Tuesday, September 27, 2016

Máy bay Nhật xuất kích khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc

Ảnh oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc bay ở vùng giữa đảo Okinawa và Miyako, 26/10/2013.AFP PHOTO / JOINT STAFF
Tokyo phản ứng mạnh mẽ sau vụ Không quân Trung Quốc tập trận trong vùng biển chiến lược ở Hoa Đông. Theo thông cáo ngày 26/09/2016 của bộ Quốc Phòng, 8 chiếc máy bay Nhật Bản đã xuất kích ngay khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua eo biển Miyako vào hôm qua.
















Trả lời báo chí sáng nay tại Tokyo, phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật, Yoshihide Suga cho biết thêm: cho dù không vi phạm không phận của Nhật Bản nhưng đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua khu vực eo biểu Miyako, cách không xa quần đảo có tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư. Đây là nơi từ năm 2013 Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành khu vực « vùng nhận dạng phòng không AZID » bất chấp sự chống đối của Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
Cũng trong buổi họp báo sáng nay (26/09/2016) phát ngôn viên của thủ tướng Nhật nhấn mạnh Tokyo « không thể chấp nhận để không phận trong vùng gần quần đảo Senkaku thuộc về Trung Quốc ».
Eo biển Miyako nằm giữa hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, được Trung Quốc xem là một vùng chiến lược, cửa ngõ mở ra tây Thái Bình Dương.
Bắc Kinh hôm qua thông báo đã tiến hành một cuộc tập trận trên không ở Biển Hoa Đông, huy động hơn 40 máy bay, trong đó có chiến đấu cơ, máy bay oanh tạc và máy bay tiếp liệu, mô tả đây là một cuộc « tập trận thường lệ » trong vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc với mục đích « bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia và gìn giữ hòa bình ».
Hãng tin Bloomberg nhắc lại tháng 5/2016 một số phi vụ của Không quân Trung Quốc từng bay ngang eo biển Miyako, nhưng cuộc tập trận ngày 25/09/2016 đã huy động một số lượng máy « lớn chưa từng thấy ». Theo lời một viên tướng về hưu của Trung Quốc, « sự kiện chưa từng xảy ra » nói trên « nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở biển khơi » của quân đội Trung Quốc.
Sự hiện diện của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản trên bầu trởi Biển Hoa Đông một lần nữa cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo RFI

ĐIỀU KÌ DỊ SAU MỘT CƠN MƯA

Tôi vừa chuẩn bị về nhà sau một ngày lăn lộn giữa Saigon. Đường về hôm nay bỗng dài hơn thường lệ, bởi một cơn mưa khổng lồ đã tấn công thành phố, rõ là một cuộc tấn công chưa từng có.
Chúng tôi bước ra khỏi thang máy lúc 16h30 phút. Giao thông trước toà nhà kẹt cứng. Đường xá kẹt cứng, mọi người cũng cứng vì lạnh, nhưng chắc một bộ phận cơ thể của đa số người đang mềm và thun lại.
Vẫn đèn xanh đèn đỏ, nhưng tất cả đều kẹt, mặc kệ xanh với đỏ. Tôi đứng xếp hàng trong đám đông trú mưa, đến tận 19h vẫn chưa thể dắt xe xuống đường, bởi nước ngập tới háng, và dái thì đang co ro, dù rằng vào lúc 19h là tôi phải cho con ỉa. Hệ thống đèn đường vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên dòng người vẫn dồn đống, xe cộ thì cứ banh càng, phơi xác trong cơn mưa. Không cứu hộ, ko cảnh sát giao thông, ko gì hết ráo. Bởi hệ thống đường xá đã thành sông, nhưng không có lấy một con thuyền để bơi.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự dưới cơn mưa, trên những dòng sông giữa phố. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau, người đi bộ thông cảm cho người đi xe đạp, xe đạp lại thông cảm cho xe máy, xe máy thông cảm cho ô tô...phía xa ở một chung cư cao cao, có hai người vừa thông nhau, lại vừa ngắm phố xá chuyển mình trong cơn mưa.
Khi tôi quay lại văn phòng, các công ty khác ở trong toà nhà vẫn còn đầy ấp người. Họ vừa chơi tú lơ khơ, vừa check facebook xem hình ảnh ngập lụt trong thành phố, vừa đánh rắm luân phiên... quả thật, đó là một khung cảnh mà cả đời tôi chưa từng chứng kiến trên thế gian này. Trong toilet nam, cũng không còn chỗ đứng, một vài người còn cầm hộ cho người kia đái, tay còn lại thì hút thuốc, họ nói cười rôm rả, mặc cho thành phố đang quằn mình dưới cơn mưa. Và như thế, sự thông cảm và chia sẻ đã được duy trì đến tận phút cuối cùng của cơn mưa.
Nơi cây xăng, hàng trăm người đang trú mưa, sự riêng tư đã được tôn trọng, một vài người thản nhiên vạch quần đái, bọt nước tung tẩy theo dòng nước đang trôi trên đường, không phóng viên, không pa pa ra zi chụp ảnh, ko có bất cứ tựa đề lộ hàng nào được loé lên, ko ai nhìn ai, mọi người chỉ chú tâm đến cơn mưa. Một người cẩn thận, hỏi nhân viên cây xăng: liệu có thể hút thuốc được chăng? Anh bơm xăng từ tốn, rất dịu dàng: không sao, anh cứ hút cho bớt lạnh, trời mưa lớn mà, ko sao đâu...
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, check facebook, để chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 10.000 mà tôi đã chứng kiến một khung cảnh y một, tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Đường xá, hẻm xóm sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chạy xe lên lề khi kẹt xe, nào là tranh cãi quanh chuyện đổ rác, cho chó ỉa, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, chỉ cần kẹt xe, hay va quẹt, sẽ nhận không biết bao nhiêu lời chửi bới, thậm chí là đòi xin huyết về nấu canh.
Nhưng hôm nay trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một sự kiện thiên tai, chắc chắn sẽ tạo ra sự hỗn loạn, nhưng thật ra nó lại khiến mọi người nhích gần lại nhau, để trú mưa và né nước ngập. Chính sự tấn công của cơn mưa, đã khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia, sự kiên nhẫn, sự chịu đựng, sự sáng tạo...
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Saigon hôm nay, nó không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn 10.000 lần, khi mùa mưa đến ở thành phố này. Tôi có thể khẳng định một vạn lần tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, ko hề chịu khuất phục bởi bất kỳ cơn mưa nào.
Cơn mưa chiều nay, có thể làm ướt háng hàng vạn người, làm teo dái của thêm vạn vạn người khác giữa Saigon hoa lệ, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cơn mưa thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ cơn mưa nào dám tấn công dân tộc này.
Trần Có Não.

“CON TÀU CUốI CÙNG”

- Poster The Last Ship 

- Trung Quốc vận chuyển vũ khí hóa học vào Việt Nam (chụp từ màn hình, cảnh trong The Last Ship – Season 3)
Xem xong bộ phim truyền hình The Last Ship (ba season, tổng cộng 36 tập), bạn có thể có cảm giác như vừa ra khỏi một khóa học trong đó không chỉ tiếp nhận được vô số kiến thức về cách thức vận hành và hoạt động một con tàu chiến (khu trục hạm lớp Arleigh Burke) mà còn học được cách đối nhân xử thế giữa người với người dù chỉ mới trước đó còn là kẻ thù không đội trời chung. The Last Ship cho thấy việc tái thiết quốc gia sau thảm họa cần những gì, đặc biệt khi quốc gia trở nên vô chính phủ và bị các phe nhóm lợi dụng để xây dựng quyền lực riêng. Bạn còn có thể thấy người dân bị lừa bịp và bị bán đứng như thế nào. Bạn có thể thấy giá trị dân chủ bị lợi dụng và thấy kỹ thuật mị dân của những kẻ đầu cơ chính trị được sử dụng ra sao…
The Last Ship cũng cho thấy chẳng mô hình chính trị nào có thể đứng vững nếu không có sự chính danh. The Last Ship không chỉ kể chuyện chính trị nước Mỹ. Nó đề cập cả sự thao túng với mong muốn nắm trong tay số phận thế giới từ những bộ não điên rồ của một số cá nhân đơn lẻ hành động đơn lẻ, lẫn cả một nguyên thủ quốc gia hành động như một kẻ cuồng tín như… gã chủ tịch Trung Quốc tên Peng. Peng, trong The Last Ship, đã lợi dụng cơn đại dịch do một loại virus nguy hiểm chết người đang thảm sát thế giới, để “diệt chủng” luôn những kẻ thù truyền kiếp của hắn là Việt Nam và Nhật Bản. Peng được miêu tả thái quá với hình ảnh một nguyên thủ quốc gia trong phim nhưng Peng rất gần với các tay tướng lĩnh Trung Quốc hiện thực ngoài đời luôn tự mãn và không ngần ngại chiến tranh, không ngần ngại đòi dạy các nước láng giềng một bài học và mong muốn xóa sổ cả lịch sử một dân tộc (như một cảnh trong phim, khi Peng đích thân chỉ huy đốt phá Viện tàng thư quốc gia Nhật Bản)…
Kỹ thuật dựng kịch bản trong The Last Ship là ở trình độ thượng thừa. Một khi đã xem một tập, khó có thể dừng lại không xem tiếp tập sau. Mỗi tập phim là một câu chuyện nghẹt thở, đầy tình tiết và nút thắt khó gỡ. Mỗi tập là một bộ phim hành động đầy những pha gây cấn dựng bằng kỹ xảo công phu. Sự chuyển cảnh để dẫn đến sự thay đổi diễn biến câu chuyện được viết bằng thủ pháp chỉ có thể nói là khéo léo đáng kinh ngạc. Hoàn toàn bất ngờ nhưng đầy thuyết phục.
Đáng nói nhất, mỗi tập phim đều mang lại một bài học. Một trong những bài học lớn nhất trong toàn bộ series The Last Ship là ngay cả quốc gia cũng có thể bị bí mật bán đứng chỉ vì quyền lợi một số chính trị gia. Trong phim, điều đó xảy ra khi một nhóm chính khách Mỹ đi đêm với Peng. Trung Quốc sẽ có khu vực, còn nhóm chính trị gia kia có cả một nước Mỹ không bao giờ còn giống như nước Mỹ vẫn từng: nó bị chia cắt thành từng mảnh và được phân chia cai trị như lãnh địa riêng. Dĩ nhiên sự mặc cả bán đứng tổ quốc của nhóm người xem quyền lợi chính trị lớn hơn quyền lợi đất nước đã thất bại. Nước Mỹ cuối cùng được cứu bởi những giá trị ái quốc vĩnh cữu; bởi những con người can đảm luôn biết tìm chỗ đứng cho niềm tin và biết cách kiến tạo niềm tin ngay cả ở những thời khắc mà sự tuyệt vọng trở thành một vùng biển mênh mông đen kịt trên đó chỉ còn cô độc mỗi con tàu cuối cùng…
......

Manh Kim

Đàm cũng như chuột ấy mà!

Biệt thự 60 tỷ dát vàng của Đàm cũng chẳng khác gì cái cống nước sau một trận mưa (chiều nay ngày 26.09.2016).

Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh, ở trong hang chuột  hay ở trong biệt thự 60 tỉ  cũng cùng chung số phận ấy thôi.
TL.

*** Đây mới là quả đấm thép của người dân nè !



Những quả đấm thép của lãnh đạo đảng CS toàn làm cho dân khổ thêm, đất nước nghèo thêm, nợ nần tăng thêm... Còn khi người dân tung ra quả đấm thép là để cứu biển, cứu đất, cứu dân, cứu nước, thoát vòng nô lệ cho ngoại bang và còn bảo vệ môi trường , tài nguyên cho thế hệ con cháu nữa!
Hiểu chưa hả đảng CS ? 

Hình ảnh đoàn xe 15 chiếc chở hơn 600 bà con ngư dân từ Quỳnh Lưu, Nghệ An, dưới sự hướng dẫn của Cha Anton Đặng Hữu Nam, tiến đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vào tận Formosa để bắt đầu tiến trình khởi kiện tội gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và gây thiệt hại về vật chất lẫn sức khỏe cho người dân .
Formosa cút đi ! Đảng CSVN hãy ngưng ngay mọi hành động bao che, bảo vệ cho ngoại bang tàn phá đất nước !! 

Ngoc Nhi Nguyen

BỒI THƯỜNG 500 TRIỆU ĐÔ - SỰ THỎA THUẬN TRÁI LUẬT VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC BÊN

Ảnh: Người dân Quỳnh Lưu đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện Formosa vào hôm nay.
Hôm nay 26/9, khoảng 600 người dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - một địa phươngkhông có tên trong danh sách phê duyệt được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đã cùng nhau kéo đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) để nộp đơn khởi kiện Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại và đóng cửa Formosa.
Trước đó, hôm 22/9/2016, hơn 1.000 hộ dân ở xã Kỳ Lợi, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã gửi đơn đến Chính phủ và Quốc Hội “yêu cầu chi trả tiền bồi thường thiệt hại” tổng cộng hơn 2 ngàn tỉ đồng trích từ số tiền bồi thường 500 triệu đô.
Thông tin này đáng lưu ý ở điểm, chỉ mới có một Xã với hơn 1.000 hộ dân mà số tiền yêu cầu bồi thường đã chiếm 1/5 trên tổng số tiền bồi thường. Như vậy, mức độ thiệt hại của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, với khoảng hơn 100 ngàn hộ gia đình thiệt hại sẽ cao hơn hàng chục lần số tiền 500 triệu đô mà chính phủ đã “lỡ nhận” từ thỏa thuận với Formosa.
Như vậy, có thể nói rằng người dân bị thiệt hại trong vụ việc này đã chủ động đòi bồi thường thiệt hại thực tế của mình mà không chấp nhận sự áp đặt của chính quyền về mức giá bồi thường và địa phương được bồi thường.
Khi số thiệt hại thực tế cao hơn số tiền bồi thường mà chính phủ đã lỡ thỏa thuận với Formosa, trong trường hợp này, chính phủ sẽ bỏ tiền túi ra để bù cho đủ hay cưỡng ép người dân nhận số tiền bồi thường thấp hơn nhiều lần so với mức thiệt hại thực tế của họ?
Hậu quả pháp lý phát sinh trong trường hợp này là gì? Người dân bị thiệt hại có bị ràng buộc bởi thỏa thuận giữa chính phủ và Formosa hay không? Và giải pháp để giải quyết vấn đề này là như thế nào?
Bài viết này sẽ chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng từ pháp lý lẫn thực thế của sự thỏa thuận 500 triệu đô này.

"Nhà nước bỏ mặc tài sản bị thiệt hại"
Căn cứ vào khoản 3 điều 61 Luật Bảo vệ Môi trường thì tranh chấp trong lĩnh vực môi trường là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chủ thể bị thiệt hại trong lĩnh vực môi trường không chỉ có người dân, doanh nghiệp mà còn có cả nhà nước. Căn cứ vào điều 53 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,[..] là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Và điều 200 Bộ Luật Dân sự quy định: “Tài sản sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm[…] nguồn nước, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển […]”
Hiến pháp và Luật Dân sự đều thừa nhận nguồn nước và nguồn lợi tự nhiên vùng biển là tài sản thuộc hình thức sỡ hữu nhà nước, như vậy việc Formosa gây ra những thảm họa môi trường đối với tài nguyên nước, nguồn lợi ở vùng biển và tài nguyên thiên nhiên, thì khi đó tài sản nhà nước đã bị thiệt hại, và nhà nước có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại là Formosa phải bồi thường cho mình.
Thực tế từ các quốc gia trên thế giới, chủ thể xâm hại đến môi trường đều phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước. Chẳng hạn như vụ Công ty BP gây ra sự cố tràn dầu hồi năm 2001 ở Vịnh Mexico Hoa Kỳ , đến tháng 7 năm nay, họ đã công bố số tiền bồi thường lên đến 61,6 tỷ đô la (và còn tiếp tục bồi thường trong tương lai), trong đó 1/3 số tiền này phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ.
Trong 5 điểm cam kết của Formosa được báo chí loan tải, đã không đề cập đến việc Formosa bồi thường thiệt hại cho nhà nước Việt Nam, mà chỉ… “xin lỗi Chính phủ”.
Nhà nước không được Formosa bồi thường cho mình trong vụ việc này rõ ràng đang tự tước đi quyền được hưởng bồi thường của mình và bỏ mặc cho tài sản của mình bị thiệt hại trong tư cách đang đại diện sở hữu cho toàn dân về tài sản nguồn nước và nguồn lợi ở vùng biển.
Đó là chưa kể đến việc nhà nước quên luôn thẩm quyền xử phạt của mình đối với hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng của Formosa.
Như vậy, lẽ ra trong trường hợp này, chính phủ cần phải dựa vào pháp luật để bảo vệ tài sản của mình và dùng thẩm quyền để xử phạt Formosa, thậm chí là khởi tố Formosa, thì chính phủ lại chọn cách “đi đêm” với Formosa bằng một thỏa thuận trái pháp luật để lấy 500 triệu đô, khi mà nhà nước chưa tiến hành việc kê khai và thống kê thiệt hại.
"Thỏa thuận trái pháp luật"
Thứ nhất, căn cứ theo khoản 2 điều 56 Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định: “Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.” Và điều 181 Bộ luật Tố tụng Dân sự nêu rất rõ: “Những vụ án dân sự không được hoà giải: 1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2.[…]”
Căn cứ vào khoản 2 điều 56 và điều 181 BLTTDS có thể khẳng định, việc Formosa với các Bộ ngành Chính phủ thỏa thuận bồi thường 500 triệu đô là hành vi trái luật, vì việc bồi thường đã được thực hiện bằng phương thức hòa giải (thỏa thuận, thương lượng)-một phương thức giải quyết không được pháp luật công nhận khi liên quan tới tài sản nhà nước.
Theo quy định về phương thức giải quyết thì cơ quan nhà nước không được thỏa thuận, thương lượng với Formosa về mức bồi thường, phương thức thỏa thuận, thương lượng chỉ được áp dụng đối với thiệt hại của cá nhân, doanh nghiệp. Nhà nước muốn được Formosa bồi thường cho mình, trong trường hợp này đại diện cho nhà nước ở lĩnh vực mình phụ trách mà ở đây là Bộ Tài Nguyên Môi trường phải khởi kiện Formosa ra tòa án để yêu cầu bồi thường.
Thứ hai, nếu nói số tiền thỏa thuận 500 triệu đô này là nhà nước thay mặt cho người dân bị thiệt hại nhận bồi thường, hỗ trợ thì lại càng vi phạm pháp luật trắng trợn. Vì thực tế những người dân bị thiệt hại chưa có bất kỳ một sự ủy quyền nào cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay mặt, đại diện cho mình trong vụ việc này.
Từ khi xảy ra vụ việc "cá chết" cho tới cuối tháng 8, không một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào tiếp xúc với người dân bị thiệt hại, đứng ra hỗ trợ người dân kê khai thiệt hại và cũng không có một hướng dẫn pháp lý nào để người dân xử lý vụ việc. Đến đầu tháng 9, một số chính quyền cấp tỉnh ở vùng bị thiệt hại đã tiến hành tổ chức kê khai thiệt hại theo Công văn 6851/BNN-TCTS của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhưng mẫu kê khai thiệt hại do Bộ này đưa ra đã không làm rõ thiệt hại thu nhập thực tế của nạn nhân và chỉ tính thiệt hại trong 6 tháng. Điều này đã dẫn đến sự bất hợp tác của người bị thiệt hại trong việc kê khai theo mẫu của chính quyền và người dân đã chủ động kê khai thiệt hại theo mẫu riêng của mình dưới sự hướng dẫn của các luật sư.
Giả sử người bị thiệt hại có sự ủy quyền cho các cơ quan có thẩm quyền nhà nước, thì đó cũng là sự ủy quyền không hợp lệ. Bởi, như đã phân tích ở phần trên, vụ việc này là tranh chấp dân sự, đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì các bên phải tự giải quyết với nhau chứ cơ quan hành chính nhà nước không được phép đứng về bên nào để can thiệp và chi phối vào quá trình này.
Như vậy, đủ căn cứ để kết luận rằng, thỏa thuận 500 triệu đô bồi thường giữa Chính phủ và Formosa là một sự thỏa thuận trái pháp luật. Thỏa thuận này đã không tuân theo bất kỳ một quy định về mặt pháp lý lẫn quy trình thực tế. Và hiển nhiên thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp lý.
"Vấn đề pháp lý phát sinh"
Về nguyên tắc, những người bị thiệt hại không tham gia vào quá trình đàm phán hoặc ủy quyền hợp pháp cho người khác tiến hành thỏa thuận, thương lượng thay cho mình, thì các văn bản cam kết liên quan tới họ không có giá trị pháp lý - và không có sự ràng buộc đối với họ. Vì vậy ngư dân, hộ gia đình và doanh nghiệp bị thiệt hại có quyền thực hiện một thương lượng khác với Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc tiến hành khởi kiện luôn Formosa ra tòa.
Trong trường hợp người dân bị thiệt hại chọn phương pháp thương lượng với Formosa để yêu cầu đòi bồi thường, thì khó lòng nhận được sự hợp tác từ phía Formosa. Vì Fomosa sẽ dựa vào sự thỏa thuận với chính phủ trước đó, theo kiểu: “Chúng tôi đã có đàm phán, thỏa thuận về số tiền bồi thường thiệt hại với chính phủ của các ông bà rồi, và chúng tôi đã hoàn thành xong nghĩa vụ bồi thường rồi. Các ông bà hãy tìm đến chính phủ của các ông bà mà lấy tiền bồi thường”.
Vì vậy vấn đề pháp lý thứ nhất phát sinh ở đây là, người dân giờ muốn đòi bồi thường thiệt hại phải đi "tìm nhà nước" để lấy tiền như hơn 1.000 hộ dân ở Kỳ Anh đã làm vào hôm 22/9 - trong khi nhà nước cũng là chủ thể bị thiệt hại trong vụ việc này.
Chủ thể bị thiệt hại này (là người dân) đi đòi tiền bồi thường từ chủ thể cũng bị thiệt hại khác (là nhà nước). Hai chủ thể bị thiệt hại này trong thời gian tới có thể sẽ đối thoại và thương lượng với nhau về số tiền bồi thường. Đúng là sự bi hài về pháp lý và thực tế!
Và vấn đề pháp lý phát sinh thứ hai, người dân bị thiệt hại sẽ khởi kiện luôn Formosa ra tòa để yêu cầu đòi bồi thường như 600 người dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã thực hiện vào ngày hôm nay. Nếu Tòa án thụ lý đơn kiện và mở phiên tòa xét xử, Formosa tiếp tục lấy “lá bùa” từ thỏa thuận 500 triệu đô với chính phủ làm bằng chứng pháp lý để chứng minh rằng họ đã hoàn thành xong nghĩa vụ bồi thường. Tòa án Việt Nam có đủ gan để ra phán quyết thỏa thuận 500 triệu đô đó là trái luật, nên không có giá trị ràng buộc pháp lý đối với người dân bị thiệt hại hay không?
Qua đó cho thấy, thỏa thuận lấy 500 triệu đô là một sai lầm chiến lược pháp lý lẫn phương án xử lý khủng hoảng của Chính phủ - trước con cáo già Formosa có thừa kinh nghiệm đối phó với những vụ việc thế này trên khắp thế giới.
Chiến thuật của Formosa trong vụ việc này là đặt Chính phủ vào thế phải “cùng hội, cùng thuyền” với Formosa trong việc xử lý khủng hoảng và đối phó với làn sóng người dân bị thiệt hại yêu cầu đòi bồi thường, khi Chính phủ đã lỡ thỏa thuận và lỡ nhận tiền "trọn gói" từ Formosa.
Nếu Chính phủ cẩn trọng và tỉnh táo hơn, thể hiện thái độ trung dung như trong vụ việc Vedan xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vải như hồi năm 2008, thì tình hình đã không nghiêm trọng và khó xử lý như bây giờ.
"Giải pháp"
Trong bối cảnh này tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Đối với người dân bị thiệt hại: 
Cần chủ động hoàn tất việc kê khai thiệt hại chính xác, trung thực ngay từ bây giờ, cần lưu ý kê khai thiệt hại thu nhập không chỉ gói gọn trong những tháng vừa qua, mà phải trong ít nhất là 5 năm tới. Hãy chủ động tìm kiếm sự tham vấn ý kiến của các luật sư trong quá trình kê khai thiệt hại. Sau đó có thể ủy quyền cho những người uy tín và kiến thức để tiến hành đối thoại và đàn phán với Chính phủ và Formosa, yêu cầu Formosa nâng số tiền bồi thường đúng và đủ cho thiệt hại của mình, như cách mà người dân ở Kỳ Anh đã làm. Khi thương lượng bất thành, có thể khởi kiện Formosa ra tòa.

Hoặc có thể làm như cách của như người dân ở Quỳnh Lưu đã làm hôm nay. Không cần thỏa thuận, thương lượng mà khởi kiện luôn Formosa ra tòa để yêu cầu 2 vấn đề sau: (1) Yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại thực tế và có cơ sở chứng minh sự thiệt hại ấy; và (2) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Formosa tạm dừng hoạt động sản xuất cho đến khi có biện pháp khắc phục vĩnh viễn tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường, nhằm ngăn chặn khản năng tiếp tục gây ra thiệt hại khác.
2. Đối với chính quyền: 
Cần công bố chi tiết bản thỏa thuận với Formosa liên quan đến 500 triệu đô để sự minh bạch sẽ là một giải pháp tốt nhằm khắc phục sai lầm.

Tôn trọng quyền dân sự của người dân trong vụ việc này. Nếu chính quyền tiếp tục chính trị hóa việc khởi kiện của người dân bị thiệt hại, rồi tìm cách ngăn cản việc khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường chính đáng của họ, thì sẽ dẫn đến một sai lầm khác, nghiêm trọng hơn không thể cứu vãn. Một khi người dân đã chon cách hành xử bằng pháp luật, sử sụng đến pháp luật là công cụ để đòi công lý và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình mà không được tôn trọng, thì có thể dẫn đến cách hành xử vượt ra ngoài vòng pháp luật và xung đột bạo lực giữa người dân và chính quyền là hiện hữu.
Nói một cách khách quan, tòa án Việt Nam nếu muốn thụ lý vụ việc này cũng đành “bất lực” vì quá tải, khi có ít nhất hàng chục ngàn hộ gia đình đã sẵn sàng nộp đơn khởi kiện như vậy trong thời gian tới. Pháp luật Việt Nam không chấp nhận cho việc khởi kiện tập thể đã gây ra một khó khăn cho tòa án thụ lý và xét xử vụ này.
Gần đây, Tòa án Hình sự Quốc tế vừa mở rộng thẩm quyền xét xử liên quan đến tội ác môi trường. Đây sẽ là cánh cửa cho chính quyền Việt Nam thoát ra cảnh “cùng hội, cùng thuyền” với Formosa mà trở lại hướng đi trung dung cần có của mình, bằng cách Quốc Hội Việt Nam có thể ra một Tuyên bố “chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với hành vi tàn phá môi trường mà Formosa đã gây ra” theo Khoản 3, Điều 12 của Quy chế Rome.
Điều này sẽ mở đường cho nạn nhân Việt Nam đưa Formosa ra Tòa án Hình sự Quốc tế để tìm kiếm công lý và công bằng. Người dân bị thiệt hại hoàn toàn có đủ năng lực để làm được điều đó.
Và lúc này, người dân cần những nhà lãnh đạo đưa những quyết sách sát cánh cùng người dân trong cuộc chiến pháp lý với Formosa, chứ không cần những nhà lãnh đạo đến vùng “cá chết” cưỡi ngựa xem hoa, ở trần tắm biển và ăn hải sản nhóp nhép một cách thô tục trước ống kính cho mục đích tuyên truyền.

SAI LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC


Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!
Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.
Sai lầm pháp lý chiến lược của nhà nước trong vụ án này là ở chỗ vội vã thương lượng với Formosa một khoản tiền bồi thường hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý về mọi phương diện, bất chấp thiệt hại thực tế của các nạn nhân.
Sai lầm ấy nay trở thành điểm yếu chiến lược trong cuộc chiến vì môi trường của bên lẽ ra nắm giữ ngọn cờ chính nghĩa là nhà nước, nếu họ biết lựa chọn đứng bên cạnh nhân dân của mình. Trong khi đó, kiên trì tận dụng giải pháp pháp lý mặt khác đã trở thành thế mạnh của bên yếu thế ban đầu chính là các nạn nhân của thảm họa ở miền Trung.
Nhiều nhà phân tích thời cuộc từng nghĩ rằng cuộc chiến pháp lý nên diễn ra ở nước ngoài mới may ra giành lại công lý cho nạn nhân. Tôi nghĩ khác, chiến trường phải ở đây, nơi thảm họa đang xảy ra và nạn nhân đang sinh sống. Và công cụ pháp lý phải là vũ khí chiến lược, cần được sử dụng một cách uyển chuyển.
Do sai lầm pháp lý chiến lược của mình, nhà nước đã biến vấn đề thuần túy dân sự thành chính trị. Họ sẽ mãi mãi mệt mỏi vì nỗi ám ảnh chính trị này, bởi trận chiến pháp lý-chính trị chống Formosa chỉ mới bắt đầu, trừ phi họ phải sớm từ bỏ Formosa như từ bỏ con tàu Titanic chắc chắn sẽ bị đánh chìm bởi cơn phẫn nộ của toàn thể dân tộc này.
Như tôi đã nhiều lần cảnh báo trước đây, hàng ngàn đơn kiện của các nạn nhân sẽ tràn ngập Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khiến tòa này sẽ bị tê liệt. Hôm nay Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cùng hơn 600 nạn nhân Quỳnh Lưu, Nghệ An, đã chứng minh điều đó. Những ngày sắp tới sẽ có hàng ngàn đơn kiện như thế được nộp theo đúng cách Linh mục Đặng Hữu Nam đang làm, khiến tòa án Kỳ Anh nghiễm nhiên trở thành nơi nóng bỏng nhất của ngành tư pháp toàn thế giới.
Việc cấm khởi kiện tập thể từ trước đến nay tưởng rằng khôn ngoan, vì cho rằng sẽ làm nhiều ngàn người có ý định khởi kiện cùng một đối tượng giống nhau phải e dè do ngại đáo tụng đình một mình. Nay các nguyên đơn không còn e ngại nữa, bởi họ đang đứng trước câu hỏi "tồn tại hay là không?", đã biết đoàn kết lại cùng kéo nhau đi kiện. Tòa án nào chịu thấu?
Xin hỏi thẳng, sau ngày hôm nay, liệu nhà nước cộng sản dám đàn áp hàng ngàn nguyên đơn khắp nơi đến tòa án Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện không? Xin thưa, nếu đàn áp xảy ra, những vụ kiện thuần túy dân sự thế này sẽ nhanh chóng bùng lên thành cơn lốc chính trị thổi phăng cái chế độ ngày càng bộc lộ bản chất phản dân của mình ngay lập tức.

Lê Công Định

Get paid to share your links!