Thursday, October 6, 2016

Ông Trọng cần nói lên sự thật

Vụ án môi trường Formosa - Plastics Hà Tĩnh ngày càng nóng bỏng. Mấy hôm nay hơn 600 dân Huyện Kỳ Anh kéo về tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chính quyền mở phiên tòa xét xử công khai vụ án môi trường đang đe dọa cuộc sống của ngư dân và toàn dân trong vùng, trong khi năm học đã khai trương 2 tuần, học sinh vẫn chưa đến trường vì phụ huynh không yên tâm cho con đi học khi vụ án kéo dài.
Đồng bào toàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như đồng bào Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cũng cùng nhau xuống đường đòi Công ty Formosa phải đền bù thỏa đáng theo luật cho các gia đình ngư dân và làm nghề khác bị thiệt hại do họ gây nên. Có cả khẩu hiệu đòi Formosa phải rời khỏi Việt Nam ngay vì đã xâm phạm cuộc sống của nhân dân Việt trên một diện tích rộng, hơn 200 km ven biển.
Tại Quốc hội, vừa qua nhiều đại biểu đã lên tiếng đòi truy tố Công ty Formosa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tuyên bố sẽ giải quyết vụ án môi trường này, nhưng không nói gì đến việc truy tố, lại còn tỏ ý nương nhẹ cho rằng họ đã chịu bồi thường nửa tỷ đôla, coi như họ đã chịu nhận lỗi và ta cần "rộng lượng" (!).
Dư luận trong nước và quốc tế đều cho rằng số tiền bồi thường nửa tỷ đôla của Formosa là quá ít, không thấm vào đâu so với tổn thất của hàng mấy triệu con người.
Còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chưa tỏ rõ thái độ của mình đối với vụ án môi trường cực kỳ hệ trọng này. Vì sao vậy? Vì sao ông đã tỏ rõ thái độ trong vụ án Trịnh Xuân Thanh và các vụ tham nhũng lớn khác, chỉ thị cho 8 cơ quan phải khẩn trương vào cuộc theo phương châm "từng bước, chắc chắn, thận trọng, công minh", nhưng lại "quên đứt" vụ Formosa hệ trọng này? Phải chăng vì ông chưa hiểu rõ vấn đề? Chắc chắn là không phải. Vì cả nước đều rõ khi xảy ra vụ cá chết la liệt, ngư dân ngắc ngoải, thợ lặn chết tại chỗ, chính ông và bộ sậu khá đông đã có mặt tại chỗ vài ngày, được các nhà kinh doanh Đài Loan đón tiếp hậu hỹ.
Mọi người rất có lý khi trách ông Trọng là trong những ngày về Kỳ Anh "làm việc" ông không hề ghé thăm một bà con ngư dân hay nông dân nào để tìm hiểu về đời sống của bà con và an ủi họ.
Trong lúc này, người dân cần biết thật rõ chính kiến của ông đối với vụ án môi trường Formosa Hà Tĩnh cũng như dự án Thép Cà Ná Ninh Thuận. Theo ông có nên truy tố Formosa hay không? Theo ông việc bồi thường nửa tỷ đôla là đã thỏa đáng chưa?
Do thái độ ấm ớ như thế của người lãnh đạo nên bộ máy tư pháp vẫn bất động, Viện kiểm sát tối cao không khởi tố, Tòa án từ tối cao đến tòa án các địa phương đều im hơi lặng tiếng.
Bùi Tín

Hài : Các nhà báo bị cách chức chỉ vì đã đưa tin sự thật...

Nhà báo Lê Bình bị cách chức, thôi làm giám đốc VTV24 vì chót đưa tin biểu tình ở Formosa. Trước đó là nhà báo Nguyễn Như Phong, TBT của báo Petrotimes và là một nhà báo lề phải cũng ra đi vì chót đăng tin lại cuộc phỏng vấn của Người Buôn Gió. Tất cả đều là những tin tức của sự thật nói lên sự thật. Nhưng cũng là sự thật khi họ trở thành nạn nhân của các cuộc xuống tay thẳng thừng với các bản án nặng nề, vô lý và đích danh kẻ thủ ác là ông Bộ Trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. 
Dù có sự khác nhau trong đánh giá nhưng cũng phải công nhận Lê Bình và Nguyễn Như Phong đều là những nhà báo có tài của báo chí lề phải, và họ đã làm nổi bật cái nơi mà họ đã công tác. Và mặc dù không thích báo chí lề phải nhưng tôi cảm thấy bất nhẫn, không công bằng và rõ ràng là vi phạm nặng nề đến quyền tự do báo chí, tự do thông tin khi kết án họ như vậy. Nhưng trong một nền báo chí một chiều và với một ông chủ như ông Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn thì họ đã không có cửa để sửa sai hay chuộc lại lỗi lầm. Chỉ phạm một sai sót nhỏ thôi là : A lê, cuốn xéo...
Tịch thu cả thẻ nhà báo của họ, cắt đứt đi niềm vui và lẽ sống của những người cầm bút đó chỉ vì họ đã đưa sự thật, đưa một điều quan trọng bậc nhất mà than ôi, lại là thứ mà người dân thiếu nhất đối với một người làm báo ra cho độc giả thì Ban Tuyên Giáo và Phó Ban Tuyên Giáo Trương Minh Tuấn có cảm thấy xấu hổ với chính mình không ? Và các nhà báo lề phải có run sợ không khi thấy ông ra tay ác độc như thế. 
Tôi tin là không. Bởi đa phần nhà báo lề phải đều có trái tim của người làm báo chân chính, và đều mong muốn được tự do đem sự thật đến với bạn đọc, nếu không có những người như ông ngồi trên đầu trên cổ họ.

MTA

Get paid to share your links!