Thursday, October 26, 2017

Tinh tế đến thế là cùng!.

Ngồi cà phê tranh thủ hóng chuyện bàn bên. Một anh khoảng ngoài 45, áo sơ mi nước hến cắm trong quần caki cứt ngựa, giày đen tương đối cũ, kể lý do bỏ vợ cho mấy người đi cùng nghe. 

"Nó pha bát mỳ tôm cho chồng...nhìn qua là biết không ra gì rồi". Anh nói. 

Một bác hỏi, không ra gì là sao. Anh sơ mi nước hến nói tiếp. 

"Sợi mỳ nó...nó...cứ sường sượng, khô khô trông rất chán đời. Nó không pha bằng tình cảm chân thành nên nhìn phát biết ngay sự gượng gạo trong bát mỳ". 

Chị gái đối diện chép miệng, thế là không được. Ai lại thế bao giờ cơ chứ. 

Anh nước hến như được tiếp thêm doping trong công cuộc tìm kiếm sự ủng hộ cho cái sự bỏ vợ của mình (là hoàn toàn đúng đắn) giơ tay chém vào khoảng không một cách quả quyết. 

"Pha mỳ là phải như con Hoàn ấy. Từng cử chỉ, thao tác của nó phải nói cực kỳ cảm xúc, ăn sợi mỳ nó vừa mềm vừa đậm. Vì sao? Vì con Hoàn nó làm với tất cả tấm lòng và sự trân quý. Nên người ăn sẽ cảm nhận được những tình cảm nó gửi gắm trong từng sợi mỳ, trong từng cọng hành. Mà đến cái nước nó pha cũng ngọt ngào, dù chỉ là nước múc dưới giếng lên". 

Anh hói trán lớn tuổi nhất lắc đầu bày tỏ sự đồng cảm, chán nhỉ, thế thì bỏ quách đi chứ thế thì chịu sao nổi. 

Đồng chí sơ mi nước hến nhấp ngụm trà, vuốt tóc một cách trịnh trọng, chốt hạ. 

"Đấy! Nó như thế không bỏ để làm gì?!"

Mình vừa lướt điện thoại vừa hóng. Say mê như đang nghe điểm tin thời sự quốc tế trong tuần. Vừa nghe vừa nể phục tạo hoá tại sao lại sinh ra được một người chồng tinh tế như anh ấy. Đến mức nhìn sợi mỳ tôm trong bát tô cũng có thể nhận ra tình cảm của một người đàn bà - đối với mình ở mức nào. 

Mẹ, loại này vợ bỏ mới đúng. Tinh tế thế đéo ai chịu nổi!

Ngứa mồm định nói chõ sang, nhưng nghĩ sao lại thôi vì ngó thấy đồng đội của anh đông quá. Với lại như anh, phải để đời nó cho lên bờ, xuống ruộng tơi tả, bầm dập đã. 

Bao giờ ăn một bát mỳ tôm do người người dưng nước lã pha cho mà vẫn rơm rớm nước mắt vì vừa thấy ấm áp xen lẫn tủi nhục, thì khi ấy mới biết mình đã từng ngu như thế nào.
Song Hà

Rõ ràng, việc hô biến sản phẩm Trung Quốc thành hàng Việt để trục lợi lòng tin và tiền bạc của người tiêu dùng là không thể chấp nhận được.

Tôi vừa nhận được thông tin, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo nóng đối với Cục quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh... phải lập tức vào cuộc kiểm tra, làm rõ vụ việc khăn lụa "made in China" bị Tập đoàn Khaisilk gắn mác "made in Vietnam". 

Rõ ràng, việc hô biến sản phẩm Trung Quốc thành hàng Việt để trục lợi lòng tin và tiền bạc của người tiêu dùng là không thể chấp nhận được. Ông Hoàng Khải không thể chỉ xin lỗi một câu cùng vài lời bao biện. Đây là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Pháp luật cần xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt vẫn kiên trì làm ăn chân chính, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quan trọng là cả uy tín quốc gia.  

Những gian thương như Hoàng Khải và khăn lụa Khaisilk cần phải trả giá.
Bạch Hoàn 

6 năm tù là rất ngắn so với một đời người, tôi tin rằng bạn ấy sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.

Suốt một thời gian dài kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn, người ta không thấy sự xuất hiện của những người trẻ trong các phong trào đấu tranh chính trị trên hầu hết các châu lục. Thế rồi Dù Vàng nổi lên như một biểu tượng của sự thành công nhờ nó được chuẩn bị chu đáo. Hơn thế, nó lại được lãnh đạo bởi những người rất trẻ. 
Ở cái tuổi chưa đầy 20, những Joshua Wong, Nathan Law trở thành những thủ lĩnh với đầy đủ tri thức và khát vọng để lãnh đạo phong trào đòi quyền tự chủ cho Hồng Kông. Chính họ đã tạo cảm hứng cho rất nhiều người trẻ ở các quốc gia độc tài đứng ra thể hiện chính kiến của mình. 

Tại Việt Nam mấy năm gần đây cũng xuất hiện những người trẻ như vậy. Họ có tri thức, có dũng khí, và có tâm với quê hương. Họ vẫn mong Việt Nam có được sự tự do, dân chủ. Họ mong đất nước phát triển như những quốc gia khác mà không bị tụt hậu bởi tham nhũng, cơ hội. Họ muốn quyền con người phải được thực thi và trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt ý chí, nguyện vọng của chính mình. Tui cho rằng điều này không phản lại sự tiến bộ của nhân loại. 

Tuy nhiên nếu như các thủ lĩnh của phong trào Dù Vàng có được sự ủng hộ của đại đa số học sinh, sinh viên và các nhà tư bản thì tại Việt Nam những người trẻ như Phan Kim Khánh lại đơn độc một mình. 
Từng lập hai trang Web, 3 trang Facebook  để đấu tranh chống tham nhũng, đòi quyền tự do ngôn luận, biểu đạt nguyện vọng đa nguyên. Thế mà cho đến nay vẫn không nhiều người biết đến và ủng hộ bạn ấy. Phải chăng chúng ta quá bàng quan với vận mệnh quốc gia, dân tộc?  

Nếu như tại Hồng Kông, các bạn trẻ giành được thắng lợi một phần trong việc đấu tranh đòi tự do học thuật. Tại Hàn Quốc, các cuộc biểu tình của sinh viên đã khiến thành viên chính phủ phải cuối đầu nhận lỗi và từ chức, thì tại Việt Nam người ta tuyên phạt 6 năm tù cho bạn trẻ này với tội danh tuyên truyền chông phá nhà nước theo điều 88. 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, họ cam kết hầu hết các vấn đề về quyền con người, quyền tự do báo chí. Người ta đang ra rả kêu gọi chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm. Người ta hô hào toàn dân tham gia vào cuộc chiến ấy, và đồng thời họ tìm cách dập tắc đi tiếng nói khác biệt bằng cách bỏ tù những người yêu nước. 
Với những chỉ dấu đó, liệu có thể tin rằng họ thật lòng muốn có một xã hội minh bạch tại Việt Nam không? Câu trả lời chắc rằng đã có trong mỗi người chúng ta.

6 năm tù là rất ngắn so với một đời người, tui tin rằng bạn ấy sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Bởi một khi đã chọn cho mình con đường đấu tranh cho tự do thì không bạo quyền nào có thể trấn áp được con người ta cả.
Trương Quang Thi

Get paid to share your links!