Tuesday, July 26, 2016

Hướng dẫn viên Trung Quốc đánh vợ Việt tàn bạo vì không chịu tiếp tay cho hắn hành nghề ở Nha Trang?


Không thể tin nổi laqij có thể loại ngang ngược như thế này. Lấy vợ Việt vì yêu hay để lợi dụng hành nghề trái phép ở Việt Nam đây. Ủng hộ chị vợ hết mình vì không tiếp tay cho tên chồng vũ phu kia!

Ngày 21-7, Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết đã nhận được trình báo của chị Phi Thị Mai Anh (26 tuổi; trú tại Vạn Ninh; tạm trú số 136 Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang) về việc bị chồng là hướng dẫn viên Trung Quốc bạo hành.

Được biết chị Mai Anh đã kết hôn cùng Jin Rui (28 tuổi; quốc tịch Trung Quốc; số hộ chiếu E20899068) được một thời gian. Trong thời gian này, Jin Rui làm nghề hướng dẫn viên du lịchnhưng không có giấy phép hành nghề.

Hằng ngày, Jin Rui bắt chị Mai Anh thuê thuyền đưa khách Trung Quốc đi du lịch. Tuy nhiên, chị Mai Anh thấy việc trên là vi phạm pháp luật nên không thực hiện. Do đó, Jin Rui liên tục đánh đập chị.

Đến ngày 19-7, Jin Rui tiếp tục đánh chị Mai Anh và đòi ly hôn nhưng chị không đồng ý. Chị Mai Anh đòi phân chia tài sản (khoảng 200 triệu đồng trong tài khoản của Jin Rui) nhưng ông Jin Rui không chấp nhận và tiếp tục bạo hành chị.

Hiện Công an TP Nha Trang đang tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.

Theo Vitalk.vn 

NỀN Y TẾ CHÔN XÁC KẺ SỐNG


‪#‎GNsP‬ - Theo tờ Tuổi trẻ online đưa tin ca mổ diễn ra chiều 19-7, thay vì phẫu thuật điều trị chứng liệt ở chân trái cho nam bệnh nhân bị chứng liệt chân trái, bác sĩ ở Khoa Chấn thương chỉnh hình 3 của Bệnh viện Việt Đức lại mổ nhầm sang chân bên phải.
Sự việc nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân xem ra rất là khôi hài trước một nền y khoa ngày càng tiên tiến lại được bác sĩ ở đây ví von là do ‘chứng bệnh nan y’ của bác sĩ là do “tôi lại có những nhược điểm cố hữu, mà dù cẩn thận đến đâu tôi cũng vẫn cứ bị mắc sai lầm. Đó là phân biệt bên phải và bên trái”.
Với một vị bác sĩ chuyên ngành phải đào tạo rất nghiêm túc trong ít nhất 7 năm trời để có thể trở thành một bác sĩ thực thụ. Thế mà ông Phan Văn Hậu là người trực tiếp mổ thừa nhận với gia đình nạn nhân là “do sơ suất không kiểm tra bệnh án trước khi mổ dẫn đến sự việc trên".
Đây là sự tắc trách hay là quan liêu, hay là thói tư duy coi mạng sống của bệnh nhân như những con chuột bệnh để thí nghiệm trong những trạng thái tùy hứng ?
Trong hệ thống bệnh viện thì Bệnh viện Việt Đức được cho là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu Việt Nam và là một trong số ít bệnh viện được xếp hạng đặc biệt, cùng với Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, 108...
Việt Nam có câu cứu mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp để cho thấy giữ tấm lòng thiện mới là đáng quý nhất trên đời, nhất là với nghề y.
Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.
Trong 7 lời thề đó đều quy hướng đến người bệnh nhân của mình để phục vụ, chăm sóc chữa trị cho bệnh nhân một cách vô tư và thân thiết nhất. Nhưng than ôi, có quá nhiều sự việc trong hệ thống y tế của Việt Nam khiến cho ta cảm thấy như là họ đang trao thuốc độc cho bất kỳ ai.
Chúng ta không quên vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Nhiều bệnh nhân cùng chung một kết quả xét nghiệm máu, mặc cho độ tuổi, bệnh tật của họ khác nhau hồi năm 2013 được phanh phui hay như việc ăn bớt vắc-xin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một số trẻ tử vong do tiêm vắc-xin.
Mới hồi tháng 3 năm 2016, cháu Lê Thị Hà Vi 15 tuổi, ở Đắk Lắk - nạn nhân bị cưa chân do bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin thiếu kinh nghiệm, tắc trách trong quá trình điều trị.
Để điểm hết các trường hợp bệnh nhân trở thành nạn nhân của bác sĩ và thành bệnh nhân kép suốt cả đời hoặc mất mạng thì giường như nó diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong nền Y tế tại Việt Nam
Thiếu chuyên môn, tay nghề không vững hoặc những tai nạn nghề nghiệp sẽ là lí do để vấy lên cho một số các cá nhân gây ra đau khổ cho người bệnh. Những thứ lí do đó không thể thuyết phục được dư luận để khỏa lấp một nền văn hóa Y tế què quặt, thậm chí thiếu tâm đức của hệ thống Y tế tại Việt Nam.
Trước những sự thật như cơ sở vật chất chật trội, không đảm bảo hay thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế không thân thiện, thậm chí cáu gắt, quát mắng với bệnh nhân vẫn còn phổ biến. “ Đây là biểu hiện thói quen từ thời bao cấp vẫn còn duy trì tới nay” hay nạn phong bì trong bệnh viện nên bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đành phải thừa nhận.
Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Vậy tại sao một Chính phủ lại để cho khu vực bảo vệ sự sống của nhân dân xảy ra quá nhiều tiêu cực dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của nhân dân như vậy.
Phải chăng đó là một Chính phủ yếu kém được điều hành bởi những người cầm quyền yếu kém cả về năng lực, trí lực và tâm lực và hậu quả là nhân dân phải gánh chịu ?
Paulus Lê Sơn
Theo FB Tin Mừng cho người nghèo

Thác Bản Giốc thuộc về nước nào?


Thác Bản Giốc là một thác nước đẹp nổi tiếng của Việt Nam nằm ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, toàn bộ thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang (ngày nay là huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).
Nếu xét theo rất nhiều tài liệu lịch sử thì chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Ngày 30-12-1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa được ký kết. Sau Hiệp ước này, từ chỗ thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nay một phần thác chính đã trở thành sở hữu của Trung Quốc. Từ chỗ toàn bộ bờ phía bắc tính từ phía trên thác cho đến tận chân thác đều là của Việt Nam, ngày nay toàn bộ bờ bắc, tính từ cột mốc 835 mới cho đến hạ lưu, lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Kể từ khi sở hữu được phần thác chính đẹp như tranh vẽ nằm ở bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian). Trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn người.
Hình dưới là bưu ảnh số 832 của Pierre Dieulefils với chú thích: BẮC KỲ - Vùng Cao Bằng - Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông. Nhìn vào tấm bưu ảnh này, chúng ta thấy những người lính Việt dưới sự chỉ huy của một người Pháp đang lội qua sông từ phía bên kia (tả ngạn) vào mùa nước cạn. Thác trong ảnh là thác chính ba tầng chứ không phải thác phụ ba dòng. Điều này chứng minh bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ngay dưới chân thác là đất của Bắc Kỳ (Việt Nam) chứ không phải đất của Trung Quốc, vì thế chỉ huy người Pháp và binh lính người bản xứ mới có thể đi tuần tra bên kia bờ sông và từ bên đó trở về.
FB Lịch sử Việt Nam qua ảnh

Chỉ xử lý Võ Kim Cự có ngăn được những Formosa trong tương lai?

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái), ông Võ Kim Cự (thứ hai từ trái) gặp nhau trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20/5/2014.
 AFP photo
Vậy là sau hơn 3 tháng kể từ khi thảm họa cá chết xảy ra, Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch và Bí thư Hà Tĩnh, người trực tiếp cấp giấy phép cho Formosa - thủ phạm gây ra thảm họa, đã lần đầu tiên trả lời báo giới.
Quả là không uổng phí cho nhiều tháng im tiếng, ông đã có câu trả lời không thể khôn khéo hơn cho những chất vấn về trách nhiệm cá nhân, bằng cách quy cho 'quy trình', 'cơ chế' và sự đồng thuận của cả một tập thể lãnh đạo các cơ quan cao nhất của Trung ương:
"Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa. Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương. Sau đó nhà đầu tư lập dự án với nhiều bước. Trước khi thẩm định đã có ý kiến của 12 bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, quốc phòng, an ninh... đồng ý với các nội dung. Sau đó là thẩm định rồi báo cáo Chính phủ. Cuối cùng, Chính phủ đồng ý để cho Hà Tĩnh được cấp phép."[1]
Nếu không chứng minh được những gì ông Cự nói bên dưới là SAI thì rõ ràng việc quy toàn bộ trách nhiệm cho ông ta trong việc cấp phép Formosa vừa không thỏa đáng, vừa có dấu hiệu chạy tội cho những cá nhân, tổ chức bên trên của ông ta, mà ai cũng rõ bao gồm các Bộ trưởng, Thủ tướng và cả Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa trước.
Đổ hết lỗi lầm của một hệ thống từ địa phương tới trung ương lên đầu một cán bộ cấp dưới chắc chắn không phải là cách công lý được thực thi, càng không phải là cách giúp ngăn ngừa những thảm họa tương tự xảy đến trong tương lai, khi mà trách nhiệm không được đặt vào đúng địa chỉ của nó.
Tuy nhiên truy cứu trách nhiệm tất cả những kẻ đáng phải chịu trách nhiệm lại bất khả thi ở chỗ:
(1) Tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất trong việc rước Formosa về là Bộ Chính trị trên thực tế là cơ quan nắm quyền cao nhất trong hệ thống, sao có thể truy cứu chính nó, sao có thể tự lấy đá ghè chân mình?
(2) Ông Cự khẳng định cấp phép cho Formosa có sự chấp thuận của Thủ tướng, 12 bộ chuyên ngành, các cơ quan nội chính, an ninh, quốc phòng. Mỗi người trong số này lại liên đới tới nhiều bộ phận khác trong tiến trình ra quyết định của họ. Trừ vài người đã nghỉ hưu, đa số họ hiện đang nắm giữ những vị trí cao cấp trong guồng máy.
Truy cứu trách nhiệm tất cả họ được không?
Hoàn toàn không.
'Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc hả các đồng chí?' - chỉ một câu buột miệng của Nguyễn Sinh Hùng 6 năm về trước nhưng đã toát lên toàn bộ sự tự tin của người cộng sản chóp bu ở Việt Nam, tin rằng vị trí của họ là bất khả thay thế chừng nào mà đảng của họ vẫn nắm quyền.
Cầm quyền là một dịch vụ, và bi kịch của xã hội Việt Nam là hiện nay chỉ có một nhà cung ứng.
Thông thường, khi gặp dịch vụ tồi tệ, người dân chúng ta - những người tiêu dùng - không hơi sức đâu nghĩ cách giúp nhà cung ứng nâng cao chất lượng, vì đấy là việc của họ.
Chúng ta làm một việc đơn giản mà hiệu quả hơn là trừng phạt họ bằng cách chọn một nhà cung ứng khác, để chính họ muốn tồn tại phải chủ động đổi mới.
Phương cách đơn giản đó hiện chưa được áp dụng trong thị trường chính trị đất nước, khiến đa số người cộng sản chóp bu dẫu chỉ biết vinh thân phì gia, cung ứng những dịch vụ tồi tệ cho xã hội, vẫn có thể ôm lấy Nguyễn Sinh Hùng trong giấc mộng 'vĩnh viễn không bị ai thay thế' với câu thần chú 'kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?'
Đất nước đang thiếu cạnh tranh chính trị, chúng ta thì lại không dám dấn thân để thiết lập một xã hội cạnh tranh chính trị, chấp nhận toàn bộ thị trường cầm quyền bị thao túng chỉ bởi một nhà cung ứng, thế thì có khả thi không nếu chúng ta đòi hỏi được thụ hưởng những chính sách công tốt đẹp vốn là sản phẩm của dịch vụ cầm quyền?
Cùng logic đó, chúng ta dựa vào đâu để tin rằng sẽ không có những Formosa khác trong tương lai?
Nguyễn Anh Tuấn

Chúng ta phải trả giá

Người Việt biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 08 tháng 7 năm 2012.
 AFP photo
Cái bóng Trung Quốc, cái bóng cộng sản
Thảm họa môi trường Vũng Áng xảy ra hầu như cùng thời gian với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông. Hai sự kiện lớn này phủ cái bóng lo ngại về Trung Quốc lên các trang blog tiếng Việt chưa biết chừng nào mới chấm dứt.
Nói về cái bóng Trung Quốc phủ lên xã hội Việt Nam, luật sư Lê Luân viết rằng khi nho giáo, vốn là cái cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, và tâm lý nô lệ của người Việt chưa chấm dứt thì cái bóng của Trung Quốc vẫn còn đè nặng Việt Nam.
Một nhà nghiên cứu văn hóa Hán Nôm là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng với cái rủi ro lịch sử lệ thuộc 1000 năm thì văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lên Việt Nam là điều khó tránh, nhưng khi bàn về món tiền mà công ty Formosa hứa bồi thường cho Việt Nam sau thảm họa môi trường mà họ gây ra, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện viết rằng Không có một món tiền nào có thể mua được sinh mệnh của mấy chục triệu người con đất Việt dải đất miền Trung. Không có một nhà máy thép nào có thể cho hàng triệu ngư dân cuộc sống như là biển cả.
Thảm họa môi trường biển miền Trung vừa qua đã phơi bầy toàn bộ những sự thật phũ phàng trong việc quản trị đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua.
- Nhà báo Kami
Công ty Formosa có chủ là người Đài Loan, nhưng được cho là gắn bó rất chặt chẽ với các công ty Trung Quốc cộng sản.
Nhà báo Nguyễn An Dân nhìn lại những ảnh hưởng của các quốc gia cộng sản lớn lên nước Việt Nam trong mấy chục năm qua:
Giai đoạn 1979, do Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Liên Xô khi đó trợ giúp chúng ta, nên chúng ta cho con em học tiếng Nga. Rồi cách đây 6-7 năm thì do Trung Quốc là bạn 16 vàng 4 tốt nên lại có đề án đưa tiếng Hoa vào hệ thống giáo dục phổ thông. Tại sao chúng ta cứ mãi ngả nghiêng như thế, mãi vọng ngoại như thế? Lại còn lập dự án phát triển viện Khổng tử, dưng lại các tượng Khổng Tử. Đó là sự thất thủ chủ quyền về giáo dục, về văn hóa tư tưởng.
Hai cuộc khủng hoảng, thảm họa môi trường Vũng Áng, và chủ quyền bị lấn lướt ngoài biển Đông đã đặt tính chính danh cầm quyền của đảng cộng sản vào một thử thách rất lớn. Nhà báo Kami bình luận:
Thảm họa môi trường biển miền Trung vừa qua đã phơi bầy toàn bộ những sự thật phũ phàng trong việc quản trị đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua. Đó là tình trạng chính quyền nhà nước và cán bộ lãnh đạo ở mọi cấp vô trách nhiệm đối với đất nước cũng như dân chúng. Họ đang điều hành quốc gia theo lối "sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi".
Đó là hậu quả của một thể chế chính trị độc đảng như Việt nam hiện nay, khi cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực đã bị tê liệt và vô hiệu hóa. Vì lợi nhuận và lợi ích của cá nhân, người ta đã bất chấp tất cả, kể cả cuộc sống của dân chúng và tương lai của dân tộc này. Vì thế chúng ta phải cảm ơn Formosa, nhờ qua đó chúng ta mới biết được thực trạng của đất nước. Chúng ta cần phải đặt câu hỏi, đảng Cộng Sản Việt Nam một đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam với các thành viên có ý thức như thế, thì còn xứng đáng để tiếp tục duy trì Điều 4 của Hiến pháp nữa hay không?
Bên cạnh những trách nhiệm về môi trường và chủ quyền, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng cho rằng chủ nghĩa cộng sản chịu trách nhiệm về những tổn hại về văn hóa và tin thần xảy ra trên đất nước Việt Nam mấy mươi năm qua.
Đấu Tranh
Một chuyển biến rõ ràng của tình hình chính trị xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây là nhiều người đã lên tiếng công khai kêu gọi loại bỏ chủ nghĩa cộng sản. Tác giả Lê Văn viết trong lời đề tựa cho một bài viết trên trang blog Ba Sàm rằng:
Xóa bỏ chế độ cộng sản không phải là đi tiêu diệt người cộng sản mà là nhằm loại đảng cộng sản ra khỏi quyền hành bằng mọi phương tiện,  mọi hình thức, mọi phương pháp ôn hoà để giành lại quyền tự quyết định cho tương lai của chính chúng ta, cho tương lai của cả dân tộc ta .
Không ít những đảng viên cộng sản rời bỏ đảng. Trang blog Bình Luận Án định nghĩa tội trạng phản đảng mà đảng cộng sản dành cho họ:
Hành vi phản bội đảng, suy cho cùng cũng chỉ mới là phản bội các đồng chí của mình, phản bội con đường hay xu hướng chính trị mà mình đã chọn. Chứ không có nghĩa là bị nhân dân hay những người ngoài đảng ghét bỏ, khinh bỉ, hay bị đánh giá là xấu…
Điều đáng lưu ý, là hành vi phản bội đảng tuy khá nghiêm trọng, nhưng rốt lại thì vẫn không phải, không bị xem là hành vi tội phạm – theo luật hình sự. Pháp luật Việt Nam, cụ thể là trong Bộ luật hình sự không có tội “phản bội đảng cộng sản”.
Nhưng những khẩu hiệu mang nội dung đòi xóa bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản vẫn chưa xuất hiện trên đường phố, mà thay vào đó là những lời đòi hỏi môi trường trong sạch và chủ quyền quốc gia. Tuy vậy những cuộc biểu tình đó vẫn bị đàn áp.
075_smit-notitle160501_npUhZ.jpg-400.jpg
Người Việt Nam biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Trong cuộc biểu tình ngày 17 tháng bảy Luật sư Lê Luân thử chọn cách im lặng nhìn thời cuộc và ông rút ra nhận xét như sau:
Có nhiều người nói, im lặng có thể cũng được gọi là một loại lòng tốt. Nhưng nhìn ngược lại, im lặng hay phớt lờ trước những bất công và đòi hỏi buộc phải lên tiếng của xã hội thực tại với một người có lương tâm, thì có nghĩa, im lặng, nếu được hiểu là một loại lòng tốt, chắc chắn thứ lòng tốt đó là hoàn toàn vô nghĩa và không sử dụng được, giống như đồng tiền trên tay mà không thể tiêu vậy.
Chọn cho mình một thái độ như thế nào trước những cuộc khủng hoảng hiểm nguy như môi trường và chủ quyền, cũng là điều mà nhạc sĩ Tuấn Khanh suy nghĩ:
Bạn hỏi tôi phải nên hành động như thế nào. Tôi khó có thể trả lời toàn ý cho bạn về điều này. Tôi cũng không muốn khuyên bạn xuống đường biểu tình, vì bạn có thể là một người bồng bột. Nhưng nếu bạn bắt gặp một ai đó trên đường phố đang giương khẩu hiệu chống Bắc Kinh xâm lược, hay phản đối sự tồn tại phi nhân và phi lý của Formosa chẳng hạn, hãy chào và dành cho người yêu nước ấy một nụ cười. Đó là một nụ cười thật sự ấm áp để bạn, tôi, và người ấy cùng hiểu với nhau trong niềm hy vọng, rằng, dân tộc chúng ta, quê hương chúng ta đang thức tỉnh.
Hy vọng của nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng là mong ước trong tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, mong muốn về một tinh thần Diên Hồng trong thế kỷ 21 để cứu nguy dân tộc:
Điều mong ước của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là được nhìn thấy các bạn tranh đấu cho nhân quyền, các anh chị bảo vệ cây xanh, các bác các chú trong các đảng phái, những văn nghệ sĩ, trí thức, và quan trọng hơn hết, rất nhiều, hàng ngàn, hàng chục ngàn những khuôn mặt rất mới sẽ nắm tay nhau làm nên một biểu tượng Diên Hồng cho phong trào tranh đấu khôi phục và bảo vệ môi trường, bảo vệ ngư nghiệp, chủ quyền biển Đông và bảo đảm rằng con cháu chúng ta có được một cuộc sống an toàn, lành mạnh và tự do trong mọi lãnh vực.
...nếu bạn bắt gặp một ai đó trên đường phố đang giương khẩu hiệu chống Bắc Kinh xâm lược, hay phản đối sự tồn tại phi nhân và phi lý của Formosa chẳng hạn, hãy chào và dành cho người yêu nước ấy một nụ cười.
- Nhạc sĩ Tuấn Khanh 
Mong muốn đó có lẽ chưa được như ý muốn, từ một góc độ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy khi bà phê phán sự kém tổ chức của các phong trào và tổ chức dân sự hiện nay:
Cần phải thừa nhận rằng : các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đang trong bước đầu hình thành và xây dựng, vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc, chưa có một tổ chức nào đủ tầm để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của các vấn đề đang đặt ra cho xã hội và cho đất nước. Điều gây băn khoăn là : các tổ chức xã hội dân sự có nhu cầu trở nên lớn mạnh hay không ? Các tổ chức xã hội dân sự có muốn khẳng định bản lĩnh của mình hay không ? Các tổ chức xã hội dân sự có thể tạo sức mạnh cho mình bằng cách xây dựng tổ chức của mình theo nguyên tắc minh bạch và trong suốt hay không ?
Trong khi mà Việt Nam đang bước những bước dài về phía vực thẳm tự hủy diệt thì người ta vẫn không thấy các nỗ lực cải cách từ phía chính quyền, và cũng chưa thấy nỗ lực để trở nên lớn mạnh từ phía các tổ chức xã hội dân sự. Vậy, tương lai của Việt Nam sẽ như thế nào ?
Câu hỏi này mỗi người phải tự đặt ra cho mình, cả những người đang đứng trong bộ máy lãnh đạo nhà nước, cả những người đang hoạt động trong phong trào xã hội dân sự, và tất cả mọi người.
Nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn cho rằng sự tạo dựng phong trào dân sự làm quân bình với quyền lực chính trị là con đường duy nhất mà không có chọn lựa nào khác:
Xã hội Việt Nam chưa tạo dựng được một thể chế mà trong đó đảng chính trị chỉ có thể thỏa mãn được tham vọng quyền lực cố hữu của nó bằng cách gắng sức làm lợi cho cử tri/người dân nhiều nhất có thể.
Hãy quay lại với câu hỏi mà chúng ta đôi khi né tránh:
'Giả sử đảng cầm quyền tuyên bố công khai đặt lợi ích của nó lên trên lợi ích quốc gia và đa số người dân, bạn làm được gì nó nào?'
Ngoài nó ra, bạn còn lựa chọn nào khác không?
Nếu chưa có, hãy tạo ra nó.
Hoặc ít nhất, đừng vùi dập những ai đang cố gắng tạo ra những lựa chọn khác cho bạn.
Bởi lẽ, thật khó có hàng hóa tốt nếu thiếu cạnh tranh kinh tế và cũng không dễ có chính sách tốt nếu thiếu cạnh trạnh chính trị.
Đôi lúc cũng có đấy, nhờ may mắn. Nhưng chẳng lẽ chúng ta đành lòng đặt vận mệnh cộng đồng chúng ta vào trò rủi may của số phận hay sao?
Để không phải nhìn thấy sự rủi may của dân tộc, blogger Dương Hoài Linh viết trên Dân Luận rằng Bất cứ chuyện gì trên đời này cũng có giá của nó. Nếu không chấp nhận trả giá anh sẽ đừng mong được thụ hưởng. Tất nhiên ta phải cố gắng để cái giá phải trả là thấp nhất nhưng không phải là sự vô cảm và hèn nhát.
RFA

Get paid to share your links!