Saturday, September 10, 2016

Tình Tiết trong vụ án 5 Công An đánh chết Ngô Thanh Kiều



Vụ án Ngô Thanh Kiều bị 5 công an viên Phú Yên đánh chết , trong đó lúc đầu khi kết quả trả về từ phía công an là anh Kiều mất mạng ( chết) do tuột đường huyết dẫn đến tử vong . Khi gia đình cho mổ tử thi thì đã xác nhận có 72 vết thương trên cơ thể , dập tinh hoàn , não có 12 vết thương , ngũ tạng dập nát ! Điều đáng nói ở đây là tình tiết anh Kiều bị " mời " .
VỤ BẮT NGƯỜI TRÁI PHÉP CHỚP NHOÁNG :"Ngô Thanh Kiều đang ngủ ,một bầy công an vào kêu cửa và Kiều mở cửa thì bị còng tay dẫn giải đi lúc 3h 15 phút sáng và bảo "mượn" người vài tiếng rồi trả lại,sau 10 giờ "mượn" thì công an đến nhà kêu người nhà đến nhà xác trả lại xác."
- Mời tại sao lại còng tay ? khi đối tượng chưa phải là bị can hay bị cáo , chưa có giấy phép bắt giữ người ? 



- Tra khảo ép cung khi chưa có chứng cứ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng . Mà theo nhận định của các luật sư ( riêng tôi trao đổi với luật sư Võ An Đôn ) đó là 1 hành vi cố ý giết người ! chứ không phải là dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng gì cả ! 
-Hai đứa con Kiều đứa năm tuổi ,đứa chưa chào đời mất cha
.Cha mẹ già Kiều mất đứa con nương tựa lúc tuổi già và cúng giỗ ông bà tổ tiên ? điều đó ai sẽ bù đắp được mất mát ?
- Và tình tiết đáng để chú ý là tại sao đánh chết mà khi trả về lại nói là tuột đường huyết chết do cho ăn không ăn ? 
SAU ĐÂY LÀ CHIA SẺ 1 DÒNG STATUS CỦA CHỊ GÁI NẠN NHÂN , NGÔ THỊ TUYẾT :
"-Mẫu Vi thể da Bìu daí của Kiều trong biên bản giao nhận mẫu của cơ quan pháp y tỉnh Phú yên bị mất do lỗi thằng đánh máy
-Kết qủa vi thể mẫu tinh hoàn,da bìu daí,ruột non ,ruột già bị đánh bẩm dập bị mất do mẫu bị hoại tử mặt dầu ngâm phosmoon 10% và bảo quản đúng quy trình
-Cục máu bẩm trong bán cầu đại não KIỀU bị rớt mất khi khám nghiệm tử thi
-Quyền con người trong điều 123 BLTTHS bị mất mặc dầu các luật sư bên bị hại lẫn bị cáo trong các phiên tòa vừa qua tìm mãi chưa ra."
* Nếu tình trạng bắt người trái phép như vậy còn diễn ra thì liệu có còn luật pháp ? Tại sao lại bắt người khi không có lệnh còn ra tay đánh đạp dã man như thế ?

Huy Quang Hồ

Logic của cộng sản đôi khi khó hiểu thật, nghe có vẻ ngoài lẽ thông thường!

Kết luận thứ 3 của Ban Bí Thư TƯ về việc kỷ luật khai trừ đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh, viết như sau:
"Đồng chí Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty; đồng chí không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW, ngày 04/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI.
Nhưng đồng chí vẫn đề nghị và để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện sự thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu."
Đọc hai đoạn trên thật sự thấy là lạ thế nào! Việc một người không nhận ra khuyết điểm của mình và vẫn muốn đảm nhận chức vụ dường như là thói đời thông thường. Cùng lắm chỉ có thể trách hắn thiếu tự trọng thôi, sao lại xem đó là lỗi nghiêm trọng để quy trách nhiệm, dẫn đến khai trừ?
Suy cho cùng, trong việc bổ nhiệm đầy khuất tất một kẻ mang khuyết điểm như thế, lẽ ra phải xét đến lỗi và trách nhiệm của Ban Tổ Chức TƯ và cả Ban Bí Thư TƯ trước tiên, sao lại quy lỗi cho kẻ được bổ nhiệm?
Ấy thế mà chính Ban Bí Thư lại buộc cái lỗi, lẽ ra là của mình, cho người khác một cách ngang ngược, lại bằng văn tự hẳn hoi.
Logic của cộng sản đôi khi khó hiểu thật, nghe có vẻ ngoài lẽ thông thường!
Lê Công Định

CUỘC CHIẾN ÂM THẦM

Đến thời điểm này, mỗi ngày trôi qua với mỗi chúng ta là một cuộc chiến, không phải bởi những vũ trang, mà bởi rất nhiều mặt trong một sự âm thầm nhưng đầy hiển hiện.
Cuộc chiến của sự thật và dối trá.
Đến giờ người ta thừa hiểu, sự thật, dù thế nào cũng đã bị pha loãng bởi một luồng chất cổ tích nào đó, hoặc được xâu chuỗi vào với nhau như một kịch bản mà ở đó phần của sự thật thì được tô đậm và phần kết dính thì quả thực gần như hoàn hảo. Khi người ta cảnh báo nạn trẻ bắt cóc và mua bán nội tạng, người ta cũng lại quay ngoắt đổ tại lỗi đánh máy. Sập hầm mỏ khai thác vàng chết gần hai chục người thì người ta công bố một phần mười con số đó. Tham nhũng thành quốc nạn, nhưng người ta lại bảo mười năm không phát hiện ai tham nhũng. Sự thật được công bố qua một lăng kính tán sắc bảy màu đẹp đẽ. Sự thật ẩn nấp trong cái chổi của VTV khi ám hại người nông dân trồng rau, nhưng người ta kể lể và tuyên chiến rất quyết liệt như một sự thật khủng khiếp với sự giả tạo của chính mình. Điều ước thứ bảy, về một chuyện tình của đôi trai gái mù loà đã lấy bao nước mắt của khán giả cũng chìm khuất và được logic với nhau như một câu chuyện đời thường hoàn toàn có thật. Người ta nghe một nửa, hiểu một phần tư và kể gấp đôi. Tôi đã từng nghe và đọc được câu này trôi nổi đâu đó về tính cách con người xứ Việt Nam. Sự thật, người ta phải cố sức gạn lọc trong muôn vàn chiếc áo khoác dối trá được khuếch trương, đeo bám và phủ lên, mới mong có được một phần của sự thật.

Cuộc chiến của điều tử tế và cái xấu xa.
Cái xấu thì nói không hết. Cái tử tế thì bị mổ xẻ đến nát như tương, thêm thắt, xây dựng, đủ trò để tìm kiếm một sự hoàn hảo của điều tử tế. Nào là chuyện người ta cho ông già uống nước mà chưa mở nắp chai. Người ta dắt cụ già qua đường mà ống kính chờ sẵn. Người đi đường đổ xe hàng chở nặng mà đã có người đợi trước mà đỡ hộ cho họ. Người ta xây nên những câu chuyện cổ tích ở Người xây tổ ấm. Người ta tìm sự tử tế trong câu chuyện tài xế xe khách Phan Văn Bắc bằng đủ cách tường thuật. Cái tử tế hiếm đến nỗi ba ngày trôi qua vẫn chưa hết bàn tán, chưa hết những cái tít giật nóng. Và còn trao giải, cúp vô lăng vàng cho người tử tế làm điều tử tế, mà đến giờ người ta biết đó không phải là sự chủ động. Nhưng dù ở góc cạnh nào, đó là điều tử tế và thực sự là đáng để người ta tôn vinh anh về một hành động nghĩa hiệp, dũng cảm và tốt đẹp. Cái xấu ở đây, trong một phần sự thật được vội vàng mô tả mà người ta chưa tìm hiểu hết, đó là những ngòi bút rất bén hơi nhưng gọn gàng trong việc tách rẽ sự thật. Sự thêm bớt, cải cách sự thật, đều không mang lại hệ quả tốt đẹp, dù nó được lấy ra từ một điều tốt đẹp. Hậu quả đầu tiên đó là sự mất niềm tin vào những điều mà người ta thấy, người ta nghe và người ta biết qua báo chí. Đó chính là mũi dao khoét sâu thêm vào niềm tin vốn yếu ớt dành cho những cuộc tin thiếu trí tuệ, sự chuyên nghiệp và cái tâm của một nhà báo chân chính. Cái xấu xa, là những điều mà người ta phải ra đứng đường tìm kiếm hoặc lên báo chí, mạng xã hội kêu gọi lòng tốt về một sự tương trợ, bảo hộ hay giúp đỡ nào đó dành cho những mảnh đời bất hạnh, hai bé sơ sinh dính liền cần mổ. Ba đứa trẻ mất cha mẹ cần được ăn học. Đứa bé bị bệnh tim cần tiền cấp cứu. Cái xấu xa, là sự ăn cướp trắng trợn của những người dân cùng khổ bởi những khoản đóng góp kinh hoàng và phi lý. Cái xấu xa, là những đứa trẻ đến trường qua sông, mái trường lụp xụp hoặc thậm chí ngồi ngoài bãi cỏ trống với cái bảng xanh mốc, lởm chởm, gồ ghề. Cái xấu xa, là những tên quan tham không bị phát hiện và xử tội, mà có khi tìm ra người ta ban cho những ân huệ về những bài học lớn hay rút kinh nghiệm thực sự sâu sắc nào đó. Cái xấu xa, là người ta làm ăn bất chấp, đầu độc dân tộc mình mà không kể hậu quả của nó. Cái xấu xa, là người ta mổ nhầm chân, tay, cắt nhầm bộ phận người mà rồi còn thách thức nạn nhân hoặc phủi bỏ trách nhiệm của mình. Cái xấu xa, là người ta bàng quan với xã hội, chấp nhận theo guồng quay đó, cúi đầu trước cái ác, cho con cái học trong nền giáo dục của xã hội ấy mà thày cô có thể chạy chọt, hay kể cả người ngay thẳng cũng phải lảng tránh dạy những điều đúng đắn nhất để chỉ dạy chúng những cách ít rủi ro nhất. Cái xấu xa, là ngay cả điều tử tế mà người ta cũng còn nghi ngờ.

Cuộc chiến của sự sống và cái chết.
Sự sống mong manh, không chỉ riêng với quan chức, người dân, mà là bất cứ ai ở trên mảnh đất này. Khi cái xấu xa được trang bị bằng sự dối trá, thì đương nhiên cái chết luôn cận kề với bất kỳ một người nào. Thực phẩm bẩn, các đồ uống nhiễm độc, không khí ô nhiễm nặng nề, nguồn nước từ biển đến sông hồ đều là nơi tồn chứa những nguồn nguy hiểm cao độ. Không phải bây giờ người ta mới hoảng hốt lên vì Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ người mắc ung thư, một năm đến hơn 200.000 ca mới. Mới hai năm nay, người ta đã điểm mặt những cái tên như Duy Nhân, Trần Lập, Hán Văn Tình (bác Quềnh trong Đất và Người) và mới nhất là Minh Thuận. Các bạn nên nhớ rằng đó là những người trong giới showbiz luôn được để mắt và soi xét kỹ lưỡng nên được nêu tên khi có sự cố nào đó. Vậy thử hỏi bao nhiêu người khác đã và đang chết một cách thầm lặng ở các vùng quê, miền xa trên tổ quốc này. Người ta chết vì bệnh tật. Người ta chết vì tai nạn giao thông, mỗi năm thống kê khoảng 10.000 người, nhưng con số của Liên Hiệp Quốc lên tới gấp đôi con số đó. Mà cũng đúng khi ông Phó thủ tướng vừa khẳng định, mỗi bộ, ngành báo cáo một con số thì biết lập chính sách kinh tế vĩ mô kiểu gì (?). Người ta chết vì ra biển khơi đánh cá mưu sinh, mỗi năm cũng ngót nghét gần 5.000 người bỏ mạng trên vùng biển quê hương mình. Người ta chết vì bị bắt giam mà không may sau vài ngày bất động thành cái xác thâm tím, trầy bầm, tụ máu. Người ta chết vì dũng cảm đứng ra chống lại cái ác, cái xấu xa, mà đặc biệt là có quyền lực, điều ấy đã được ông Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt khẳng định rất thẳng thắn và trong sự bất lực thực sự của cả một hệ thống đã trở nên lỗi và tha hoá quyền bính chính trị.

Những cuộc chiến không súng đạn, mà là cuộc chiến được quyết định bằng thông tin, trong sự đấu tranh gay gắt của cái gọi là sự thật và dối trá, điều tử tế và cái xấu xa, của lề trái và lề phải, và cuối cùng là sự đấu tranh của sự sống và cái chết, giữa con người với con người, nhưng trong số đó là những con quỷ hiện diện trong những nụ cười và hình hài rất đỗi con người.

Luân Lê

Chưa “đả hổ” mới “diệt ruồi” đã lúng túng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Bộ trưởng Trần Đại Quang (trái) tại lễ bế mạc Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016.
 AFP photo
Chiến dịch làm trong sạch Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động hay còn gọi là “đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam có vẻ không được suôn sẻ, khi nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, người bị xem là con ruồi bị đập đã có những phản ứng khác thường. Nhân vật này ẩn mặt suốt tháng qua và chủ động xin ra khỏi Đảng. Việc này làm cho đề nghị khai trừ Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tỏ ra vừa chậm trễ vừa lúng túng.
Ông Trịnh Xuân Thanh đang bị điều tra về những sai phạm, liên quan tới trách nhiệm quản lý nhà nước qua vụ làm lỗ  3.300 tỉ đồng, khi là lãnh đạo PVC Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí. Lúc đó nhiều người khác bị truy tố, nhưng ông Thanh lại được điều chuyển về Bộ Công thương giữ vị trí cao cấp và sau đó tiếp tục được điều chuyển về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Dĩ nhiên đây là sự chậm trễ của tổ chức đảng, đúng ra sau khi có ý kiến của Tổng Bí thư thì phải đình chỉ tư cách đảng viên của ông ấy đi, rồi sau này xử lý. 
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Trả lời chúng tôi vào tối 8/9/2016, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định:
“Dĩ nhiên đây là sự chậm trễ của tổ chức đảng, đúng ra sau khi có ý kiến của Tổng Bí thư thì phải đình chỉ tư cách đảng viên của ông ấy đi, rồi sau này xử lý. Hoặc là sau khi Hội đồng Bầu cử tước danh hiệu đại biểu Quốc hội của ông ấy thì có thể người ta tổ chức kiểm điểm và khai trừ đi. Sự chậm chạp của tổ chức đảng là điều đáng tiếc.”
Khá chậm chạp, ngày 8/9/2016 Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức đề nghị khai trừ Đảng ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Tuy báo chí đồng loạt đưa tin này, nhưng từ hôm 6/9 ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho báo Thanh Niên và cho biết ông đã nạp đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau mấy ngày không xác nhận sự kiện vừa nêu, nhưng đến chiều 8/9 Tỉnh Ủy Hậu Giang đã ra Thông báo xác nhận việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng. Theo Thanh Niên Online, Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang đã nhận được văn bản gửi qua đường bưu điện. Trong văn bản được photocopy, ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề mà Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương đặt ra, đồng thời xin ra khỏi Đảng. Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang cũng có công văn triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh để báo cáo những vấn đề vừa nêu. Ông Thanh đã hết thời gian nghỉ phép vào ngày 3/9 vừa qua, nhưng chưa trở lại Hậu Giang.
Dao mổ trâu đập ruồi
Trước đó trên mạng xã hội lan tràn hình chụp bản báo cáo gởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh. Trong đó người ký tên Trịnh Xuân Thanh nêu lý do xin bỏ Đảng là vì không còn tin vào sự chỉ đạo của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra đương sự còn chỉ trích Đảng về điều gọi là, áp lực cơ quan tố tụng, cơ quan thực thi pháp luật và sử dụng truyền thông báo chí nói sai sự thật để quy trách nhiệm cho đương sự.
Ngược dòng thời gian, thời sự có vẻ như được sắp đặt có lớp lang, trước tiên một tờ báo nhỏ đưa tin vụ xe Lexus đắt tiền được ông Trịnh Xuân Thanh gắn biển số công trái quy định. Cả tháng trời dư luận chẳng để ý gì đến thông tin này, cho đến khi tờ báo nhiều độc giả là Thanh Niên vào cuộc và lôi kéo được cả làng báo làm náo động vụ xe tư đắt tiền lại mang biển số công.
Từ đó báo chí phanh phui tiểu sử của chủ xe là ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cũng như quá khứ của ông này khi lãnh đạo Tổng Công ty xây lắp dầu khí  PVC và làm lỗ lã hơn 3.000 tỷ đồng, rồi vụ hạ cánh an toàn ở Bộ Công thương làm vụ trưởng  dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và sau đó điều chuyển về làm lãnh đạo ở Hậu Giang.
Điều khá ngạc nhiên là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mau lẹ liên tiếp ra chỉ đạo huy động các tổ chức Đảng và cơ quan chính phủ phải điều tra làm rõ vụ xe tư biển số công và sự dính líu của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, trong quá trình điều chuyển ông Trịnh Xuân Thanh cũng như vụ con trai ông này là Vũ Quang Hải được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo ở Tổng Công ty bia rượu và nước giải khát Saigon Sabeco.
20160615154437-anh0.jpg-400.jpg
Ông Trịnh Xuân Thanh. Photo courtesy of vietnamnet.vn
TS Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, người tranh đấu cho quyền tự do biểu đạt từng đưa ra nhận định về điều gọi là sự sắp xếp các diễn biến thời sự. Ông nói:
Tôi cho rằng việc điều tra ông Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là ông Vũ Huy Hoàng đã được tổ chức trước, được sự lên tiếng đồng loạt của một số tờ báo, đánh giá về vụ chiếc xe Lexus của ông Trịnh Xuân Thanh, về vụ ông Vũ Quang Hải là con ông Vũ Huy Hoàng và liên quan tới một số vụ việc nữa của ông Vũ Huy Hoàng. Nếu không được chuẩn bị tài liệu từ trước, thì các báo chắc chắn đã không có những tư liệu đó, không có những câu hỏi sắp sẵn và không có những dàn bài được sắp sẵn để tung ra tại thời điểm này.”
Trong những dịp trò chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng với kinh nghiệm phân tích thông tin tình báo chính trị đã thể hiện cách nhìn của ông, về điều gọi là thử thách đối với sự phân hóa quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam.
Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng thị phần rất lớn, những thị trường màu mỡ làm ăn đa ngành và những nhóm lợi ích mới, những nhóm quyền lực mới đương nhiên phải chú ý chuyện đó…thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì lợi ích kinh tế.”
Thông tin về việc ông Trịnh Xuân Thanh chủ động xin ra khỏi Đảng được báo chí giật tít lớn. Giữa khi đó mạng xã hội rộ tin đồn ông Trịnh Xuân Thanh đang ở nước ngoài, kể từ khi ông này xin nghỉ phép 1 tháng để chữa bệnh. Báo chí nhà nước nói không thể liên lạc được với ông Trịnh Xuân Thanh qua điện thoại, tuy vậy báo Tuổi Trẻ Online ngày 8/9 đưa tin cho tới thời điểm này, ông Trịnh Xuân Thanh chưa bị cấm xuất cảnh.
Tờ báo cho biết, ở thời điểm 8/9/2016 trên hệ thống của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công An chưa thấy có dữ liệu về việc cấm xuất cảnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an TP.HCM cũng chưa nhận được văn bản nào từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng về việc cấm xuất cảnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng thị phần rất lớn … thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì lợi ích kinh tế.  
- TS Phạm Chí Dũng 
Trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng, rất ít khả năng về việc ông Trịnh Xuân Thanh bỏ chạy ra nước ngoài như thông tin trên mạng xã hội. Ông nói:
“ …Tới bây giờ chắc chưa chạy đâu…Ủy ban Kiểm tra mới vừa họp công bố kỷ luật khai trừ đảng ông ấy. Ông này cương vị Phó Chủ tịch tỉnh thuộc diện cán bộ của Trung ương quản lý…không ai để cho ông ấy chạy đâu, chắc là các cơ quan trách nhiệm họ có cách. Đến bây giờ chưa thấy dấu hiệu gì, người ta chỉ đồn rùm như thế, đâu có gì cho thấy ông này bỏ chạy đâu…nếu chạy thì phải truy bắt cho được, Việt Nam là thành viên của Interpol, nếu cần họ sẽ truy lùng bắt về như trước đây đã có một người như vậy.”
Bên cạnh câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh chủ động xin ra khỏi Đảng vài ngày trước khi bị Đảng đề nghị khai trừ, báo chí trong nước còn rộ tin Bà Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc Hội khóa 13 khai báo với cơ quan điều tra là đã bỏ ra 30 tỷ đồng tương đương 1,5 triệu USD để được đưa vào danh sách ứng cử và được trúng cử Quốc hội khóa đó. Bà Nga từng bị bãi miễn, bị bắt và truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ tháng 1/2015.
Phản ứng về nguồn tin vừa nêu, Báo điện tử VietnamNet trích lời ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội nói rằng phải kiểm chứng ngay để tránh ảnh hưởng đến uy tín của Quốc Hội, vì câu chuyện này quá động trời.
Quốc Hội Việt Nam vừa qua xảy ra nhiều chuyện cũng không kém giật gân, như chuyện ông Trịnh Xuân Thanh đắc cử Quốc hội khóa 14 nhưng không được chấp thuận tư cách đại biểu Quốc hội vì nghi án chạy chức. Một trường hợp khác cũng bị bác tư cách đại biểu Quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì có hộ chiếu nước Malta.
Bầu cử ở Việt Nam được mô tả là theo hình thức Đảng cử dân bầu, với việc gạt bỏ những ứng cử viên độc lập mà nhiều người trong đó là những tên tuổi lớn nhiều uy tín. Tuy là Đảng cử dân bầu nhưng xem ra bộ máy cử tuyển cán bộ nhân tài của Đảng đã thể hiện những góc khuất tệ hại.
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 nêu lên vấn đề sống còn của Đảng, đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất, tham nhũng kể cả cán bộ quản lý nhà nước. Nhưng cuối cùng cả một khóa 5 năm mà Trung ương Đảng cũng không tìm ra được một bộ phận không nhỏ đó.      
Theo RFA

Tâng bốc lãnh đạo – ‘hành vi nịnh’ trên báo Việt

Năm ngoái, độc giả trong nước và hải ngoại được một dịp cười bể bụng khi báo mạng đưa tin về một lễ bảo vệ luận án tiến sỹ với đề tài “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”. Người thì chê đề tài vớ vẩn, vu vơ, xếp cùng kiểu với đề tài “siêu hài hước” như “Sản xuất ốc vít phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Một vài trí thức qua các báo “lá cải” đã bênh vực, khẳng định “đây là một đề tài nghiêm túc, mang tính khoa học hẳn hoi”. Tôi nông dân “hai lúa” chẳng hiểu ất giáp gì nhưng trộm nghĩ đã đến lúc “hành vi nịnh” cần được giới trí thức quan tâm nghiên cứu để báo động cho xã hội bài trừ sự giả dối nịnh hót, trong đó có không ít bồi bút kiếm cơm trên báo “lề Đảng”.
‘Điểm 10 cộng’ cho Thủ tướng
Sáng ngày “Tết độc lập” 2-9, vừa truy cập trang tin tức www.baomoi.comtôi bắt gặp ngay một trang báo điện tử giật tít to đùng: Điểm 10 cho sự quyết đoán của Thủ tướng. Ngay phần mào đề, người viết đã gào lên như mấy trẻ bán báo dạo bến xe miền Đông cách đây vài chục năm: “Cực nóng! Cực quyết đoán! Cực sáng suốt! Cực tiến bộ! Thủ tướng, hẳn hoi là Thủ tướng nhé, trong phiên họp Chính phủ sáng qua đã yêu cầu bỏ điều 292 quy định tội danh “cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”. Nếu 10 điểm là số điểm cao nhất, Thủ tướng xứng đáng được điểm 10+ cho sự quyết đoán trong việc phá bỏ mọi rào cản cản trở đổi mới”.
Có gì mà ầm ĩ thế? Té ra là đề nghị bỏ Điều 292, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (hiện đang tạm lùi hiệu lực thi hành). Điều luật này quy định:
“Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”. Đây là điều luật bất hợp lý, nhùng nhằng, bị các doanh nhân kinh doanh dịch vụ công nghệ phản đối từ khi dự thảo, đến nay trước áp lực dư luận, ông Phúc yêu cầu bỏ thì có gì lạ, có gì quyết đoán? Ông Phúc không phải là người đầu tiên thấy nó vô lý và phản đối. Bản thân ông Phúc cũng chỉ là người đề nghị, sắp tới quốc hội sẽ thêm những kỳ họp, lại tiêu tốn không ít tiền thuế của dân để “biểu quyết” điều chỉnh vấn đề này. Thế mà một phóng viên báo Lao Động hét thất thanh, tâng bốc lãnh đạo một cách lố bịch. Đọc bài “bình loạn” này tôi thực sự sốc. Sốc không chỉ bởi 4 chữ “cực” mà còn thêm “điểm 10 +” nữa. “Điểm 10 +” ấy nên dành cho tác giả bài này, người cho điểm chính là Ban Tuyên giáo trung ương hoặc bản thân người đứng đầu chính phủ.
Mới đây chuyện ông Phúc và đoàn tùy tùng nối đuôi ô tô dài cả cây số vào phố cấm đi bộ ở Hội An bị dư luận phản đối. Sau một tuần, ông Phúc mới xin lỗi gián tiếp trong một hội nghị. Sai thì xin lỗi, là điều tối thiểu phải làm, thế mà nhiều “nịnh thần” lại tán dương sự xin lỗi của ông Phúc thật quá lời. Rất dối trá khi có “bồi bút” mượn hình ảnh “người dân” để hoan nghênh thủ tướng. Thật ngượng khi đọc những lời ca tụng trên mây mà bản chất là lời xu nịnh. Bồi bút ẩn danh T.H này trích một số ý kiến “người dân” như sau : Bạn Anh Tư chia sẻ: “Một lời xin lỗi rất chân thành của Thủ tướng làm cho người dân càng thêm thán phục!“. Bạn HungQNa bày tỏ:“Ơn Giời! Đích thị đây là vị Thủ tướng mà người dân mong đợi rồi. Hy vọng sẽ có nhiều lãnh đạo có tâm, có tầm để đất nước ngày một phát triển, văn minh”. “Hoan hô, chúng ta hiện đang có một vị Thủ tướng của dân, vì dân thực sự” - Bạn Tài chia sẻ. Bạn Võ Đức Hương kỳ vọng: “Hoan hô Thủ tướng. Tui bắt đầu đặt niềm tin nơi ông từ hành động nhỏ này”.
Lời xin lỗi để lại tiếng thơm muôn đời!
Lộ liễu hơn, trang đăng bài này chính là trang thông tin điện tử mang tênNguyễn Xuân Phúc. Độc giả thấy ngay sự ngụy tạo trong dẫn chứng, bởi vì những nhân vật “người dân” rất mơ hồ như “Bạn Anh Tư”, “Bạn HungQNa”, “Bạn Tài” ... Những “người dân” này đều không được ghi chú địa chỉ cụ thể. Một lời xin lỗi mà khiến người khác phải “càng thêm thán phục”, “đích thị đây là vị Thủ tướng mà người dân mong đợi”, “lãnh đạo có tâm, có tầm”, “vị Thủ tướng của dân, vì dân thực sự”, “đặt niềm tin” thì chỉ là sự thổi phồng thái quá. Ca tụng thế vẫn “chưa đủ liều”, tên bồi bút này còn viết: “Hành động chính là lời nói hay nhất và ý nghĩa nhất! Chúc ông có nhiều sức khoẻ để công tác. Tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị lãng quên!”.
Một lời xin lỗi mà trở thành “Tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị lãng quên” thì chỉ có trong “hành vi nịnh” của những bồi bút báo “lề Đảng” mà thôi. Nói đến đây tôi liên tưởng đến một truyện xưa: Có hai tên “nịnh sĩ” đang ngồi hầu chuyện quan lớn, bỗng quan “đánh rắm” một cái. Lập tức một tên lắng nghe rồi thốt lên: “Y hi, quản huyền chi âm!” (nghe như tiếng đàn, tiếng sáo). Tên kia cũng hếch mũi hít hà rồi trầm trồ: “Phảng phất chi lan chi vị!” (thoang thoảng mùi hoa lan, hoa nhài). Nhưng quan lớn tỏ ra hiểu biết, không bằng lòng: “Trung tiện mà thơm thì e tuổi thọ ta không được dài”. Nghe vậy, một tên gật gù: “Bẩm cụ, bây giờ đã có mùi rồi ạ !”. Tên kia cũng khẳng khái khẳng định: “Bẩm, bây giờ thì thối lắm ạ!”.Tương truyền vì thế dân gian mới có câu rằng: nịnh thối không ngửi được.
Xin quay lại vấn đề chính - “hành vi nịnh” trên báo chí của lũ bồi bút. Sau hơn 3 tháng, chủ yếu nói và hứa, các vấn đề bức xúc của đất nước như tham nhũng, bạo lực, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, nợ công, biển đảo... vẫn đang nhức nhối, chính phủ khóa mới chưa có động thái nào thực sự hiệu quả, nhưng trang Dân Trí lại tán dương lấy được: “Tư duy mới mẻ, hành động quyết liệt, rất bám cơ sở, lắng nghe nhân dân, lắng nghe doanh nghiệp…. là những nhận xét của các đại biểu Quốc hội về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau hơn 3 tháng đứng đầu Chính phủ điều hành đất nước, phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cam go, thử thách”. (“Trong điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có chỗ cho việc bàn lùi”).
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên kể từ khi Chính phủ mới hoạt động, ông Phúc nói sẽ chuyển “phương thức chỉ đạo, điều hành” của Chính phủ từ “phương thức mệnh lệnh hành chính” sang phương thức “kiến tạo, phục vụ”. Ông Phúc chỉ mới nói chứ chưa làm, và không biết làm được đến đâu với cái “tư duy nhiệm kỳ” 5 năm của mình. Vậy mà trang baophapluat.vn cùng nhiều báo mạng khác không ngớt lời “hoan hô thủ tướng”;
‘Tự sướng’, gán ghép cho dân
Cũng với chiêu dùng “nhân dân” nói (khách quan đấy nhé), trang thông tin điện tử www.dangcongsan.vn đã “tự sướng” với nhiều bài, trong đó có bàiNhân dân hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, để nói về việc vào cuộc làm rõ những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Sự việc bê bối của ông Thanh đã được báo chí và nhân dân phanh phui, bàn qua tán lại gần nửa năm qua, đến bây giờ vẫn đang rối như canh hẹ, chưa biết “gỡ” thế nào và hiện ông Thanh đang nghỉ phép, du lịch xứ nào không ai rõ. Vậy nhân dân làm sao “hoan nghênh” nổi “sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư”? Đừng phỏng vấn một vài cán bộ rồi gán ghép cho “nhân dân”, không “chính ngôn” chút nào.
Có những điều bình thường, không đáng nói nhưng qua ngòi bút xu nịnh, chúng trở nên “phi thường”, đặc biệt. Chuyện “nhỏ như con thỏ” - thủ tướng ngồi ghế nhựa khi đến thăm công nhân tại phân xưởng làm việc. Chỉ vậy thôi, nhưng phóng viên báo Lao Động đã đưa ông Phúc “lên mấy tầng mây xanh”: “Chiếc ghế dành cho ông ngồi nghỉ khi kết thúc phần giao lưu cũng chỉ là chiếc ghế nhựa như của anh chị em công nhân, ngồi cùng hàng và bên cạnh công nhân, vui vẻ, thân thiện. Hình ảnh đó để lại ấn tượng sâu sắc trong công nhân, hình như đã lâu lắm rồi, công nhân không được ngồi gần một vị Thủ tướng. Công nhân Nguyễn Gia Thái nói rằng không bao giờ nghĩ rằng mình có thể được đứng gần Thủ tướng và “mong muốn được ôm Thủ tướng”, ông đã vui vẻ vòng tay ôm Nguyễn Gia Thái. Có lẽ chưa bao giờ có một hình ảnh tình cảm, gần gũi của một Thủ tướng với một người lao động như vậy”. (“Thông điệp gần dân của Thủ tướng”)
‘Gậy ông đập lưng ông’!
Người viết nếu lâm vào tình thế “không nịnh không được” thì chí ít cũng cần học “kỹ năng nịnh”, nịnh phải khéo léo, tế nhị. Nịnh thái quá, gượng ép vô hình trung “bôi xấu lãnh đạo”. Ví như chuyện ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước nói rằng sẽ “trả lại nhà cho Đảng” khi về hưu. Họ trích dẫn lời ông Sang: “Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”. Nhà có 51m2 thì trả quách cho rồi, ở cái biệt thự sang trọng không sướng hơn sao? Thế mà các ông nhà báo “lề Đảng” xúm nhau ca tụng ông Sang “liêm khiết”. Các ông có biết làm như thế thì lòi “cái đuôi” của vị lãnh đạo khác ra không? Thế chẳng lẽ các vị lãnh đạo “Đảng ta” từ trước đến nay không ai trả lại nhà cho nhà nước (chiếm luôn) à? Còn cơ ngơi bề thế như lâu đài khi về hưu của các nguyên lãnh đạo khác thì sao?
Xin kể thêm một câu chuyện “gậy ông đập lưng ông” do nịnh bừa trên báo. Trong khi Đại hội XII của Đảng đang diễn ra, trang Dân Việt “phấn khích” đưa bài: “Hoan nghênh Thủ tướng xin không ứng cử Tổng Bí thư”. Trang này “nịnh” gián tiếp khi dẫn lời ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam: “Tại Hội nghị T.Ư 14, tôi có phát biểu là rất hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị đã tự xin thôi không ứng cử vị trí Tổng Bí thư để dồn phiếu cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trách nhiệm như vậy rất cao, đặc biệt là có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay”. Thế mới lộ trần luôn, chuyện bầu báng trong Bộ chính trị không hề cạnh tranh lành mạnh, minh bạch sòng phẳng mà là sự dàn xếp trắng trợn công khai, khiến đảng viên và nhân dân không ai còn tin nữa. Sau khi nhận ra sự “nịnh không đúng chỗ”, “khen nhau như thế bằng mười hại nhau”, trang Dân Việt đã gỡ bài này xuống, nhưng đến nay trang Báo Mới còn lưu lại bài này (http://www.baomoi.com/hoan-nghenh-thu-tuong-xin-khong-ung-cu-tong-bi-thu/c/18524007.epi).
Vì đâu nên nỗi?
Trong khi ngân sách thâm hụt, nợ công ngập đầu thì nhà nước lại dùng một khoản “khủng” tiền thuế của dân để nuôi đến hàng chục nghìn nhà báo của hơn 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 105 báo điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình và nhiều cơ quan quản lý báo chí. Trong đội ngũ nhà báo ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang khủng hoảng về niềm tin và giá trị.

NHỮNG CÂU TÁN TỈNH

ảnh internet

“Anh không quan tâm đến quá khứ của em”
Đây là câu dụ dỗ kinh điển của đàn ông mà bất cứ chàng nào cũng nói với cô gái mà anh ta đang tán tỉnh hoặc đang trong thời kỳ “gạ gẫm” người yêu gần gũi. Bạn chớ dại mà tin. Đặt địa vị của bạn vào chàng, làm gì có ai không quan tâm đến quá khứ của người yêu, chẳng qua là họ có chấp nhận và bỏ qua hay không thôi. Chính vì thế, bạn đừng kể tất cả những gì liên quan tới quá khứ của mình cho chàng. Tránh việc chàng sẽ cảm thấy ám ảnh, khi 2 người cãi nhau, chàng dễ mang chuyện cũ ra dày vò bạn đó.
“Yêu anh em đã chịu nhiều thiệt thòi”…
Một người đàn ông chỉ biết nói với bạn câu này thật sự là một gã tồi. Biết bạn thiệt thòi tại sao không làm gì đó để bù đắp cho bạn? Nói mồm chẳng giải quyết được gì hết. Chính vì thế, nếu người đàn ông của bạn hàng ngày cứ nói điều này với bạn mà không có dấu hiệu cải thiện tình hình thì bạn nên suy nghĩ lại.
“Vào nhà nghỉ anh chỉ ôm em nằm ngủ thôi, không làm gì đâu!”
Câu nói này mà bạn cũng tin được? Nếu anh ta mà như vậy thật thì có lẽ là có vấn đề về sinh lý. Chẳng có người đàn ông nào mất công rủ bạn gái đi khách sạn lại không làm gì. Còn nếu bạn tin, anh ấy sẽ nghĩ bạn là một cô nàng ngờ nghệch, dốt nát. Do đó, hãy loại bỏ trong đầu ý nghĩ vào nhà nghỉ chỉ để nói chuyện và ngủ không đi nhé.
“Anh nghĩ anh không phải là 1 người đàn ông tốt”
Câu nói này có lẽ đã được rất nhiều người đàn ông sử dụng khi họ muốn “rút êm” khỏi một cô gái họ đang “tà lưa” hoặc đang vui chơi qua đường.
Nhiều cô gái sẽ nghĩ, chàng thật là một người đàn ông tốt và tin sái cổ khi chàng nói ra những điều như vậy. Nhưng đó chỉ là câu nói “lừa tình” của chàng khi đang có ý muốn một đi không trở lại thôi.
“Anh chỉ yêu mình em thôi”
Trong thời gian cưa cẩm, bạn nên cẩn thận với những câu nói ngọt lịm của chàng, những lời thề thốt trên trời dưới biển và một trong những câu phổ biến đó là: "Anh chỉ yêu mình yêu. Anh chỉ có rung động với mỗi em thôi".
Với một số chàng trai yêu thật lòng thì câu nói này không có gì là lạ. Nhưng sự thật có nhiều chàng trai sẵn sàng nói câu nói này với nhiều cô gái. Vì vậy, con gái tuyệt đối phải tỉnh táo với câu “chỉ yêu mình em” này nhé!.
“Hãy cho anh chút thời gian”
Đây là câu nói kinh điển chàng dùng để kéo dài thời gian với bạn. Có thể bạn thúc giục chàng chuyện cưới xin, chàng luôn kiếm cớ hoãn binh. “Một chút thời gian” thực ra là một khái niệm rất mơ hồ. Một chút là bao nhiêu? Là một giờ, một ngày, một tháng hay là một năm? Một chút cũng có thể bắt bạn đợi đến 10 năm. Nếu như bạn đồng ý tiếp tục đợi, một chút đấy có thể là cả cuộc đời bạn. Đây là một từ tối nghĩa mà các anh chàng này hay dùng. Thực ra họ đang muốn nói với bạn rằng “cô chẳng qua chỉ là một trò chơi”.
Lượm Lặt

Nóng: Trịnh Xuân Thanh đã ra nước ngoài – Nguyễn Phú Trọng bị phủ đầu nhưng bó tay

Bị phủ đầu, Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa biết Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu
BERLIN (CTM Media) – Hôm nay 8 Tháng 9, Tỉnh ủy Hậu Giang đã chính thức xác nhận đơn báo cáo xin ra khỏi đảng của Ông Trịnh Xuân Thanh.

Sự kiện chỉ trong thời gian ngắn có phản hồi hình ảnh xác minh này gia tăng xác suất Trịnh Xuân Thanh đã thoát ra nước ngoài, và đang gây rúng động phe Nguyễn Phú Trọng.

Xác nhận được đưa ra sau nhiều ngày kể từ khi đơn báo cáo ký ngày 4/9 của ông Trịnh Xuân Thanh được Người Buôn Gió phát tán hôm 6/9, trong đó ông Thanh có giải trình một số vấn đề liên quan đến bản thân do Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương áp đặt theo lệnh của TBT Nguyễn Phú Trọng, đồng thời qua đơn thư này ông Thanh đã xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của TBT Trọng.
Trước đây một ngày, hôm qua 7/9, văn phòng tỉnh ủy Hậu Giang còn khẳng định “chưa nhân được đơn xin ra khỏi đảng của ông Thanh”, cùng lúc UB Kiểm tra Trung ương cho biết đã đề nghị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng ông Trịnh Xuân Thanh trong phiên họp do Bí thư Trung đảng Trần Quốc Vượng chủ trì , kéo dài 3 ngày từ hôm 6/9.
Trong thông báo hôm nay 8/9, Tỉnh ủy Hậu Giang nói rằng “đến 17h hôm qua, Thường trực Tỉnh ủy chưa nhận được đơn của ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng.” Đến hôm nay, mới nhận được “văn bản photo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi qua bưu điện”, trong đó “ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề liên quan đến bản thân ông do Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương đặt ra, đồng thời xin ra khỏi Đảng…”, mà theo đơn báo cáo đã nói là vì “không tin vào sự chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”
Cùng lúc trong những ngày qua đã có tin ông Trịnh Xuân Thanh đã rời khỏi Việt Nam đi ra nước ngoài “để bảo đảm an toàn cho bản thân” như ông đã báo cáo. Tin này thêm khả tín qua xác nhận mới nhất cùng ngày hôm nay, 8 tháng 9, của Thiếu tướng Lê Xuân Viên, Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Tổng cục An ninh, thuộc Bộ Công an, rằng “cho tới nay ông Trịnh Xuân Thanh chưa bị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh”, vì cơ quan xuất cảnh “chưa nhận được thông báo về việc cấm xuất nhập cảnh đối với ông Thanh.”
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì rút kinh nghiệm vụ nguyên chủ tịch Vinalines ông Dương Chí Dũng trước đây, ông Trịnh Xuân Thanh không dại gì tin lời hứa và ngồi chờ trở thành dê tế thần của ông Nguyễn Phú Trọng.
Một số tài liệu bí mật đã được chuyển đến cho Bloogger Người Buôn Gió và đang được thực hiện thành loạt bài “Trịnh Xuân Thanh dê tế thần”. Hiện đang có thương lượng từ người của ông Trịnh Xuân Thanh với Blogger Người Buôn Gió đang ở Đức. Theo Blogger Người Buôn Gió, “Bây giờ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng thì anh ta phải thể hiện” hành động nếu muốn người khác tiếp tay hỗ trợ.
Tin giờ chót mới nhận được từ Bùi Thanh Hiếu, tức Blogger Người Buôn Gió, chỉ sau 42 tiếng từ khi gửi chứng minh thư và bằng lái xe đi cho Trịnh Xuân Thanh để xác nhận, Blogger Người Buôn Gió đã nhận được ảnh của Trịnh Xuân Thanh cầm những giấy tờ tuỳ thân này của mình. Như thế gián tiếp Trịnh Xuân Thanh nhận tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Sự kiện chỉ trong thời gian ngắn có phản hồi hình ảnh xác minh này gia tăng xác suất Trịnh Xuân Thanh đã thoát ra nước ngoài, và đang gây rúng động phe Nguyễn Phú Trọng.
FB Tâm Nhu Lê

Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tôn Hoa Sen - Chân Dung Người muốn biến Bình Thuận thành Hà Tỉnh thứ 2

Lê Phước Vũ
Anh dáng người beo béo, ti hí mắt lươn, môi thâm mỏng, miệng hay cười, mỗi lần mở miệng gió nổi phần phật. Anh luôn tự nhận mình là phật tử và "hướng Phật", nhưng tôi tin anh hướng chỗ nào Phật tránh chỗ đấy, Phật nào chứa chấp nổi anh.
Anh khởi nghiệp với cửa hàng bán tôn ở An Sương, sau anh mở xưởng rồi phất lên thành Tôn Hoa Sen to mạnh như bây giờ, anh làm ăn kiếm tiền giỏi. Thói thường, "phú quý sinh lễ nghĩa", anh càng muốn người đời ngưỡng vọng bằng cách khoe chuyện "ăn chay", ừ, anh ăn rau hay ăn cỏ kệ mẹ anh, ăn chay đâu có nghĩa là không làm ác được, anh nhỉ.

Anh lâu lâu lại nổi hứng động cỡn lên làm chuyện gì đó cho thiên hạ thêm chán ghét, như cái lần anh làm khu du lịch sinh thái tâm linh trên Đạ M'ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng). Anh cho ngăn dòng nước tưới tiêu, cho xã hội thâm xăm trổ đem mã tấu hăm dọa, ép nông dân bán rẻ đất. Sinh thái tâm linh dựa trên việc độc ác, tâm linh vọng ngưỡng như thế chắc chỉ có anh làm nổi.
Anh tuy tiền của ức vạn, giàu hơn nhiều người nhưng dã tâm anh lớn quá, anh nhìn anh Vượng, anh Hiển, anh Đức ... anh không cam lòng. Nên anh phải làm cái nhà máy thép to thiệt to, làm ngay bãi biển Cà Ná cho tiện bề ... lấy nước biển làm thép. Đậu má, nghe anh nói công nghệ tiên tiến lấy nước biển làm thép mà đôi khi tôi chỉ muốn chửi giống như ông chú tôi hay chửi: "Phường chó lợn liệt não", nhưng ngẫm lại chửi anh như thế tội nghiệp cho chó và lợn.
Anh mạnh miệng và bạo tay lắm, vì anh là thân thiết với đương kim tể tướng, là anh em cột chèo với bộ trưởng công thương, con trai cựu chủ tịch nước. Có bạn bè đồng đội như thế bảo sao anh không ngông cuồng.
Anh chắc cũng đọc được đôi ba chữ Phật pháp, anh cũng biết "gieo nhân nào gặt quả đấy", mà thời nay nhân quả đến nhanh lắm, không cần phải đợi kiếp sau đâu. Phật đã dạy, "buông đao đồ tể lập địa thành phật", không bao giờ là quá muộn, định hướng Phật thì trước hết anh hãy buông đao đi đã.
Không biết nghe tôi nói anh có hiểu gì không, tôi nghi ngờ lắm!
Bui An

*** Nhìn chuyện nay, nhớ chuyện xưa !


Kể cho mẹ nghe về việc chùa Liên Trì bị phá , mẹ Nhi thở dài nói " Phật giáo Việt Nam gặp nhiều kiếp nạn quá ! " rồi mẹ kể lại cho Nhi nghe ngày xưa chuyện mẹ cũng " xém tí " là tham gia phong trào Phật tử xuống đường rồi .
Năm 1963 , mẹ Nhi còn là 1 cô nữ sinh trung học Saigon . Là 1 Phật tử , mẹ Nhi cũng hay đi chùa , làm công quả , sinh hoạt trong gia đình Phật tử . Nhưng cái chính chỉ là tụng kinh niệm Phật , học làm lành lánh ác , chứ Phật pháp cao thâm thì không nghiên cứu mà về chính trị thì càng mù tịt !
Lúc phong trào Phật tử xuống đường lên cao , ngày nào cũng có bạn bè trong chùa và ở trường rủ mẹ Nhi đi biểu tình . Họ gọi nhau í ới " Chính quyền đàn áp Phật giáo , các Thầy đang tổ chức biểu tình , ai là Phật tử thì đi nhé " . Chỉ thế thôi , chứ chẳng biết gì khác ! Mẹ Nhi nói sinh viên học sinh và Phật tử lúc bấy giờ , chỉ nghe Phật giáo bị đàn áp , và các Thầy tổ chức biểu tình phản đối thì cảm thấy mình có trách nhiệm tham gia , chứ làm sao mà biết có Thầy là cộng sản nằm vùng , và phong trào là do cộng sản giựt dây, xếp đặt ?
Cũng may là mẹ Nhi sanh ra trong gia đình gia giáo nên không dám tự ý đi . Mẹ Nhi về nhà xin phép cha mẹ cho đi tham gia biểu tình với các Phật tử khác , thì ông ngoại Nhi cau mày hỏi :
" Thế con có biết chính quyền đàn áp chuyện gì ? Tại sao đàn áp ? Thầy nào , chùa nào tổ chức biểu tình ? Họ đòi hỏi điều gì ? Ai là người đứng đầu chịu trách nhiệm ? "
Nghe hỏi mẹ Nhi ngớ người ra , chẳng biết trả lời thế nào . Ông ngoại Nhi thở dài , đi thay áo rồi dẫn mẹ Nhi qua Viện Hóa Đạo , tìm gặp Hòa Thượng Thích Tâm Ấn . Hòa Thượng cũng thuộc chi nhánh Viện Hóa Đạo , lúc ấy có rất nhiều sư thầy tham gia biểu tình , nhưng HT Thích Tâm Ấn thì không , Ngài chỉ lo Phật sự và châm cứu cứu đời .
Mẹ Nhi và ông ngoại ngồi nghe và trao đổi suốt 1 buổi chiều với HT Thích Tâm Ấn , lúc đó mẹ Nhi mới hiểu ra là không đơn giản như mình nghĩ . Giáo hội Phật Giáo VN lúc đó đã bác đơn xin tự thiêu của HT Thích Quảng Đức , và các vị Tăng Thống đang đi gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm để điều đình và thương lượng . Ngoài ra cũng không phải chùa nào , Thầy nào cũng cho rằng Phật giáo đang bị đàn áp đến mức phải vác bàn thờ Phật ra đường ngồi như vậy !
Thế là mẹ Nhi thôi không tham gia biểu tình nữa , nhưng cũng không dám nói với các bạn bè Phật tử khác điều mình biết , sợ họ giận hay buồn , nên mỗi lần được rủ lại chỉ nói rằng cha mẹ không cho đi và không dám cãi lời cha mẹ .
Nếu ngày xưa , hầu hết các bậc cha mẹ ở Saigon đều biết quan tâm đến suy nghĩ và sinh hoạt của con cái mình ở trường , ở chùa , biết lắng nghe con và hướng dẫn con mình có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn , thì có lẽ chỉ có thành phần thân cộng là theo Thích Trí Quang xuống đường , còn sinh viên học sinh và Phật tử chân chánh đã không tham gia .
Và có lẽ như vậy thì lịch sử Việt Nam đã rẽ qua 1 hướng khác , tốt đẹp hơn nhiều !!
Ngoc Nhi Nguyen

Vụ xe tải cứu xe khách trên đèo Bảo Lộc: Tài xế xe khách lên tiếng

Anh Phong (áo đỏ) bị kẹt trong xe cùng tài xế Toàn khá lâu mới được tài xế Bắc điều khiển xe tải tách rời 2 xe ra. (ảnh Trí thức trẻ)
   Trong những ngày qua, thông tin về vụ xe tải cứu xe khách mất phanh trên đèo Bảo Lộc có nhiều điểm khác nhau, PV Báo điện tử Một Thế Giới đã trò chuyện với anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách. Anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Trước tiên, cần  khẳng định rằng  tài xế xe tải Phan Văn Bắc - người điều khiển xe tải biển số 49C-098.51 đã giữ vững tay lái sau cú va chạm với chiếc xe khách biển số 53N-2824 của Công ty TNHH Thương mai dịch vụ Tấn Hà chở 30 du khách từ Đà Lạt về lại TP.HCM bị mất phanh. Anh Bắc vững tay lái đã cứu mạng hơn 30 hành khách trên chiếc xe khách được an toàn đang được xã hội khen ngợi.
Trước những thông tin trên báo chí phản ánh có sự vênh nhau, để có thông tin đa chiều về vụ việc, PV Báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc được với anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách trong vụ việc.
Qua số điện thoại 09336666xx, anh Nguyễn Thanh Phong đã cung cấp những thông tin ngược lại so với những gì báo chí vừa đăng tải.
Trước tiên, anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng tôi vẫn ghi công anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi.  Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Theo lời anh Phong, thì đây là chuyến xe đường dài nên phải cần 2 tài xế. Ngoài anh Phong ra còn có tài xế nữa tên Toàn. “Lúc xe lên đèo Bảo Lộc, tôi không điều khiển mà ngồi ngay bên tài xế Toàn để quan sát. Xe có kết cấu 46 chỗ sử dụng thắng hơi. Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số và thắng không hoạt động được vì hơi chỉ còn hơn 4kg (tối thiểu xe phải có 7kg hơi)”.

Anh Nguyễn Thanh Phong - tài xế, chủ xe khách trong vụ tai nạn hy hữu khi kể lại sự việc với báo chí.
Phát hiện xe gặp sự cố, xe chạy mỗi lúc một nhanh hơn, lái xe Toàn xin ý kiến anh Phong cho xe lao vào vách núi nhưng anh Phong yêu cầu lái xe điều khiển xe chạy thẳng, vì nếu đâm vào vách núi thì xe sẽ bật ra ngoài, rơi xuống vực, đồng thời hô to: “Xe bị gặp sự cố bà con dồn hết ra phía sau ngồi” đồng thời kêu anh Toàn kéo cần số cho xe chạy tiếp.


Thông tin báo chí đăng tải rằng “xe tải của anh Bắc chạy phía sau xe khách bị mất phanh rồi vượt lên trước, rồi cứu xe tôi, rồi này kia hoàn toàn là không đúng sự thật. Khi đó xe đang xuống dốc là dốc bằng, đã hết đèo vực. Tuy nhiên, xe tôi đang lao xuống dốc với tốc độ trên 120km/giờ thì anh nghĩ chiếc xe tải đang chở hàng đó có chạy nhanh hơn được xe tôi để mà vượt xe tôi?”.
Anh Phong cũng bác bỏ thông tin báo chí nói rằng “trước khi hai xe va chạm vào nhau, hành khách trên xe la ó, thò đầu ra ngoài kêu cứu, là hoàn toàn sai sự thật". Anh Phong cho hay xe của anh là xe kính liền, “một ngón tay còn không đưa ra được làm sao thò được cái đầu ra? Khi xe dừng lại thì hành khách mới đập kiếng để đưa trẻ em và mọi người xuống". 
Qua điện thoại, anh Phong cho biết thêm đoạn đường này xe rất thoáng và đã hết đèo, vực. “Đến khi xuống gần tới đường bằng, tôi mới vượt tiếp qua được 3 chiếc xe du lịch và tôi tính cho xe vượt qua xe tải của anh Bắc luôn chứ không có ý định va vô xe của anh Bắc. Tuy nhiên, khi đang cho xe vượt qua xe tải thì có một chiếc xe Fotuner 7 chỗ (biển số 49A-108.92) ngược chiều lại với tôi. Xe của tôi đã va chạm với chiếc xe Fotuner, khiến chiếc xe này bể kiếng chiếu hậu và kiếng cửa ngang tài. Tôi sau đó đã phải đền chiếc xe đó 10 triệu đồng”.
Sau khi va chạm với chiếc Foruner, xe khách lao tới sát chiếc xe tải, lái xe Toàn đã chủ động ghé đầu xe khách vào đuôi xe tải, rồi hai xe chạy chậm dần và dừng hẳn sau chừng 500m.
Về thông tin nói anh Bắc ra dấu cho xe anh Phong ghé đầu xe khách vào đuôi xe tải, anh Phong khẳng định tài xế xe tải không thể biết xe của anh bị mất thắng mà ra dấu. Anh Bắc chỉ biết giữ thăng bằng khi xe khách đâm vào và dừng lại. “Tôi khẳng định và nhấn mạnh rằng xe tải đã cứu hành khách trên xe tôi và anh Bắc là người giữ thăng bằng chiếc xe tải để cả 2 xe dừng lại".
Anh Phong nhấn mạnh lại một lần nữa rằng: “Thật sự tôi cảm ơn tài xế Bắc nhưng tôi muốn nói ra sự thật là chúng tôi chủ động va vào xe tải chứ không có chuyện cả hai xe nói chuyện nhau được”.
Anh Phong kể, sau khi đâm vào xe tải, 2 xe dừng lại thì anh Bắc xuống xe, đòi giữ nguyên hiện trường. “Khi đó tôi bị kẹt chân trong buồng lái, không ra được, tôi bị dính trong chiếc xe. Nhưng mà anh ta không cứu tôi, mà anh ta muốn giữ lại hiện trường cũng như là tôi là người gây tai nạn là phải đền bù cho anh ta. Khi xe tôi bị chập điện, bốc khói lên, dân chúng la quá thì anh ta mới lên xe tải điều khiển cho 2 xe rời nhau để người ta cứu tôi ra. Sau khi tôi được mọi người cứu ra khỏi xe thì tôi được đưa lên Bệnh viện Bảo Lộc để điều trị”, anh Phong nói.
PV cũng đã liên lạc với lái xe Phan Văn Bắc để có thông tin từ chính anh Bắc. Tuy nhiên, anh Bắc từ chối trả lời tất cả các câu hỏi của phóng viên về sự việc. Anh Bắc nói rằng bản thân anh đang rất hoang mang và không tỉnh táo nên không muốn trả lời.
Nam Phong- Mộtthớigiới.vn

Get paid to share your links!