Sunday, May 6, 2018

"Chúng nó phải trả giá , phải trừng phạt chúng nó , chúng nó hãi thì chúng nó mới chịu học"



*** Phương pháp dạy học trò của cô giáo XHCN : Chúng nó phải trả giá , phải trừng phạt chúng nó , chúng nó hãi thì chúng nó mới chịu học !!! 

Ối thiên địa ơi , hôm qua nay thấy cô giáo Nguyễn Kim Tuyến của Trung tâm đào tạo tiếng Anh Ms Tuyen English có clip chửi học trò như côn đồ được chia sẻ trên mạng với tốc độ chóng mặt . Nhi vào nghe cô chửi được vài phút là phát ớn lạnh phải tắt đi không nghe nổi cho hết clip .
Tuy vậy Nhi cũng không vội vàng hùa theo chửi cô ta , định chờ xem có thêm thông tin gì không , biết đâu có nỗi oan nào đó , mình chưa nghe hết các bên mà chửi sớm quá có khi lại nhầm .

Nhưng hôm nay nghe cái clip cô Tuyến giải thích việc làm của mình là Nhi vái luôn 2 vái . Hóa ra thiên hạ chửi cô không oan chút nào !


Cô Tuyến nói thế này : Trung tâm là của cô mở ra , lớp do cô dạy nên cô là luật , luật là cô , học sinh cấm có cãi . Ngoài tiền đóng học phí hàng chục triệu đồng ra cô Tuyến có thêm cái vụ phạt tiền rất là sáng tạo : Mỗi học sinh đóng cho cô thêm 300 ngàn , nếu cả khóa học không vi phạm gì thì cuối khóa cô trả lại 300 ngàn , còn nếu phạm lỗi gì đó , ví dụ như nghỉ học hoặc nộp bài trễ thì mỗi lần phạt 100 ngàn , 100 ngàn đó cô bỏ túi riêng ! ( Móa , còn hơn công an phạt lỗi giao thông nữa !! )
Cô lý luận : Học sinh đóng tiền đi học nhưng không chịu học chăm chỉ , nay lười không làm bài tập , mốt lười không chịu nộp bài , vì thế phải có các kiểu trừng phạt cho học sinh hãi , hãi rồi mới chịu học . Ối trời ơi , cô giáo đi dạy mà không lo truyền cảm hứng cho học sinh , khiến các em thấy vui thấy thích mà đi học , lại chỉ lo trừng phạt cho các em hãi !!
Tư duy thầy giáo mà như thế hèn gì chả có mấy vụ đánh học sinh bầm mắt , bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng ? Đảng CS cai trị VN bằng bạo lực , bằng công an trị , bằng sự sợ hãi riết rồi đến trường thầy cô cũng dạy học trò bằng các trò khủng bố , trừng phạt vô pháp vô thiên như thế này đây .
Đó là chưa kể , xin lỗi chứ tiếng Anh cô nói như sh*t , giữa câu tiếng Việt cô chêm vào tiếng Anh mà Nhi mở đi mở lại , căng lỗ tai ra cố nghe cũng chẳng hiểu cô nói cái gì !! Học trò nào vô phúc lắm mới đóng tiền vào cái trung tâm đó mà học , không những bị khủng bố , bị bắt đóng tiền phạt vô lý mà còn bị dạy từ người xuống thành lợn , và còn phải học cái thứ tiếng Anh thể loại cờ mờ vờ lờ nữa chứ !!
Cô giáo Kim Tuyến ơi , cô làm ơn đổi nghề khác đi , cô nên vào ngành công an đứng đường thì hợp hơn với cô đấy ạ , chứ cô mà đi dạy thì học sinh chỉ càng ngày càng ngu đi , hoặc sợ quá mà thành tâm bệnh hết mất thôi !! Học trò chứ bộ kẻ thù sao mà cô đòi trừng phạt với bắt trả giá ghê vậy cô ?? 
Ngọc Nhi Nguyen



Source: What a very strange fish! by Smallworld

ÔNG NHẠ


Câu chuyện giáo sư Trương Nguyện Thành, cho thấy một nguyên tắc cực kỳ phản giáo dục của giáo dục Việt: Không cho phép một giáo sư làm hiệu trưởng, chỉ vì không đủ 5 năm kinh qua chức vụ quản lý cấp khoa/phòng. Trong khi, lại cho phép một “thằng” ngọng làm Bộ trưởng.
Nhân chuyện này, tôi muốn quay lại chuyện ông Phùng Xuân Nhạ.
Thú thật, nhiều khi suy ngẫm mãi chuyện ông ngọng này. Rằng tại sao một người như thế lại có thể ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo?

Nói ra thì tục, kỳ cục quá, chứ nhìn cái miệng ông Nhạ thôi, lại khiến tôi liên tưởng đến một cái… rất bậy bạ. Hay tại cái tật nói ngọng mà nên? Nhìn ông đánh vần, méo trẹo cả mồm vẫn không ra nổi chữ “nồn”, mới thấy thương cho cái nền giáo dục nước nhà. 
Ngay từ khi mới nhậm chức, nhìn những lẵng hoa kết hình rồng phụng, và bức “đại thành” dâng Bộ trưởng, tôi đã thấy gì đấy như thể báo hiệu cho những điều cực kỳ trâng tráo, kém văn hoá và phản giáo dục.


Video cô giáo chửi hoc sinh "Óc Lợn"
          

Chỉ nhìn cái thế ngồi của ông Nhạ trong một buổi toạ đàm khoa học, không thể tin nổi đó là một ông Bộ trưởng Giáo dục. Một hình ảnh phản cảm, vô văn hoá và phản giáo dục, không gì hơn.
Tôi không cho đó chỉ là hình thức, diện mạo, phong thái bên ngoài. Cũng như không ít người biện minh cho cái tật nói ngọng của ông là do “âm giọng vùng miền”. Tôi không nghĩ vậy, phải gọi đúng đấy là biểu hiện của một nền học vấn kém.
Thực học của ông đến đâu, đáng là điều phải mổ xẻ. Bởi đã đọc/nghe quá nhiều điều tiếng về những “bài báo khoa học” và bản luận án tiến sĩ của ông. Chưa kể đến việc khi mới là Phó giáo sư, ông lại chễm chệ ngồi ghế Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Để rồi, tự ông ký quyết định phong giáo sư cho chính mình.
Giáo dục, khoan bàn đến “triết lý” hay “chủ thuyết”. Chỉ việc nói ngọng thôi, đến chữ “nồn” đánh vần không xong, đã là phản giáo dục lắm rồi.
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Lạ, không chỉ ở việc một “thằng” ngọng như ông Nhạ ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục. Lạ, và nhục, phải gọi đúng là nhục, khi không nghe thầy cô nào, giáo sư tiến sĩ nào lên tiếng. Hàng triệu giáo viên, với đội ngũ giáo sư tiến sĩ khả kính từ phổ thông đến các trường đại học, học viện… câm nín, ngoan ngoãn ngồi nghe một “thằng” ngọng.
__________________________________________ 
FB Trương Duy Nhất


Món cá chiên đặc biệt


Source: What an amazing alive fried fish meal! by Smallworld

"Nếu tiếp tục im lặng thì cái sự hỏng của giáo dục không chỉ giới hạn trong hệ thống giáo dục. Nó sẽ làm tan nát tương lai đất nước này."

           

Lại xuất hiện một clip ghi lại cảnh một giáo viên trung tâm Anh ngữ mắng chửi học viên bằng thái độ và ngôn ngữ cực kỳ khủng khiếp (trong clip, cô giáo dùng từ “đ.” trước và dùng rất nhiều lần). Thảm cảnh giáo dục và sự suy bại bức tranh giáo dục là không có điểm dừng và sự bát nháo tồi tệ của nó là không có giới hạn. Ai chịu trách nhiệm đây? Bộ Giáo dục phải là nơi chịu trách nhiệm chính và chịu trách nhiệm lớn nhất. Tuy nhiên, một cách chính xác hơn, xã hội cũng phải chịu trách nhiệm. Dù có một hệ thống “tổ chức, ban ngành, đoàn thể các cấp” nhưng gần như chẳng bao giờ các tổ chức này mở miệng. Các tổ chức phụ nữ, thanh niên, “mặt trận” cũng chẳng bao giờ dám đi vào chiến tuyến chấn chỉnh giáo dục. Thậm chí Ủy ban Giáo dục Quốc hội cũng thỉnh thoảng “diễn” chiếu lệ với những phát biểu nhạt nhẽo liệt kê thực trạng và không bao giờ thẳng thắn đề cập giải pháp.

Một trong những nơi nữa đáng lý cần thể hiện dữ dội hơn là báo chí thì cũng tỏ ra mệt mỏi và buông xuôi. Vì sao giáo dục lại đang bị bỏ mặc? Vì người ta không dám đụng đến tận cùng của vấn đề: yếu tố chính trị và ảnh hưởng của nó lên bộ máy điều hành giáo dục. Chính vì sự tránh né “kỵ húy” này trong hàng chục năm qua mà giáo dục đã trở nên trì trệ và hỗn độn như hiện nay. Chính vì không dám nói và không nói đến tận cùng mà các thế hệ trẻ đã trở thành nạn nhân của sự suy đồi giáo dục. Chính vì tâm lý “nói để làm gì” và “nói ai nghe bây giờ” đã biến giáo dục thành cái vũng lầy kinh khủng mà tất cả đang bị kẹt vào. Tất cả - xin nhấn mạnh - tất cả. Học trò hỏng, giáo viên hỏng, ban giám hiệu hỏng, giới chức giáo dục địa phương hỏng, giới chức trung ương hỏng. Nếu tiếp tục im lặng thì cái sự hỏng của giáo dục không chỉ giới hạn trong hệ thống giáo dục. Nó sẽ làm tan nát tương lai đất nước này. Có quốc gia nào có thể phát triển mà không đặt trên nền tảng giáo dục? Hãy gạt bỏ tâm lý “nói để làm gì” trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mức tồi tệ hiện nay, để con em mình không trở thành nạn nhân một phần từ sự mặc kệ buông xuôi của chính mình.
MK
…..
Xin giới thiệu bài viết dưới đây của cô Nguyễn Thị Oanh. Trí Việt News luôn có một diễn đàn không giới hạn cho đề tài giáo dục. Xin đón nhận tất cả ý kiến tìm kiếm giải pháp cho nền giáo dục nước nhà.
https://www.triviet.news/giao-duc-tan-nat-ai-chiu-trach-nhiem/

FB Mạnh Kim

Video ăn kiểu mọi

Source: Oh My God! Can he eat that? by Smallworld

"Nhiều người ước mơ VN làm sao cho bằng Âu, bằng Mỹ... Riêng tôi, mong muốn đất nước này chỉ bằng một nửa VNCH ngày xưa thì đã tốt quá rồi."




Năm 1970, một hôm Mẹ tôi bỗng đau bụng dữ dội. Bà con hàng xóm chạy đến xúm vào cứu chữa, người quạt lửa hơ, kẻ đun nước xoa bóp và họ liên tục cạy miệng mẹ ra đổ vào các thứ gì đó mà họ nghĩ là thần dược. Cuối cùng họ phải khiêng mẹ tôi lên đường để đón xe đi nhà thương.
Họ thấy một chiếc xe nhà binh từ xa, họ lấy nón lá vẩy và rồi chiếc xe cũng dừng lại. Mọi người chỉ vào mẹ tôi đang nằm trên võng và cầu xin anh tài xế giúp đỡ. Anh tài nhảy xuống bồng mẹ tôi đặt lên ca bin và hỏi có ai đi theo không, tôi nhảy vội lên xe ôm mẹ (năm đó tôi mới 12 tuổi).
Xe chạy thẳng vô cổng «bệnh viện Dã Chiến». Anh tài xế bồng mẹ tôi chạy vào phòng cấp cứu, các y, bác sĩ vội vàng chạy đến vây chung quanh mẹ. Anh tài xế nói gì đó với các bác sĩ, rồi vội vàng chạy ra quay đầu xe chạy thẳng.
Mẹ tôi được chuyền nước và chích thuốc. Một lúc sau có chiếc xe cứu thương chạy đến sát phòng cấp cứu, và họ đẩy mẹ tôi lên xe, cô y tá dắt tôi lên ngồi bên mẹ và giải thích: Cô đưa Mẹ em qua nhà thương để họ điều trị, còn bệnh viện này chỉ cứu chữa những quân nhân bị thương từ chiến trường đưa về. Em hiểu chưa!
Mẹ tôi nằm nhà thương đuợc 4 ngày thì khỏe hẳn. Trong 4 ngày đó, mẹ con tôi được nhà thương cho ăn uống ngày 3 bữa. Mỗi bữa, họ đẩy xe đi quanh các phòng và phát cơm miễn phí. Đến ngày về, y tá đem đến tận giường mẹ một bọc thuốc và dặn dò phải uống đúng theo trong toa bác sĩ đã ghi. Chẳng ai bảo mẹ tôi phải đóng tiền trước rồi mới khám hoặc phải ứng tiền trong thời gian nằm điều trị, hay là buộc phải thanh toán tiền trước khi ra viện.
»»»»»»»»»»»»»
Ngày nay, mỗi lần đến bệnh viện khám hoặc thăm người thân thì ký ức tuổi thơ lúc theo mẹ nằm nhà thương thời xưa lại hiện về. Thật tiếc nuối cho một chế độ đầy nhân bản đã bị tiêu diệt bởi bọn mọi rợ. Nhiều người ước mơ VN làm sao cho bằng Âu, bằng Mỹ... Riêng tôi, mong muốn đất nước này chỉ bằng một nửa VNCH ngày xưa thì đã tốt quá rồi.
Nếu ngày xưa mẹ tôi không được bệnh viện quân đội tiếp cứu. Và nhà thương thì buộc mua sổ trước khi được y, bác sĩ cấp cứu ngó đến như trường hợp em bé dưới đây, thì mẹ đã bỏ mạng rồi.



Source: Fighting fire or watering plants??? by Smallworld

NGỌNG CẢ HAI


Thưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ...,
Tôi thật sự không hiểu ông đang làm gì cho cái ngành giáo dục khốn khổ này? Các vụ bê bối liên tiếp xảy ra. Báo chí còn chưa kịp ráo mực, người dân còn chưa nguôi ngoai nỗi bức xúc về bê bối này, thì lại phải tiếp tục thất vọng về vụ việc ồn ào khác.


Clip Giáo Viên dùng từ ngữ tuc tĩu vô văn hoá đối với học viên:


Tại sao lại như vậy? Tôi không biết với vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục, ông đã bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy hay chưa. Nhưng tôi - một phận dân đen sống mòn trong xã hội hôm nay luôn đau đáu nghĩ suy về tương lai của con cháu mình, đã rất nhiều lần tự đi tìm đáp án.
Thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, câu hỏi tại sao ngành giáo dục lại quá nhiều bê bối đến như vậy, tôi nghĩ rằng câu trả lời nằm ở nơi ông.
Giáo sư Trương Nguyện Thành, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) vừa thông báo về việc sẽ trở lại Mỹ để giảng dạy. Vị giáo sư này đã quyết định không tiếp tục cống hiến cho nền giáo dục của quê hương mình.
Vậy là, một người đã được phong hàm giáo sư bậc cao cấp nhất của Mỹ, một người luôn khuyến khích phá bỏ giới hạn và định kiến để bùng nổ sáng tạo, sau một thời gian trở về cố hương, cuối cùng lại phải rời bỏ mà đi.
Một số nguồn tin nói rằng, lý do vị giáo sư danh tiếng của Mỹ đưa ra quyết định từ bỏ giáo dục Việt Nam là bởi sự cứng nhắc, lạc hậu của ngành này. Mới đây, trường ĐH Hoa Sen đã bỏ phiếu với kết quả 16/18 phiếu ủng hộ đưa ông lên làm hiệu trưởng. Nhưng vì Luật Giáo dục quy định phải có ít nhất 5 năm làm quản lý ở một cơ sở giáo dục đại học thì mới được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, nên dù có giỏi giang, có danh tiếng, dù học cao hiểu rộng, thì giáo sư Trương Nguyện Thành vẫn không đủ chuẩn để trở thành một hiệu trưởng tại hệ thống giáo dục Việt Nam.
Suy cho cùng, quy định pháp luật được ban hành là để ngăn chặn cái tiêu cực và khuyến khích điều tích cực. Quy định pháp luật mà đi ngược với lẽ thường tình, với xu thế của thời đại, cản trở việc thu hút và khai thác nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, thì quy định pháp luật ấy là thứ phải dứt khoá vứt đi. Một người có hiểu biết sẽ đòi hỏi phải thay đổi. Và một người quản lý có tư chất sẽ phải hành động để thay đổi điều đó.
Nhưng, thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ...
Ngành giáo dục mà ông đang dẫn dắt đã không có động thái tìm kiếm một cơ chế cởi mở và phù hợp hơn nhằm níu giữ bước chân người có năng lực. Và chính ông cũng vậy, cứ mặc kệ để họ rời đi, rồi giữ lại những thứ lỗi thời, lạc hậu, giữ lại những chênh vênh và mù mịt trong ánh mắt của nhân dân.
Bi kịch là người tài phải dứt áo ra đi. Trong khi đó, người ngọng lại vững vàng trên chiếc ghế lãnh đạo cao nhất của ngành.
Thưa ông Bộ trưởng...
Có rất nhiều người không hài lòng về việc ông nói ngọng. Là người đứng đầu ngành giáo dục mà nói ngọng thì tự ông đã vứt bỏ sự tôn nghiêm của ngành và của mình. Nhưng, nếu không thể luyện được cách phát âm đúng chuẩn vì bị ảnh hưởng bởi "xuất xứ", tức nơi sản xuất ra ông, thì lẽ ra ông phải nỗ lực nhiều hơn để lấy lại sự tôn nghiêm của mình, của ngành bằng cách quản lý, điều hành.
Cái ngọng trong phát âm làm mất đi hình ảnh tôn nghiêm của người thầy. Còn cái ngọng trong tư duy thì đặc biệt nguy hại với ngành giáo dục, với tương lai của cả đất nước nàu. Khốn khổ cho số phận của dân tộc mình khi một lĩnh vực nền tảng cho mọi sự phát triển lại đặt vào tay một người ngọng nghịu cả hai thứ ấy.

Bạch Hoàn



Video Chữa cháy kiểu nhà sản


Source: Fighting fire or watering plants??? by Smallworld

Get paid to share your links!