Tuesday, July 19, 2016

Người dân Tây Nam Bộ thời sông chết

Một phụ nữ từ miền Tây lên Bình Dương bán dạo.
 RFA

Hiện tượng nước các con sông trong đồng bằng Sông Cửu Long đổi màu, trở nên trong trẻo và thiếu hẳn phù sa, dòng chảy thường bị khô cạn đã tác động đến đời sống người dân nơi đây. Nạn mất mùa và bỏ ruộng hoang vì hạn, mặn một lần nữa biến những cư dân Tây Nam Bộ thành những con chim thiên di trên chính quê hương mình. Hiện tại, số lượng người dân Tây Nam Bộ bỏ quê, bỏ ruộng vườn lên các thành phố lớn làm thuê đang ngày càng tăng cao.
Bỏ ruộng mà đi!
Một cán bộ quản lý thuộc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh An Giang, không muốn nêu tên, chia sẻ:
Cái giá lúa nói bèo quá nên người ta bỏ đi xa hết. Một số trong độ tuổi lao động, bỏ đi làm công nhân. Ra ngoài đó chủ yếu là lao động phổ thông.
- Cán bộ tỉnh An Giang
“Cái giá lúa nói bèo quá nên người ta bỏ đi xa hết. Một số trong độ tuổi lao động, bỏ đi làm công nhân. Ra ngoài đó chủ yếu là lao động phổ thông. Họ có thể nhận những người không có bằng cấp bởi nhóm lao động tay chân không đòi hỏi tay nghề cho mấy. Do vậy mà người ta bỏ quê đi lên đó…”
Ông này cho biết thêm là hiện nay, số lượng người trong độ tuổi lao động của tỉnh An Giang lên các thành phố lớn làm việc là không thể thống kê được. Bởi họ đi có tính thời vụ và bộc phát sau vụ lúa Xuân Hè vừa qua. Hơn nữa, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trước đây chưa có thông lệ thống kê số người lao động trong tỉnh đi ra các tỉnh khác để làm thuê.
Nhưng ông này cũng khẳng định hầu hết những người trong độ tuổi lao động bỏ quê bỏ vườn lên phố chủ yếu làm thuê, làm các công việc đơn giản ở các khu công nghiệp, may mắn lắm thì làm công nhân với mức lương đôi ba triệu đồng mỗi tháng, không may mắn thì làm phụ hồ, phu khuân vác và bán vé số, công việc đắp đổi qua ngày. Mặc dù chẳng dư được bao nhiêu để gởi về quê nhưng họ vẫn chấp nhận đi leen thành phố kiếm cơm cho đỡ một miệng ăn trong gia đình.
Bên cạnh đó, số lượng các cô gái trong độ tuổi từ 20 đến 28 lên thành phố để làm các công việc lao động phổ thông, trong đó phụ bán quán cà phê, làm việc ở các tiệm hớt tóc thanh nữ, tiệm massage, nhà hàng và quán nhậu ngày càng tăng mạnh. Không thiếu những trường hợp nữ sinh trung học phổ thông bỏ nhà lên phố tìm việc làm và rất dễ bị rơi vào cạm bẫy nơi các thành phố lớn.
Một cán bộ tên Huy, làm việc ở một trung tâm cung ứng và giới thiệu việc làm thanh niên tại thành phố Sài Gòn, chia sẻ:
ttvn-0718.jpg
Các con sông miền Tây không còn nhiều phù sa và tôm cá như trước. RFA
“Người ta lên làm hồ xây dựng vậy đó. Nó không tập trung vào khu nào, chủ yếu Vũng Tàu, Long Khánh, Bình Dương. Bình Dương thì đi làm công nhân, Bình Phước thì đi hái điều, Vũng Tàu thì đi làm phụ hồ, phụ quán… Nói chung không ổn định. Số nhiều cô gái lên thành phố để làm tiệm massage. Các cô tuổi từ 20 đến 28 là nhiều nhất…”
Ông Huy cho biết thêm là hầu hết những cô gái trẻ từ các tỉnh miền Tây nếu chọn công việc lao động phổ thông thì đổ về Bình Dương, Đồng Nai là chủ yếu, bởi ở đây họ dễ kiếm được những công việc lao động tuy nặng nhọc nhưng bù vào đó là không đòi hỏi bằng cấp. Ngược lại, những cô lên Sài Gòn, ra Bà Rịa Vũng Tàu, lên Bình Phước, thậm chí ra các thành phố lớn ở miền Trung như Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng thường theo con đường mát mẻ, nhẹ nhàng nhưng kiếm được nhiều tiền thông qua các cà phê, tiệm hớt tóc, tiệm massage…
Đắp đổi qua ngày…
Thường thì phụ nữ miền Tây đi làm nhiều việc và cũng phức tạp hơn so với đàn ông chủ yếu làm việc nặng. Hiếu, một thanh niên Cà Mau lên thành phố Sài Gòn làm phụ hồ, chia sẻ:
“Lên đây làm cũng đắp đổi qua ngày, ngày kiếm 200 ngàn đồng. Tiền thuê trọ, tiền ăn uống xăng cộ hết rồi thì cũng còn chừng vài chục ngàn đồng thôi. Ở dưới đó ruộng khô hết, lúa mất mùa, rớt giá, phải bỏ ruộng. Người nào có tiền thì mua máy bơm về bơm nước cứu lúa, người nào nghèo thì bỏ ruộng. Bây giờ khó khăn lắm!”
Hiếu cho biết thêm là trước khi lên thành phố Sài Gòn làm phụ hồ, anh có chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Nhưng kinh tế gia đình ngày càng suy sụp, cuối cùng cô vợ bỏ đi, anh nuôi con một mình. Khi đồng ruộng mất mùa, tiền kiếm được hằng ngày từ việc chạy xe ôm không đủ để gia đình anh sinh sống, anh bỏ nghề xe ôm lên Sài Gòn làm phụ hồ.
Ở dưới đó ruộng khô hết, lúa mất mùa, rớt giá, phải bỏ ruộng. Người nào có tiền thì mua máy bơm về bơm nước cứu lúa, người nào nghèo thì bỏ ruộng.
- Hiếu, Cà Mau
Với mức lương hai trăm ngàn đồng mỗi ngày, sau khi ăn uống, thuê phòng trọ và chi tiêu các khoản tiền điện, nước, bột giặt, anh chỉ còn dư được chưa tới 70 ngàn đồng. Nhưng Hiếu cho rằng đây là số tiền lớn, đủ để anh gởi về quê nuôi gia đình. Sau này, được chủ thầu tin cậy, cho ngủ lại công trình, Hiếu đỡ tốn khoản thuê phòng trọ và thỉnh thoảng được bồi dưỡng thêm vài trăm ngàn đồng. Với Hiếu, đây là sự may mắn lớn không phải ai cũng có được.
Khác với Hiếu, Thành, một nông dân ở An Giang lại chọn cách ra bến phà bán các loại hàng rong để được gần gia đình, anh chia sẻ:
“Các con sông bây giờ chẳng còn phù sa nữa, tất nhiên là phải bón phân hóa học thôi. Khó khăn lắm, lúa bị đe dọa nghiêm trọng.”
Theo Thành, thời gian gần đây lúa mất mùa, trong khi giá gạo rớt thê thảm đã làm cho người nông dân hầu hết các tỉnh miền Tây điêu đứng. Người bỏ nhà đi làm thuê xứ khác ngày càng nhiều. Thậm chí có nhiều nông dân bế tắc phải chọn cách bán thận để kiếm tiền trả nợ.
Hơn nữa, anh nhìn thấy mối nguy những cánh đồng chết và hạt gạo đồng bằng sông Cửu Long đang hiện dần ra trước mắt. Bởi với kinh nghiệm của một nông dân nhiều đời bám ruộng, anh hiểu rằng hạt gạo miệt Tây Nam Bộ thơm ngon không chỉ riêng nhờ vào nguồn giống mà còn phụ thuộc rất sâu vào thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất. Bây giờ, các con sông trở nên trong xanh và thiếu hẳn phù sa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đất đai thiếu phù sa, ngày càng cằn cỗi. Người nông dân buộc phải bón phân hóa học để cứu lấy năng suất cây lúa.
Dung, cô gái người Cần Thơ, lên Sài Gòn làm thuê, hiện nay cô đang phụ bán quán ăn cho một gia đình ở quận Thủ Đức, Sài Gòn, chia sẻ:
“Mình không có trình độ, không có vốn nên mọi chuyện hết sức khó khăn, lên đây đi làm vậy thôi chứ cũng không hi vọng gì bởi mọi thứ đều ế ẩm, khách cũng không có, tiền cũng không có, nhiều người bỏ phụ việc để làm chuyện khác… Rất khổ!”
Và một khi nông dân miệt Tây Nam Bộ phải phụ thuộc vào phân bón hóa học, thì điều này cũng đồng nghĩa với sự chết đi vĩnh viễn của vựa lúa đồng bằng Sông Cửu Long một thuở. Và tương lai của người nông dân nơi đây ngày càng thu hẹp lại. Thật là khó hình dung viễn cảnh của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long khi vựa lúa nơi này trở thành chuyện quá khứ!
Theo RFA

Bạo lực và pháp luật

Cảnh sát giải tán người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 9 tháng 12 năm 2012.
 AFP photo

Trong hai ngày 24 và 25 tháng Năm năm 2016, ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng Ban tiếp dân trung ương bị một nhóm dân chúng bao vây tấn công gây thương tích ngay tại trụ sở của Ban tiếp dân trung ương ở Hà nội.
Một số nhà quan sát trong và ngoài nước có ý kiến về việc sử dụng bạo lực của dân chúng cũng nhưng tình trạng pháp luật tại Việt Nam.
Chuyện dân chúng dùng bạo lực chống lại cơ quan công quyền tại Việt Nam là không mới. Vào năm 2013, dân tại xã Kim Bôi của tỉnh Hòa Bình bắt trói năm nhân viên công an để làm áp lực  lên chính quyền giải quyết chuyện đãi vàng trái phép gây ô nhiễm trong địa phương. Điều trớ trêu là năm nhân viên công an này được điều đến để giải quyết chuyện đãi vàng.
Đầu tháng bảy năm 2016, dân chúng khu vực Cồn Sẻ tỉnh Quảng Bình biểu tình chống ô nhiễm môi trường, đã tấn công lực lượng công an. Và nổi tiếng nhất có lẽ là câu chuyện ông Đoàn Văn Vươn dùng súng tự chế tạo bắn vào lực lượng cưỡng chế đất đai.
Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. 
- Nhà văn Phạm Đình Trọng 
Bên cạnh việc dùng vũ lực chống chính quyền, dân chúng cũng có khuynh hướng dùng vũ lực với nhau, hoặc là dùng vũ lực để giải quyết những chuyện mà đáng ra pháp luật phải làm. Chẳng hạn như đánh và giết những người trộm vặt, hay chủ nhà trọ ngăn chận không cho công nhân đi làm tại vì công nhân không ở nhà trọ của họ. Nếu căn cứ theo pháp luật của Việt Nam thì những hành động này đều phạm pháp.
Nhà văn Phạm Đình Trọng đưa ra lý do của việc dân chúng sử dụng bạo lực:
“Cái này nó báo động một sự việc nghiêm trọng, đó là một xã hội bạo lực. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.
Quan niệm về pháp luật và sử dụng bạo lực
Lực lượng công an và an ninh vốn rất được coi trọng trong thể chế chính trị cộng sản, và người đặt nền móng cho thể chế này là Lenin có nói rằng phải thực hiện một nhà nước dùi cui để trấn áp các kẻ thù giai cấp của đảng cộng sản.
Theo một thống kê chưa chính thức thì ngân sách của lực lượng an ninh bên Trung Quốc dùng để trấn áp các phản kháng trong nội địa lớn hơn ngân sách của quân đội, lực lượng dùng để bảo vệ đất nước.
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại phần Đông Đức sau khi chế độ cộng sản sụp đổ thì có đến 1 trên tám người dân Đông Đức có làm việc dù ít hay nhiều với lực lượng an ninh nước này.
Lực lượng an ninh, công an tại Việt Nam, như mô hình các quốc gia cộng sản khác cũng rất hùng hậu. Sau đại hội toàn quốc vừa qua của đảng cộng cộng sản, rất nhiều vị tướng công an được nắm giữ nhiều quyền lực trong bộ máy chóp bu là Bộ chính trị. Ngoài ra cơ quan công an còn sử dụng một lực lượng có tổ chức rất đông đúc như dân phòng, trật tự, thanh niên xung phong,… thậm chí cả thành phần tội phạm vào công việc trấn áp các lực lượng đối lập. Các lực lượng này đôi khi được các cơ quan tuyên truyền của đảng cầm quyền gọi là lực lượng quần chúng.
Ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, cho biết là trong những vụ đàn áp, các cơ quan an ninh tỉnh sử dụng các lực lượng đoàn viên thanh niên, còn cấp thấp hơn thì sử dụng nhóm người côn đồ và tội phạm.
Nhiều nhà quan sát tin rằng việc sử dụng lực lượng tội phạm để đàn áp các phong trào đối kháng là có thật, nhưng cơ quan chức năng luôn phủ nhận điều này, và theo ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế nói với đài RFA rằng rất khó chứng minh cho điều này.
Viễn cảnh một quốc gia không có pháp luật
ad1aef47-a89d-4ef1-8823-2599ae51b4a3.jpg-400.jpg
Anh Lã Việt Dũng tại bệnh viện với vết thương băng trắng trên đầu do bị côn đồ tấn công hôm 10/7/2016. AFP photo
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn có nói rằng điều trớ trêu là với một lực lượng công an và an ninh hùng hậu, nhưng tình trạng tội phạm tại Thành phố Sài Gòn không giảm đi, mà đôi khi lại phải dựa vào các “Hiệp sĩ đường phố” tình nguyện truy quét tội phạm.
Ông Bùi Thanh Hiếu nói về cái cách mà cơ quan công an trả công những lực lượng mà cơ quan này dùng để trấn áp những hoạt động đối kháng ôn hòa, theo đó những hoạt động tội phạm sẽ được dung dưỡng.
“Các đoàn viên thanh niên hăng hái mà cấp công an thành phố dùng (nhờ) thì sẽ được ghi vào là có thành tích bảo vệ đảng, thành tích thế này, thành tích thế kia. Còn bọn ở cấp dưới, bọn lưu manh giang hồ mà công an phường nhờ vả, thì nếu có hoạt động gì trong địa bàn chẳng hạn như cờ bạc thì sẽ được làm ngơ.”
Nói về tình trạng bất chấp pháp luật đó, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đánh giá rằng nó nguy hiểm, báo hiệu rằng lòng tin trong dân chúng đã mất, tuy nhiên ông cho rằng tình trạng hiện tại vẫn chưa phải là một thay đổi gì lớn:
“Cái mà dân gian vẫn nói là quân hồi vô phèng, hiện nay đã lẻ tẻ nhìn thấy nhưng chưa phải là ở một tình trạng đêm trước của một đổi thay gì cả, tôi chưa thấy cái điều ấy. Nếu nhìn vào người dân thì đại đa số vẫn không phản ứng gì cả, vẫn lặng lẽ mà thôi. Còn khi đã có cái hiện tượng ấy, thì tình trạng nó còn tệ hơn, nhưng hiện nay chưa đến mức ấy. Nhưng cái niềm tin thì người dân coi như đã thiếu một cách trầm trọng rồi.”
Giáo sư Huệ Chi là một trong những người thành lập trang Bauxite Việt Nam nêu lên những tiếng nói phản biện của trí thức trong nước về những vấn đề kinh tế xã hội và chính trị.
Các đoàn viên thanh niên hăng hái mà cấp công an thành phố dùng (nhờ) thì sẽ được ghi vào là có thành tích bảo vệ đảng, thành tích thế này, thành tích thế kia. 
- Ông Bùi Thanh Hiếu 
Trong sự kiện có đổ máu tại Cồn Sẻ, Linh Mục Hoàng Anh Ngợi, trong bài trả lời đài RFA cũng cho rằng nguyên nhân của việc đụng độ đầy bạo lực giữa dân chúng và công an cũng là do sự thiếu niềm tin.
“Chính quyền có yêu cầu về ủy ban xã để gặp, nhưng dân nói bây giờ không tin gì vào sự gặp gỡ nên họ không về. Chính quyền bảo nếu vậy thì về nhà thờ; dân cũng nói bây giờ không tin gì vào lời giải thích của chính quyền nữa.”
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu có trích lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về pháp luật trong những năm đầu tiên nắm chính quyền sau năm 1954 là không muốn để luật pháp trói tay hành động của đảng và chính phủ.
Bình luận về hiện trạng luật pháp Việt Nam giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói:
Luật pháp thì chưa đứng ra ngoài sự chi phối của chính trị. Nếu như có một nền luật pháp như thế thì tiếng nói của mọi người nó vững vàng hơn vì mình có cái chỗ tựa. Mình có thể đứng khách quan, nhìn mọi vấn đề mà lên tiếng, vì có luật pháp làm chổ tựa cho mình. Nhưng bây giờ thì luật pháp chưa đạt được, vẫn bị chi phối bởi chính trị, cho nên là mọi tiếng nói đều không có chỗ tựa nào cả, nó mù mờ thành ra người dân muốn tìm ở đâu một niềm tin để mà lên tiếng, để mà có ý kiến cũng không có được.”
Trở lại với câu chuyện ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp dân Trung ương bị dân chúng hành hung, trong bài trả lời phóng viên VTC news được báo Lao Động đăng lại thì ông lo ngại rằng với vị trí thủ trưởng như ông mà còn bị như vậy thì các cán bộ cấp dưới của ông còn bị nguy hiểm tới chừng nào.
Ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, thì nói với đài RFA là nếu Việt Nam cứ để tình trạng này tiếp diễn thì có thể Việt Nam sẽ trở thành một đất nước vô luật pháp.
Theo RFA

Bao che Formosa là tiếp tay diệt chủng

Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong cuộc họp báo công bố lý do của các cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 6 năm 2016.
 AFP PHOTO

Bộ Tứ đã chọn Formosa và "đường lưỡi bò"?
Người Việt Nam (VN) có lương tri sẽ thấy cảm giác đau buốt tim khi nhìn thấy đồng bào mình bị đàn áp, bắt bớ, hành hung đến đổ máu, chấn thương sọ não chỉ vì họ dám nói lên sự thật và đi trong đoàn biểu tình chống lại sự đầu độc hủy diệt VN của Formosa.
Làm sao có thể kìm nổi tiếng thét căm phẫn khi nhà cầm quyền ngày càng có nhiều hành động không thèm giấu giếm việc họ đã chọn dâng hiến lãnh thổ lãnh hải, chủ quyền đất nước, chọn ủng hộ Formosa và những ty Trung Quốc (TQ) đang tràn ngập VN và đầu độc VN trên mọi phương diện trực tiếp, gián tiếp, táng tận lương tâm vùi dập quyền sống tối thiểu của người dân VN?!
Mới đây nhất, ngày 17/7/2016, nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới đưa tin và bình luận về việc nhà cầm quyền VN đàn áp người dân biểu tình ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về việc xóa bỏ tham vọng "Đường lưỡi bò" trên biển Đông và phản đối công ty Formosa hủy diệt môi trường biển VN. Hình ảnh đàn áp của công an trên khắp ba miền đã đưa ra trước thế giới một hiện tượng mà người ta không thể giải thích nổi theo logic bình thường.
Làm sao có thể hiểu nổi vì đâu mà chính quyền CSVN lại đối xử với dân như kẻ thù, cấm báo chí và người dân đưa tin về việc Formosa đã xả thải độc ra môi trường, đặt không chỉ ngư dân và cư dân ở những vùng trực tiếp tiếp xúc vối chất thải Formosa mà toàn dân trên cả nước VN trước nguy cơ bị diệt chủng nếu nhà máy này tiếp tục hoạt động?
Làm sao có thể lý giải việc nhà cầm quyền của một nước lại dùng nhiều thủ đoạn để ngăn trở công dân của mình hành động vì lòng yêu nước. Làm sao có thể lý giải nổi việc họ đã hèn hạ cúi đầu trước giặc bành trướng bá quyền TQ, để mặc cho hàng ngàn ngư dân của mình bị giặc TQ rượt đuổi, đánh đập, giết chóc, đâm chìm tàu ngay trên lãnh hải và ngư trường truyền thống của VN?! Hơn thế, họ mà còn đi bồi thêm cho dân những nhát chí mạng bằng cách đàn áp dân đến mức đổ máu chỉ vì dám phản đối sự tàn ác của TQ!
Làm sao có thể lý giải nổi một bộ sậu cầm quyền từ đảng, quốc hội, chính phủ, mặt trận tổ quốc và vô số cơ quan đoàn thể lại hoàn toàn đồng nhất trong việc cùng lạnh lùng nhẫn tâm và đớn hèn ngậm miệng. Mỗi lần chủ quyền VN bị TQ xâm lấn, thay vì phải phản đối mạnh mẽ, đứng lên đấu tranh chống lại, thì nhà cầm quyền ấy lại vội vàng gặp gỡ để nhận chỉ thị, để thêm một lần cam kết "không làm phức tạp thêm tình hình" và thêm một lần cam kết sẽ không làm gì trái với lệnh của quan thầy TQ? Ngay cả khi Tòa án quốc tế công bố “đường lưỡi bò” là phi pháp vào ngày 12/7/2016, thì ngay vào 14/7, thủ tướng VN đã lập tức gặp thủ tướng TQ, toàn văn nội dung cuộc gặp chỉ để ngoan ngoãn cam kết "không làm phức tạp thêm tình hình", tiếp tục "đàm phán song phương" và làm theo chỉ đạo mà hai bên đã thỏa thuận, không hề nhắc đến việc TQ cần phải tuân thủ phán quyết của Tòa quốc tế và trả lại lãnh thổ lãnh hải cho VN.
Chia chác miếng bánh quyền lực trên nỗi đau dân
Người ta không thể không đặt ra câu hỏi, trong khi người dân và môi trường VN đang phải đương đầu sống còn với nguy cơ diệt chủng, thì bộ tứ lãnh đạo đi đâu, làm gì mà không một ai lên tiếng và hành động vì đất nước theo như trách nhiệm và nghĩa vụ của người lãnh đạo? Xin thưa rằng, nỗi đau của dân chẳng mảy may đụng đến các vị đó. Trái tim của họ đang dành cho việc chia chác miếng bánh quyền lực vừa cưỡng đoạt được và họ còn bận hưởng thụ thành quả của việc đã dựa vào sự "chống lưng" của quan thầy TQ mà giữ được địa vị của họ, nhờ vào việc bán nước và "kiên trì đường lối xã hội chủ nghĩa" theo kiểu TQ.
Làm sao có thể hình dung, trong những ngày người dân VN bị đau đớn nhất, đất nước VN bị xâm lấn và nhục nhã đến mức bọn người TQ còn sang tận VN "uốn lưỡi cú diều" xỉ mắng dân Việt, khẳng định đất VN là của TQ, thì đó lại là lúc bộ tứ cầm quyền VN vô tư tươi cười cợt. Từ tháng 2/2016, sau sự cưỡng chế quyền lực thành công ở Đại hội Đảng 12 đến nay, cả bộ tứ ấy chỉ chú tâm tận hưởng bữa tiệc chia chác quyền lực và tăng cường đàn áp dân để giữ chặt lấy bữa tiệc của họ.
image006-620.jpg
Giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Sẻ biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh hôm 7/7/2016.
Họ đã hợp sức lại trong một tiết tấu ma quỷ nhịp nhàng để tạo ra những cuộc bầu cử giả dối nhất nhằm đóng dấu hợp pháp lên những cuộc cưỡng đoạt quyền lực. Kết quả của bầu cử giả dối, đương nhiên sẽ tạo ra một hệ thống quan chức, những đại biểu quốc hội dốt nát, tham lam và đểu cáng đạt chuẩn mà đảng CSVN ngầm đặt ra.
Đương nhiên phải đạt chuẩn cao nhất về sự tồi tệ của hệ thống bộ máy thì đất nước này mới bị tàn phá tan nát bởi lũ tham nhũng với những Vinashin, những cầu đường bê tông cốt tre và cốt nhựa xốp, với những con đường được làm với chi phí đắt nhất thế giới mà chất lượng tồi nhất thế giới...
Quan chức VN phải đạt chuẩn về sự đểu cáng thì mới đủ khả năng dày mặt bất chấp danh dự, vô lương ra sức bưng bít cho kẻ hủy diệt mang tên Formosa và đổ tội cho "thủy triều đỏ"...
Phải đểu cáng và vô lương thì mới có hệ thống quan chức và vố số nhà khoa học hữu trách từ trên xuống dưới đưa ra những thông tin hoàn toàn sai sự thật để bao che cho tội ác của Formosa và các công ty khác của TQ.
Một trong những đỉnh cao của sự đểu cáng này là việc Phó giám đốc Công ty Tài nguyên môi trường thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vì tham tiền nên đã nhận khoảng 200 trăm tấn chất thải của Formosa về bỏ trong vườn trang trại, lại còn lừa bán cho dân để thu lợi, khi bị phát hiện thì việc đầu tiên là trí trá, cấp trên của ông ta cũng trí trá bao che. Sự việc vỡ lở, đám này liền chôn giấu qua loa. Chất thải của Formosa còn chôn ngay trong khu du lịch Thiên Cầm. Còn có thông tin là đập thủy điện của vùng này đã đồng loạt xả lũ để phi tang việc chôn giấu chất độc của Formosa. Ai cũng hiểu rằng điều đó đã gây thêm những tội ác mới và hậu quả không thể tính đếm được, lâu dài đối với người dân.
Hóc xương cá 500 triệu
Động cơ nào mà nhà cầm quyền VN đã vội vàng hân hoan tuyên bố nhận 500 triệu USD tiền bồi thường từ Formosa và ra lệnh bỏ qua cho Formosa với cách giải thích lươn lẹo là "đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại"?
Việc làm này của nhà chức trách đã gây nên một phong trào phản ứng dữ dội. Miếng cá 500 triệu chưa nuốt trôi được vì có oan hồn cá biến thành bộ xương nằm chẹn ngang cổ họng.
Trước hết, nếu tính về phương diện đền bù, thì con số nêu trên là hoàn toàn không có cơ sở và chưa qua điều tra, tính toán trên mọi phương diện khoa học. Theo tính toán của một số nhà tài chính, thì  số tiền bồi thường  nếu chia cho những hộ dân bị thiệt hại trong đợt này – chỉ 5 ngày Formosa xả thải, thì mỗi hộ dân được chia tiền đủ để mua... 2 thùng mì gói. Còn tất nhiên là khi đi qua hệ thống tham nhũng khát cả máu dân VN, 2 thùng mì chỉ còn một thùng!
Vậy, nếu không đóng cửa cái nhà máy đầu độc vô hạn này, trong 70 năm xả thải theo giấy phép đầu tư mà VN đã ký, thì đương nhiên là dân VN sẽ phải chịu nạn diệt chủng ngay từ vài đợt xả thải tiếp theo.
Vì sao nhà cầm quyền VN vội vàng chấp nhận để "chôn giấu" cho tội ác cũng như những hậu quả to lớn và lâu dài của Formosa gây ra đối với dân VN? Họ đã bao che hết đợt này đến đợt khác, cho qua chuyện, chối bỏ trách nhiệm quản lý và những trách nhiệm khác mà chính họ phải là bên bị khởi tố trước tòa cùng Formosa, chịu đền bù và chịu tội vì đồng lõa, tiếp tay cho thủ phạm gây tội ác chống lại loài người, hủy diệt nguồn sống và môi trường sống VN.
Người dân VN chưa bao giờ có thể tưởng tượng nổi Biển – Bầu sữa mẹ nuôi sống họ, một ngày ngập tràn chồng đống cá tôm chết và ngập tràn xú uế như ngày tận thế, ngay cả đặt chân xuống nước cũng là một nguy cơ chết. Kinh khủng hơn nữa là nạn đói, nạn tha hương cầu thực đang đến ngay trong căn nhà của họ. Con cái đói khổ và thất học, gia đình tan nát. Làng xóm của họ sẽ trở thành những làng ung thư và quái thai không biết kéo dài đến bao nhiêu thế hệ. Còn kinh khủng hơn nữa, quan chức chính quyền, công an và bộ đội – những đồng bào – những đội quân mà họ vẫn cung phụng, nuôi nấng, nay đã dùng dùi cui, súng, nắm đấm và chân đạp để bịt miệng họ, bắt họ phải còng lưng quặn ruột mà cam chiụ chết, không được kêu một tiếng. Với người dân, kinh hoàng nhất là họ thấy đảng, chính phủ, công an, quân đội và thanh niên xung phong cũng coi dân như kẻ thù, khi thay vì bảo vệ dân thì  lại đứng về phía kẻ đã xả độc để giết họ.
Rõ ràng, bao che Formosa, đồng lõa với thủ phạm “đường lưỡi bò” của TQ, để mặc cho tội ác tiếp tục hoành hành để đất nước và người VN bị diệt vong, chính là nhà cầm quyền VN đã nhập khẩu diệt chủng từ TQ đem về hại dân Việt. Cũng chẳng khác gì nhà cầm quyền Campuchia trước đây đã nhập khẩu sự diệt chủng từ quan thầy TQ và tiêu diệt hết khoảng 1/3 dân số Campuchia.
Theo RFA

Get paid to share your links!