Thursday, September 21, 2017

Một câu chuyện kinh tởm!

Trong hình đính kèm bài viết này là một chiếc máy tính và rất nhiều cọc tiền đô la Mỹ nằm đè lên. Với nhà báo, chiếc máy tính là công cụ để tạo ra bài báo, nó giống như ngòi bút của người làm báo. Khi những đồng đô la đè lên ngòi bút, thì điều gì sẽ xảy ra?

Đây là những tấm hình tôi lấy trên facebook của một người tên Dương Cầm, báo Một Thế giới. Nhà báo này tuyên bố, sắp tới sẽ có bài viết về một ca phẫu thuật hỏng. 15.000 đô la Mỹ ấy là để thưởng cho các facebooker share bài viết. Chuyện này, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử báo chí Việt Nam. 

Sau gần 10 năm làm báo, tôi nghĩ rằng mình đã quá quen với những câu chuyện bất công ngang trái trên đời, quen đến mức trước mọi sự, tôi vẫn thường nghĩ rằng, xã hội này là thế, chuyện có gì lạ đâu... Nhưng câu chuyện mà tôi vừa được biết thì không thể gọi là bình thường được nữa. 

Dù chỉ là câu chuyện về tranh chấp ly dị của một người đàn ông và một người phụ nữ, nhưng câu chuyện này đã phơi bày không thể rõ hơn bộ mặt thật của một tờ báo, một nhà báo và một người từng có ảnh hưởng vô cùng lớn trong giới truyền thông và hiện giờ vẫn đang ngạo nghễ. 

Chân dung của người đó, tôi sẽ viết ở cuối loạt bài này. Hôm nay tôi bắt đầu bằng sự bất thường của một bài báo và một nhà báo. Và các anh chị đọc trang facebook của tôi, xin hãy cho tôi câu trả lời, vì sao họ lại làm như thế. 

Đó là chuyện về vị bác sĩ có tên Chiêm Quốc Thái, chủ Bệnh viện quốc tế Việt Mỹ. Vì việc ly hôn với vợ của mình, vị bác sĩ này bị đẩy vào tình thế khốn đốn, bị lên bờ xuống ruộng. Báo điện tử Một Thế giới - tờ báo tôi rất không muốn nói là lá cải - đã có những bài viết mà tôi đọc, chỉ thấy tởm lợm. 

Câu chuyện như thế này...

Bác sĩ Chiêm Quốc Thái và bà Vũ Thuỵ Hồng Ngọc (Việt kiều Mỹ) kết hôn tại Mỹ vào năm 2011. Khi về Việt Nam, bà Ngọc mang theo 100.000 USD. Theo thông tin tôi được biết, bà Ngọc chơi chứng khoán và từ thua đến lỗ. Bác sĩ Chiêm Quốc Thái  đã gầy dựng lên Bệnh viện Quốc tế Việt Mỹ. Tài sản của bác sĩ Chiêm Quốc Thái đến giờ, nhiều người áng chừng khoảng vài trăm tỉ đồng.  

Theo đơn tố cáo của bác sĩ Chiêm Quốc Thái, khi làm thủ tục ly hôn, ngoài việc cho một căn nhà ở Quận 1, TP.HCM, bác sĩ Chiêm Quốc Thái còn cho bà Ngọc 30 tỉ đồng. 

Mọi cuộc hôn nhân, dù vì bất kì lý do gì thì sự tan vỡ vẫn là một câu chuyện buồn. Chuyện tranh chấp giữa hai con người vỡ vụn về nhau, vốn là của riêng họ. Thế nhưng, báo Một Thế giới đã xông vào moi móc mọi thông tin, tung hê lên mặt báo mọi thứ riêng tư, từ chuyện tranh chấp, đến chuyện vợ tố chồng, chồng tố vợ, với nhiều thông tin sai sự thật. 

Mục đích của báo Một Thế giới là gì? 

Thông qua phóng viên Dương Cầm của báo Một Thế giới, ông Thái được biết bà Ngọc đòi chia thêm 150 tỉ đồng, tức đòi cả tiền mồ hôi công sức của ông ấy, là tài sản đã có trước hôn nhân. Trong khi trước đó, ông Thái đã hào phóng cho bà mấy chục tỉ đồng.

Nếu ông Thái không chia cho vợ cũ thêm 150 tỉ đồng, thì báo Một Thế giới sẽ tiếp tục đăng bài về ông Thái. Đó là thông điệp mà phóng viên Dương Cầm gửi cho bác sĩ Chiêm Quốc Thái.

Tôi sẽ phân tích cái đúng, cái sai trong các bài viết đã đăng tải trên báo Một Thế giới sau. 

Ngoài số tiền 15.000 USD mà tôi nói ở đầu bài viết này, cũng trên facebook của nhà báo Dương Cầm, ai share bài viết "Tố vợ buôn ma tuý không xong, bác sĩ Chiêm Quốc Thái đề nghị chia cho vợ 50 tỉ" của nhà báo Dương Cầm thì sẽ được chính Dương Cầm tặng 150.000 đồng hoặc thẻ cào điện thoại trị giá 150.000 đồng. Nhà báo này đã chi ra 100 triệu đồng thưởng cho những ai share bài viết ấy. 

Một lần nữa, các anh chị thử nghĩ xem, có bình thường không khi nhà báo sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng đề trả tiền cho những người nào share bài viết bôi nhọ một người khác? 

Xin lưu ý người bị phơi bày lên mặt báo là một bác sĩ giàu có.
Bạch Hoàn 

MẸ ÉP CON UỐNG THUỐC TRỪ SÂU ĐỂ LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TRẢ NỢ.

Theo cáo trạng, Loan (29 tuổi, ngụ Q.9, TP.HCM) và anh Tr. kết hôn, năm 2010; Loan sinh được một bé gái.
Khai tại tòa, bị cáo Loan cho biết trong quá trình sinh sống, Loan có vay mượn 200 triệu đồng và vợ chồng thường xuyên bất hòa, nên nảy sinh ý định tự tử cùng con để gia đình lấy tiền phúng điếu trả nợ.
Ngày 13.7.2016, Loan chở con gái đến một khách sạn ở Q.2 thuê phòng. Sau đó, Loan lấy thuốc trừ sâu mua sẵn trước đó đổ ra ly và ép con gái uống. Cho con uống xong, bị cáo nhắn tin cho một người bạn nói sẽ tử tự cùng con gái và nói người này báo với chồng và gia đình chồng. 
Sau khi nhắn tin xong, Loan uống hết phần thuốc trừ sâu còn lại trong chai và hôn mê. Không thấy Loan trả phòng nên chủ khách sạn lên gõ cửa, nhìn cửa thông gió phát hiện Loan và con gái nằm bất tỉnh nên báo công an. 
Con gái Loan chết trước khi đưa đến bệnh viện, Loan được đưa đi cấp cứu và ngày 27.7.2016 xuất viện và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Ngày 30.10.2016, Loan bị tạm giam.
Tại tòa, đại diện hợp pháp cho người bị hại (cũng là chồng bị cáo Loan) không đề nghị bồi thường và mong HĐXX xem xét mức hình phạt thấp nhất có thể để bị cáo sớm về với gia đình. 
Xuyên suốt phiên tòa chiều 19.9, chủ tọa liên tục hỏi Loan: “Lời khai tại hồ sơ thể hiện ngay sau khi giết con, bị cáo nhắn tin cho một người nói rằng hãy lấy tiền đám ma trả nợ. Suy nghĩ của bị cáo như thế nào mà bị cáo làm như vậy. Bị cáo có giải thích được hành động đó hay không. Bị cáo có thời gian nhắn tin cho ai đó, thì ngay khi buông con mình ra với lương tâm của người mẹ bị cáo có thể bồng con đi cứu chữa dù có thể cứu sống con mình hay không…”.
Với hàng loạt câu hỏi của chủ tọa phiên tòa, Loan cúi đầu, khóc, không trả lời. Loan chỉ khai: “Bị cáo nhắn tin về chỉ muốn nói mẹ con bị cáo không muốn sống nữa”.
Phan Thương/THANHNIEN

Get paid to share your links!