Saturday, September 15, 2018

TƯỜNG THUẬT MỚI NHẤT SAU BUỔI THĂM GẶP ANH THỨC CỦA GIA ĐÌNH TẠI TRẠI GIAM SỐ 6 NGHỆ AN :


15.09.2018


18h30 : Tin từ LS Lê Công Định : "Lúc 2 giờ chiều nay gia đình anh Thức vào thăm anh theo định kỳ. Sau khi làm thủ tục, đến 2 giờ 45 cuộc gặp bắt đầu.

Anh Thức trông gầy yếu và mệt mỏi, nhưng thần sắc vẫn tốt. Khi gia đình bắt đầu nói chuyện, thì một quản giáo tên Trần Duy Phong (tuy không đeo bảng tên nhưng anh Thức biết mặt) yêu cầu anh Thức và gia đình chỉ được hỏi thăm nhau, mà không nói chuyện liên quan đến tình hình bên ngoài.

Anh Thức phản đối sự cấm đoán phi lý đó và đề nghị dẫn chiếu luật nào quy định sự cấm như vậy và đòi hỏi phải giải thích thế nào là "hỏi thăm" cũng như thế nào là "chuyện liên quan đến tình hình bên ngoài".

Người quản giáo không những không trả lời được, mà còn đe dọa hủy buổi thăm gặp nếu anh Thức và gia đình không chấp hành. Khi mọi người cùng phản đối thì lập tức thêm hai quản giáo xông đến lôi kéo anh Thức vào bên trong, dù chưa ai được hỏi thăm nhau một câu nào.

Trước khi bị lôi đi khỏi phòng lúc 3 giờ, anh Thức la lớn: "Tôi dự định chấm dứt tuyệt thực hôm nay, nhưng để phản đối sự vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền của tôi, tôi tuyên bố tiếp tục tuyệt thực!"

Gia đình anh Thức liền đồng thanh lên tiếng phản đối trại giam đàn áp tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và ngồi lỳ tại phòng thăm gặp, không đồng ý rời đi, dù quản giáo yêu cầu mọi người phải bước ra.

Đến 5 giờ chiều, trại giam cử hàng trăm công an tay mang dùi cui đến cưỡng bức 3 người thân của anh Thức ra khỏi cổng trại. Họ áp tải cả nhà ra tận bên ngoài đường lớn bên ngoài trại giam.

Nhiều anh chị em từ Hà Nội và các linh mục từ Nghệ An và Quảng Bình đến hỗ trợ gia đình anh Thức cũng bị lực lượng an ninh đông đảo bao vây, canh gác, không cho vào khu vực cổng trại giam từ lúc đầu cho đến khi gia đình anh Thức rời khỏi trại.

Như vậy, anh Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối sự vi phạm pháp luật của trại giam số 6 ở Nghệ An.

Chúng ta hãy tiếp tục lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, không được tùy tiện đặt ra các quy định cấm đoán và xâm phạm quyền của tù nhân vừa phi lý, vừa ngoài phạm vi luật định.

Phản đối cách hành xử man rợ, rừng rú và khốn nạn của trại giam số 6!"
--------
18h15 : Chị Thúy Hạnh cho biết : Chiều hôm nay, khi gặp gia đình, THDT vừa nói về tình hình tuyệt thực thì bị quản giáo nhắc nhở: “Yêu cầu nói vào đúng nội dung”. Anh Thức đang vặn lại họ: “Thế thì là nội dung gì?”, thì bị chúng lôi đi. Gia đình kiên quyết ngồi lại yêu cầu đưa Thức trở lại cuộc gặp gỡ, nhưng trại giam không chấp nhận.

Cuối cùng chúng đưa lực lượng nữ AN ra cưỡng chế ba người phụ nữ (hai chị và con gái của Thức) ra khỏi trại giam. Về anh Thức, tinh thần vẫn vững vàng dù rất mỏi mệt."
--------
17h10' : Chị Nguyễn Thúy Hạnh đang ở trại giam số 6 Nghệ An vừa thông báo gia đình đã gặp gỡ anh Trần Huỳnh Duy Thức : "ANH QUÁ YẾU VÀ CHƯA NGƯNG TUYỆT THỰC. GIA ĐÌNH ĐÃ BỊ CƯỠNG BỨC KHỎI CUỘC GẶP GỠ!"

Được biết sau khi ra về, công an đang bao vây gia đình anh Thức tại Nghệ An.

Mong cả nhà quan tâm và hiệp thông !

------
16h45' : Bài viết của anh Huỳnh Ngọc Chênh : "ĐỒNG HÀNH CÙNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC"

Chúng tôi đang có mặt trước cổng trại giam số 6 bộ công an tại Nghệ An từ lúc 12g cùng với gia đình Trần Huỳnh Duy Thức vào ngày tuyệt thực thứ 33 của anh.

Một không khí căng thẳng bao trùm chung quanh khu vực trại do sự xuất hiện một lực lượng đông đảo bất thường những nhân viên công vụ mặc sắc phục và không mặc sắc phục.

Hơn 14g, gia đình Duy Thức gồm hai chị gái và cô con gái mới được cho vào bên trong cổng trại làm thủ tục, nhưng không biết có được thăm viếng hay không. Điều khá đặc biệt, tất cả các gia đình đi thăm nuôi các thường phạm khác, tôi đếm được trên 10 gia đình, đã không được cho vào làm thủ tục thăm nuôi.

Tôi hỏi vài gia đình đó lý do vì sao không được vào làm thủ tục, họ đều nói không biết vì trại giam chỉ cho họ biết chưa cho vào mà không nói lý do tại sao cũng như không cho biết đến khi nào mới cho vào. 
Nhiều gia đình đã tỏ ra lo lắng có thể không được thăm thân nhân lần nầy hoặc được thăm quá trễ không còn chuyến xe để kịp về Vinh hoặc về sân bay đúng giờ bay.

Nhiều gia đình phải vượt hàng trăm cây số để đến được khu trại giam phía tây Nghệ An giáp giới với Lào nầy để thăm thân nhân. 
Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức phải bay từ Sài Gòn ra Vinh rồi từ Vinh mới đón xe lên trại giam .

Hiện nay chúng tôi gồm Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thuỵ, Trương Dũng, Hà Thanh và hai linh mục địa phận Vinh vẫn còn ngồi chờ trước cổng và chưa có thông tin gì từ hai người chị và đứa con gái của anh Thức .

Tôi hỏi một nhân viên công an của trại giam về tình hình sức khoẻ của anh Thức và tình hình viếng thăm của thân nhân, nhưng anh ta chỉ trả lời không biết rồi bỏ đi.

Chúng tôi đang rất lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của anh Thức

PS: Stt nầy đưa lên sau 1g thì gia đình anh Thức mới ra khỏi trại. Gia đình thông báo nhanh chỉ gặp được anh Thức mấy phút thì anh bị đưa vào lại...
FB Võ Hồng Ly


Kinh hồn với hot girl xăm toàn cơ thể


Source: Wow! What an amazing tattoo! by hungvo

ĐẢNG CHÓ… CHÓ ĐẢNG !!!


Câu chuyện về anh chủ quán thịt chó. Anh ta tên là Đảng, biển hiệu quán là “Chó Đảng”. Một hôm có đoàn liên ngành công an + quản lý thị trường đến kiểm tra ,hạch sách vì cái (biển hiệu )

Anh công an hỏi :
– Tại sao anh lại đặt cái tên biển hiệu như vậy ? Anh có ý gì?

Anh bán thịt chó trả lời :
– Thưa tôi tên là Đảng, làm nghề thịt chó thì tôi đặt tên là “Chó Đảng” cho dễ nhớ ạ.

Anh công an nói :
– Yêu cầu anh đổi ngay lại cái tên biển hiệu này.

Anh thịt chó nói :
– Thưa anh em xin đổi từ “Chó Đảng” thành “Đảng Chó” còn em không đổi tên gì khác đâu, bởi đổi tên khác thì không còn đúng ạ.

Anh công an hỏi tiếp:
– Thế ở đây anh kinh doanh những loại chó gì ?

Anh thịt chó nói :
– Thưa anh ở đây nhà em chỉ kinh doanh hai loại chó thôi, chó Trung quốc và chó VN ạ.

Anh công an lại hỏi :
– Hừm, thế làm thế nào để phân biệt được đâu là chó VN, đâu là chó TQ ?

Anh thịt chó trả lời :
– Dạ, chó TQ thì nó toàn chõ mõm ra ngoài sủa bậy, nó chuyên sủa và cắn chó VN !!! Còn chó VN thì nó chỉ biết cắn nhau trong đàn, con nọ cắn con kia, trộm cướp vào nhà thì nó im re chẳng thấy sủa hay cắn gì cả, chỉ giỏi tranh giành nhau ăn, nhưng đặc điểm chung của cả 2 loài là hay ăn phân người anh ạ.

– Bây giờ chúng tôi mời anh về phường bởi nội dung cái biển và tội kinh doanh thịt loài vật thân thiết, gần gũi với con người !

– Ôi, oan cho em lắm ạ, cái biển thì em giải thích rồi ạ, còn 2 loài chó này chúng không hề trung thành đâu nhé, chủ chúng nuôi mà chúng toàn quay lại cắn chủ, hơn nữa, loài này hiện nay sinh sôi nẩy nở đông lắm, ở thành phố thì đông vô kể, ở VN mình hình như nghe đâu cũng lên tới 4 triệu con rồi. Phải thịt bớt đi anh ạ.– !!!
Nguồn: Internet


Source: What happens between that guy and police? by Smallworld

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến


Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Tổng quan:

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim – được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.


Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị. Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).


Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh vànhững bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo cóý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.


Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu họcđến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ởhội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc că Hiến Pháp Việt Nam Cộng n bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hòa (1967).



1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.

Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa cáccá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôngiáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.


2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.

Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thốngtốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thếhệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong nhữngnền văn hóa khác.


3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếpnhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinhthần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việchiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.

Mục tiêu giáo dục thời VNCH:


1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.

Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết,tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ýthức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Theo Huỳnh Minh Tú.


Source: this couple playing a funny game by Smallworld

Get paid to share your links!