Tuesday, June 21, 2016

Quân đội Nhật báo động đề phòng tên lửa Bắc Triều Tiên

mediaHỏa tiễn Musudan trong một cuộc diễn binh tại Bắc Triều Tiên.AFP PHOTO / FILES / Ed Jones
Bình Nhưỡng chuẩn bị phóng tên lửa tầm trung có tầm bắn 4.000 km. Tin này do truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản loan tải vào hôm nay 21/06/2016. Tokyo đặt quân đội trong tình trạng báo động và ra lệnh cho các đơn vị phòng không bắn hạ mọi phi đạn trước khi bay đến lãnh thổ.




Yonhap và Kyodo trích nguồn tin chính phủ hai nước cho biết, Bắc Triều Tiên đang đưa hỏa tiễn Musudan ra bờ biển phía đông có lẽ chuẩn bị thử nghiệm lần thứ năm. Tuy được phô trương trong cuộc diễn binh vào năm 2010 nhưng chưa bao giờ Musudan rời dàn phóng thành công .
Từ đầu năm đến nay, Bình Nhưỡng bốn lần phóng thử loại tên lửa có tầm bắn từ 2.500 đến 4.000 km nhưng đều thất bại. Với tầm bắn này, Musudan có thể bay đến đảo Guam, căn cứ không quân và hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Nguồn tin ẩn danh từ bộ Quốc Phòng Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho là đã phát hiện Bình Nhưỡng đang chuẩn bị.
Kyodo cho biết thêm là quân đội Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động. Các chiến hạm trang bị hệ thống ngăn chận tên lửa và các dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn Patriot được lệnh sẵn sàng « bắn hạ » tên lửa Bắc Triều Tiên bay về hướng Nhật Bản.
Theo giới tình báo Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên có khoảng 30 tên lửa tầm trung Musudan chế tạo từ năm 2007 nhưng chưa bao giờ phóng thử trước năm 2016. Chính phủ Seoul từ chối xác nhận thông tin báo chí, nhưng cho biết theo dõi chặt chẽ động thái của Bình Nhưỡng.
theo RFI

Cộng sản Việt Nam chê kỷ thuật của Mỹ thua kém kỹ thuật của Trung Quốc hay là sợ Mỹ phát hiện ra được những sự thật mà Cộng sản cố tình che giấu?

            Những mảnh vỡ của máy bay Casa 212 được tìm thấy trên biển vùng đảo Bạch Long Vĩ.
nguồn ảnh internet

Vụ Cá chết ở Miền Trung, Mĩ đề nghị điều tra nguyên nhân thì bị Việt Cộng từ chối, Theo Ted Osius-đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết.

Cũng theo Ted Osius, Mĩ cũng đề nghị trong việc hổ trợ tìm kiếm Máy bay SU-30 mất tích và máy bay Casa 212 bị rơi, nhưng chính quyền Cộng Sản không có phản hồi. Hơn thế nữa, theo RFA tập đoàn Airbus, đơn vị sản xuất máy bay Casa đề nghị them gia tìm kiếm chiếc hộp đen của may bay Casa  212 mang số hiệu 8389 lâm nạn hôm 16 tháng 6 vừa qua ở vinh Bắc bộ, nhưng lãnh đạo Cộng sản cũng im tiếng không phản hồi. Trong khi đó, Đảng Cộng Sản lại đề nghị Trung cộng giúp đỡ, cụ thể hơn là theo VNTINNHANH xin trích, "Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp gặp mặt ông Hồng Tiểu Dũng, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ở trụ sở Bộ Quốc phòng.
Tại buổi gặp mặt này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đề nghị phía Trung Quốc cùng phối hợp, hỗ trợ Việt Nam trong công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay. Cụ thể hơn, Việt Nam đề nghị Trung Quốc cho phép các tàu và máy bay của Việt Nam được thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ."
Đề nghị Trung Quốc giúp đỡ, trong khi từ chối và im lặng không phản hồi sự giúp đỡ của Hoa Kỷ và tập đoàn Airbus, phải chăng Cộng sản Việt Nam chê kỷ thuật của Mỹ thua kém kỹ thuật của Trung Quốc hay là sợ Mỹ phát hiện ra được những sự thật mà Cộng sản cố tình che giấu? 

TL.

Cộng Sản Việt Nam phải chăng chúng nó bị Trung Cộng cho ăn "Phân" nhiều quá nên chúng Lú cả lũ.

Tướng Lê Mã Lương: Phải kỷ luật thật nặng Mai Phan Lợi

http://tolamvn.org/tuong-le-ma-luong-phai-ky-luat-that-nang-mai-phan-loi.html

Tướng Thệ: Cơ quan chức năng phải xem xét, xử lý nghiêm Mai Phan Lợi

Trung tướng Phạm Xuân Thệ cho rằng, việc ông Mai Phan Lợi dùng từ “tan xác” khi nói về CASA 212 mất tích cùng 9 cán bộ chiến sỹ là tàn ác, quá phản cảm.
Tin tức cập nhật cho biết, trên Diễn đàn Nhà báo trẻ (do Mai Phan Lợi - cán bộ tại báo Pháp luật TP.HCM - làm admin), gần đây đã đăng status (dòng trạng thái) có tựa đề “Vì sao CASA tan xác?”. Ngay lập tức, dư luận xã hội dậy sóng phản ứng về từ “tan xác” và phát ngôn của một người có chức danh nhà báo, nhất là khi thời điểm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) đang cận kề.
Tướng Thệ: Cơ quan chức năng phải xem xét, xử lý nghiêm Mai Phan Lợi - Ảnh 1
Anh hùng LLVTND, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Nguyên Tư lệnh Quân khu I (Ảnh: N.Minh).
Báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu I về vấn đề đang khiến dư luận bức xúc này.


Trung tướng Phạm Xuân Thệ đưa quan điểm: “Dùng từ “tan xác” như vậy là quá phản cảm. Trong khi cả nước đau thương, chờ ngóng tin tức tốt đẹp từ những người công dân chân chính, những quân nhân dũng cảm đi làm nhiệm vụ vì Tổ quốc trên chiếc máy bay CASA 212, số hiệu 8983, không may bị nạn mà người mang chức danh “nhà báo” lại có những hành động như vậy, những lời lẽ, tư duy như vậy là không ổn chút nào.
Đã vậy, sự việc lại được đưa ra tại một diễn đàn có rất nhiều nhà báo, phóng viên thì lại càng không được. Nó ảnh hưởng sâu sắc và làm hoen ố hình ảnh của những người làm nghề báo chân chính".
Trung tướng Phạm Xuân Thệ cũng đưa quan điểm: “Nhà báo cần định hướng dư luận một cách khách quan, tích cực trên cơ sở của sự thật và công tâm. Vậy mà, mang danh một nhà báo công tác tại một cơ quan ngôn luận chính thống lại có phát ngôn một cách đầy ẩn ý, khó hiểu như vậy là rất đáng ngại.
Không chỉ vậy, dùng tư “tan xác” trong khi cả triệu trái tim Việt Nam đang ngóng trông về Biển Đông từng giờ từng phút đầy lo âu, thổn thức, đau xót mong tin người đi là rất đáng lên án. Mai Phan Lợi đã khơi thêm lòng đau thương, khoét sâu sự mất mát của người dân cũng như thân nhân phi công Trần Quang Khải vừa hy sinh và 9 cán bộ chiến sỹ đang còn mất tích. Những nghi ngờ hay giả thuyết nào đó trong lúc này đều là không nên.
Một người được cho là có văn hóa, có học thức (vì chí ít cũng mang danh nhà báo), mà lại dùng những từ ngữ mang tính chất có cái gì đó không phù hợp với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, rất phản cảm”.

Từng là người lính, thấy đồng đội vẫn đang tìm kiếm đồng đội ngoài Biển Đông, Tướng Thệ bày tỏ xúc động: “Hai máy bay gặp sự cố trong khoảng thời gian ngắn ngủi là một mất mát quá lớn của dân tộc Việt Nam cũng như của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ đã hy sinh vì nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả, họ quên mình khi ứng cứu đồng đội, đồng chí.

Tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn và cũng nằm ngoài ý muốn chủ quan của mỗi người. Đây là nỗi đau xót không chỉ của công dân Việt Nam mà tôi tin, đã là con người, là đồng loại thì ai nghe tin cũng đều thương tiếc, xót xa.
Ở đây, một người có học thức, làm trong nghề mang tính tuyên truyền, định hướng dư luận lại dùng từ ngữ khơi gợi những điều phũ phàng là đáng lên án. Bởi, không gì quý bằng tính mạng con người. Tiền bạc có thể mua được tất cả nhưng không mua được tính mạng con người. Mất mát con người là sự mất mát lớn nhất.
Hơn 90 triệu người đang nóng ruột hướng ra Biển Đông và cố gắng làm điều gì đó xoa dịu mất mát đau thương trong lòng thân nhân các phi công, chiến sỹ. Thậm chí, khi thấy thi hài phi công Trần Quang Khải được đưa vào đất liền, nhiều người đã khóc òa vì cảm thấy được an ủi phần nào khi anh về được với đất mẹ.
Còn Mai Phan Lợi dùng từ ngữ “tan xác” là rất phản cảm, xoáy vào nỗi đau, chạm vào tâm linh mỗi người. Từ “tan xác” trong trường hợp này là rất tàn nhẫn, rất ác ý".
“Đã là người làm báo cần chân thực, nếu ai đó mang ý kiến cá nhân vào ngòi bút là cực kỳ nguy hiểm.
Dù thế nào thì cơ quan chức năng cũng phải xem xét và xử lý nghiêm. Bởi, người dân bình thường phát ngôn làm sai lệch một sự việc đã bị lên án, người làm báo lại càng phải lên án hơn. Không thể để một vài tư tưởng hẹp hòi của cá nhân ảnh hưởng đến những người làm báo chân chính”, Tướng Thệ nhấn mạnh.
Dương Thu – Ngọc Châu
Nguồn: Người đưa tin

Vì sao Tổng Bí thư Trọng muốn tổ chức chiến dịch ‘diệt ruồi’?

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Vụ việc có nhiều liên đới đáng ngờ của hai ông Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang và Vũ Huy Hoàng ở Bộ Công Thương sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu không bất thần hiện ra hai dấu hiệu bất thường: một văn bản của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) “tố cáo” còn trai ông Vũ Huy Hoàng, và cụm từ “việc cần làm ngay” trong công văn ngày 9/6/2016 của Văn phòng trung ương đảng thông báo “ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh sử dụng xe tư nhân nhưng gắn biển xanh”.
‘Việc cần làm ngay’
Chuyện lạ đầu tiên: trong lịch sử hoạt động của mình, VAFI chưa từng có thói quen đứng đơn tố cáo những vụ việc tham nhũng hoặc khuất tất về nhóm quyền lực, mà thường chỉ là địa chỉ phát ra những kiến nghị về cơ chế thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ… Nhưng văn bản của VAFI - xuất hiện cùng thời điểm vụ Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang - đã mang tính “cáo trạng” khi đề cập đến việc ông Vũ Huy Hoàng “điều động” con trai mới 28 tuổi của mình là Vũ Quang Hải về Công ty Sabeco ở vị thế hàm Phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là Thành viên hội đồng quản trị, đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc. Trước đó khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí VN (PVFI - trong ngành công thương do ông Vũ Huy Hoàng phụ trách), chỉ trong 2 năm ông Vũ Quang Hải trực tiếp điều hành, công ty có vốn điều lệ hơn 300 tỉ đồng này đã lỗ liên tiếp đến 220 tỷ đồng.
Chuyện lạ thứ hai là đã gần ba chục năm, “những việc cần làm ngay” mới tái hiện. Việc nhắc lại cụm từ này dường như thể hiện ý chí của ông Trọng muốn trở thành “Nguyễn Văn Linh thứ hai”.
Cần nhắc lại, “Những việc cần làm ngay” được coi là một khẩu hiệu phục vụ cho cuộc “chỉnh đảng”, khởi đầu vào năm 1987, sau khi ông Nguyễn Văn Linh nhận chức vụ tổng bí thư vào năm 1986 và khởi sự phong trào “Đổi mới”. Từ năm 1986 đến năm 1990, Tổng Bí thư Linh đã viết khoảng 18 bài cho mục “Những việc cần làm ngay” được mở trên báo Nhân Dân, phê phán những vụ việc quan chức và đảng viên dính líu tiêu cực hoặc có lối sống “không lành mạnh”. Chiến dịch “chỉnh đảng” này đã ngay lập tức tạo phản ứng xã hội sôi động và thuận lợi cho đảng. Uy tín chính trị lẫn xã hội của ông Nguyễn Văn Linh cũng bởi thế tăng vọt, cho dù về sau này nhiều người cho rằng thực chất của “Những việc cần làm ngay” là chỉ “tỉa ngọn”, mà cũng rất ít, chứ hoàn toàn không làm bật gốcrễ của bất cứ một nhóm tham nhũng nào (khi đó chưa có khái niệm “nhóm lợi ích” như hiện nay).
Nhưng dù muốn “làm ngay” và lặp lại hình ảnh nổi bật của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, ông Nguyễn Phú Trọng đang vấp phải tình trạng tham nhũng hiện thời gấp hàng trăm lần, nếu không nói là hơn thế, so với cách đây ba chục năm.
Một trong những cơ sở để so sánh là nếu vào thời lạm phát lên đến vài trăm phần trăm và thực phẩm khan hiếm của ông Nguyễn Văn Linh, chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa quan chức và người dân là không đáng kể, thì đến nay một số chuyên gia phản biện độc lập cho biết khoảng cách biệt giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% có thu nhập thấp nhất trong xã hội đã vọt lên ít nhất hàng trăm lần chứ không phải dưới 10 lần như những con số của Tổng cục Thống kê nhà nước.
Do vậy, không có gì bảo đảm là Tổng Bí thư Trọng có thể làm được một chiến dịch lớn nhằm “xoay chuyển tình thế” cho đảng cầm quyền rất thiết thân của ông. Nhất là khi cái quyền lợi thiết thân ấy từ lâu đã được gắn liền với những cuộc tranh giành lãnh địa tiền - quyền giữa các nhóm lợi ích trong đảng.
Nhắm nhiều mục tiêu?
Với tín hiệu “việc cần làm ngay”, có ít khả năng là trong thời gian tới, Tổng Bí thư Trọng muốn mở ra một chiến dịch “diệt ruồi” như Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc từ năm 2012. Tuy nhiên với chính thể Việt Nam đã dấn quá sâu vào các mối quan hệ chồng chéo, tương lai “đả hổ” chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, những quan chức bị “sờ” nặng nhất vẫn chỉ là số đã trở thành cán bộ hưu trí. Tiêu biểu là trường hợp ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng thanh tra chính phủ, với một tòa lâu đài tráng lệ ngự trị ngay tại quê hương của phong trào “Đồng Khởi” những năm 60 của thế kỷ XX nhưng cho đến giờ vẫn nổi bật như một trong những khu vực có tỷ lệ nghèo cao ở Việt Nam. Trong khi đó, người kế nhiệm của ông Trần Văn Truyền là ông Huỳnh Phong Tranh cũng tiêu biểu không kém bởi phát ngôn chưa từng có tiền lệ “Tham nhũng vẫn ổn định”.
Lần này dường như cũng thế, chiến dịch được coi là “chỉnh đảng” được khởi động với một quan chức đương nhiệm cấp trung nhưng dường như nhắm đến một quan chức cao cấp về hưu. Từ vụ Trịnh Xuân Thanh và chiếc xe hơi Lexus giá trị đến 5,7 tỷ đồng, báo chí nhà nước bỗng quay ngoắt sang một hướng khác: tấn công vào cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Có những dấu hiệu cho thấy sự tương đồng giữa chiến dịch “chỉnh đảng” đang diễn ra với chiến dịch “tảo thanh” của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội XII: vai trò của báo chí.
Nếu trước Đại hội XII, đơn thư tố cáo tung bay như bươm bướm trên một số trang mạng xã hội và đặ biệt là bức thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Bộ Chính trị và Ban bí thư giải trình về 12 điểm liên quan đến những vấn đề cá nhân, gia đình và “vấn đề chính trị hiện nay”, thì mới đây một số tờ báo nhà nước có vẻ đã được “lập trình” trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng khi phản ứng rất nhanh và đồng loạt phát ra những dấu hiệu khuất tất với lối dẫn dắt được bồi đắp bằng một số tài liệu mang tính chứng cứ.
Một trong những biểu hiện đáng chú ý là văn bản của Văn phòng trung ương đảng về trường hợp phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang sử dụng chiếc xe có giá đến 5 tỷ đồng trên lại được chuyển đến giới báo chí và lập tức được công khai hóa - một động tác khá mâu thuẫn với truyền thống “bảo mật” đối với rất nhiều vụ việc, đặc biệt liên quan đến công tác “phòng chống tham nhũng” của đảng cầm quyền.
Cũng ngay sau khi VAFI phóng ra văn bản “tố cáo” ông Vũ Huy hoàng, một số tờ báo đã lập tức đăng tải, không quên làm đậm đề nghị của VAFI về “Bộ Công Thương cần nhanh chóng đề nghị Chính phủ cho phép bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán. Đấu toàn bộ cổ phần nhà nước tại 1 lần đấu giá nhằm gia tăng tối đa giá trị tại Sabeco và Habeco. Không áp dụng việc mua bán thỏa thuận nhằm tránh tiêu cực, đồng thời tạo sân chơi cho nhiều nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh giá… Hiệp hội này ước tính, số tiền thu được dự tính trên 3 tỷ USD, đủ tiền để tiến hành ngay việc xây dựng tuyến đường sắt số 3, số 4 tại Thủ đô Hà Nội” (báo Dân Trí).
Chi tiết đáng chú ý là sau đó, nguyên chủ tịch Sabeco là ông Phan Đăng Tuất đã phản bác quyết liệt: "Đề xuất của VAFI rất "bậy", đưa lên sàn rồi bán nguyên lô như thế không biết ai mua, và nhà đầu tư lớn sẵn sàng móc tay với nhau đặt giá thấp hơn mà vẫn mua được. Nguy cơ thứ 2 là khi bán xong như vậy không biết ai là người mua được thì liệu sau thương hiệu có giữ được không? Thứ 3 cổ phiếu mua đi bán lại ai kiểm soát, thương hiệu còn không hay một nhà đầu tư nước ngoài mua rồi xoá sổ thương hiệu đi bởi người ta muốn mua thị trường chứ không phải mua thương hiệu" (Dân Trí).
Có vẻ cuộc tranh giành thị phần và lãnh địa đang được khởi sự một cách quyết liệt cùng với chiến dịch “diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng.
Mọi việc rồi sẽ dẫn đến đâu?
Đánh lạc hướng vụ ‘cá chết Formosa’?
Nếu tổ chức thành công chiến dịch “diệt ruồi” đối với Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, lẽ dĩ nhiên Tổng Bí thư Trọng sẽ lấy lại được phần nào uy tín lẫn nâng tầm vị thế chính trị của ông trong con mắt của “đảng viên và quần chúng”. Nhất là sau khi kỳ bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, ông Trọng chỉ đạt phiếu thuận của 86% cử tri (trước đó báoTiền Phong đăng tải kết quả này là 68%), khác biệt lớn so với “Tôi bất ngờ…” - một tán thán của chính ông Trọng khi ông nhận hầu như 100% phiếu thuận cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII vào tháng Giêng năm 2016.
Tính “chính danh” nếu có của đảng trong chiến dịch “diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng là cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từ lâu đã bị dư luận xã hội xem như một nhân vật “mang yếu tố Trung Quốc” và cần bị điều tra về rất nhiều trách nhiệm liên quan đến rất nhiều vụ việc về nạn nhập siêu khủng khiếp từ Trung Quốc, để nhà thầu Trung Quốc thắng thầu đến 90% các công trình trọng điểm quốc gia, dung dưỡng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) liên tục tăng giá và bắt toàn bộ dân chúng Việt phải gánh khoản lỗ tổng cộng lên đến 40.000 tỷ đồng của hai tập đoàn này. Chưa kể một vụ việc khủng khiếp là cú xả lũ đồng loạt của 15 nhà máy thủy điện của EVN ở miền Trung vào cuối năm 2013 đã giết chết đến năm chục mạng người nghèo nơi rốn lũ, song công lý đã trở nên trơ trẽn nhất khi đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du” ở nước ngoài…
Chỉ có điều, một dấu hỏi rất lớn vẫn lồ lộ: trong khi tỏ ra quyết liệt chỉnh đảng và kéo theo phong trào thôn tính lẫn nhau của nhóm lợi ích mới dối với nhóm lợi ích cũ, Tổng Bí thư Trọng, văn phòng trung ương đảng và cả chính phủ của ông vẫn không có một động tác minh bạch và quyết liệt nào về công bố nguyên nhân vụ “cá chết Formosa” tức tưởi ở 4 tỉnh miền Trung đã kéo dài gần 3 tháng qua.

Phạm Chí Dũng

Get paid to share your links!