Thursday, March 2, 2017

Nỗi đau không của riêng ai.

Các anh chị nghĩ gì khi nhìn tấm hình Đoàn Thị Hương - một công dân Việt Nam trong một phiên toà ở Malaysia và đang đối diện với án tử.
Bơ vơ ư?
Cô độc ư?
Siti Aisyah, đồng phạm của Đoàn Thị Hương có tới 5 luật sư bào chữa. Vì sao ư? Vì Siti Aisyah là công dân Indonesia. Đại sứ quán Indonesia nói rằng, "tất cả người dân Indonesia sẽ luôn ở bên cô ấy, và để tôn trọng luật pháp địa phương (Malaysia) 5 luật sư đã được chỉ định để đại diện cho cô ấy".
Các anh chị đừng hỏi Đại sứ quán Việt Nam đã ở đâu mà không chỉ định nổi một luật sư cho Đoàn Thị Hương, để toà án Malaysia phải chỉ định. Đừng hỏi nữa, bởi một lẽ đơn giản rằng Hương không mang quốc tịch Indonesia!
Bắc Triều Tiên, dù có là một thứ quái thai trong lịch sử phát triển của nhân loại, thì vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa!
Các anh chị than vãn rằng Hương cô độc nơi đất khách quê người ư? Có gì đâu nếu nghĩ đến những người lính Việt đã chết nơi biên giới tháng 2 năm xưa. Những thân phận ngã xuống vì giữ gìn giang sơn xã tắc, vì giữ từng tấc đất cho dân tộc này, cuối cùng cũng chỉ còn vài dòng trong sách sử. Vì sao ư? Xin đừng hỏi nữa khi kẻ xâm lược là người xã hội chủ nghĩa anh em.
Đất nước này, người ta quen nhận vơ vào những giáo sư toán học người Việt, những Bộ trưởng gốc Việt... Dù những thành quả ấy không phải nền giáo dục của mình tạo ra.
Còn lại thì sao? Hãy nhìn Đoàn Thị Hương, xin đừng hỏi nữa.
Than vãn làm gì? Buồn tủi làm gì? Bởi sinh ra trên đất nước này, mọi công dân đều đã phải gánh nợ rồi. Hãy lo mà trả nợ quốc gia, đừng đỏi hỏi quốc gia phải làm gì cho mình. Quốc gia rất bận.
Bạch Hoàn

Hài Nhà Sản: "Em à!Ta chuyển nghề thôi, nghề này rất độc quyền nhé!"


Em à!
- Gì?
- Ta chuyển nghề thôi, nghề này rất độc quyền nhé !
- Nghề gì mà độc quyền?
- Bán mắm ruốc!
- Hứ! Mắm ruốc thì thiếu gì người bán mà độc quyền?
- Đó là ngày xưa chứ bây giờ ruốc đâu có đẻ nữa mà nhiều người bán?
- Ruốc không đẻ nữa thì ở đâu ông có mà bán?
- Chẹp, là thế này nè: theo các chiên da đánh giá là năm nay ruốc tâp trung kéo về biển Đà Nẵng sinh sản. Bằng chứng họ đưa ra là cả 3 ngàn km bờ biển VN đều xanh lè, chỉ có vài km bờ biển Đà Nẵng có màu đỏ. Các chiên da nhận định ruốc tập trung sinh sản tại đây nên nước biển mới đỏ như thế!
- Nước biển đỏ từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng tính ra cả 300 km chứ vài km biển ĐN là sao?
- Không! Cái màu đỏ ở Hà Tĩnh là do chất hữu cơ con người thải ra. Cái màu đỏ ở Lăng Cô (Huế) là do tảo nở hoa. Còn cái màu đỏ ở Đà Nẵng mới đích thị là trứng ruốc!
- Ai nói với ông đó là trứng ruốc?
- Thì ông Lê Quang Nam, giám đốc sở môi trường Đà Nẵng nói chứ ai.
- Ruốc của thằng cha đó thì chó nó cũng không thèm ăn, mà ông đòi bán cho ai?
- Hử, sao bà nói lạ rứa? 
- Lạ, lạ cái chi! Ông thấy đó, con Tôm, con Tép, Ruốc... Khi nó sống thì nó màu xanh hoặc xanh đen. Chỉ khi nào nó chết mới qua màu đỏ. Trứng ruốc thằng đó đã chuyển màu đỏ có nghĩa là trứng nó ung rồi thì làm sao nở được nữa?
- Làm sao bà dám khẳng định trứng ruốc màu xanh? Có khi trứng khác con thì sao?
- Chỉ có loại người lưu manh mới nói càn, nói đại, nói lấy được, nói bố láo..... Còn tôi, tôi khẳng định: TRỨNG RUỐC CÓ MÀU XANH. Không tin ông tra wikipedia thử xem !
Ngô Trường An

Dải nước màu đỏ ở biển miền Trung, đâu là sự thật?

Hôm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả kiểm nghiệm chính thức các mẫu nước biển liên quan đến hiện tượng xuất hiện dải nước màu đỏ ở biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Không cần phân tích, nhiều người đã dự đoán là do tảo nở hoa. Hôm nay, một lần nữa họ đúng, thủ phạm được khẳng định là hiện tượng thuỷ triều đỏ.
Khi tìm hiểu về kết quả phân tích các mẫu nước biển, tôi có một thắc mắc như sau:
Trên báo Thanh niên, bài viết “Bộ TN-MT: Dải nước màu đỏ ở Hà Tĩnh là do tảo nở hoa”, thông tin cụ thể rằng trong 4 mẫu nước biển lấy tại Vũng Áng, có một mẫu kiểm nghiệm cho kết quả có hàm lượng Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần và phenol vượt 10,3 lần so với giới hạn tối đa quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
Trong khi đó, cũng trong hôm nay, website của Bộ Tài nguyên và Môi trường lại thông tin hoàn toàn khác. Cũng mẫu nước ấy, kết quả phân tích là hàm lượng Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần; các thông số khác đều đạt quy chuẩn cho phép. Hoàn toàn không đề cập đến hàm lượng phenol.
Thực tế, hàm lượng phenol trong nước biển có quy chuẩn quy định rõ ràng. Theo Quy chuẩn ban hành năm 2015, giới hạn tối đa là 0,03 mg/lít. Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chỉ có Mn và Fe vượt giới hạn, tất cả các chỉ số khác đạt quy chuẩn, nghĩa là phenol trong giới hạn. Vậy, tại sao báo Thanh Niên lại đưa hàm lượng phenol vượt 10,3 lần?
Tôi post kèm hình chụp đoạn thông tin trên báo Thanh Niên và trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tóm lại, kết quả mà Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo trên website của họ và kết quả kiểm nghiệm mà báo Thanh niên đưa tin, đâu là sự thật?
Người dân cần có câu trả lời rõ ràng về vấn đề này. Bởi chưa ai có thể quên, phenol là một chất cực độc mà xưởng luyện cốc của Formosa đã thải ra, góp phần tạo nên thảm hoạ môi trường ở biển miền Trung vào tháng 4-2016, hậu quả chưa biết bao giờ mới khắc phục được.
Bạch Hoàn

Một ngày bỗng thấy nước tôi thật nổi tiếng

h1


h2

h3

h4

h5

h6
• Một phụ nữ làm rúng động cả thế giới hôm nay ra toà với hình ảnh của sát thủ ( phụ nữ nha)(h5)
•Một cô huê hậu bị cẩu xe đi như bao nhiêu người dân khác nhưng cái khác ở đây là rất nhiều tờ báo đăng hình ảnh với góc chụp khiêu khích nhất (lại phụ nữ nè)(h2)
•Một Ông pct quận dỡ hàng rào và vọng gác bảo về của NHNN xong đem rào lại(h6)
• Một cũng CB cấp pct đi cầm nhầm Trứng vì thấy Trứng quá To(h4)
• Giửa lúc đất nước trọn niềm vui thanh bình no ấm lại có vài cô vài cậu than thân trách phận nghèo khó Áo Quần Không Đủ che thân(h1)
••• và cuối cùng năm nay chắc chắn một điều là Được Mùa Ruốc hiện tại trứng Ruốc Đỏ cả 3-4-5-6 tỉnh dọc bờ biễn miền trung.(h3)

Phan Phuc

Get paid to share your links!