dailymotion

Thursday, June 30, 2016

Giám đốc Sở GTVT: Hà Nội sẽ chỉ cấm đi chứ không cấm mua xe máy

"Khi nói đến cấm phương tiện giao thông cá nhân người ta thường hiểu cấm mua, cấm sở hữu, như vậy là không đúng. Chúng ta chỉ hạn chế phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.
Trước luồng dư luận khác nhau về việc Hà Nội đang xây dựng kế hoạch để cấm xe máy hoạt động trong nội đô vào năm 2025, chiều 29/6, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã chủ động mời các cơ quan báo chí đến để gặp gỡ, trao đổi về chủ trương này.
Tại buổi trao đổi, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 16, có đề cập đến Chương trình phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng Hà Nội phát triển nhanh, bền vững. Khi đưa chương trình ra thảo luận, các đại biểu đã thống nhất là phải có lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới cấm xe máy vào năm 2025 để đảm bảo đô thị văn minh.
Cảnh ùn tắc trên đường phố Hà Nội.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, khi xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân và tiến tới cấm xe máy vào năm 2025, Sở GTVT không học và áp dụng một cách máy móc của các nước, mà việc xây dựng đề án là vì Hà Nội hiện nay đang đứng trước nguy cơ ùn tắc giao thông rất lớn, do phương tiện giao thông cá nhân tăng rất nhanh.
Hiện thành phố đang đứng trước nguy cơ ùn tắc giao thông rất lớn với xe cá nhân tăng nhanh. Thành phố hiện có 5,5 triệu xe cá nhân, trong đó 500.000 ôtô, hơn 5 triệu xe máy và với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, dự báo đến năm 2025 có khoảng 11 triệu xe máy. Lượng xe máy lớn không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Chính vì vậy, lãnh đạo TP Hà Nội đã giao Sở GTVT xây dựng đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc trên địa bàn, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2016. Một trong những mục tiêu của đề án là hạn chế phương tiện cá nhân tiến tới cấm xe máy tại một số tuyến phố nội đô.
“Việc giảm xe cá nhân, tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội thành là xu thế tất yếu. Việc này Thủ tướng đã có chủ trương giao cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM phải xây dựng lộ trình. Hà Nội cũng đã quyết tâm đưa ra lộ trình như vậy”, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, các giải pháp đưa ra không nhằm hạn chế việc sở hữu phương tiện giao thông cá nhân mà chỉ nhằm kiểm soát việc gia tăng phương tiện tham gia giao thông cho phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng nhằm giảm ùn tắc giao thông.
“Khi nói đến cấm phương tiện giao thông cá nhân người ta thường hiểu cấm mua, cấm sở hữu, như vậy là không đúng. Chúng ta chỉ hạn chế phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo. Ở đây, Hà Nội không cấm nhân dân mua, sở hữu ô tô, xe máy để đi ở những tuyến phố không cấm”, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và tiến tới cấm xe máy, Hà Nội phải đảm bảo các điều kiện đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, trong đó phương tiện vận tải hành khách công cộng phải bổ sung tương ứng lượng phương tiện giao thông cá nhân bị hạn chế. 
Theo tính toán của Sở GTVT Hà Nội, đến năm 2025, Hà Nội cũng sẽ cơ bản đầu tư xong hạ tầng khung như các tuyến đường vành đai, xuyên tâm và hoàn thiện 8 tuyến đường sắt đô thị.
"Đến năm 2020, phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội phải đáp ứng được 20% nhu cầu đi lại của nhân dân; đến năm 2025 đáp ứng được 30-40%", lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết.
Trước đó, tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị. Theo đó, Hà Nội định hướng đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.
Ngay sau đó, trao đổi với Infonet, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội hoan nghênh việc lãnh đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ mới đã đưa ra lộ trình rất cụ thể về hạn chế phương tiện cá nhân. 
Theo ông Liên, năm 2012, ông Đinh La Thăng đưa ra đề án hạn chế xe cá nhân nhưng bị xã hội phản đối vì không có lộ trình cụ thể và không chuẩn bị dư luận xã hội, không có giải pháp kèm theo. Bây giờ, Thành ủy Hà Nội đưa ra đề án cấm xe máy là hơi chậm nhưng có còn hơn là không làm.
Còn PGS.TS Bùi Xuân Cậy khi trao đổi với phóng viên Infonet thì cho rằng, nếu giao thông công cộng phát triển thì nên hạn chế phương tiện cá nhân, có thể hạn chế bớt xe máy cho bớt ô nhiễm nhưng nếu nói cấm hoàn toàn thì rất khó.
Theo quan điểm của PGS.TS Bùi Xuân Cậy, ngay cả việc cấm xe máy trong nội đô cũng vậy. Vì không lẽ người ta có xe máy, họ không đi đến chỗ này chỗ kia?
“Tôi nghĩ là hạn chế xe máy thì cũng ủng hộ để bớt ô nhiễm nhưng liệu đến năm 2025 giao thông công cộng có phát triển hay không? Có được mấy tuyến tàu ngầm? Đến năm 2020 mới có tuyến đường sắt trên cao số 3 còn các tuyến khác phải chờ thì 10 năm nữa bao giờ mới có hệ thống giao thông hiện đại để cấm?”, PGS.TS Bùi Xuân Cậy đặt câu hỏi.
Tuấn Minh/ Info.net

Những ‘cánh tay nối dài của đảng’ cần được rút ngắn

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Sau khi Đại hội XII đã chỉ giải quyết được vấn đề nhân sự chủ chốt nhưng vẫn không giải quyết được bất kỳ một vấn đề trầm kha nào về kinh tế, xã hội và càng không biết làm sao để cải thiện tình trạng rỗng ruột của ngân sách, những dấu hiệu và biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên và trong hệ thống các đơn vị vệ tinh xoay quanh trục đảng vẫn tiếp tục đà gia tăng khá ấn tượng.
‘Nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ’
Trong tình hình ngân sách cạn kiệt vào nửa đầu năm 2016, một hiện tượng dư luận xã hội và truyền thông đáng chú ý đang diễn ra: những chỉ trích không tránh khỏi đối với hiệu quả hoạt động của một số tổ chức chính trị - xã hội lớn - còn có cách ví von như “cánh tay nối dài của đảng” - bao gồm các nhân tố Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Nếu trước đây kinh phí dành cho các tổ chức chính trị - xã hội trên thường không được lôi ra bình phẩm, thì nay ngay cả một số tờ báo nhà nước cũng bắt đầu bình luận mang màu sắc giễu cợt, châm biếm và chỉ trích.
Không phải “chỉ có” 14.000 tỷ đồng được ngân sách vung cho các tổ chức chính trị - xã hội như một số báo đài đưa tin, mà một đánh giá của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) còn cho biết nguồn lực xã hội được rót vào các tổ chức công chiếm tới 1,7% GDP của cả nước, tức là tương đương với hơn 71.000 tỷ đồng.
Một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam bức bối: đã đến lúc các tổ chức chính trị - xã hội trên nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ.
Nhiều người đánh giá rằng so với nguồn kinh phí rất lớn nhận được hàng năm từ bầu sữa nhà nước, công sức và hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội trên bỏ ra là hoàn toàn bất tương xứng. Còn nếu nhìn từ góc độ ngân sách được cấu tạo bằng tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn nước ngoài mà các đời dân chúng phải nai lưng gánh chịu, sự thể còn trở nên tàn nhẫn hơn nhiều.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống - một tiếng nói bất đồng ở Việt Nam - còn nói thẳng rằng cần suy nghĩ đến việc giải thể Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Vì sao lại ra nông nỗi ấy? Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm được gì để “đoàn kết các tầng lớp trí thức và nhân dân xây dựng một đất nước phồn vinh”?
Mặt thật
Trong thực tế, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã “phát huy” vai trò hiệp thương của cơ quan này đúng như tuyên bố “Dân chủ đến thế là cùng!” của Tổng Bí thư Trọng. Bằng chứng gần gũi và sống động nhất là trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyệt đại đa số các ứng cử viên độc lập đã bị loại thẳng thừng, chủ yếu qua những màn đấu tố thô bạo không khác mấy so với thời Cải cách ruộng đất cách đây đến bảy chục năm.
Thời gian tiến về trước nhưng lịch sử cứ bị kéo lui. Cũng trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa kể, thậm chí tỷ lệ người ngoài đảng đã rớt xuống chỉ còn khoảng 4%, so với “10% theo tiêu chí”. Nghịch lý quá bất nhẫn là trong khi kinh phí dành cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng gấp đôi so với những năm trước, số người tự ứng cử lọt vào Quốc hội lại giảm đi phân nửa so với những kỳ bầu cử Quốc hội trước đó. Nhưng ngay cả những người “trúng cử” cũng bị dư luận coi là “gà” của các cơ quan chính quyền và hội đoàn nhà nước.
Một bằng chứng sống sượng khác: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hầu như không chia sẻ với bất kỳ tổ chức và nhân vật tôn giáo nào khác thể hiện tiếng nói và hành dộng khác với chủ ý độc trị của đảng cầm quyền. Thậm chí ngược lại, giới lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tự nguyện biến thành cánh tay đắc lực giúp cho đảng bóp nghẹt hơn quyền tự do tôn giáo của người dân - được hiến định qua các hiến pháp nhưng còn lâu mới được khẳng định trong một văn bản luật về tôn giáo.
Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng trở nên vô tích sự và phản cảm không kém. Từ khi có luật Lao động, tổ chức này đã chưa hề chủ động tổ chức một cuộc đình công hoặc lãn công nào cho công nhân, bất chấp vô số khó khăn và bất công trùm phủ lên đầu lớp công nhân vừa nghèo vừa đói cùng hàng ngàn cuộc đình công tự phát của công nhân nổ ra hàng năm.
Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để “khoanh vùng đối tượng” và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công.
Từ rất nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đương nhiên trở thành một khâu trung gian hưởng ít nhất 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp. Số tiền không nhỏ này, cộng với khoản ngân sách mập mạp hàng năm, đã biến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành một gã trọc phú ngồi mát ăn bát vàng.
Chỉ đến gần đây khi chính thể Việt Nam không giấu nỗi nỗi thèm muốn Hiệp định TPP và bắt buộc phải dần chấp nhận định chế Công đoàn độc lập trong TPP, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới có chút hơi hướng thay đổi. Tuy nhiên cho đến giờ, tổ chức này vẫn hầu như chưa từ bỏ ý muốn tự nguyện là “cánh tay nối dài của đảng”.
Hầu như tương tự, một tổ chức chính trị - xã hội khác là Hội Nông dân Việt Nam đã không hề lên tiếng trước cảnh nạn hàng triệu nông dân bị mất đất, bị cướp đất và chịu rủi ro về những bất công đất đai. Trong bối cảnh nạn trưng thu đất đai quá bất công vọt lên từ 10-20 lần, thậm chí hàng trăm lần giữa giá bán lẻ ra thị trường và giá bồi thường mỗi mét vuông đất cho nông dân, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành một trong những tổ chức chính trị - xã hội “khiếm thính” và “khiếm thị” nhất, bất chấp không khí tang tóc của lớp nông dân bị bần cùng hóa tuyệt đối đè nặng trên mọi vùng đất nước.
Còn với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hai tổ chức này chỉ chuyên chú tổ chức công tác “vận động” những người mang tinh thần phản kháng Trung Quốc không đi biểu tình với lý do “đã có đảng và nhà nước lo”. Thậm chí, một số cán bộ đoàn - được dư luận xã hội nhận dạng - còn trở thành những nhân viên công an không sắc phục khi theo dõi, tiếp tay cho công an bắt bớ người dân yêu nước…
Tự nhiên rút ngắn
Một trong những nguồn lực lớn nhất mà các tổ chức quần chúng công sử dụng là các khoản chi cho nguồn nhân lực. Theo Tổng cục Thống kê, vào năm 2012 Việt Nam có 246.144 người làm việc cho 34.378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước đãi ngộ theo chế độ.
Số cán bộ, công chức làm việc cho các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước trả lương chiếm 7,2% nhân lực làm việc cho nhà nước và 1,1% tổng lực lượng lao động xã hội. Nếu tính cả số cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thôn, xóm (hoạt động trong các tổ chức quần chúng công cấp cơ sở), tổng số người hoạt động trong lĩnh vực tổ chức quần chúng công (có biên chế và không có biên chế) ước tính vào khoảng 337.981 người.
Tổ chức VEPR đã tính toán với ước tính trung bình: tổng chi phí kinh tế của xã hội cho các tổ chức quần chúng công là 52.688,91 tỷ đồng, và ước tính thấp là 45.670,59 tỷ đồng. Với ước tính “lạc quan”, tổng chi phí kinh tế của xã hội cho các tổ chức quần chúng công năm 2014 ước bằng 1,7% GDP của cả nước, tức là tương đương 71.151,40 tỷ đồng.
Thế nhưng tình hình kinh tế hiện thời có lẽ đang ứng vào “ước tính thấp” của VEPR. Ngân sách khốn quẫn đang bị siết lại nhanh chóng và bầu sữa dành cho các tổ chức chính trị - xã hội cũng cạn kiệt nhanh không kém. Nghe nói một số nơi đã phải xài đến “quỹ đen”.
Bây giờ thì chẳng cần đến dư luận kêu gào, những cánh tay nối dài ấy vẫn tự nhiên bị rút ngắn.
Vậy họ - những cánh tay của đảng và vì đảng ấy - sẽ làm gì nếu “thất nghiệp”?
Trở về với nhân dân chăng?
Nhưng “nhân dân” nào?
Theo Phạm Chí Dũng/ VOA

Môi trường Việt Nam đang tiến đến mức không kiểm soát nổi !


Giáo sư Võ Quý, người từng nhận giải thưởng “Hành tinh xanh” năm 2003, vừa được tạp chí Time bình chọn là “Anh hùng môi trường” năm 2008 cùng 34 nhân vật là các chính khách, nghệ sĩ, nhà khoa học khắp thế giới.
Trong ngôi nhà giản dị ở một hẻm nhỏ ven đô, thay vì kể về những thành tích và giải thưởng đầy vinh quang, vị anh hùng môi trường ngồi điểm lại những… thất bại của mình! Trong suốt gần 60 năm đấu tranh không mệt mỏi cho cuộc sống trong lành hơn của con người, ông cho rằng những thất bại ấy ai cũng có thể rút ra từ đó những bài học để hành xử với thiên nhiên, con người và cộng đồng.
Hòa bình rồi, thống nhất rồi mà rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá. Vì mưu sinh người ta phải phá rừng. Và phá rừng thì lũ lụt, hạn hán đổ xuống, mất mùa, đói kém, lại càng phá rừng, ăn vào rừng như ăn vào chính da thịt mình, ăn vào tương lai của con cháu mình.
Ngay sau đó, tôi cũng đã tổng kết những nghiên cứu, giải pháp về môi trường VN của mình và viết thành cuốn sách VN – những vấn đề về môi trường – chiến lược phát triển của đất nước. Sách được đánh giá rất cao tại Hiệp hội Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), và tôi được bầu làm chủ tịch tiểu ban phát triển chiến lược cho các nước đang phát triển.
Nhưng đó là đánh giá của bên ngoài. Còn trong nước, tôi thấy những cố gắng của mình đôi lúc lạc lõng, thậm chí còn bị coi là “cản trở phát triển”. Những năm 1980-1990, tôi làm nhiều dự án môi trường ở miền núi, trung du, bị nhiều sự phản đối, nhất là ở Tây nguyên. Tôi và đồng sự thất bại cũng nhiều”.
Thưa GS, thất bại lớn nhất mà GS gặp phải có phải từ sự không đồng thuận trong nhận thức của chính quyền địa phương?
– Chính quyền không có cái nhìn đúng về môi trường là một thách thức. Nhưng thách thức lớn nhất là không nhận được sự ủng hộ của người dân.
Đã có những dự án tôi phải làm mất mười năm, qua ba lần thất bại, lần thứ tư mới thành công. Đó là một dự án khôi phục đất bị suy thoái ở Vĩnh Phú. Lần thứ nhất chúng tôi chọn một quả đồi làm mẫu cho dân đến xem. Trên đồi trồng rừng, dưới là những ruộng đồng mức, dưới nữa đắp đập thả cá, trông đẹp lắm.
Sau đó quay lại, tất cả cây trồng mất sạch, dân bê về nhà họ từ bao giờ. Lần thứ hai làm lại, thuê công an về trông, lại còn mất nhanh hơn. Trẻ con thả trâu bò lên đồi, công an đuổi, chúng đợi công an ngủ, lùa cả đàn trâu bò lên quần nát. Lần thứ ba chuyển địa điểm sang xã khác, không thuê công an mà nhờ các cụ phụ lão trông nom. Được vài hôm đã thấy các cụ nhắn tin kêu trả lại. Thì ra trẻ con tức tối vẽ bậy khắp các bức tường trong xóm: chúng vẽ những con chó giữ nhà. Các cụ giận dữ bảo: không làm chó giữ nhà cho các ông!
Lần thứ tư chúng tôi biết phải làm gì: mời người dân đến, thuyết trình dự án, hỏi ý kiến họ xem ai muốn tham gia, dự định trồng cây gì, bao nhiêu lâu, ký hợp đồng cụ thể, ai chịu trách nhiệm và quyền lợi đến đâu. Cuối cùng thì ổn. Và đó chính là mô hình vườn rừng đầu tiên thành công ở miền Bắc. Bây giờ nhiều người làm và làm tốt lắm rồi, nhưng để có mô hình đó chúng tôi mất đúng mười năm.
* Thưa GS, nhưng thực tế thiên tai lũ lụt đã và đang ngày càng nhiều, đó là hệ quả tất yếu của việc tàn phá môi trường. Có vẻ như các “sách lược môi trường” của GS chỉ được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và đánh giá cao, còn trong nước thì…
– Xin được nói ngay là những thiên tai liên tiếp vừa qua như lũ quét, trận ngập lụt lịch sử ở Hà Nội… không thể gọi là thiên tai mà chính là nhân tai. Lấp hết hồ ao, lấn sông lấn ngòi thì nước thoát vào đâu mà không ngập úng. Chặt hết rừng thì lấy gì giữ nước mà không lũ quét.
Theo tôi, tình hình môi trường ở VN đang tiến đến chỗ không kiểm soát nổi. Hơn 20 năm trước, chúng tôi đã cảnh báo về ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp Vĩnh Phú, đêm ngủ ở nhà ông bí thư tỉnh ủy mà mùi hóa chất cay nồng từ nhà máy super phôtphat xộc vào mũi. Tôi bảo ông bí thư: “Chúng ta và con cháu sẽ ung thư hết vì thứ này”. Nhưng ông bí thư bảo: “Đồng ruộng cần phân bón hơn, năng suất lúa thấp lắm, dân sợ đói hơn sợ ung thư”.
Hồi đó mới có khoảng vài chục nhà máy như super phôtphat, bây giờ đã hàng ngàn cái như Vedan. Luật thì có nhưng lờ mờ, dân không biết mình có quyền đòi hỏi pháp luật bảo vệ khi bị ô nhiễm môi trường, người thực thi pháp luật thì không biết hay cố tình thực hiện sai, người làm đúng thì bị uy hiếp. Thực trạng đó không đổ lỗi cho dân, cũng không đổ lỗi cho nhà khoa học được, rõ ràng là do bộ máy và do những người lãnh đạo.
Nhưng tôi không nản đâu, sức mình làm được đến đâu thì cứ tiếp tục làm, rồi con cháu, học trò, người dân ở những nơi mình đã đến… Mỗi người cùng góp một chút nhận thức, một chút kiến thức, một chút hành động thì cả cộng đồng sẽ khác. Vì vấn đề môi trường, suy cho cùng, là của cộng đồng, của cả nhân loại cơ mà.

Theo Hanoigreen

SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO



Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.
Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó.
Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên.
Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến… cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị !?!
Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp.
Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ !?!
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên.
Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy.
Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam ??

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.

Ảnh và Bài từ FB Bảo Vệ Ca

Wednesday, June 29, 2016

Chiều 30 tháng 6 công bố nguyên nhân cá chết

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng giải đáp thắc mắc thông tin về nguyên nhân cá chết trong buổi họp báo chiều 2/6/2016.
Courtesy of cand.com.vn

Văn phòng Chính phủ sẽ họp báo vào chiều 30/6 ở Hà Nội để công bố nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt ở biển miền Trung. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói như vậy trên báo chí chính thức ở Việt Nam.
Theo lời ông Bộ trưởng, Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan sẽ chỉ rõ thủ phạm cùng nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. Cũng trong cuộc họp báo này, Chính phủ sẽ biện giải việc tại sao chậm trễ công bố nguyên nhân cũng như các bước xử lý, khắc phục và thông tin môi trường biển có an toàn hay không.
Trước đó, một số nhà khoa học, người dân địa phương cùng báo chí và mạng xã hội, đặt nghi vấn nhà máy luyện thép Formosa đã xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển làm cá chết hàng loạt ở Vũng Áng Hà Tĩnh, sau đó dòng hải lưu đã đưa chất độc xuống bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sự kiện này được cho là một thảm họa môi trường chưa từng xảy ra ở Việt Nam.
Theo RFA

Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép


media

Một tàu cá Việt Nam bị phá hủy. Ảnh minh họa.REUTERS
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.



Hai chiếc tàu này bị khám xét ngày 02/06/2016 tại một khu bảo tồn ở Biển San Hô, phía bắc nước Úc. Những bộ đồ lặn và sáu tấn hải sâm vốn được người châu Á ưa chuộng, đã bị tịch thu.
Tại tòa án Darwin, tất cả các ngư dân đều nhìn nhận là đã vi phạm các quy định về đánh cá và luật bảo vệ môi trường. Tòa tuyên những bản án treo từ hai tháng đối với các thủy thủ, và bảy tháng cho các thuyền trưởng.
Ông Peter Venslovas, thuộc Cơ quan quản lý ngư trường Úc tuyên bố : « Việc đánh cá bất hợp pháp đe dọa sự tồn vong của nguồn lợi biển nước Úc. Các bản án và việc phá hủy tàu như một thông điệp cứng rắn gởi đến những ai muốn đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc ».
Báo chí địa phương cho biết hôm nay một chiếc tàu của Papua New Guinea cũng bị chận bắt trong vùng biển nước Úc, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hải sâm và vi cá mập trên tàu.
Úc đã tăng cường các phương tiện giám sát, và công việc đấu tranh chống đánh cá trái phép đã mang lại kết quả. Trong khoảng thời gian 2015-2016, chỉ có 17 chiếc tàu vào đánh cá bất hợp pháp bị chận bắt, trong khi cách đây 10 năm có đến trên 360 vụ.

Theo Thụy My/ RFI

Trung Quốc : Phó tổng biên tập tạp chí của đảng Cộng sản tự sát



Phó tổng biên tập tạp chí Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tự sát, theo tin từ báo chí Trung Quốc ngày 28/06/2016. Nhiều giả thiết đã được đưa ra, từ đấu đá nội bộ cho đến vấn đề tự do ngôn luận hay tham nhũng.

Thiết Chí (Zhu Tiezhi), 56 tuổi, cây bút tiểu luận nổi tiếng về lý luận của ĐCSTQ và là phó tổng biên tập tạp chí Cầu Thị (Qiushi), đã treo cổ trong bãi đậu xe ở tầng hầm tòa nhà nơi đặt trụ sở tờ báo.











Tạp chí uy tín Tài Tân (Caixin) dẫn lời một người bạn của ông Chu Thiết Chí cho biết, ông bị trầm cảm vì các xung đột ý thức hệ trong đảng, giữa phe cải cách và phe bảo thủ ngày càng quyết liệt.
Trong một bài báo, ông viết nếu ĐCSTQ không giải quyết các vấn đề thực chất, « thì các tranh luận về ý thức hệ sẽ trở thành những bài diễn văn sáo rỗng, phương hại đến sự tin cậy lẫn nhau giữa đảng và chính phủ đang lãnh đạo nhân dân ».
Từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền cuối năm 2012, chính quyền luôn hạn chế việc tranh luận. Đối với ông Chu Thiết Chí, một nhà trí thức không thể từ bỏ tính liêm chính, độc lập và quan điểm của mình. Nhưng theo tạp chí Tài Tân, « ưu tư này không phù hợp với những lời cổ vũ các cán bộ đảng viên phải đoàn kết, tuân thủ các chủ trương của đảng ».

Trang web của Nhân dân Nhật báo hôm Chủ nhật 26/6 có đăng một tin ngắn về cái chết của ông Chu, nhưng không giải thích nguyên nhân khiến ông tự sát hôm 25/6. Nhiều báo chí khác của Trung Quốc đã đưa lại tin này, nhưng hầu hết đã rút xuống hôm nay.
Các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở nước ngoài cố gắng lý giải về vụ ông Chu Thiết Chí phải tìm đến cái chết, nêu ra mối quan hệ giữa ông và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), từng là cố vấn thân cận của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Ông Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc đã nhận hối lộ và lén lút thu thập bí mật nhà nước.
Hai tuần trước khi bị thất sủng, ông đã cho đăng trên tạp chí Cầu Thị một bài viết dài trong đó dẫn tên Tập Cận Bình 16 lần, nhằm cố bày tỏ lòng trung thành. Lệnh Kế Hoạch bị cho là đã đốc thúc ông Chu Thiết Chí cho đăng sớm, trong khi tờ Cầu Thị rất thận trọng kiểm soát nội dung. Cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ hồi tháng 10/2015 lên án tạp chí Cầu Thị là « bỏ rơi kiểm duyệt chính trị » và quy trình biên tập để đăng các bài báo của những người thân cận.
Theo Thụy My/RFI

Tuesday, June 28, 2016

Thủ tướng: TP.HCM phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông


 "TP.HCM phải phát huy được vai trò đầu tàu. Là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đề cập tới những kiến nghị của TP.HCM với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng cho hay, sau hơn 40 năm giải phóng, TP luôn là đầu tàu, nhưng trong bối cảnh hiện tại, TP đã chậm lại so với cách đây 5 năm nên cần phải có cơ chế mới tạo nguồn năng lượng cho TP phát triển.
hòn ngọc viễn đông, nguyễn xuân phúc, đinh la thăng, thí điểm, ngân sách
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với TPHCM 
“Đầu tàu này không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel mà phải chạy bằng năng lượng nguyên tử” - Bí thư Thăng nói. 
Người đứng đầu Thành ủy TPHCM khẳng định: "TP.HCM là của cả nước, vì cả nước thế nên giải quyết cơ chế cho TP cũng là cho cả nước".
Theo ông Đinh La Thăng, những kiến nghị của TP với Thủ tướng Chính phủ là dựa vào Nghị quyết 16 Bộ Chính trị; những kiến nghị nào được thì Thủ tướng giải quyết còn những cái gì chưa được thì cho thực hiện thí điểm.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng mà TP.HCM đạt được trong 6 tháng đầu năm.
TP HCM đã thực hiện rất hiệu quả chương trình kích cầu đầu tư, cải cách hành chính. Chính phủ đánh giá cao sự ổn định chính trị xã hội của TP HCM.
"Tuy nhiên môi trường đầu tư chưa thật sự tốt như mong đợi của nhân dân. Trung tâm khởi nghiệp chưa đạt, chưa xứng với tiềm năng thế mạnh. Thực tiễn của chúng ta sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu.
So với Bangkok (Thái Lan), một thủ đô với diện tích nhỏ hơn, dân số tương đương nhưng GDP cao gấp 3 lần TP.HCM", Thủ tướng nói và cho biết TP phải có tầm nhìn xa, có một nền kinh tế đổi mới, sáng tạo, là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng yêu cầu TP.HCM phải phát huy những kinh nghiệm đã có để đưa TP là nơi năng động, hiện đại, phát huy được vai trò trung tâm nguồn lực chất lượng cao, là điểm nhấn thu hút đầu tư. Xứng đáng là đầu tàu cả nước.
"TP.HCM phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đồng ý cho phép TP.HCM tiếp tục thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh, luật chưa quy định nhưng đặt ra trong thực tế cuộc sống.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho hay, TP sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Thủ tướng và sẽ triển khai khi Chính phủ cho phép.
theo Văn Đức/ VN Express

Tăng thời gian hỗ trợ cho ngư dân


Vào ngày 25 tháng 6 năm 2016, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 1138/QĐ-TTg sẽ tăng thêm thời gian hỗ trợ cho các ngư dân ở khu vực miền Trung, theo quyết định này chính phủ sẽ hỗ trợ cho các ngư dân khu vực miền Trung mỗi nhân khẩu 15kg gạo trong 6 tháng, thay vì 1,5 tháng như lúc trước.
Vậy ngư dân đã nhận được những gì và họ có thể sống nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền?
Cuộc sống hiện nay của ngư dân miền Trung
Tính đến nay, từ khi sự việc cá chết xuất hiện ở khu vực miền Trung đã gần 3 tháng, ngư dân khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế không thể đi đánh cá, các thuyền đánh bắt xa bờ được đi đánh cá nhưng khi đánh cá về cũng không ai mua, còn ngư dân đánh cá gần bờ từ 15 hải lý trở vào thì chính quyền cấm đoán.
Gần 3 tháng cá chết cũng là khoảng thời gian 3 tháng mà các ngư dân không thể đi đánh cá được, trong khi nghề nghiệp cũng như nguồn thu nhập chính của gia đình họ là từ việc đánh bắt cá, nên cuộc sống của họ hiện nay rất khó khăn, trong khi nhà nước lại chỉ hỗ trợ gạo cho các ngư dân.
Anh Hoa, một ngư dân ở Vũng Áng cho biết trong 3 tháng nay gia đình rất khó khăn, cuộc sống của gia đình phụ thuộc vào sự trợ giúp của các đoàn từ thiện.
Gạo thì mỗi tháng mỗi khẩu là 15 ký mà nhận một khẩu rưỡi là 22 ký, tiền thì người ta hỗ trợ bên tàu trực tiếp sản xuất thôi, còn người dân thì không.
- Anh Giáp
Anh Hoa chia sẻ:
Nói chung là gần 3 tháng nay thì cuộc sống tất cả gia đình chú cũng như mọi gia đình khác bởi vì sống phụ thuộc vào đi biển, nghề biển là chủ yếu mà không có thu nhập thì khổ và vất vả. Cho nên tất cả trong những tháng này, phải nhờ các đoàn từ thiện về cứu trợ, khi thì gạo, khi thì tiền mắm, đoàn thì gạo, đoàn thì tiền bà con để sống chứ ngồi chờ hầu hết là thất nghiệp.
Ông Hanh ở Hà Tĩnh cũng cho biết giờ mọi người thất nghiệp, không có việc làm nên không những ông mà nhiều gia đình trong khu vục cũng đang gặp muôn vàn khó khăn.
Các gia đình, cả tập thể rồi cá nhân gặp phải muôn vàn khó khăn. Không có nghề nghiệp để làm ăn vì chuyên sống về nghề biển mà bây giờ biển thì đã chết rồi. Với hoàn cảnh bây giờ như gia đình của tôi đây gặp phải rất nhiều khó khăn. 
Ông Sịa, một ngư dân ở Quảng Bình than thở về cuộc sống khó khăn của gia đình ông:
Ôi trời ơi! Khổ không thể nói được mà người dân ở đây không có nghề gì khác hết.
Nhà nước hỗ trợ được bao nhiêu?
Gần 3 tháng nay, nguyên nhân cá chết chưa được làm rõ, các ngư dân không đi đánh cá được, các thuyền đi đánh cá xa bờ thì bị nhiều con buôn ép giá, nên gia đình của các ngư dân rất khó khăn.
Cuộc sống của họ phải nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền, các hội đoàn từ thiện, các tổ chức tôn giáo, Nhưng trách nhiệm chính phải là chính quyền, tuy nhiên nhiều ngư dân cho biết chính quyền trợ giúp rất ít ỏi.
000_9Y4W5-622.jpg
Cá chết ở bờ biển huyện Quảng Trạch, Quảng Bình hôm 20/4/2016.
Ông Sịa ở Quảng Bình cho biết, gia đình ông chỉ còn 2 ông bà già, nên nương theo đứa con thì 1 tháng 2 ông bà mới nhận được 100 ngàn và 1 yến gạo, nhưng khi nhận về cân lên thì được 7,5kg.
Nhà tôi là hai ông bà già, mà họ cho được 5 chục nghìn nhờ nương theo tiền của con. Hai ông bà mà 100 nghìn nếu mà không có nương theo tiền của con chắc hai ông bà không có đồng nào. Một người được 1 yến gạo, nhưng đem lên cân chỉ được 7,5 kg, bởi vì nó thất thoát, hao hụt.
Anh Giáp cũng cho biết, là mỗi tháng 1 khẩu nhận được 15kg gạo, gia đình anh có 3 người nhưng lại chỉ nhận được 1,5 khẩu, còn tiền thì không có.
Gạo thì mỗi tháng mỗi khẩu là 15 ký mà nhận một khẩu rưỡi là 22 ký, tiền thì người ta hỗ trợ bên tàu trực tiếp sản xuất thôi, còn người dân thì không.
Ông Hanh cũng cho biết thêm.
Trong ba tháng chính quyền chỉ cho một khẩu 20 cân gạo. Nói cho 20 cân gạo mà trong đó phải có thức ăn, thực phẩm để mà ăn với gạo, chẳng lẽ nuốt gạo thì ai nuốt được. Cho nên 20 cân gạo thì thử hỏi nuôi được một khẩu mà nuôi ba tháng được không. Một khẩu 20 cân gạo mà gia đình tôi có 9 khẩu, 1,8 tạ gạo ăn trong ba tháng, rồi tiêu pha hằng ngày, rồi đau ốm các thứ mà tôi chưa tính. Đó là gạo, còn tiền thì được một đầu thuyền tức là thuyền ghe, được 4,5 triệu. Ai có thuyền thì khi đó mới có tiền chứ còn không có thuyền thì làm sao mà có tiền, mà thuyền thì không phải ai cũng có.
Bên cạnh đó, thì nhiều gia đình đánh bắt cá lại không nhận được gạo, dù 3 tháng nay họ không thể đi đánh cá. Trước đó vào cuối tháng 5 nhà nước đã có quyết định sẽ thu mua cá cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ, tuy nhiên nhiều ngư dân đánh bắt cá xa bờ cho biết khi đánh bắt về lại không có ai thu mua.
Anh Hoa cho biết:
Gia đình chú nằm trong diện gọi là đánh bắt xa bờ, thành thế là gạo cũng không được chính quyền hỗ trợ, tiền cũng không được nhà nước hỗ trợ.
Trông chờ nhà nước hỗ trợ
Nhiều ngư dân không đi đánh cá được, nghề nghiệp lại không có, cuộc sống của ngư dân ngày càng khó khăn, trong khi gần 3 tháng nay nguồn thu nhập của người dân lại không có.
Anh Hoa cho biết, gạo nhà nước có thể hỗ trợ cho ngư dân được, nhưng những khoản chi tiêu khác của gia đình sẽ như thế nào, họ sẽ sống ra sao khi sự việc này còn kéo dài.
Gia đình chú nằm trong diện gọi là đánh bắt xa bờ, thành thế là gạo cũng không được chính quyền hỗ trợ, tiền cũng không được nhà nước hỗ trợ.
- Anh Hoa
“Bây giờ mà ngồi chờ nhà nước hỗ trợ gạo thì về chuyện ăn thì không nói, nhưng mà mới được trong chuyện ăn thôi, còn việc con cái học hành, rồi lỡ đau ốm, bệnh tật, rồi các nhu cầu khác thì lấy gì mà sống. Nên giờ mà ngồi trông chờ vào nhà nước thì cũng không được, bởi vì nhà nước họ có nhòm ngó gì đến dân đâu. 3 tháng cho tới giờ có thấy họ quan tâm chi đến dân đâu, chỉ có lần một khẩu được 22kg gạo cho đến bây giờ.”
Anh Giáp cho rằng việc cứu trợ của chính quyền chỉ giống như việc cứu đói, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền sẽ không sống nổi:
“Ăn gạo sống sao nổi, biển thì không ăn được, suốt ngày rau, thịt cá thì ăn sao được, làm sao mà sống nổi. Bây giờ người ta hỗ trợ như vậy chỉ gọi là đúng nghĩa là cứu đói thôi.”
Ông Hanh cho biết, lúc đầu chính quyền còn quan tâm không biết sau này thì thế nào.
Với cái mức trợ giúp của chính quyền như vậy ai mà sống được. Đó là mới bước đầu họ đang còn quan tâm, còn sau này không biết họ có quan tâm được như thế nữa hay không.
Chia sẻ với chúng tôi, nhiều ngư dân cho biết chính phủ đã hứa trong tháng 6 này sẽ công bố nguyên nhân cá chết, nên họ đang trông chờ vào câu trả lời của chính quyền một cách thỏa đáng. Họ cũng chia sẻ sau khi công bố nguyên nhân cá chết thì việc tiếp theo họ sẽ làm cho ngư dân miền Trung là gì, trong khi ngư dân không thể cứ mãi thất nghiệp thế này được.
theo RFA

Chuyện Thường Ngày Ở Nhà Sản


Chuyện lạ và không lạ

TTO - Bữa rày rộ lên mấy chuyện lạ kỳ quá: nhiều vị đứng đầu công ty này, tổng công ty kia làm ăn thua lỗ, nợ nần ngập đầu nhưng vẫn thăng quan tiến chức vùn vụt, thậm chí được bổ nhiệm làm quan hàng đầu tỉnh nơi này nơi nọ...
- Chuyện đó đâu có gì lạ?
- Lỗ lã nợ nần Nhà nước gánh, nhưng mấy ổng đất đai nhà cửa nghinh ngang, con cái tung tăng du học châu Âu, châu Mỹ...
- Chuyện đó cũng đâu có gì là lạ?
- Nhiều vị còn bổ nhiệm con cháu vào những chỗ thơm tho, quyền cao chức trọng làm dân tình mắt tròn mắt dẹt...
- Chuyện đó cũng thường thôi, đâu có lạ! Người lãnh đạo cao nhứt nước mình cũng thấy chuyện đó rồi. Ông từng cảnh báo: tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, lãnh đạo tha hóa, biến chất là có; một số ra sức vơ vét, đục khoét; có tình trạng lũng đoạn tập thể, đưa con cháu thân thích vào một số vị trí; tình trạng hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu xảy ra ở nhiều nơi; có tình trạng cán bộ phè phỡn hưởng thụ, sống như “ông vua con” ở địa phương... Ôi trời, kể sao cho hết!
- Những chuyện kinh khủng tréo cẳng ngỗng vậy mà ông nói không lạ?
- Không!
- Vậy thế nào mới lạ?
- Những vị chức sắc cấp to mà nhà cửa dân dã, không có đất đai tài sản gì, con cái vã mồ hôi phấn đấu, mấy ổng đi xe máy đi làm chớ hổng mượn xe lắc-xợt...
- Ồ, chuyện này lạ à. Ở đâu, chỉ coi?
- Biết ở đâu mà chỉ!
theo BÚT BI/ Tuổi Trẻ

Làm gì khi rút phải tiền giả ở ngân hàng?


TTO - Nếu rút tiền ở ngân hàng sau đó phát hiện là tiền giả, người dân có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? 
Làm gì khi rút phải tiền giả ở ngân hàng?
Câu chuyện một người rút tiền ở ngân hàng X với số lượng tiền lớn và đến ngân hàng Y giao dịch thì phát hiện có tờ tiền giả 200.000đ. Người rút tiền không được ngân hàng X bồi hoàn mà còn bị ngân hàng Y tịch thu tờ tiền.
Nhiều bạn đọc đặt vấn đề: "Làm sao người dân có thể phát hiện tiền giả khi nhận số lượng tiền lớn từ ngân hàng? Vì thông thường ít ai ngồi soi chiếu kiểm tra từng tờ tiền để tìm tiền giả khi tổng số tiền nhận được lên đến hàng ngàn tờ".
Người dân khó biết thật - giả
Luật sư (LS) Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) cho biết theo quy định tại Điều 9 thông tư số 01/2014/TT-NHNN, người nộp hoặc lĩnh tiền mặt phải chứng kiến khi ngân hàng kiểm đếm hoặc kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng. 
Quy tắc là thế nhưng trên thực tế nhiều người tin tưởng ngân hàng nên không thực hiện việc kiểm đếm này.
“Đây là một vấn đề rất dễ gây ra các rủi ro cho khách hàng. Nếu có ai đó cố tình dùng tiền giả để giao dịch với khách hàng, hoặc máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền giả bị hư hỏng, từ đó các tờ tiền giả lẫn vào trong tiền thật thì khách hàng rất khó để biết được” - LS Lê Cao nói.
Hiện nay theo quy định, người dân có thể đổi lại tiền giả nếu phát hiện ngay khi giao dịch. Khi đã mang ra khỏi ngân hàng rồi, nếu muốn đổi được tiền giả, người dân phải chứng minh số tiền giả đó do ngân hàng phát hành và giao cho mình.
Khi hai bên không thống nhất được với nhau, tranh chấp xảy ra thì chuyện khách hàng chứng minh được việc mình nhận tiền giả từ ngân hàng là rất khó.
Theo LS Nguyễn Thanh Hà (chủ tịch Công ty Luật Sblaw), trường hợp khách hàng rút tiền tại ngân hàng này, mang sang ngân hàng khác giao dịch mới phát hiện tiền giả thì khách hàng sẽ là người chịu rủi ro bởi ngân hàng đầu tiên đã hết trách nhiệm.
“Tuy nhiên, khách hàng cũng nên quay lại ngân hàng đầu tiên đã giao dịch để thông báo sự việc để ngân hàng kiểm tra lại quy trình xem có lỗi về máy móc hay con người dẫn tới có lọt tiền giả vào giao dịch hay không”, LS Nguyễn Thanh Hà nói.
LS Lê Cao cũng đưa ra lời khuyên đối với những giao dịch lớn, người dân nên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, giao dịch bằng tiền mặt chỉ nên thực hiện với các giao dịch nhỏ.
“Đồng thời nên có quy trình chặt chẽ hơn để quản lý công tác giao dịch tiền mặt của các nhân viên ngân hàng. Không nên để sự gian lận hoặc non kém nghiệp vụ của người vận hành hoặc những hỏng hóc, lỗi kỹ thuật của máy móc gây nên những rủi ro mà người phải gánh chịu thường là khách hàng” - LS Lê Cao nói.
Ngân hàng nên bảo vệ quyền lợi khách hàng
Theo một chuyên gia về ngân hàng, trên nguyên tắc thì ngân hàng luôn phải đảm bảo tiền là thật trước khi niêm, cho nên khó có chuyện tiền từ một ngân hàng lại là giả, trừ khi có những yếu tố bất thường về mặt con người.
Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm với số tiền khách hàng đã đem ra khỏi ngân hàng vì không thể biết được họ có giao dịch phát sinh gì bên ngoài hay không.
“Đó là về mặt nguyên tắc, nhưng nếu ngân hàng có thiện chí bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cũng có thể xem xét kỹ lại các quá trình của mình xem có sơ suất gì không” – chuyên gia này nói.
Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, hiệu trưởng ĐH Tài chính- Marketing, đề xuất các hệ thống ngân hàng nên rà soát lại quá trình kiểm đếm tiền của mình.
“Thường thì khi kiểm đếm chỉ quan tâm về mặt số lượng chứ chưa đặt vấn đề kiểm tra thật - giả làm trọng tâm. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, các ngân hàng nên lưu ý kỹ hơn về vấn đề này” - PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói. 
Theo LS Nguyễn Thanh Hà, tiền của Việt Nam và tiền của các quốc gia khác đều có dấu bảo an và các ngân hàng tại Việt Nam đều đầu tư công nghệ hiện đại để phát hiện tiền giả.
Vì thế, việc có tiền giả tại ngân hàng có thể do một nhóm cá nhân hoặc nhóm người nào đó đánh tráo và trong nhiều trường hợp, người chịu thiệt thòi là khách hàng.
“Vì vậy, theo quan điểm của tôi, khi nhận tin báo từ khách hàng, ngân hàng cũng nên tiếp nhận và tiến hành điều tra nội bộ để xem do lỗi kỹ thuật hay lỗi con người. Nếu là lỗi của con người thì cần rà soát lại nội bộ, xử lý nghiêm và tạo lòng tin cho khách hàng giao dịch.
Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam cũng nên học kinh nghiệm của ngân hàng thương mại nước ngoài về kinh nghiệm chống tiền giả, cải thiện và hoàn thiện quy trình để nâng cao chất lượng dịch vụ”, LS Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh.
Không nên quá tin tưởng ngân hàng
“Ngân hàng là nơi quản lý tiền thì chính họ phải có trách nhiệm phân loại tiền thật hay giả để giao dịch với khách hàng! Anh B. tin vào việc tiền do ngân hàng phát ra là thật và cũng không ngồi đó kiểm tra từng tờ xem thật hay giả đành chấp nhận hên xui thôi!” - một bạn đọc nói.
Nhiều bạn đọc khác cũng cho rằng việc yêu cầu khách hàng tự kiểm tra tiền thật-giả là quá sức của người dân bình thường vì họ không có đủ kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn để phân định.
Hơn nữa, nếu có sự tác động bất thường của yếu tố con người trong giao dịch thì người dân cũng khó lòng biết được và có cách bảo vệ quyền lợi của mình hợp lý.
Theo Tuổi Trẻ

Get paid to share your links!