sáng, thay vì dẫm vào vết xe đổ của thù hận, sỉ nhục và giết chóc man rợ. Máu của người Việt đã đổ quá nhiều trong u mê, vậy hãy tránh điều ấy trong từng ứng xử của hiện tại. 
Nghe nói các ông đang định dùng tên Fidel Castro cho một công viên ở Việt Nam, điều này cũng được nếu các ông sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang của những người lính Việt Nam Cộng Hoà. Bên nào cũng cho lý tưởng của mình tốt đẹp hơn nhưng rồi lịch sử sẽ phân định rõ ràng. Chỉ có điều, ứng xử với người thua cuộc thế nào là cách kẻ thắng cuộc xác định mình là ai.

Vậy các ông đã quyết làm quốc tang cho Fidel Castro, là những người cầm quyền, các ông bắt gì dân chẳng phải theo, nhưng đừng quên những bài học lịch sử đau đớn gấp hàng triệu lần kia. Những bài học mà máu của người Việt đã quằn quại trong từng luống cày, đã nhuộm đỏ cả biển Đông, đã làm lương tri của hàng triệu người Việt tê liệt như thể đã chết trong câm lặng và sợ hãi.
Đừng mang súng đạn và nhà tù ra dọa dẫm những tiếng nói của lương tri. Hãy nhìn thực trạng đau khổ, hãy nhìn chỗ đứng của chúng ta trên thế giới, xem chúng ta đã sánh vai được với những cường quốc nào? Người dân Việt Nam bước ra thế giới có dám ngẩng cao đầu không? 
Khi nhà cầm quyền chinh phục được nhân tâm, đất nước sẽ đi lên thịnh vượng, còn trấn áp bằng súng đạn và nhà tù, lòng dân không phục thì đường đi sẽ đầy trúc trắc, đói nghèo và lạc hậu là điều dễ hiểu.

Tôi tự hỏi mình có đa cảm quá không khi nhỏ nước mắt viết những dòng này? Có lẽ tôi là người đa cảm, do vậy mà tôi không thể làm người cộng sản được chăng?

Chau Doan

😕Gởi: ông Raul Castro - chủ tịch nhà nước Cuba😕



Thưa ông! Tôi là công dân nước Vn xã nghĩa. Hôm nay tôi viết thư này gởi đến ông và nhân dân Cuba với lời chia buồn sâu sắc nhất. Ông Fidel ra đi xuống 18 tầng địa ngục để lại nhiều thiệt hại cho nhân dân 2 nước chúng ta. 
Thưa ông! Sinh thời ông Fidel chẳng giúp cho Vn được cái quần què gì cả. Thế nhưng, lãnh đạo nhà nước chúng tôi trân quý ông còn hơn ông cố nội của mình. Cứ mỗi lần lãnh đạo chúng tôi qua thăm ông Fidel, bao giờ cũng kèm theo 5 ngàn tấn gạo. Trong khi đó, Đồng Bào chúng tôi cũng đang đói rả họng, có cả trẻ em chết đói khi đi học về.
Ông Raul castro thân mến! Đảng CSVN quyết tâm tổ chức quốc tang cho ông Fidel trên đất nước chúng tôi. Để cho công bằng, khi lãnh đạo chúng tôi tắt thở, đất nước ông cũng phải tổ chức cuốc tan để đáp lễ ông nhé. Tôi sẽ cung cấp thông tin những lãnh đạo Vn đã giúp nhân dân Cuba thoát đói triền miên do chính sách của người làm cách mạng: Fidel !
- Ngày 12.4.2012 tại cảng La Habana ở thủ đô La Habana. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao 5.000 tấn gạo - món quà đoàn kết của nhân dân Việt Nam tặng nhân dân Cuba anh em. http://plo.vn/…/viet-nam-tang-nhan-dan-cuba-anh-em-5000-tan…
- Ngày 28.3.2014 tại cung Cách Mạng của thủ đô La Habana Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đã công bố trao tặng nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo và 100 bộ máy vi tính. http://dantri.com.vn/…/thu-tuong-nguyen-tan-dung-hoi-dam-vo…
- Ngày 30.9.2015 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tặng nhân dân Cuba anh em món quà 5.000 tấn gạo. http://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-truong-t…/346467.vnp
- Ngày 17.11.2016 Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại cung Cách Mạng La Habana đã công bố tặng nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo http://plo.vn/…/việt-nam-tặng-nhân-dân-cuba-anh-em-5000-tấn….
Như vậy, ông Trọng, ông Dũng, ông Sang, ông Quang đều lấy gạo của dân VN đem cho Cuba. Sau này, đất nước các ông nhớ tổ chức cuốc tan cho họ nhé.

Ngô Trường An

Get paid to share your links!