Saturday, July 2, 2016

Nhật mua 40 tỷ đô la chiến đấu cơ để giữ ưu thế với Trung Quốc


mediaChiến đấu cơ X-2 tối tân của lực lượng không quân Nhật Bản.AFP
Theo hãng thông tấn Reuters, chính phủ Nhật Bản vừa quyết định sẽ bỏ ra 40 tỷ đô la để trang bị máy bay tiêm kích nhằm duy trì ưu thế không quân với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tỏ rõ tham vọng bành trướng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông.




Một người phát ngôn của bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho hay Tokyo đã tiếp xúc đồng thời với các tập đoàn vũ khí Nhật Bản và nước ngoài về hợp đồng mua hơn 100 máy bay chiến đấu nói trên. Kế hoạch F3 (F3 Fighter Plan) có mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất.
Kế hoạch F3, một trong những hợp đồng quân sự đắt giá nhất của Nhật Bản, được tung ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc gia tăng. Theo Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay, chiến đấu cơ Nhật đã phải 200 lần cất cánh, so với 114 lần cùng kỳ năm ngoái, để ngăn chặn phi cơ Trung Quốc tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vẫn theo quân đội Nhật, riêng trong tháng 6, hai lần Trung Quốc đưa tàu vào khu vực nói trên. Ngày 29/06, một cựu quan chức quốc phòng cao cấp Nhật Bản đưa ra thông tin một máy bay của Nhật suýt bị chiến đấu cơ Trung Quốc tấn công tại vùng biển Hoa Đông. Tin này sau đó bị chính phủ Nhật bác bỏ.
Do quan hệ đồng minh mật thiết với Hoa Kỳ, và chiến lược quốc phòng gắn chặt với Washington, khả năng các công ty Mỹ được nhận thầu là rất cao. Hai tập đoàn Mỹ, Boeing và Lockheed Martin, và tập đoàn Nhật Mitsubishi Heavy Industries (MHI) là ba trong số các công ty chủ yếu được mời tham gia dự án. Hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin đều gửi mail tới Reuters cho biết, rất quan tâm đến chương trình F3 của Nhật, và hy vọng được tham gia.
Theo kế hoạch F3, các phi cơ mới sẽ phải hoạt động phối hợp với F-35 do hãng Lockheed chế tạo, mà Tokyo đã đặt hàng, và F-15Js của Mỹ, nhưng được Nhật cải tiến. Hiện tại, loại máy bay duy nhất đáp ứng được yêu cầu của chương trình F3 là phi cơ chiến đấu F-22 của Lockheed Martin, tuy nhiên, hãng không còn sản xuất F-22 nữa, và Hoa Kỳ cũng không cho xuất khẩu loại chiến đấu này, bất chấp mong muốn của Nhật.
Theo các nguồn tin gần gũi với hồ sơ, trong bối cảnh này, chiến đấu cơ mà Tokyo sẽ đặt hàng phải được sản xuất ngay tại Nhật, giống như trường hợp F-15Js trước đây, và điều này sẽ khiến giá thành tăng lên rất cao.
Ngoài hai tập đoàn Mỹ, các nhà sản xuất châu Âu cũng là đối tác tiềm năng. Một phát ngôn viên của tổ hợp Eurofighter vừa cho biết, tập đoàn này thường xuyên có liên hệ với chính phủ Nhật, để thảo luận các cơ hội hợp tác. Eurofighter là tập đoàn hàng không quân sự châu Âu bao gồm một loạt các công ty lớn như Airbus Group, BAE Systems, Leonardo Finmeccanica – nhà sản xuất máy bay tiêm kích Typhoon, và Saab, tác giả của chiến đấu cơ Gripen.
Các đe dọa từ Trung Quốc và từ Bắc Triều Tiên là các nguyên nhân trực tiếp khiến Nhật Bản phải gia tăng các chi phí cho quốc phòng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, với một ngân quỹ hạn chế, việc ưu tiên tăng mạnh ngân sách trong một lĩnh vực này sẽ đi kèm với việc giảm chi phí trong lĩnh vực khác. Ưu tiên không quân và hải quân có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư cho lĩnh vực hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát, vốn không kém phần quan trọng (xem bài “What Sort of Defense Build-Up Does Japan Really Need?/Nhật Bản thực sự cần các chi phí quân sự nào ?” của chuyên gia an ninh quốc tế Yuki Tatsuli, đăng tải trên trang mạng The Diplomat ngày 30/06/2016). Đây là vấn đề nan giải, mà các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản sẽ phải giải quyết.
Theo Trọng Thành/ RFI

Chúng nó thay phiên nhau kể công khi nghe Formosa bồi thường $500 triệu


Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Tôi vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu'

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: "3 tháng qua hầu như không có thứ 7, CN"

Đáng lẻ ra hai ông Trần Hồng Hà và Võ Tuấn Nhân này còn liêm sĩ thì nên chui xuống cống hay hầm xí mà trốn đi vì những chổ đó nó thối không ai dám lại gần nên không ai bắt gặp được 2 ông. Ở đó mà 2 ông còn dám trườn cái mặt láo toét của các ông lên báo đài để kể công với nhân dân nũa à. Công nhận các ông làm việc vất vả quá hả? Các ông không có ngày thứ Bảy Chủ Nhật luôn à? Đầu các ông nặng trĩu vì công việc tìm ra nguyên nhân cá chết à hay là nặng trĩu vì lo tìm cách bao che, tìm cách nào để nói dối, tìm cách nào hay nhất nhất để đỗ thừa là do thế lực thù địch gây ra thảm hoa này à...? Thật vất vả cho các ông quá nhỉ! Thật tội nghiệp cho các ông quá hả! Các ông vừa nghe thủ tướng Niển của các ông vừa họp báo "Lên kế hoạch sử dụng $500 triệu - tiền bồi thường của Formosa" thì các ông lên tiếng kể công rồi à ?  Xét cho cùng các ông có công thật đấy. Công các ông lớn lắm đấy - công của các ông lớn đến nổi rồi đây con cháu của các ông không nhũng sẽ không bao giờ quên, mà còn đời đời kiếp kiếp sẽ nguyền rủa các ông vì các ông đã đưa dân tộc này gần đến chổ diệt vong, đã biến đất nước này thành một bãi tha ma...do sự tham lam và ngu dốt của các ông và Đảng cộng sản thối tha của các ông đó.
Hai ông nói riêng và toàn bộ lũ khốn nạn Đảng Cộng sản của 2 ông nói chung nên đi chết hết đi cho dân đen chúng tôi nhờ.
TL.

Coi bộ cộng sản quyết tâm lấy cho bằng được 500tấn vàng của dân

Bộ trưởng Tô Lâm: Xã hội bất an vì tiền nhàn rỗi trong dân lớn

Bộ trưởng Tô Lâm đã nêu ra lo ngại diễn biến phức tạp về tội phạm liên quan thực trạng tiền tồn đọng trong dân lớn, điển hình là những vụ cá độ bóng đá, kinh doanh đa cấp...
Bo truong To Lam: Xa hoi bat an vi tien nhan roi trong dan lon - Anh 1
Bộ trưởng Tô Lâm: Xã hội bất an vì tiền nhàn rỗi trong dân lớn
Thượng tướng Tô Lâm , Bộ trưởng Bộ Công an đã có báo cáo về công tác ngành trong phiên họp trực tuyến Chính phủ vào chiều nay (1/7).
Bộ trưởng Công an đã nêu ra những lo ngại diễn biến phức tạp về tội phạm liên quan thực trạng tiền tồn đọng trong dân lớn, điển hình là những vụ cá độ bóng đá lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong mùa Euro, kinh doanh đa cấp...
"Hậu quả việc này rất phức tạp, người chơi từ Điện Biên tới Quảng Bình, là những tỉnh nghèo. Đây là điều gây bất an và đặt ra vấn đề là tiềm lực trong dân như thế nào để họ đánh bạc như thế, Chính phủ cần huy động tiền trong dân", Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho hay, hoạt động kinh doanh đa cấp cũng thế, những lời mời chào với mức lãi suất "hời" một chút nhưng họ đã huy động được rất nhiều người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Tây Nguyên tới nay cũng đã phát hiện ra một số vụ việc. Nhiều cán bộ, người nghỉ hưu tham gia vào các việc này.
"Vậy cơ chế nào để huy động vốn người dân nghèo. Người dân cũng muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào tìm kế sinh nhai, tiền chỉ dành tiết kiệm, không sinh lời cuối cùng vào tay các tổ chức tội phạm.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng đen, vay bên ngoài huy động cũng vỡ hụi rất lớn", tướng Tô Lâm nêu rõ.
Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đưa ra vấn đề về việc cần sửa đổi các quy định mà Bộ luật Dân sự chưa bao quát hết.
Lấy ví dụ về việc tội trộm cắp vặt chỉ xử lý ở mức phạt 5 triệu đồng, Bộ trưởng cho biết, người dân lại bức xúc với những vụ trộm chó, trộm gà, xe đạp… khiến họ tự xử", dùng "luật rừng" để đánh chết kẻ trộm.
Một vấn đề "nóng" nữa, Bộ trưởng Bộ Công an cho hay, hiện xuất hiện nhiều nhóm đòi nợ thuê, lợi dụng quan hệ dân sự không thể xử lý được, người dân có nhu cầu đòi nợ thuê nên việc này nảy sinh các băng nhóm tội phạm, xã hội đen có đất để hình thành.
"Những việc này luật không giải quyết được các bức xúc của người dân"- Bộ trưởng báo cáo.
Ông cũng nêu những lo ngại liên quan vi phạm giao thông với dẫn chứng 6 tháng đầu năm, lực lượng công an đã xử lý hơn 2 triệu trường hợp vi phạm giao thông, tiền phạt lên đến hơn 1.500 tỷ đồng, tạm giữ hơn 300 nghìn phương tiện ô tô, xe máy.
Sau một số tai nạn giao thông nghiêm trọng gần đây, Bộ trưởng Tô Lâm đưa ra kiến nghị, cần siết chặt hơn nữa điều kiện kinh doanh vận tải xe khách, từ nhà xe tới tài xế.
Cho rằng tín dụng đen đang hoành hành ở các vùng quê, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhiều tỉnh như Cà Mau, Lạng Sơn, hay các tỉnh Tây Nam Bộ… nạn tín dụng đen đang diễn biến rất xấu.
"Tín dụng đen mà nổ ra sẽ gây tác hại lớn do vậy, hệ thống chính quyền địa phương cần phải có giải pháp, phát hiện, xử lý vấn đề này", Thủ tướng chỉ đạo.
theo Trí Thức Trẻ

Get paid to share your links!