dailymotion

Friday, September 30, 2016

ĐỐI XỬ

ảnh minh hoạ
internet

Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói: “Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.
Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ: “Cá đâu rồi em?”.
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh: “Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá”.(online)


*** Bài học rút ra là :bạn đối xử với người khác như thế nào, thì họ sẽ đáp trả lại bạn bằng cách ấy.

NHẬT BẢN



1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.


3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
ST

GIÁM ĐỐC ĐE DOẠ GIẾT LUẬT SƯ


Giám đốc Công ty CP Xây lắp Trực Ninh bạo hành vợ nhiều năm. Vì ông này có quan hệ rất khủng khiếp với chính quyền địa phương, chuyên xây dựng, sửa chữa trụ sở toà án trên địa bàn tỉnh Nam Định trong đó có trụ sở Toà án huyện Trực Ninh. Bà vợ bị bạo hành nhiều năm đã phải rời bỏ khỏi nhà. Tôi đại diện theo uỷ quyền cho bà vợ trong vụ án chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tôi tiến hành hoà giải nhiều lần nhưng không thành. Ông này đã đến nhà tôi đưa tiền để tôi đứng về phía ông ấy, do không đạt được mục đích nên ông ta quay ra đe doạ giết tôi nhiều lần. Ngày 5/8/2015, trong buổi hoà giải tại Trụ sở Toà án huyện Trực Ninh, trước mặt Thẩm phán Chu Thái Hà và Thư ký Đào Đức Tài cùng 3 cổ đông của Công ty CP Xây lắm Trực Ninh ông Giám đốc này đã đe doạ giết tôi (Mời nghe nội dung video), vì nể thân chủ tôi đã bỏ qua vụ việc này. Thẩm phán Chu Thái Hà - Phó chánh án Toà án ND huyện Trực Ninh thụ lý, giải quyết vụ việc khởi kiện và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho tôi. Vụ án đã kéo dài gần 2 năm nhưng chưa giải quyết được gì, tôi sẽ tố cáo Thẩm phán Chu Thái Hà đến các cấp có thẩm quyền. Hôm nay, xảy ra vụ hành hung tôi tại Toà án ND huyện Trực Ninh và diễn ra trước mặt Chánh án Vũ Thị Hồng Nguyệt. Tuy nhiên, do bà Chánh án này có mối quan hệ mật thiết với ông Giám đốc nên đã trắng trợn phủ nhận không có sự việc hành hung tại Toà. Cạn lời với bà Chánh án này, số điện thoại của bà Vũ Thị Hồng Nguyệt 0916041062.

Trần Thu Nam

MẮT TỐI

Những người rảnh rỗi ấy chỉ đơn giản là muốn tìm đến sự thật và nói lên sự thật, của chính mình hoặc giúp những người bất hạnh khác cất tiếng lên trong cuộc sống đầy rẫy những bất công và phi lý này.
Chức danh, vị trí hay học vấn không làm nên nhận thức của một con người nào đó. Có những người bằng cấp cao nhưng nhìn nhận những vấn đề lại hết sức thiển cận, hoặc vì lợi ích của họ bị đe doạ, hoặc vì trình độ không cho phép họ thấy xa hơn điều họ nghĩ.
Nếu không có facebook, không biết bao nhiêu con người còn chìm trong oan khuất, kẻ mất mạng, người mất tài sản, kẻ bị đánh oan, những người đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng bị trù dập không biết kêu ở đâu, không biết bao nhiêu cái sai sót ở sách giao khoa, của lịch sử bị lãng quên và bỏ xó, không có facebook thì không biết bao nhiêu những đứa bé sơ sinh cần mổ tim, cần tách rời thân thể vì dính liền bụng, cần phẫu thuật trị bệnh nhưng nghèo đói phải chịu chết trong âm thầm, bao nhiêu chương trình từ thiện không đến được những đứa trẻ đói rét vùng cao, không có facebook những luật sư không biết dùng phương tiện gì để nói lên những tiếng kêu oan ngút trời, cứu được bao nhiêu con người đang vòng tù tội hoặc có dấu hiệu oan khiên.
Không có facebook, tôi không biết thế giới nó đã phát triển và đi nhanh như thế nào còn đất nước mình rơi vào những thảm trạng ra sao.
Bao năm qua, tôi vẫn chỉ được xem trên tivi và nghe báo đài nhà nước nói, đảng quang vinh, tổ quốc yên bình và phồn vinh ổn định, còn không thấy sau những màn pháo hoa sáng loà hay dưới chân những tượng đài nghìn tỷ kỳ vĩ là hàng triệu người khốn khổ, bất hạnh, điêu đứng, rách nát, tiều tuỵ.
Không có facebook người ta vẫn nói biển độc miền Trung đã sạch, đất nước không có tham nhũng, không có chuyện người dân đi biểu tình bị đánh, hay chuyện người dân nước này vẫn sống đàng hoàng và rất trung thực với nhau.
Không biết facebook đã làm gì tổn hại đến bà, nhưng ít nhất, facebook đã mở toang ra cánh cửa của sự thật đã bị bít chặt bấy lâu và đem lại sự kết nối không giới hạn trong sự bất kiểm soát quyền lực chính trị.
Ai, rồi cũng có lúc mắc phải sai lầm khi dùng thiển nghĩ theo thói quen cổ hủ của mình để nhận định hay phủ nhận về một thiên hướng vận động phát triển tất yếu của xã hội một cách hời cạn đến ngỡ ngàng.
Nụ cười của Bà, sẽ làm đau vỡ nhiều trái tim và tấm lòng lương tri của những người đang gắng công ngày đêm tìm kiếm sự tử tế cuối cùng còn sót lại một cách rời rạc, dè dặt và cả đầy hồ nghi trong tâm hồn những con người ngoài đời thực qua facebook.

Lê Luân

Thursday, September 29, 2016

Bộ trưởng và tuỳ tùng trốn tiếp dân, đi bơi? Vì Hà nội nóng quá?



Hôm nay 29/9/2016, theo lịch ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tiếp dân. Tháng trước, nhiều ngư dân Kỳ Anh đã yêu cầu gặp đồng hương bộ trưởng Hà về việc bộ này cấp giấy phép xã nước thải cho Formosa, gây thảm hoạ cá chết, họ đã có khiếu nại yêu cẩu Bộ TN và MT huỷ bỏ giấy phép này. Một số nhà khoa học, kỹ sư cũng đề nghị gặp bộ trưởng để yêu cầu Bộ trưởng trả lời kiến nghị của họ về thảm hoạ do Formosa gây ra. Các cán bộ tiếp dân của Bộ này thông báo, bộ trưởng Hà sẽ tiếp ngư dân, nhà khoa học và các luật sư liên quan vụ Formosa vào 29/9/2016.
Hôm nay, nhiều ngư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến phòng tiếp dân của Bộ TN - MT ở Nguyễn Chí Thanh từ sáng sớm. Tuy nhiên, vị trưởng phòng tiếp dân gọi điện thoại cho tôi, nói rằng Bộ trưởng có việc đột xuất không tiếp dân vào sáng nay được. Tôi nói vậy chúng tôi đợi ông Bộ trưởng cho đến khi ông Bộ trưởng hết bận.
Nhiều người dân, trong đó có ngư dân Kỳ anh, một số nhà khoa học, kỹ sư vẫn kiên trì đợi ông Bộ trưởng làm việc theo đúng lịch.
Rất có thể do thời tiết Hà nội nóng quá, nên hôm nay Bộ trưởng Hà và tuỳ tùng đi bơi xả nhiệt?

Vu Hai Tran

Con cái chúng ta vô tội

ảnh minh hoạ
Tháng 9/2016, có bản tin nhỏ lọt thỏm trong thành phố vốn đã quá nhiều chuyện eo sèo. Bản tin kể về việc một nhóm thầy cô giáo của trường Bành Văn Trân, Tân Bình, tổ chức đấu tố một giáo viên vì dạy thêm ở nhà, theo lệnh của Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, Sài Gòn.
Bản tin nhỏ, nhưng phác họa khá rõ về bộ mặt giáo dục của Việt Nam hôm nay. Theo Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, thì họ nhận được mật báo của “phụ huynh” nào đó nên đã yêu cầu trường hành động. Cô giáo này đã bị buộc phải hủy lớp dạy luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge – một chương trình học không dính líu gì đến sách giáo khoa của nhà trường. Cô cũng bị kỷ luật, không được xét thi đua và bị làm nhục bằng cách phải trả lại học phí cho tất cả các học sinh đã đến xin cô giúp dạy thêm.
Đây là một trong những sự kiện mới mẻ về chuyện thầy trò ở Việt Nam. Hình ảnh những người có tri thức, muốn truyền lại cho thế hệ sau theo thể thức truyền thống, bị chính quyền địa phương bị rượt đuổi, chận bắt quả tang, sao mà thật khó tả. Họ bị làm nhục và thậm chí bị phạt tiền như một loại tội đồ bởi thông tư 17 của Bộ Giáo dục Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cuộc đời như một vòng quay của bánh xe, nhưng ở đất nước này, nó là một vòng quay nghiệt ngã nhắc lại rằng sau gần nửa thế kỷ, những người trí thức lại gánh khổ nạn không khác gì những ngày sau tháng 4/1975. Kể từ khi đất nước có một Bộ Giáo dục duy nhất, miền Nam Việt Nam đã từng ngậm ngùi tiễn khoảng 50.000 tiến sĩ, giáo sư, cử nhân, nhà văn, nghệ sĩ… vào các trại tù tập trung cải tạo, trong tổng số hơn 2.500.000 người phải chịu khổ nạn ấy. Mà theo tài liệu của trang VietnamWar, giới trí thức, thầy cô giáo, giáo sư… bị xếp vào loại nguy hiểm bậc 2 và bậc 3, trong số 5 loại cần phải “cải tạo”.
Những đứa trẻ chưa đến 15 tuổi luyện thi chứng chỉ Cambridge, khi biết cô giáo của mình bị trừng phạt vì đã nỗ lực chia sớt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng, hãy tự hỏi chúng đang nghĩ gì?
Với những gì đã diễn ra trên đất nước này, lúc trưởng thành, chúng sẽ hiểu rằng mái trường xã hội chủ nghĩa không thơ mộng như những bài văn tả tiếng ve, hay những bài hát mùa hè. Mái trường xã hội chủ nghĩa mà chúng được biết từ sau 1975, được thống nhất bằng phương thức thô lậu: học sinh bị nghi ngờ điều gì đó sẽ bị chuyển cho công an thẩm tra, giam cầm. Thầy cô nếu dám dạy thêm cho chúng theo lời nài nỉ, thì có thể bị làm nhục bởi chính các nhà sư phạm khác.
Con cái chúng ta tội tình gì mà phải chứng kiến hay chịu những điều tổn thương ấy, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ấy?
Định kiến với dạy thêm và những biện pháp thô bỉ phi giáo dục được áp đặt cho những người thầy, người cô đang được coi là giải pháp thông minh của những người có trách nhiệm của ngành giáo dục. Hôm nay, Khổng Tử có mặt ở Việt Nam chắc cũng cùng đệ tử chạy bán sống bán chết trước tiếng tu huýt ruợt đuổi vì dám dạy thêm. Socrates sẽ ngậm miệng, không dám nói một lời minh triết nào trước đám học trò đến trước cửa ngồi chờ, vì sợ “phụ huynh” nào đó mật báo về kẻ dám dạy thêm.
Đột nhiên, cách huấn dục phi chính phủ, đời gia sư… có từ ngàn đời, hôm nay lại phải đeo một bản án do những người cộng sản đặt ra.
Thật là một điều tồi tệ, khi Bộ Giáo dục Việt Nam không nhận ra hiện trạng của đất nước hôm nay, chính là vũng lầy do họ đào bới. Học thêm, lạm dụng học thêm hay khốn khổ phải học thêm…v.v,  tất cả mọi thứ đó là hậu quả bế tắc từ những nhà kiến thiết nền giáo dục tồi. Và khi hôm nay, để chạy chữa cho hiện trạng chính họ tạo ra, Bộ Giáo dục tạo nên một mệnh lệnh mới, phủi tay và đẩy tội lỗi về phía các thầy cô. Lạ lùng thay, khi con bệnh không chịu uống thuốc, nhưng lại buộc cả xã hội phải uống thuốc thay cho nó.
Tội nghiệp cho con cái chúng ta, những đứa trẻ vô tội. Chúng được đưa vào nhà trường và trở thành vật thí nghiệm cho những đề án cao xa, của một nền giáo dục từ sau 1975 đến nay luôn rộn rịp cải cách và huy hoàng trong những thất bại. Nhiều đời Bộ trưởng giáo dục Xã hội chủ nghĩa vẫy tay ra về trong đắc thắng, bất chấp văn hóa và tri thức của nhiều thế hệ ở lại, cấu bám nhau để cố thoát khỏi bờ vực.
Trong một điều tra về nền giáo dục Việt Nam, AFP từng viết rằng “Mệt mỏi bởi những gian lận tràn lan, học vẹt vô tận và các lớp học tư tưởng Lênin bắt buộc, phụ huynh giới trung lưu của lứa học sinh trung học tại Việt Nam luôn nghĩ đến cách chạy trốn khỏi hệ thống trường học của quốc gia, để được giáo dục ở nước ngoài”.
Cũng theo tìm hiểu của AFP, đến năm 2015, mỗi năm giới phụ huynh chi hơn 1 tỉ USD để con mình được học ở các trường trung học và đại học ở nước ngoài. Nhưng đây cũng là ước mơ chung của khoảng 17 triệu học sinh và sinh viên tại Việt Nam vẫn mong được “tị nạn giáo dục” – một cách nói rất phổ biến từ hơn 5 năm nay.
Xin hãy tự đặt ra một câu hỏi, ở Việt Nam, con cái chúng ta đang học để làm gì? Học để bị thí nghiệm tinh thần duy ý chí của các quan chức kém cỏi sáng kiến nhưng giỏi vâng lệnh? Học để tạo dựng cuộc đời cho chính mình, hay học để trở thành người phục vụ cho tư duy chính trị của đảng cầm quyền? “Bốn thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, các quan chức cộng sản vẫn chưa cải cách đầy đủ về một lĩnh vực giáo dục. Các nhà bình luận thì nói rằng các chương trình thì luôn nhằm để thúc đẩy tính Đảng, chứ không ưu tiên tạo ra một người giỏi việc”. AFP từng viết như vậy trong bài có tựa đề Vietnam's creaking education system pushes students overseas.
Gần đây, một tài liệu nghiên cứu mang tên Nhìn lại nền giáo dục VNCH: sự tiếc nuối vô bờ bến, luôn được tái đăng trên các trang mạng. Đọc lại những gì đã làm được của nền giáo dục bị gọi là đồi trụy, lai căng đó… quả là một sự tiếc nuối vô bờ bến về giáo dục và tinh thần độc lập dân tộc. Và hơn nữa, trong giai đoạn chiến tranh khốn khó, giới nhà giáo miền Nam - luôn sống với dạy thêm - vẫn được xem là thành phần được kính trọng bậc nhất của xã hội, thậm chí một chính khách hay tướng lĩnh khi đối diện vẫn phải cúi chào.
Nền giáo dục bị hủy bỏ đó không hô khẩu hiệu phải đứng hàng đầu thế giới, không đưa trẻ em vào đồn công an, không rượt đuổi các thầy cô giáo đến tận nhà để làm nhục vì dạy thêm… nhưng vẫn tạo ra những trí thức bậc nhất, mà sau 1975, ông Võ Văn Kiệt coi đó quý như vàng, và luôn mời gọi họ hãy ở lại giúp đất nước.
Những ngày chiến tranh Nam- Bắc Việt Nam, Trung Cộng vẫn là kẻ thù đáng gờm của Việt Nam Cộng Hòa, thế nhưng ở các trường đại học, người ta vẫn nghiên cứu và học tiếng Hán một cách bình thường. Nó khác với cái cách mà Bộ Giáo dục Việt Nam hôm nay hồ hởi thúc đẩy tiếng Hán vào nhà trường như một món quà nối kết tình đảng Việt – Trung, nhân danh văn hóa.
Ngôn ngữ không có tội khi bị đưa vào giảng dạy. Và con cái chúng ta cũng không có tội để bị ép phải học ngôn ngữ nào mà chúng không muốn. Trong mối quan hệ mật thiết giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếng Hán có thể trở thành chuyện quan trọng – nhưng chắc chắn không thể coi chuyện học tiếng Hán như một cách “cứu sự sụp đổ tiếng Việt”, nhưng kiểu một tay trí thức hạng bét nào đó thích la liếm theo chính sách tuyên truyền, được báo chí nhà nước tung hô.
Con cái chúng ta vô tội, nên chúng không thể trở thành khán giả vô tình cho việc hủy hoại một nền giáo dục, hay đồng lõa biến con mình thành loại cừu ngu ngốc của các thí nghiệm áp đặt. Chúng phải được quyền tự chọn lựa học thêm hay không, trong thế giới này.
Những đứa trẻ ngây thơ vô tội đó  cần tiếng nói của chúng ta - những phụ huynh - vốn đã có quá đủ kinh nghiệm về sự suy đồi trong xã hội vì im lặng.
Con cái chúng ta có nguyên bản sơ khởi là tự do và vô tội. Vậy chúng cũng cần được quyền lựa chọn học ngôn ngữ nào cho chính cuộc đời và tương lai của chúng, chứ không phải theo sự áp đặt tiến cống của ông Phùng Xuân Nhạ hay bất kỳ ai khác. Đừng quên, trong khi con cái chúng ta gồng gánh sách vở, và vứt bỏ cuộc đời bên ngoài để đáp ứng cho những chương trình cuồng điên của Bộ Giáo dục, thì có thể con cái những người như ông Nhạ đang rong chơi và thanh thản học những chương trình rất lành mạnh ở nước ngoài.
Con cái chúng ta cũng vô tội như con cái những vị ấy. Chúng cần được sống trong một xã hội không có độc tài giáo dục và nói láo về Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, không hủy diệt tri thức và không làm tổn thương thầy cô của chúng, không bị giải đi vào đồn công an ở tuổi thiếu niên, và không bị ép để sinh ra để trở thành công cụ cho ai đó, mà có quyền chọn cho mình một cuộc đời tự do, một lối đi tự do mà chúng muốn.
(Tuấn Khanh, Sài Gòn 25/9/2016)

Heo cũng muốn có con với Mr. Đàm?

Theo báo Pháp luật TP HCM ngày 28/12/2014 đã đăng tải bài viết về anh nông dân Nguyễn Vũ Phương (49 tuổi, ngụ khóm 1, phường 8, TP Vĩnh Long) với bí quyết nuôi heo hết sứ độc đáo... cho nghe nhạc Đàm vĩnh Hưng.(http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/232322/nong-dan-cho-lon-nghe-nhac-mr-dam-de-de-dau-thai.html)
Theo Tạp chí Hải Ngoại ngày 19/9/2016 "Mr. Đàm lần đầu tiết lộ chuyện nhiều fan nữ mong muốn có con với anh hoặc xếp hàng dài chờ anh lấy làm vợ."(http://tapchihaingoai.com/giai-tri/dam-vinh-hung-rat-nhieu-fan-nu-mong-muon-co-con-voi-toi/)
Thế là không những có các fan nữ mà heo cũng muốn có con với Mr. Đàm? Nếu điều này có thật thì thật là vinh dự cho Mr. Đàm nhỉ!

TL.

THẬT LÀ VINH HẠNH CHO NGƯỜI HÀ NỘI!

Xin chúc mừng người dân Hà Nội, chúc mừng Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Lú đã có công đưa Việt Nam nói chung và Hà Nội thủ đô nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nói riêng đã đi đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lần này chỉ là top 10 thôi. Lần sau cố gắng vượt lên chính mình vào top 3 nhe người Hà Nội. Thật quá vinh hạnh đó mà!!!

TL.

NHÌN XA TRÔNG RỘNG

ảnh minh hoạ
Cách đây 8 năm, khi tôi phục vụ tại Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn với chức danh Tổng Thư Ký, nhiệm kỳ 2005-2008, tôi đã viết một bài có tên “Bạn đã biết chưa?”. Mục đích của bài là giới thiệu với quý tín hữu xa gần hoặc bà con lương dân đến tham gia sinh hoạt giáo xứ biết có Hầm giữ xe, cả “xế nổ và xế điếc”. 
Xuân qua thu lại đã 8 lần, tôi chưa nghe thấy một lời than phiền về tiện nghi, cung cách phục vụ của hầm gửi xe.
Chỉ trong tháng 8 và 9 năm 2016 đã hai lần có hầm giữ xe trong thành phố nhấn chìm xe của khách. Lần thứ nhất, trận mưa 26/8/2016 đã ngâm tôm suốt đêm nhiều ô tô bạc tỉ tại hầm giữ xe đường Phan Xích Long quận Bình Thạnh. Đến sáng hôm sau cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải mang máy bơm rút nước đến cứu xe. Những tưởng chỉ có thế nhưng không phải thế.
Đúng một tháng sau, chiều 26/9/2016 lại có trận mưa, qua báo đài cho biết đó là trận mưa lớn nhất từ 1975 đến nay. Báo Thanh Niên ngày 27/9 chạy tít “Trận mưa khủng khiếp”. Trận mưa này đã làm tắt thở hàng nghìn xe máy tại hầm gửi xe Nguyễn Siêu quận 1. Qua 16 giờ sau cơn mưa, nhìn những nhân viên giữ xe phải nước ngang thắt lưng hì hục đẩy xe lên nơi cao trả cho khách. Đã có lời than phiền “Họ lấy của tôi 7000đ một lần gửi, bây giờ họ nói do thiên tai. Thật là vô trách nhiệm.”
Cùng hứng chịu trận mưa này, đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Kỳ Đồng, ngay cả trong sân Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nước mênh mông ngấp nghé muốn bò qua cửa Đền, mãi đến gần 20 giờ nước mới rút hết. Thế mà hầm giữ xe của giáo xứ đi không ướt chân. Thật là đúng với câu “Có cứng mới đứng đầu gió”!

“Đứng đầu gió” ở đây là tầm nhìn xa trông rộng của vị Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã thiết kế xây dựng hầm gửi xe này. Nói không ngoa, không có hầm giữ xe thứ 2 như thế này ở trong TP.HCM, Vì trên nóc hầm là sân Hiệp Nhất, nơi diễn ra hàng năm những sinh hoạt lớn của giáo xứ. Xin miễn kể lại hầm giữ xe vì đã giới thiệu rồi. Ở đây chỉ muốn so sánh với những hầm giữ xe khác để chung vui với vị kỹ sư xây dựng ngày ấy là Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám TỈnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Mặc khác, để giáo xứ mạnh dạn thưa với con cái Đức Mẹ xa gần, nếu đến sinh hoạt tại giáo xứ gặp trận mưa như chiều 26/9/2016 thì cứ yên tâm đọc kinh cầu nguyện, năn nỉ ỉ ôi với Mẹ, không phải lo ra, vì xe của quý khách để trong hầm vẫn được giữ gìn như xe để ở nhà.
Và cũng xin quý khách đừng quên công lao thiết kế, xây dựng và phục vụ hết tình tại hầm giữ xe giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn.

28/9/2016
Nguồn: Blog Chân Thiện Mỹ

HOANG TIN CẦN NGHIÊM TRỊ

Thế giới toàn bọn làm chuyện ruồi bu và ngu hết phần người khác. Không lo làm ăn, mà cứ tính trở thành "thế lực thù địch" để dựng chuyện mà "nói xấu" Việt Nam, đi ngược với những lời ca đẹp đẽ của đảng và nhà nước ta vẫn tuyên truyền và khẳng định bấy lâu nay.
Việt Nam: không có tham nhũng; kinh tế đang trên đà phát triển dù là nước nghèo, đi vay mượn khắp nơi và năm tới (2017) bị dừng viện trợ ODA; giáo dục tiên tiến, có nhiều mặt còn hơn cả Anh, Mỹ; du lịch ổn định và thu hút khách du lịch quốc tế (không có chuyện 80% khách quốc tế đến một lần mà không trở lại Việt Nam như một số cơ quan thống kê); người dân Việt Nam hạnh phúc nhất châu Á; mức sống dân Việt còn cao hơn cả Đức, Nhật; không có nạn chạy chức chạy quyền hay cả nhà, cả họ làm quan; không có chuyện cạn kiệt tài nguyên; không có chuyện ô nhiễm môi trường nặng nhất nhì thế giới, vì biển miền Trung nhiễm độc còn tự phục hồi và đào thải độc tố được; không có chuyện khoa học không đóng góp gì cho thế giới, người ta còn đang định hô mưa gọi gió kia kìa; không có chuyện thuế, phí, lệ phí hay giá ô tô cao nhất thế giới hay châu Á, vì rất nhiều siêu xe đắt đỏ của thế giới đều có mặt ở Việt Nam; không có chuyện Việt Nam là quốc gia mắc ung thư đứng đầu toàn cầu, đây là thống kê bố láo; không có chuyện một năm gần hai chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông, một con số bịa đặt; không có chuyện nhũng nhiễu, vòi vĩnh ở mọi lĩnh vực như ông Phó thủ tướng Trương Hoà Bình vừa nói mới đây (ông ấy tung tin không chính xác làm giảm niềm tin của dân chúng vào đảng và nhà nước); không có chuyện thực phẩm bẩn tràn lan, hay giấy phép kinh doanh an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp giả hàng loạt; sản xuất nông nghiệp không có chuyện ngày càng tụt hậu và đứng đầu từ dưới lên trong khu vực Đông Nam Á, sau cả Thái Lan, Lào và Campuchia; không có chuyện bầu cử không dân chủ như chuyện chạy 30 tỷ một ghế đại biểu, người dân nhặt được một bịch nylon chứa 85 phiếu bầu cử ngay sau ngày bầu cử hay việc biểu tình vì môi trường bị đánh đập; không có chuyện ăn không từ thứ gì của dân và bán cũng không từ thứ gì; không có chuyện thẩm phán xử dân thắng thì hết đường thăng tiến; không có chuyện uống rượu bia nhiều nhất trái đất mà lại đọc sách ít nhất thế giới; không có chuyện giấu diếm hay nói sai lịch sử; không có chuyện người Việt Nam tử tế thấp nhất toàn cầu; không có chuyện báo chí nói không có tự do ngôn luận hay chuyện đăng rồi rút bài liên xoành xoạch; không có chuyện Việt Nam lệ thuộc, phụ thuộc hay xung đột biển đông với Trung Quốc mà làm bạn bè rất hữu nghị, hợp tác; hoàn toàn không có chuyện con cái, người thân của hoặc chính những người giàu có hay quan chức sang nước ngoài học tập hoặc định cư;...
Nói chung là không có gì xấu cả, mấy tay thừa hơi suốt ngày tung tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận và giảm sút niềm tin của nhân dân vào đảng và nhà nước trong việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô và định hướng phát triển quốc gia.
Cần nghiêm trị những hành vi này, kể cả các quốc gia hay khối cộng đồng quốc tế, nếu không đúng quy trình, định hướng và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước ta đã và đang đề ra cũng như gấp rút thực hiện.

Lê Luân

Wednesday, September 28, 2016

TP HCM ngập là do "Mưa Cực Đoan"


Bọn chúng lấy tiền thuế của dân chia nhau đầy túi rồi giờ chúng đỗ thừa cho ông Trời.
Dân biểu tình vì môi trường thì chúng đỗ thừa cho Việt Tân, phản động ...xúi giục rồi chúng đánh đập bắt nhốt. Giờ Trời mưa thì chúng đỗ thừa do ông Trời "cực đoan". Đúng là Cộng Sản - Chúng nó rất giỏi trong việc giả điên. Chúng giả điên để khiêng đồ Mỹ.

TL.

CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA!

Sáng nay mẹ con em ra bờ hồ đua Cruzze. Lúc đua xong rồi, chúng nó vất xe đấy đi chơi trò khác. Mấy anh dân phòng ra hỏi, đòi thu xe!!!!???? WTF?
- Dân phòng: Tuyến này cấm xe, xe chạy ở đây sẽ thu xe?
- T: Tuyến này cấm xe tham gia giao thông, chứ có phải xe trẻ con đâu!
- Dân phòng: Cứ xe là cấm hết! Xe này cũng là xe tham gia giao thông. 
- T: Văn bản ở đâu quy định như vậy anh mang ra đây. Xe này là xe tham gia giao thông á? Anh làm luật mà anh không hiểu xe tham gia giao thông là loại xe gì à?
- DP: Nhưng xe này đâm vào người thì sao?
- T: Thì chẳng sao cả. Cái xe điện vèo vèo đang đi kia mới có thế đâm chết người, chứ xe trẻ con này chẳng làm sao.
- DP: (bí quá quát) Cô phải làm theo tôi, lần sau ko được mang xe này ra bờ hồ, không thì tôi sẽ thu!
- T: Anh thu luôn cho em cái, bắt cả đứa lái xe nữa này! (có cả 1 đội lít nhít vài đứa Cruzze ở đấy). Anh tên gì? Công tác ở Phường Hoàn Kiếm à?

Thế là cắp đít đi! Bảo lần sau không được tái phạm! Ha Ha

Nguyễn Phương Thảo

Singapore cáo buộc Trung Quốc dựng chuyện về biển Đông

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết biển Đông nơi có tuyến hải lộ thương mại thiết yếu trị giá 5 tỷ đô la hàng năm.
Đại sứ Singapore ở Bắc Kinh hôm nay cáo buộc một tờ báo lớn của chính phủ Trung Quốc đã dựng lên một câu chuyện về vị thế của Singapore ở biển Đông nhưng tờ báo này khăng khăng cho mình là đúng.
Theo Reuters, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, dẫn chứng một nguồn tin vô danh, nói Singapore đã đưa vấn đề hải lộ gây tranh cãi ra trước một hội nghị thượng định của Phong Trào Không Liên Kết ở Venezuela hôm 21/9 và cũng đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài quốc tế với những tuyên bố có lợi cho Philippines trong vụ nước này kiện Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền trên hầu hết biển Đông.
Trong một bức thư gửi tổng biên tập của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Đại sứ Singapore Stanley Loh nói rằng những hành động và những ngôn từ viết về Singapore trong bài báo là “không đúng và không có cơ sở.” Ông Loh nói phái đoàn của Singapore không hề đưa vấn đề biển Đông hay phán quyết của tòa trọng tài quốc tế ra hội nghị này như tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã viết. Ông bày tỏ sự thất vọng đối với một tờ báo có tiếng của Trung Quốc mà lại đăng một bài báo ‘vô trách nhiệm’ với những cáo buộc không có cơ sở và không trung thực.
Tổng biên tập của tờ báo, Hu Xijin, trong một tuyên bố đăng trên microblog của tờ báo, nói ông giữ lập trường ủng hộ bài báo và cho biết nguồn tin mà họ có là “nghiêm túc và đáng tin cậy” và bài báo là chính xác.
Mặc dù không phải là một nước có tranh chấp trên biển Đông, nhưng Singapore đã luôn đứng về phía Việt Nam và Philippines, nước này còn cho phép các máy bay của không lực của Mỹ dùng Singapore làm căn cứ chính, điều mà ông Hu nói “ai cũng biết nó nhắm tới Trung Quốc.”
Theo Reuters, bộ Ngoại Giao Trung Quốc không trực tiếp bình luận về cuộc tranh cãi giữa Singapore và tờ Hoàn Cầu Thời Báo và người phát ngôn của bộ này nói 2 nước nên hiểu và tôn trọng các quyền lợi cốt lõi của nhau.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết biển Đông nơi có tuyến hải lộ thương mại thiết yếu trị giá 5 tỷ đô la hàng năm. Ngoài Việt Nam và Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền một phần trên vùng biển này.
Tháng 7 vừa qua, tòa trọng tài quốc tế ở La Haye đã bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc trên tuyến hải lộ này trong vụ kiện của Philippines. Trung Quốc vẫn duy trì lập trường là không công nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Theo VOA, Reuters, The Straits Times

CHÍNH TRỊ ƠI ANH YÊU EM NHIỀU LẮM

Nhờ có em mà anh được hiểu thế nào là chính trị nhân văn và mù quáng,cứ hàng ngày hàng giờ bật mạng lên là anh lại gặp em liền ,nhờ có em mà anh đã trở nên ham học hay đọc lúc nào không hay,
Mà hình như anh đã phải lòng em rồi thì phải,em thật quyến rũ làm sao làm lòng ai xao xuyến, em tuyệt mỹ điệu đà làm sao.Người đời thường gọi em là chính trị,bởi em luôn tạo mọi việc tốt trong nhân loại. 
Em hãy thúc dục những ai đang thờ ơ vô cảm,biết yêu em và đến với em một cách thiết thực hơn.

Nhờ em dạy cho anh và mọi người được biết,chính trị vị tha,yêu thương nhân bản là gì?để mọi người và anh được hiểu rõ, đường ngay thẳng và công chính ,công bằng của em để đem nó đi khắp thế giới thực thi ,để lòng người không khô cằn như mùa hạ, đi nơi đâu cũng ấm áp tình người để con người không vô cảm chai đá
Em biết đó con người thì có đúng có sai,và lòng tham của con người thì không đáy và vô biên vô tận,tính tự ái tự cao ngất trời, em hãy dạy cho muôn người biết được, có tấm lòng cao cả, dám dấn thân việc nước việc chung ,có đi muôn nẻo đường đều có được tình cảm chân thành của con người dành cho nhau, để sau này nhìn đâu cũng thấy được, ánh mắt yêu thương và nụ cười tươi thắm
Nhưng em ak chưa hẳn vậy, vẫn còn đó biết bao người vì dân và vì nước đó sao luôn biết hy sinh xã thân vì đại nghĩa, dám nói lên oai sai bần cùng cơ cực sai trái đó sao,
Nhưng có em rồi họ sẽ yên tâm vững chí hơn, dám bước đi hiên ngang, hành động theo sự hướng dẫn của lương tâm ngay thẳng, em hãy bước đi bên họ luôn mãi nhé,vì họ yêu em rồi không bỏ được đâu.
Em biết không không có em thế giới gian nguy đầy biển máu,đầy tang thương và khổ đau.
Mong một mai khi đất nước được đổi mới, luôn hợp nhất và xây dựng đất nước và tiếng cười nơi nơi,để sau này không hổ thẹn với thế giới.để hai từ Việt Nam được tự hào ,tôn trọng và vinh danh

HOANG SỸ GIÁO

20.000 tỷ chống ngập đi đâu? Hỏi thằng này sẽ biết, đừng hỏi ông Trời.



Hỏi thằng giám đốc công ty thóat nước mới biết chứ hỏi ông Trời sao Ổng biết.
Lương tháng của chúng nó đây:
(Theo VNExpress)Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng mỗi tháng), Chủ tịch Hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ tại công ty này là 5,4 triệu đồng mỗi tháng.
(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giam-doc-cong-ty-thoat-nuoc-do-thi-tp-hcm-luong-2-6-ty-dong-2870950.html)

TL.

*** Những chuyến xe đêm ...

Hơn 600 ngư dân Nghệ An dưới sự hướng dẫn của Cha Anton Đặng Hữu Nam đã đi trên 1 đoàn xe buýt 15 chiếc , khởi hành từ sáng sớm ngày 26-09-2016 đi đến tòa án Kỳ Anh ở Hà Tĩnh , để nộp đơn kiện nhà máy thép Formosa , về tội làm ô nhiễm trầm trọng cả 1 vùng biển miền Trung .
Suốt dọc đường đi , bà con đã bị công an , an ninh bao vây và đi theo canh chừng rất đông , nhiều lần làm khó dễ . Mọi người đã hát vang những bài Thánh ca , và cùng nhau cầu nguyện để giữ vững lòng tin và sự bình tâm trước thái độ hung hăng của công an , những kẻ đáng lẽ ra phải đứng về phía nhân dân giúp dân khởi kiện Formosa thì mới đúng !
Đến tòa án Kỳ Anh , thái độ ù lì và câm nín của cán bộ và lãnh đạo ở đây đã làm cho bà con tức giận . Tòa án làm khó người dân bằng cách đòi mỗi đơn kiện phải đóng án phí đến 5 triệu , đưa tổng số án phí lên đến hơn 2 tỷ . Họ định dùng cách này để chặn không cho ngư dân kiện , vì ngư dân cũng rất nghèo . Cách đối phó đểu cáng này càng khiến cho bà con phẫn uất . Nhưng Cha Nam đã ôn tồn nhắc nhở mọi người hãy bình tâm , cứ ôn hòa , nhẹ nhàng , và nhớ rằng đi tới đâu thì giữ gìn sạch sẽ , gọn gàng tới đó , đừng xả rác trong sân tòa án .
Qua hết 1 ngày mệt mỏi , bà con ngư dân Nghệ An lại lên xe buýt đi về Vinh , nơi mà các Cha và giáo dân giáo phận Vinh đang sẵn sàng chào đón để cùng hiệp thông . Trên đường đi Vinh đoàn xe lại bị công an chặn lại , gây khó dễ , đòi tách mọi người ra , đuổi người dân xuống xe và có ý muốn cách ly Cha Nam . Mọi người lại phải 1 phen đấu lý , đấu luật và đấu trí với đám tay sai còn đảng còn mình này !
Trời tối mịt , đoàn xe mới về đến Vinh , nghe nói là mọi người vẫn bình an . Nhìn hình ảnh những chuyến xe âm thầm lăn bánh trong đêm , chở những con người dũng cảm vừa làm nên lịch sử , thấy họ phải trải qua cả 1 ngày lo lắng , căng thẳng ... chỉ để nộp được lá đơn khiếu kiện 1 công ty nước ngoài , mới thấy thương bà con và mới thấy cái chế độ này nó khốn nạn cùng cực ! 
Ngày xưa , thời chiến tranh 54-75 , những người lính ưu tú của VNCH đã âm thầm thực hiện những chuyến bay đêm , những cuộc hành quân đêm ... để bảo vệ cho tự do và dân chủ . Ngày nay , những người dân ưu tú của miền Trung lại phải thực hiện những chuyến xe đêm như thế này , để đấu tranh đòi lại tự do và dân chủ đã bị cướp mất.
Khi nào thì đến miền Nam và miền Bắc cũng có những chuyến xe đêm để đồng hành cùng với đồng bào miền Trung ?

Ngọc Nhi Nguyen

VÔ ĐỊNH

Trước đó chỉ vài ngày ở Thừa Thiên Huế đã ráo rác về việc cả thành phố ngập trong biển nước sau một cơn mưa lớn.
Hôm qua ở TP.HCM còn khủng khiếp hơn khi dòng nước chảy xiết như những con sông mùa lũ, cuốn trôi cả người, xe và các đồ vật.
Đó là tình trạng trung về việc quy hoạch thành phố, quy hoạch đô thị tồi tệ, không có tư duy hay giải pháp khoa học. Người dân có thể coi đó là "hệ quả tự nhiên" của một hiện tượng thiên nhiên có mức độ lớn, nhưng đó chỉ là cách nhìn vấn đề theo hướng lạc quan tếu và cũng là né tránh cái cốt lõi thực sự của vấn đề.
Nếu một bài toán được đưa ra, bạn không đánh giá đúng đề bài, không nhìn nhận đúng phương pháp thì sẽ không bao giờ đi đến một cách giải và kết quả khả quan. Vì vậy bạn chỉ có thể bỏ nó đi và tìm một bài toán khác để giải chơi.
Cũng như giáo dục, cứ cải cách, năm này qua năm khác, đổ hàng đống tiền và hàng chục dự án gối đầu nhau không kịp dứt, nhưng cuối cùng là tình trạng giáo dục ngày càng tồi tệ hơn, đối phó hơn và nhiều biến thể khủng khiếp hơn. Học sinh như những đứa trẻ bơ vơ trong cơn khủng hoảng về chính sách đào tạo dài hạn bằng các kế hoạch ngắn hạn biến thiên liên tục.
Cái cuối cùng và cốt lõi của một vấn đề quản trị quốc gia, đó chính là quản trị quy hoạch gốc, nếu cái gốc đó khoa học thì tất cả những chuỗi chu trình tiếp theo sẽ vận hành tốt và đi lên.
Đó chính là vấn đề của thể chế chính trị, vì thể chế này bao trùm toàn bộ mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi mặt đời sống, nên nếu không thay đổi thể chế theo kiểu "cờ một tướng, kiềng một chân" thì sẽ không bao giờ có một toàn cảnh quốc gia vững chãi dù có chắp mọc thêm rất nhiều xúc tu như chân bạch tuộc vây quanh để chống đỡ mang tính tình thế. Nó chỉ khiến chính những giải pháp tức thời đó trở thành gánh nặng cho hệ thống vốn đã trở nên ngày một tồi tệ hơn thêm.
Vì mọi sự vá víu đều chỉ làm cho tấm áo nham nhở và chóng rách hơn.
Ngay cả cái cách khi gọi tên, dùng danh từ Sài Gòn khi ở đây có một sự kiện tiêu cực, và trịnh trọng xướng lên tên gọi TP.HCM khi có điều nổi bật nào đó diễn ra, đó chính là tư duy tồi tệ nhất của những con người bần tiện, xảo trá và luôn thoái thác sự thật mà chỉ muốn nhận lấy cái đẹp về mình.

Luân Lê

Thất thủ!

Sài Gòn thất thủ, Biên Hòa thất thủ, Huế thất thủ, Hà Nội thất thủ… Cả nước đang thất thủ bởi những trận mưa ngập ngoài sức tưởng tượng với mức độ ngày một tăng dần. Không chỉ ngập trong biển nước mênh mông sau những trận mưa mà thậm chí giới chính quyền bây giờ cũng ngượng ngập và “thất thủ” trong việc tìm cách giải thích dư luận, chính xác hơn, Việt Nam đang thất thủ toàn diện. Kinh tế thất thủ bởi lý thuyết “kinh tế XHCN” đã và tiếp tục dẫn đất nước đến vùng trũng ngập của những khoản nợ này đến những khoản nợ khác. Giáo dục đang thất thủ vì ngập trong tư duy lạc hậu. Xã hội đang thất thủ bởi ngập sâu trong tội ác. Y tế thất thủ khi ngập trong sự bất lực của giới điều hành. Môi trường thất thủ bởi cuộc tấn công không thể kiểm soát của những Formosa trước sự bất lực, tuyệt vọng, bế tắc và vô tâm. Con người cũng thất thủ khi ngập trong lối sống đầu độc nhau, bằng hóa chất và nhiều phương cách khác. Sự thất thủ nguy hiểm nhất và ảnh hưởng tương lai đất nước nhiều nhất vẫn là sự thất thủ trước Trung Quốc. Việt Nam đã không thể “thoát Trung”. Việt Nam vẫn bám chặt vào Trung Quốc. Việt Nam đang thất thủ. Toàn diện. Có con đường nào cho tương lai đất nước? Không và không bao giờ, nếu người ta chấp nhận sự thất thủ này mà không thay đổi thể chế. Không thay đổi, Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất để đi: con đường đi đến chỗ chết.

Manh Kim

Tuesday, September 27, 2016

Máy bay Nhật xuất kích khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc

Ảnh oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc bay ở vùng giữa đảo Okinawa và Miyako, 26/10/2013.AFP PHOTO / JOINT STAFF
Tokyo phản ứng mạnh mẽ sau vụ Không quân Trung Quốc tập trận trong vùng biển chiến lược ở Hoa Đông. Theo thông cáo ngày 26/09/2016 của bộ Quốc Phòng, 8 chiếc máy bay Nhật Bản đã xuất kích ngay khi phát hiện chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua eo biển Miyako vào hôm qua.
















Trả lời báo chí sáng nay tại Tokyo, phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật, Yoshihide Suga cho biết thêm: cho dù không vi phạm không phận của Nhật Bản nhưng đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc bay qua khu vực eo biểu Miyako, cách không xa quần đảo có tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư. Đây là nơi từ năm 2013 Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành khu vực « vùng nhận dạng phòng không AZID » bất chấp sự chống đối của Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
Cũng trong buổi họp báo sáng nay (26/09/2016) phát ngôn viên của thủ tướng Nhật nhấn mạnh Tokyo « không thể chấp nhận để không phận trong vùng gần quần đảo Senkaku thuộc về Trung Quốc ».
Eo biển Miyako nằm giữa hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, được Trung Quốc xem là một vùng chiến lược, cửa ngõ mở ra tây Thái Bình Dương.
Bắc Kinh hôm qua thông báo đã tiến hành một cuộc tập trận trên không ở Biển Hoa Đông, huy động hơn 40 máy bay, trong đó có chiến đấu cơ, máy bay oanh tạc và máy bay tiếp liệu, mô tả đây là một cuộc « tập trận thường lệ » trong vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc với mục đích « bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia và gìn giữ hòa bình ».
Hãng tin Bloomberg nhắc lại tháng 5/2016 một số phi vụ của Không quân Trung Quốc từng bay ngang eo biển Miyako, nhưng cuộc tập trận ngày 25/09/2016 đã huy động một số lượng máy « lớn chưa từng thấy ». Theo lời một viên tướng về hưu của Trung Quốc, « sự kiện chưa từng xảy ra » nói trên « nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở biển khơi » của quân đội Trung Quốc.
Sự hiện diện của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản trên bầu trởi Biển Hoa Đông một lần nữa cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo RFI

ĐIỀU KÌ DỊ SAU MỘT CƠN MƯA

Tôi vừa chuẩn bị về nhà sau một ngày lăn lộn giữa Saigon. Đường về hôm nay bỗng dài hơn thường lệ, bởi một cơn mưa khổng lồ đã tấn công thành phố, rõ là một cuộc tấn công chưa từng có.
Chúng tôi bước ra khỏi thang máy lúc 16h30 phút. Giao thông trước toà nhà kẹt cứng. Đường xá kẹt cứng, mọi người cũng cứng vì lạnh, nhưng chắc một bộ phận cơ thể của đa số người đang mềm và thun lại.
Vẫn đèn xanh đèn đỏ, nhưng tất cả đều kẹt, mặc kệ xanh với đỏ. Tôi đứng xếp hàng trong đám đông trú mưa, đến tận 19h vẫn chưa thể dắt xe xuống đường, bởi nước ngập tới háng, và dái thì đang co ro, dù rằng vào lúc 19h là tôi phải cho con ỉa. Hệ thống đèn đường vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên dòng người vẫn dồn đống, xe cộ thì cứ banh càng, phơi xác trong cơn mưa. Không cứu hộ, ko cảnh sát giao thông, ko gì hết ráo. Bởi hệ thống đường xá đã thành sông, nhưng không có lấy một con thuyền để bơi.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự dưới cơn mưa, trên những dòng sông giữa phố. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau, người đi bộ thông cảm cho người đi xe đạp, xe đạp lại thông cảm cho xe máy, xe máy thông cảm cho ô tô...phía xa ở một chung cư cao cao, có hai người vừa thông nhau, lại vừa ngắm phố xá chuyển mình trong cơn mưa.
Khi tôi quay lại văn phòng, các công ty khác ở trong toà nhà vẫn còn đầy ấp người. Họ vừa chơi tú lơ khơ, vừa check facebook xem hình ảnh ngập lụt trong thành phố, vừa đánh rắm luân phiên... quả thật, đó là một khung cảnh mà cả đời tôi chưa từng chứng kiến trên thế gian này. Trong toilet nam, cũng không còn chỗ đứng, một vài người còn cầm hộ cho người kia đái, tay còn lại thì hút thuốc, họ nói cười rôm rả, mặc cho thành phố đang quằn mình dưới cơn mưa. Và như thế, sự thông cảm và chia sẻ đã được duy trì đến tận phút cuối cùng của cơn mưa.
Nơi cây xăng, hàng trăm người đang trú mưa, sự riêng tư đã được tôn trọng, một vài người thản nhiên vạch quần đái, bọt nước tung tẩy theo dòng nước đang trôi trên đường, không phóng viên, không pa pa ra zi chụp ảnh, ko có bất cứ tựa đề lộ hàng nào được loé lên, ko ai nhìn ai, mọi người chỉ chú tâm đến cơn mưa. Một người cẩn thận, hỏi nhân viên cây xăng: liệu có thể hút thuốc được chăng? Anh bơm xăng từ tốn, rất dịu dàng: không sao, anh cứ hút cho bớt lạnh, trời mưa lớn mà, ko sao đâu...
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, check facebook, để chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 10.000 mà tôi đã chứng kiến một khung cảnh y một, tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Đường xá, hẻm xóm sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chạy xe lên lề khi kẹt xe, nào là tranh cãi quanh chuyện đổ rác, cho chó ỉa, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, chỉ cần kẹt xe, hay va quẹt, sẽ nhận không biết bao nhiêu lời chửi bới, thậm chí là đòi xin huyết về nấu canh.
Nhưng hôm nay trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một sự kiện thiên tai, chắc chắn sẽ tạo ra sự hỗn loạn, nhưng thật ra nó lại khiến mọi người nhích gần lại nhau, để trú mưa và né nước ngập. Chính sự tấn công của cơn mưa, đã khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia, sự kiên nhẫn, sự chịu đựng, sự sáng tạo...
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Saigon hôm nay, nó không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn 10.000 lần, khi mùa mưa đến ở thành phố này. Tôi có thể khẳng định một vạn lần tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, ko hề chịu khuất phục bởi bất kỳ cơn mưa nào.
Cơn mưa chiều nay, có thể làm ướt háng hàng vạn người, làm teo dái của thêm vạn vạn người khác giữa Saigon hoa lệ, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cơn mưa thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ cơn mưa nào dám tấn công dân tộc này.
Trần Có Não.

“CON TÀU CUốI CÙNG”

- Poster The Last Ship 

- Trung Quốc vận chuyển vũ khí hóa học vào Việt Nam (chụp từ màn hình, cảnh trong The Last Ship – Season 3)
Xem xong bộ phim truyền hình The Last Ship (ba season, tổng cộng 36 tập), bạn có thể có cảm giác như vừa ra khỏi một khóa học trong đó không chỉ tiếp nhận được vô số kiến thức về cách thức vận hành và hoạt động một con tàu chiến (khu trục hạm lớp Arleigh Burke) mà còn học được cách đối nhân xử thế giữa người với người dù chỉ mới trước đó còn là kẻ thù không đội trời chung. The Last Ship cho thấy việc tái thiết quốc gia sau thảm họa cần những gì, đặc biệt khi quốc gia trở nên vô chính phủ và bị các phe nhóm lợi dụng để xây dựng quyền lực riêng. Bạn còn có thể thấy người dân bị lừa bịp và bị bán đứng như thế nào. Bạn có thể thấy giá trị dân chủ bị lợi dụng và thấy kỹ thuật mị dân của những kẻ đầu cơ chính trị được sử dụng ra sao…
The Last Ship cũng cho thấy chẳng mô hình chính trị nào có thể đứng vững nếu không có sự chính danh. The Last Ship không chỉ kể chuyện chính trị nước Mỹ. Nó đề cập cả sự thao túng với mong muốn nắm trong tay số phận thế giới từ những bộ não điên rồ của một số cá nhân đơn lẻ hành động đơn lẻ, lẫn cả một nguyên thủ quốc gia hành động như một kẻ cuồng tín như… gã chủ tịch Trung Quốc tên Peng. Peng, trong The Last Ship, đã lợi dụng cơn đại dịch do một loại virus nguy hiểm chết người đang thảm sát thế giới, để “diệt chủng” luôn những kẻ thù truyền kiếp của hắn là Việt Nam và Nhật Bản. Peng được miêu tả thái quá với hình ảnh một nguyên thủ quốc gia trong phim nhưng Peng rất gần với các tay tướng lĩnh Trung Quốc hiện thực ngoài đời luôn tự mãn và không ngần ngại chiến tranh, không ngần ngại đòi dạy các nước láng giềng một bài học và mong muốn xóa sổ cả lịch sử một dân tộc (như một cảnh trong phim, khi Peng đích thân chỉ huy đốt phá Viện tàng thư quốc gia Nhật Bản)…
Kỹ thuật dựng kịch bản trong The Last Ship là ở trình độ thượng thừa. Một khi đã xem một tập, khó có thể dừng lại không xem tiếp tập sau. Mỗi tập phim là một câu chuyện nghẹt thở, đầy tình tiết và nút thắt khó gỡ. Mỗi tập là một bộ phim hành động đầy những pha gây cấn dựng bằng kỹ xảo công phu. Sự chuyển cảnh để dẫn đến sự thay đổi diễn biến câu chuyện được viết bằng thủ pháp chỉ có thể nói là khéo léo đáng kinh ngạc. Hoàn toàn bất ngờ nhưng đầy thuyết phục.
Đáng nói nhất, mỗi tập phim đều mang lại một bài học. Một trong những bài học lớn nhất trong toàn bộ series The Last Ship là ngay cả quốc gia cũng có thể bị bí mật bán đứng chỉ vì quyền lợi một số chính trị gia. Trong phim, điều đó xảy ra khi một nhóm chính khách Mỹ đi đêm với Peng. Trung Quốc sẽ có khu vực, còn nhóm chính trị gia kia có cả một nước Mỹ không bao giờ còn giống như nước Mỹ vẫn từng: nó bị chia cắt thành từng mảnh và được phân chia cai trị như lãnh địa riêng. Dĩ nhiên sự mặc cả bán đứng tổ quốc của nhóm người xem quyền lợi chính trị lớn hơn quyền lợi đất nước đã thất bại. Nước Mỹ cuối cùng được cứu bởi những giá trị ái quốc vĩnh cữu; bởi những con người can đảm luôn biết tìm chỗ đứng cho niềm tin và biết cách kiến tạo niềm tin ngay cả ở những thời khắc mà sự tuyệt vọng trở thành một vùng biển mênh mông đen kịt trên đó chỉ còn cô độc mỗi con tàu cuối cùng…
......

Manh Kim

Đàm cũng như chuột ấy mà!

Biệt thự 60 tỷ dát vàng của Đàm cũng chẳng khác gì cái cống nước sau một trận mưa (chiều nay ngày 26.09.2016).

Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh, ở trong hang chuột  hay ở trong biệt thự 60 tỉ  cũng cùng chung số phận ấy thôi.
TL.

Get paid to share your links!