Wednesday, August 3, 2016

Phái đoàn của bà dân biểu Đài Loan Tô Trị Phần bị CSVN làm khó dễ vì sự có mặt của Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng .

Bà dân biểu và là nhà lập pháp Đài Loan Tô Trị Phần ( Su Chih-fen ) là người tích cực cổ súy cho chính sách " Phát triển về phía Nam " của tân chính phủ của bà Thái Anh Văn ( Tsai Ing Wen ) . Khi công ty Formosa xả thải độc hại gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung VN , bị người dân VN trên toàn thế giới tức giận và xua đuổi , thì bà đã lên tiếng kêu gọi công ty này phải tỏ ra có trách nhiệm và bà cũng đòi hỏi 1 cuộc nghiên cứu / kiểm tra độc lập về sự kiện này .
Vào ngày thứ Hai 01/08/2016 vừa qua , bà Tô Trị Phần cùng 1 phái đoàn 9 người đã đến Việt Nam , hạ cánh tại sân bay Nội Bài ( Hà Nội ) và chuẩn bị bay tiếp đến Hà Tĩnh . Tại đây , phái đoàn của bà đã bị công an CSVN chặn lại , tịch thu toàn bộ hộ chiếu và câu lưu làm việc suốt hơn 9 tiếng đồng hồ .
Mặc dù không nói thẳng ra , nhưng nguyên nhân chính khiến cho phái đoàn bị chặn là vì trong số các chuyên gia khoa học cùng cố vấn cho bà Phần có Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng , là 1 Linh mục Công giáo tại Đài Loan và còn là 1 nhà đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền nổi tiếng .
Cha Peter Hùng là Trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt tại Đài Loan . Cha đã giúp đỡ cũng như tranh đấu cho hàng chục ngàn công nhân xuất khẩu lao động và cô dâu VN bị bạo hành , đàn áp , bóc lột . Cha đã đạt được nhiều giải thưởng Nhân quyền và được chính phủ Obama của Hoa Kỳ nhiều lần tuyên dương là Người tiên phong cho phong trào chống nô lệ lao động và tệ nạn buôn bán người qua hình thức cô dâu tại Đài Loan .
Được biết hiện nay ở Hà Tĩnh , phong trào đấu tranh chống Formosa gây ô nhiễm môi trường và chống nhà cầm quyền CSVN cướp đất , cướp biển , bịt miệng người dân đang bùng nổ mạnh mẽ nhất trong số các giáo dân tại đây . Được sự hướng dẫn của các Cha Công giáo trong vùng , giáo dân Hà Tĩnh đã nhiều lần tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa , lại cùng hiệp thông với bên giáo phận Vinh chống lại các hành vi cướp đất của dân và của Giáo hội của bọn quan chức địa phương .
Đảng CSVN không sợ 1 phái đoàn nước ngoài vào điều tra nếu phái đoàn đó không có người Việt làm cố vấn . Đảng CSVN rất giỏi giàn dựng hiện trường giả , tạo dựng bằng chứng giả để lừa bịp và qua mặt phái đoàn nước ngoài . Nhưng khi có cố vấn người Việt lại là 1 người đấu tranh cho Nhân quyền , Dân chủ , hiểu rõ tình hình VN , hiểu rõ bộ mặt thật và cách làm việc lếu láo của nhà cầm quyền thì CSVN rất sợ hãi !
Linh mục Peter Hùng đã từng bị CSVN lên án là người chống phá nhà nước XHCN ! Đơn giản là bất cứ ai mà trợ giúp pháp lý cho công dân VN để đòi quyền lợi chính đáng , khiến cho đám quan chức không thể lừa đảo và bóc lột thì người đó mặc nhiên trở thành kẻ thù của chế độ .
Vì vậy mà phái đoàn của bà Phần đã bị câu lưu và nay bị canh gác rất chặt chẽ , nhất cử nhất động đều phải báo cáo và bị công an kiểm soát . Trên trang FB của bà Tô Trị Phần , bà cho biết ngay cả việc ăn uống , tắm rửa cũng phải báo cáo và bị kiểm soát ! Phái đoàn cũng không được bay tiếp đến Hà Tĩnh mà phải đi bằng xe , để công an dễ dàng theo dõi và canh chừng .
Chúc mừng bà Phần đã được nếm mùi bị CSVN tước đoạt mọi quyền tự do như thế nào khi bà lần đầu đến VN . Chúc mừng Cha Hùng đã được sự quan tâm đặc biệt của bộ công an và đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN phải khiếp sợ !
Mong rằng phái đoàn của bà Phần và Cha Hùng cho dù gặp nhiều cản trở từ phía CSVN , vẫn có thể làm việc thành công và làm sáng tỏ vấn đề Formosa đã xả thải làm ô nhiễm môi trường của VN như thế nào , cũng như đã đàn áp cướp biển cướp đất của ngư dân ra sao .
Ảnh và bài Ngọc Nhi Nguyễn

‘Rối loạn đất nước’: Mất tình dân còn hơn mất lòng đảng

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân trong một cuộc họp báo ở Hà Nội, ngày 23/7/2016.
Nguyễn Thị Kim Ngân - nữ chính khách từ lâu được coi là được lòng của “các bên” và “đang lên”, nhưng hầu như im bặt về nhiều vấn đề chính trị và xã hội bức bối trong cả đoạn đường thủ ghế phó chủ tịch Quốc hội - vừa đại diện cho Quốc hội làm một cử chỉ về việc tiếp tục “xù” món nợ với dân đã kéo dài gần một phần tư thế kỷ này.
‘Rối loạn đất nước’
Lộ diện rõ nhất là ngay sau khi trở thành chủ tịch Quốc hội cùng lời tuyên thệ trước “quốc dân đồng bào” lần thứ hai liên tiếp trong vòng 4 tháng, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát ngôn trước báo giới: “Lợi ích phải hài hoà. Luật Biểu tình ra mà rối loạn đất nước thì không ai mong muốn. Vì thế, Quốc hội khoá 14 sẽ nghiêm túc xem xét về dự luật này sau khi Chính phủ đã rà soát và trình lên Quốc hội. Không phải dự luật này lùi vô thời hạn”.
Rất đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên bà Ngân mạnh miệng “rối loạn đất nước” - một cụm từ thuộc về sở trường của giới tuyên giáo và công an.
Như một đồng pha, ngay trước khi Quốc hội Việt Nam tổ chức bầu lại các chức danh chủ chốt vào tháng 7/2016, Ủy ban thường vụ Quốc hội lại một lần nữa nại lý do hoãn Luật Biểu tình “do đây là dự án luật phức tạp, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nên đã lùi thời gian trình dự án luật này”.
Báo nhà nước đã chỉ có thể mỉa mai trong khuôn khổ một bộ não tự kiểm duyệt: “Lại lùi vô thời hạn... Luật Biểu tình”, và “Như vậy, khó có thể tính được cho đến nay dự án Luật Biểu tình đã được lùi, hoãn, giãn bao nhiêu lần. Và khi nào Quốc hội mới trả được nhân dân ‘món nợ’ này vẫn là câu hỏi chưa thể có câu trả lời”.
Quả thế, cứ với cái não trạng điều hành đất nước mang lại khổ đau nhiều hơn hẳn “cơm no áo ấm” như hiện thời, còn lâu mới có chuyện những nhân vật đại diện cho “cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” tự nguyện trả nợ cho dân.
Dù cố thanh minh trước dư luận xã hội về việc sẽ không kéo lùi Luật Biểu tình vô thời hạn, nhưng người đàn bà đẹp Kim Ngân của Bộ Chính trị đảng cũng chẳng hề hứa hẹn đến thời điểm nào thì dân mới được cấp phép để chính thức xuống đường, và càng không hề đả động đến nguồn cơn chính yếu gây ra hiện tượng chậm lụt Luật Biểu tình: Bộ Công an, còn được một số viên chức ngoại giao nước ngoài giễu cợt như “bộ nhân quyền”, là tác nhân khiến cho quyền biểu tình không ngóc đầu lên nổi.
‘Bộ nhân quyền’ làm gì?
Trong thực tế và chỉ tính từ năm 2015 đến nay, ít nhất 3 lần Bộ Công an - cơ quan được giao soạn thảo Luật Biểu tình từ năm 2011 - đã tìm nhiều cách trì hoãn việc trình luật này ra Quốc hội: Tháng 3/2015, cuối năm 2015 và tháng 3/2016.
Có quá nhiều lý do đã được Bộ Công an nại ra nhằm trì hoãn việc trình Luật Biểu tình:
“Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình,” “quyền tự do biểu tình,” “nơi công cộng,” “tụ tập đông người”...; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình...”.
“….dự luật biểu tình đã được xây dựng xong, đã xin ý kiến các bộ ngành liên quan, nhưng một số vấn đề có tính chất nhạy cảm thì các bộ liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp chưa cho ý kiến.”
Sau Đại hội XII, có vẻ Bộ Công an “rút kinh nghiệm” khi lùi vào một góc để lãnh đạo Bộ Tư pháp đứng lên “đọc bài”. Như một bài bản có sẵn, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường - người bị một số đơn thư tố cáo trong thời gian trước và trong Đại hội XII của đảng cầm quyền - xin “lùi Luật Biểu tình” với lý do “còn nhiều ý kiến khác nhau”.
Nhưng giới quan lại mang danh Cộng sản đã quá quan liêu lẫn chủ quan. Khác nhiều với không khí thụ động vào những năm trước, thời gian gần đây đã chứng kiến sự chuyển biến tâm thế của lớp dân chúng chịu thiệt hại lớn - từ đòi quyền tự do biểu tình theo đường ray Hiến pháp sang tự thể hiện một nhu cầu bị dồn vào chân tường. Hàng loạt cuộc biểu tình đông đảo bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, phản đối chính sách không cho nhận trợ cấp một lần ở Sài Gòn, và “cá chết Formosa” trên một diện tích trải rộng của quốc gia… là bằng chứng hùng hồn về tâm thế “Xuống đường, rồi muốn ra sao thì ra” của nhiều người dân không còn gì để mất.
Quả thế, đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn, không cần biết đến nội bộ chính quyền “còn nhiều ý kiến khác nhau về dự Luật Biểu tình”…
Mất tình dân còn hơn mất lòng đảng
Sau cuộc biểu tình bảo vệ môi trường lên đến hàng chục ngàn người diễn ra vào tháng 5 năm 2016 tại Sài Gòn, Hà Nội và một số tỉnh thành khác, đã xuất hiện một số ý kiến trong nội bộ đảng cho rằng trước sau gì cũng phải ban hành Luật Biểu tình, bởi nếu không có luật thì “làm sao quản được nó” (ý nói quản lý người biểu tình). Nhưng bàn tới bàn lui mà vẫn không một quan chức có trách nhiệm nào dám đưa đầu ra “quyết”. Hiện tượng tâm lý chính trị học này cho thấy chính quyền quá lo sợ trước làn sóng biểu tình ở nhiều vùng đất nước của quá nhiều người dân bất chấp có Luật Biểu tình hay không.
Còn tình thế hiện thời lại cho thấy Luật Biểu tình có thể bị hoãn vô thời hạn, ít nhất cho đến khi nào chính quyền hết sợ bộ luật về dân quyền này. Mà việc chính quyền hết lo sợ lại là một điều vô cùng hi hữu. Có lẽ trong lịch sử hơn 70 năm tồn tại của đảng Cộng sản, chưa bao giờ nó lo sợ về đủ thứ nợ cũ nợ mới như lúc này.
Rốt cuộc, bất chấp bị dư luận và báo chí lên án là “nợ dân quá nhiều”, một con nợ vẫn hoàn toàn có thể ‘”xù” nợ khi đã trở nên quá trơ tráo.
Không cần ngạc nhiên và cũng chẳng phải quá thất vọng về “nữ chính ủy” Nguyễn Thị Kim Ngân khi nhân vật này trở thành chủ tịch Quốc hội và chính thức được xếp vào “nhóm tứ trụ” của đảng cầm quyền. Trước đây, một số người kỳ vọng về tính khí hào sảng nữ lưu Nam Bộ của bà Ngân. Nhưng sau cú dốc tuột cả xô cám xuống Ao cá Bác Hồ của bà - một hành động mà chính Tổng thống Obama đứng bên cạnh cũng phải tỏ ra sững sờ, Nguyễn Thị Kim Ngân gần như lộ rõ thân phận một chính khách hoàn toàn thiếu óc chiến lược.
Thiếu óc chiến lược nhưng lại thừa tiểu xảo và bây giờ là ma mị. Tương lai của một “nghị gật” rất thường bắt nguồn từ quá khứ “không biết, không nghe, không thấy”. Phát ngôn “Luật Biểu tình ra mà rối loạn đất nước thì không ai mong muốn” của tân chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rất có thể phản ánh khá đầy đủ tâm thế của bà và của cả một chính thể được coi là “chính danh”: không quản được thì siết, không siết được thì cấm - một phương châm bất di bất dịch của những người chẳng biết làm gì hơn ngoài thái độ trơ lì hứa và quên.
Mất tình dân còn hơn mất lòng đảng.
Quốc hội Việt Nam cũng vì thế, sau thời “gật gù” với Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật nổi tiếng về che chắn cho nạn tham nhũng tột độ, lại tiếp diễn “nháy mắt đưa tình” với các nhóm quyền lực và nhóm lợi ích mới của đảng.
Chỉ có nhân dân là tiếp tục bị ra rìa.
Cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân cũng bởi thế có nhiều triển vọng rơi vào đáy của lịch sử và bị lịch sử lãng quên còn nhanh hơn cả Nguyễn Sinh Hùng.
Phạm Chí Dũng

TẨY CHAY TẤU HÀI LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ NGƯỜI VIỆT BỚT "TÍNH KHỈ"

Có thể nói; bản tính lóc chóc và khoái cà rỡn của người Việt được thể hiện rõ từng vùng... Người miền Bắc hay "nổ" (khoác lác), người miền Trung thích chọc phá, còn người miền Nam thì khoái nói dóc.
Nếu quan sát xung quanh thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng người VN mình luôn đùa giỡn mọi lúc mọi nơi, thậm chí là ở những nơi cần có sự nghiêm túc như trong công sở, bệnh viện, đám tang, nhà thờ/chùa chiền... thì họ vẫn ồn ào, nhí nhố.
Thói LÓC CHÓC này xuất phát từ việc hưởng thụ văn hóa trào phúng của nhiều thế hệ "Văn minh Lúa nước" để lại và được lưu truyền đến ngày nay qua những chương trình tấu hài nhảm được trình diễn và phát sóng dày đặc trên các kênh TH trong nước cũng như được "phát triển" mạnh ở Hải ngoại.
Nó được xếp chung với... pháo hoa, 1 trong những "món ăn tinh thần" ru ngủ người dân để quên đi cái đói - nghèo mà có ông Ban tuyên giáo nào đó đã từng đề cập. Nhà cầm quyền tâm lý muốn dân Việt mình cứ hồn nhiên, cà rỡn như một đứa trẻ để dễ bề sai khiến - điều khiển và cai trị... nên họ mạnh tay chi tiền để phát triển những kênh tấu hài nhảm nhí, vô bổ.
Quả thật, chương trình tấu hài trên TV ở VN được chiếu nhan nhản 24/24, Tết thì có trò hề Táo Quân, báo chí thì có nguyệt san Tuổi Trẻ Cười... Bởi vậy không lấy làm lạ khi thể loại phim hài lại "sống được" trong khi nền Điện ảnh VN đang gặp khủng hoảng. Còn dân Hải ngoại thì chuộng tấu hài Vân Sơn, Hoài Linh...
Thậm chí những show diễn tấu hài còn len lỏi vào những buổi tiệc tùng, ma chay cưới hỏi, sinh nhật... Văn hóa tấu hài (ba hoa, khoác lác, "nổ"...) không thể thiếu trong các bàn nhậu của người Việt. Trên Youtube thì có rất nhiều clip của những nhóm hài vô danh luôn chọc người người xem bằng những tiểu phẩm rẻ tiền.
Khi xem hay nghe những tiểu phẩm hài (nói nhiều thành nói nhảm), trước mắt có thể ai cũng cảm thấy mình được thư giãn vì nó đã đem lại cho ta tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên...
Tuy nhiên, cái gọi là “chương trình giải trí” tưởng chừng như vô hại này, lại chính là nguyên nhân khiến con người ta khoái “nổ”, đùa cợt trong công việc rồi từ đó vô tình trở thành tư duy xuề xòa - dễ dãi và lối sống VÔ CẢM trước những vấn đề tiêu cực trong xã hội…
Ngay cả trong tham gia chính trị là môi trường cần có sự trật tự - nghiêm túc mà không ít người Việt vẫn thích đùa giỡn - bát nháo như một lũ khỉ. Chưa có dân tộc nào mà bi kịch cuộc đời của họ được dàn dựng trên sân khấu tấu hài, trong khi họ ngồi xem và cười nghiêng ngả.
Đùa quá lố cũng chính là nguyên nhân khiến con người ta khoái “nổ”, đùa cợt trong công việc rồi từ đó vô tình trở thành tư duy xuề xòa - dễ dãi và sinh ra lối sống VÔ CẢM trước những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Nếu thiếu sự nghiêm túc và tư duy không sâu sắc thì con người ta không bao giờ làm việc lớn được.
Vì tiêm nhiễm tấu hài quá nặng nên bản tính cà rỡn - đùa dai như khỉ của người Việt khiến họ luôn là những "đứa trẻ" không biết xấu hổ và rất KHÓ TRƯỞNG THÀNH! Dĩ nhiên, một dân tộc mà lúc nào cũng thích đùa giỡn như khỉ thì sẽ càng dễ bị chính quyền cai trị khinh bỉ và coi như là một loại dân bị.. tâm thần!
Bởi vậy không có gì lạ khi so phong thái của giới trẻ cùng trang lứa ở nước ngoài vs Việt Nam thì tính cách và sự trưởng thành hoàn toàn có sự khác biệt khá rõ. Còn trẻ mà tính khí như vậy thì khi già rất khó bỏ được!
Tóm lại, chính VĂN HÓA TRÀO PHÚNG của người Việt đã khiến dân tộc họ vẫn chưa "lớn" nổi trong suốt... 4.000 năm Lịch sử dựng nước!  "Một dân tộc lớn không phải là thứ dân tộc luôn thích đùa giỡn và suy nghĩ bộp chộp như những con khỉ"
Do đó, mỗi người Việt Nam hãy cùng nhau kêu gọi tẩy chay xem tấu hài để chúng ta bớt đi "tính khỉ"! Đùa nhiều quá khiến bạn trở thành loại người ba phải, sống ĐẠO ĐỨC GIẢ và luôn BẤT TÍN. Dĩ nhiên, chế độ Cộng sản rất mừng khi thấy dân VN tự biến mình trở thành 1 lũ khỉ vô tâm với đất nước.

Bài và ảnh Nguyễn Quang Thái

Có nên sợ tiền của Trung Quốc ?

Thủ tướng Pháp Manuel Valls (T) đón thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và phu nhân tại sân bay Toulouse-Blagnac, Pháp, ngày 02/07/2015.REUTERS/Pascal Pavani
Tham vọng ngày càng lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc đang khiến châu Âu lo ngại. Bằng chứng cụ thể và gần đây nhất là chính quyền Anh tuyên bố lùi ngày đưa ra quyết định có xây dựng hay không dự án nhà máy điện hạt nhân tại Hinkley Point (miền nam nước Anh), trong đó có vốn đầu tư của Trung Quốc. Nhật báo công giáo La Croix đặt câu hỏi lớn trên trang nhất số ra ngày 02/08 : « Liệu có nên sợ tiền của Trung Quốc ? »


















Châu Âu hiện trở thành miếng bánh hấp dẫn đối với Trung Quốc và chiếm đến 20% tổng đầu tư của Bắc Kinh ra nước ngoài. Pháp cũng không nằm ngoài xu thế này, thậm chí trở thành thị trường đầu tư lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Ý, nhưng đứng trước cả Đức và Anh.
Theo La Croix, những « phi vụ » lớn của Trung Quốc tại Pháp tập trung vào ngành du lịch-khách sạn : khách sạn Marriot nổi tiếng trên đại lộ Champs-Elysée có cổ phần của một quỹ đầu tư của Hồng Kông từ năm 2014, câu lạc bộ nghỉ dưỡng Club Med được tập đoàn Phục Tinh (Fosun) đầu tư năm 2015, tập đoàn Louvre Hôtels từ năm 2015 có vốn của tập đoàn khách sạn Cẩm Giang (Jin Jiang). Cẩm Giang không giấu tham vọng trở thành cổ đông số 1 của tập đoàn Accor (sở hữu Ibis, Novotel, Sofitel), đứng đầu châu Âu về lĩnh vực khách sạn.
Ngoài ra, còn phải kể đến khoản đầu tư vào sân bay Toulouse-Blagnac của tập đoàn Symbiose vào năm 2015). Năm 2014, nhà sản xuất xe hơi Đông Phong (Dongfeng) đã có được 14% vốn của tập đoàn Pháp Peugeot. Cuối cùng phải kể đến tham vọng kiểm soát Servair, một chi nhánh của tập đoàn Air France, của tập đoàn HNA, chuyên về sửa chữa cảng hàng không.
Trong vòng một năm, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Pháp tăng gần gấp 3 lần : từ 1,2 tỉ đô la vào năm 2014 lên 3,2 tỉ đô la vào năm 2015. Trên quy mô châu Âu, số tiền đầu tư cũng tăng : từ 16 tỉ đô la vào năm 2014 lên 20 tỉ đô la vào năm 2015 và 54 tỉ đô la chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2016.
Xu hướng này không khiến các chuyên gia ngạc nhiên và theo đánh giá của họ, sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Lý giải xu hướng đầu tư ồ ạt ra nước ngoài, chủ tịch Asia Centre giải thích : Trong vòng nhiều năm, Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng với hai con số và trở thành công xưởng của thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu vật liệu, trong giai đoạn đầu, Bắc Kinh ưu tiên đầu tư vào các nước đang phát triển, chủ yếu là ở châu Phi.
Bước tiếp theo bắt đầu khi Trung Quốc chuyển các nhà máy ra nước ngoài hay thuê lại các công ty nước ngoài gia công để tận dụng nguồn nhân công rẻ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Và bước thứ ba đang được tiến hành : chính quyền Bắc Kinh định hướng lại mô hình tăng trưởng, thiên về giá trị thặng dư và dịch vụ hơn.
Theo nhà nghiên cứu Philippes Le Corre, thuộc Viện Brookings tại Washington, làn sóng đầu tư bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tận dụng được cơ hội đồng euro giảm giá. Trước đó, chỉ có vài văn phòng đại diện và một quỹ đầu tư, China International Corporation, của Trung Quốc thật sự hoạt động tại châu Âu. Thế nhưng hiện nay, công ty Trung Quốc có mặt ở mọi lĩnh vực, mọi « phi vụ » và tại khắp các nước châu Âu.
Bài xã luận của La Croix nhận định các nước phương Tây phải quản lý được các dự án đầu tư ồ ạt ra nước ngoài của Trung Quốc. Dù những khoản đầu tư đó vẫn chưa phải rất lớn, nhưng tại Hoa Kỳ, cũng như tại châu Âu, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động để chiếm được thị phần trong các lĩnh vực vật liệu, đất đai, các ngành công nghiệp và công nghệ.
Điều trái ngược là dù tích cực đầu tư ra nước ngoài, Bắc Kinh lại tỏ ra ít cởi mở hơn ngay trên sân nhà bằng cách ban hành những quy định chặt chẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Vậy có nên sợ Trung Quốc ? Không trả lời trực tiếp câu hỏi của La Croix, nhưng một chuyên gia luật trấn an : « Mỗi hồ sơ cần được nghiên cứu cận thận để đảm bảo được tính liên kết, minh bạch, hiệu quả đối với việc làm, đảm bảo lợi ích quốc gia… Thay vì phản ứng ngay lập tức, nước Pháp nên tỏ rõ ý kiến của mình về vấn đề này ».
theo Thu Hằng RFI

Nhật cảnh cáo Trung Quốc về các hành vi hung hăng trên biển

Công trình bồi đắp bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) của Trung Quốc đang hoàn thiện. Nguồn : China Topix
Bắc Kinh có nguy cơ bị cuốn vào một cuộc xung đột với các láng giềng do lập trường hung hăng trong các tranh chấp trên biển. Trong bản báo cáo thường niên về quốc phòng công bố hôm nay, 02/08/2016, Nhật Bản không ngần ngại công kích các hành vi bị cho là thái quá của Trung Quốc cả ở Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông, có nguy cơ dẫn đến chiến tranh ngoài ý muốn.















Về Biển Đông, báo cáo quốc phòng của Nhật Bản ghi nhận là Trung Quốc « tiếp tục hành động một cách quyết đoán » và trong các hành động của Trung Quốc « có những hành vi nguy hiểm, có thể dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn ».
Trong thời gian qua, Trung Quốc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp tại Biển Đông, cho bồi đắp bãi cạn hay rạn san hô trong tay họ thành đảo nhân tạo có thể làm hạ tầng cơ sở cho hoạt động quân sự, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, làm quốc tế càng lúc càng lo ngại.
Mới đây, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong đường chín đoạn trên Biển Đông, cho rằng đòi hỏi này không cơ sở pháp lý.
Phán quyết của Tòa Trọng Tài đã tăng sức ép trên Bắc Kinh, và Sách Trắng Quốc Phòng của Nhật Bản vào hôm nay lo ngại rằng Trung Quốc « chuẩn bị có hành vi áp đặt yêu sách đơn phương mà không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào », trong đó có việc « biến những thay đổi hiện trạng bằng biện pháp cưỡng chế thành sự đã rồi ».
Tokyo một lần nữa đã kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của Tòa án quốc tế mà Bắc Kinh cho là bất hợp pháp.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tháng Hai vừa qua đã cho rằng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm tăng nguy cơ « tính toán sai lầm hoặc xung đột ». Washington thường xuyên gửi tàu chiến vào Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải.
Và trong một điểm nóng mới nổi lên tại Biển Đông, tình hình quanh quần đảo Natuna của Indonesia giáp Biển Đông cũng căng thẳng lên, với việc tàu Trung Quốc và Indonesia chạm trán nhau. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng nội các của ông đã dùng tàu chiến đến thăm Natuna hồi tháng Sáu để bắn đi thông điệp rằng Jakarta kiên quyết bảo vệ quần đảo ngoài khơi xa của mình.
Về Biển Hoa Đông, nơi Tokyo có tranh chấp với Bắc Kinh trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản cũng bày tỏ mối quan ngại về hoạt động gia tăng của Trung Quốc. Báo cáo viết : «Gần đây, Trung Quốc đã gia tăng hoạt động gần quần đảo Senkaku, như cho máy bay quân sự bay gần các đảo ».
Trong vòng một năm, cho đến tháng 3/2016, máy bay Nhật đã phái 571 lần bay lên nghênh chiến máy bay Trung Quốc bay sát không phận Nhật, một con số cao hơn năm trước đó đến 107 lần.
Tháng 6 vừa qua, Tokyo cũng tố cáo Bắc Kinh cho tàu do thám xâm nhập hải phận Nhật Bản vào lúc nước này tập trận cùng với Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Và mới tháng trước, hai nước lại đấu khẩu với nhau về việc Bắc Kinh tố cáo chiến đấu cơ Nhật hướng radar nhắm bắn vào máy bay Trung Quốc.
Đúng như chờ đợi, Trung Quốc đã cực lực bác bỏ các cáo buộc của Nhật Bản nêu lên trong Sách Trắng về quốc phòng vừa công bố.
Theo AFP, hãng tin chính thức Trung Quốc Tân Hoa Xã đã lớn tiếng tố cáo Tokyo là đã có «những nhận xét vô trách nhiệm » về quốc phòng Trung Quốc và những hoạt động trên biển được Bắc Kinh gọi là « bình thường và hợp pháp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông ».

Get paid to share your links!