Wednesday, November 9, 2016

KÍNH THƯA TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO


 

Trưa nay 09/11/2016 ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục chức Tổng Thống nước Mỹ …
Đây là gáo nước lạnh dội vào ngọn lửa le lói hy vọng của lũ người VN lười biếng , “há miệng chờ sung “ , chờ Mỹ đưa quân vào Cam Ranh , chờ Mỹ đưa hạm đội vào bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt nam , chờ Mỹ viện trợ kinh tế cho VN xoá nợ ….
Chương trình hành động của ông Donald Trump đã công khai cả năm nay rồi …Hãy thức tỉnh đi cả một bầy cừu đang bị cạo lông và làm thịt …
Không ai có thể cứu được VN ngoại trừ chính người VN vùng lên đấu tranh …
Không ai có thể suốt ngày đi xin tiền để gửi về mua mỳ tôm cứu trợ cho dân VN mãi được …
Chế độ CSVN như 1 cái cây đã mục ruỗng hết tất cả rễ rồi , chỉ cần 1 cơn gió nhẹ là sụp đổ 
Hãy cố lên đồng bào , hãy là 1 con sâu , con kiến… đục nát những cái rễ thối đó đi …
Hãy làm 1 cơn gió nhẹ thôi , thổi cho nó đổ đi …
Hãy kiện Formosa , Thủy điện xả lũ …bắt chúng nó đòi bồi thường ,hãy vây bắt tất cả những đảng viên có chức quyền cùng với người thân của chúng nó , bắt chúng nó trả lại những gì đã ăn cướp của nhân dân …
Vinh quang hay là tăm tối hoàn toàn do đồng bào quyết định.

Hieu Bui

HẬU BẦU CỬ: Quay về thực tại, miền Trung Việt Nam vẫn lũ lụt...


Theo thông tin mới tiết lộ mà tôi được biết, sau khi bầu cử kết thúc, có một người dân Mỹ khi đi làm đồng đã nhặt được một bịch nilon chứa 85 phiếu bầu chưa gạch tên Trump, hiện người này đã nộp lại cho Uỷ ban bầu cử quốc gia Mỹ để chờ khiếu nại kết quả bầu cử vì cho rằng đây là kết quả gian lận và mị dân.
Với tỷ lệ được công bố, Trump được 94.1% cử tri ủng hộ, nhưng do sai sót khi đánh máy nên nay đã đính chính lại một cách chính xác trong sự cẩn trọng nhất phải là 49.1% (bị lộn số), trên các kênh truyền thông nước nhà đã hiệu chỉnh ngay tức khắc thông tin đáng tiếc này tránh gây hoang mang dư luận.
Hơn nữa, theo các đại cử tri tiết lộ bên hành lang, bà Hillary đã bỏ ra 1.5 triệu đô la tương đương 30 tỷ đồng để chạy vào nhà trắng, nên đang bị cảnh sát vào cuộc điều tra ráo riết.
Lý do tiếp theo bà Hillary thất bại là vì không thuộc cơ cấu của đảng, trong buổi họp lấy ý kiến cử tri tổ dân phố trước đó, bà này đã bị một ông hàng xóm kế bên tố rằng Bà đã để đám lừa mình nuôi ỉa sang sân nhà họ.
Quay về thực tại, miền Trung Việt Nam vẫn lũ lụt, người dân vẫn đói nghèo, trẻ em vẫn thất học, viện phí tăng cao, môi trường ô nhiễm, pháp luật rối rắm, hạn hán miền Tây,...
Trump lên làm tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ và TPP dường như sẽ bị gạt sang một bên.
Tất cả chỉ có vậy. Hết giấc mơ trưa hão huyền.

Lê Luân

LS Lê Công Định:"Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ đã đánh tan luận điệu tuyên truyền quen thuộc ở các nước theo thể chế độc tài"

Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ đã đánh tan luận điệu tuyên truyền quen thuộc ở các nước theo thể chế độc tài, rằng chỉ những ai hoặc đảng phái nào có kinh nghiệm cầm quyền mới đủ khả năng điều hành đất nước tốt hơn.
Luận điệu đó thiếu thuyết phục ở ba điểm chính sau đây:
Thứ nhất, trước khi cầm quyền, chẳng ai hoặc đảng phái nào có kinh nghiệm điều hành đất nước cả, nhưng họ vẫn có thể cầm quyền đấy thôi, và theo thời gian sẽ dần thu thập kinh nghiệm.
Thứ hai, vấn đề chính không phải là kinh nghiệm cầm quyền, mà ở những chính sách khả dĩ tạo điều kiện phát triển đất nước trong tương lai hay không mà thôi. Hơn nữa, cầm quyền càng lâu, càng trì trệ và tham nhũng.
Thứ ba, việc lựa chọn cuối cùng luôn thuộc về người dân thông qua bầu cử công bằng, trong đó các ứng viên hoặc đảng phái, dù có kinh nghiệm hay không, đều nhận được cơ hội tranh cử ngang nhau.
Kẻ tuyên truyền thật ra cũng hiểu rõ ba điều trên, nên tuy tung ra xảo ngôn về kinh nghiệm cầm quyền, họ vẫn không dám tổ chức một cuộc tranh cử công bằng nào. Vì nếu có, họ chắc chắn sẽ bị đánh bại bởi một lực lượng mới, tuy có thể thiếu kinh nghiệm cầm quyền, nhưng đầy năng lực và tư duy quản trị đất nước tốt hơn.
Lê Công Định

Tân Tổng thống Mỹ và vấn đề Việt Nam

Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng phu nhân và con trai út trước khi phát biểu sau khi giành chiến thắng hôm 9/11.
Tỷ phú Donald Trump hôm 9/11 đạt hơn 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đánh bại bà Clinton trong cuộc đua cam go tới phút chót, và giới quan sát cho rằng kết quả này “sẽ có tác động tới Việt Nam”.
Ông Trump giành một loạt các chiến thắng được coi là gây sốc ở các tiểu bang quan trọng như Florida, Ohio cũng như Pennsylvania.
Hãng tin AP chạy tít: "Ông Trump vào Nhà Trắng trong chiến thắng đầy kinh ngạc".
Sau thắng lợi của ứng viên Đảng Cộng hòa, ông Nguyễn Đình Hà, một ứng cử viên độc lập từng chạy đua vào Quốc hội Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng “khá bất ngờ vì trước đây cũng có nhiều dự đoán và tỷ lệ thăm dò đều rất có lợi cho bà Clinton”.
Khi được hỏi về tác động của chiến thắng của ông Trump đối với chính sách tới Việt Nam, nhà hoạt động xã hội này nói tiếp:
“Có thể ông Trump sẽ thay đổi chính sách xoay trục của ông Obama, và có thể là ông ấy sẽ không hướng sang châu Á nữa, và ông ấy sẽ tập trung phát triển nội lực của nước Mỹ. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ TPP [Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương] và chính sách xoay trục, nhưng bây giờ khi ông Trump thay đổi thì Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông”.
Ông Hà cho rằng việc Hà Nội tiếp tục xích lại gần Mỹ là điều cần thiết, nhưng “chính phủ mới của ông Trump có đón lấy cái tay của Việt Nam hay không mới là điều quan trọng”.
Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Đại Phượng, nguyên trưởng ban quốc tế của báo Tiền Phong, nói với VOA Việt Ngữ rằng “chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam về cơ bản không có tác động nhiều”.
Ký giả từng theo dõi nhiều cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ trước đây nói thêm: “Chính sách đối ngoại của Mỹ là một chính sách đối ngoại của một cường quốc lớn nhất ở trên thế giới, và nó đã được hình thành, củng cố qua nhiều thế hệ rồi. Việc thay đổi người đứng đầu ở Nhà Trắng, đương nhiên nó có tác động nhất định, nhưng mà nó không thay đổi quá nhiều, đặc biệt là không thay đổi bản chất trong quan hệ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Tổng thống Mỹ giỏi lắm là làm được hai nhiệm kỳ, tức là 8 năm thôi. Nhưng mà những thành quả bây giờ trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì, cho đến nay, nó đã được xây dựng bởi nhiều đời tổng thống rồi. Nếu mà ông Donald Trump áp dụng quan điểm như ông từng phát biểu trong quá trình tranh cử của ông thì tôi nghĩ nó có hơi gây khó khăn nhất định, nhưng mà không phải là sự đảo ngược hoàn toàn”.
Tỷ phú bất động sản trực ngôn từng nhiều lần nhắc tới Việt Nam, nhưng ở một khía cạnh tiêu cực, trong chiến dịch vận động.
Trong cuộc tranh luận thứ ba và cũng là cuối cùng hồi cuối tháng 10, ông Trump nói rằng "hàng hóa của chúng ta đổ vào từ Trung Quốc, đổ vào từ Việt Nam, đổ vào từ khắp nơi trên thế giới”. Còn hồi tháng Hai, ông từng cáo buộc Việt Nam cũng như một số các nước châu Á khác “đánh cắp” việc làm tại Mỹ.
Ba tháng sau đó, vị tỷ phú nói rằng ông tức giận với sự lãnh đạo “bất tài” và “thiếu năng lực” của Mỹ chứ không phải với Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ vì “đã lấy đi rất nhiều thứ của chúng ta”. Mới nhất, hồi tháng Sáu, ông Trump một lần nữa nêu đích danh Việt Nam, gọi đây là “một trong những nước trả lương thấp nhất trên thế giới”.
Vì sao người Việt quan tâm?
Cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia cách xa nửa vòng trái đất cũng là tin tức được theo dõi nhiều nhất ở Việt Nam, theo Google, trong ngày 8/11, ngày bầu cử ở Mỹ, cũng như rạng sáng 9/11, khi kết quả được công bố.
Báo chí trong nước cũng đưa tin về nhiều khía cạnh của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và thậm chí còn trực tiếp cập nhật mọi diễn biến của cuộc chạy đua được coi là "mang tính lịch sử" vào Nhà Trắng lần này.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà cho rằng việc người dân trong nước quan tâm tới cuộc bầu cử Mỹ thể hiện “khát vọng của người Việt Nam, mong muốn có một sự thay đổi trong chính trị ở Việt Nam, và người ta muốn có bầu cử dân chủ, và tự do”.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS, có nhận định tương tự. Ông nói trong cuộc trao đổi trực tiếp trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ tối 8/11 (giờ Washington):
“Đây là bài học điển hình để mọi người đang theo dõi ý thức được thế nào là một cuộc tranh cử mở trong một đất nước dân chủ và tự do. Có rất nhiều mâu thuẫn, có rất nhiều bất cập, bất đồng quan điểm này kia, nhưng trong một sự tương kính, và mọi người đều chấp nhận kết quả bầu cử. Tôi cầu mong rằng, tất cả quý vị đang theo dõi chương trình sẽ ghi nhận điều này như là một bài học rất nên giữ lại trong lòng của mình để một ngày nào đó Việt Nam chúng ta cũng có được một thể chế dân chủ. Nó không như Mỹ nhưng nó cũng là một thể chế dân chủ”.
Trong mùa tranh cử lần này, ngoài hai ứng viên tranh cử tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton, còn có các cuộc tranh cử vào Thượng và Hạ viện Mỹ, những người có tiếng nói trong việc hoạch định chính sách của Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam và từng đóng góp vào việc bình thường hóa quan hệ giữa Hà Nội và Washington, đã tái đắc cử ở tiểu bang Arizona. Tỷ phú Trump từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích ông McCain về vai trò của ông trong cuộc chiến đã kết thúc nhiều thập kỷ trước.
Ông McCain hồi tháng Bảy lên tiếng kêu gọi Việt Nam theo chân Philippines, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, ngay sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết tuyên bố phần thắng nghiêng về Manila.
Chống TPP
Trong cuộc vận động tranh cử, cả ông Trump và bà Clinton đều nhắc tới và phản đối Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam là một trong 12 nước ký kết.
Ông Trump nói rằng bà Clinton từng hậu thuẫn TPP, coi đó là “tiêu chuẩn vàng”, và nhấn mạnh rằng ông phản đối thỏa thuận thương mại tự do của các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương này.
Thậm chí, hồi tháng Sáu, tỷ phú bất động sản từng tuyên bố rằng nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định này.
Ứng viên này nói tại tiểu bang Pennsylvania rằng TPP sẽ “buộc các nhân công Hoa Kỳ phải trực tiếp cạnh tranh với các công nhân từ Việt Nam”.
Mới đây, quốc hội Việt Nam hoãn thảo luận và thông qua hiệp định thương mại này cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.
Bà Genie Ngọc Giao Nguyễn, Chủ tịch của Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt, nói trong cuộc thảo luận trực tiếp trên Facebook của VOA tiếng Việt:

“Dù kết quả bầu cử này nó có như thế nào đi chăng nữa, thì cái vấn đề của Việt Nam vẫn là vấn đề của người Việt Nam, và dù sao đi nữa, cái nỗ lực chung vẫn là ở chúng ta, và cái hy vọng của chúng ta là chúng ta có rất nhiều người trẻ, đã bước ra thế giới và nhìn thấy rất là nhiều vấn đề”.

Đường lối đối ngoại
Trên Facebook cá nhân, trả lời câu hỏi về “đường lối ngoại giao đối với các nước có gì thay đổi không, đặc biệt là châu Á – Thái Bình Dương, thứ đến là biển Đông” khi tân chính quyền Mỹ lên nhậm chức, cũng như “khi được hỏi ý kiến về việc “ông có quan điểm mới gì thổi tư tưởng mới đối với giới trẻ Việt nam”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trả lời: “Chúng tôi không thể dự đoán được tương lai, nhưng tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ các chính sách về kinh tế. Các bạn trẻ Việt Nam rất thông minh và sáng tạo, chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ để những người trẻ Việt Nam được truyền cảm hứng và thực hiện những kế hoach tương lai”.
Dù trong khi vận động, ông Trump và bà Clinton không trực tiếp đề cập tới biển Đông, một trong các mối quan tâm của người Việt, nhưng hai ứng viên đã nhiều lần tranh cãi về chính sách đối ngoại, trong đó có khu vực châu Á, của chính quyền Tổng thống Obama.
Trước khi cuộc bầu cử diễn ra hôm 8/11, một cuộc thăm dò ý kiến do một tờ báo nổi tiếng ở Hong Kong thực hiện cho thấy người Trung Quốc tin rằng cả hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ giải quyết tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington tốt hơn ông Obama.
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ông Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Ngoài ra, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Theo VOA

NẾU KHÔNG CÓ BÁC HỒ THÌ...


Nếu không có Bác Hồ, 2 miền sẽ còn đang bị chia cắt...
Miền Bắc sẽ giàu có như Triều Tiên, còn miền Nam phải nghèo khổ như Hàn Quốc..

Nếu không có Bác Hồ, dân miền Bắc cùng lắm chỉ làm thuê cho miền Nam, dẫu sao cũng là người Việt, hẳn sẽ không đến nỗi tệ bạc.. Nhưng phải tội chẳng nổi tiếng..
May nhờ có Bác Hồ, nên con gái Việt Nam phải xuất khẩu ra nước ngoài làm vợ ng ta, con trai phải xuất ra nước ngoài làm culi cho họ. Việt Nam nổi tiếng khắp năm châu, đi đâu cũng thấy có biển báo.

Công Bác hại hơn triệu đồng bào mới được xếp chót trong top 13 serial killers in the world, không có Bác, Việt Nam làm sao được như ngày hôm nay?


Dũng Phi Hổ

An Giang: Trẻ bị tai nạn, trường trả lại tiền… đóng bảo hiểm

​Sau khi bé Hậu đuối nước chết thì 15 ngày sau hiệu trưởng trường mẫu giáo mang tiền đến nhà phụ huynh trả lại tiền… đóng bảo hiểm tai nạn mà phụ huynh đóng cho bé trước đó vài tháng với lý do bảo hiểm đã “khóa sổ”.


Dù bé Võ Phúc Hậu, 5 tuổi, con của anh Võ Văn Tuấn và chị Nguyễn Thị Hạnh, bị đuối nước ngày 18-10 khiến vợ chồng anh đau buồn vì mất đứa con duy nhất, nhưng điều làm vợ chồng anh buồn hơn chính là cách xử lý của Trường mẫu giáo Tân Lập, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Sau khi bé mất thì lãnh đạo địa phương và nhà trường có đến thăm hỏi và tặng quà. Thế nhưng 15 ngày sau thì cô Trần Thị Mộng Thu, hiệu trưởng Trường mẫu giáo Tân Lập, và cô Phướng (chủ nhiệm lớp bé Hậu) đến nhà trao trả lại số tiền 170.000 đồng và nói đây là số tiền đóng bảo hiểm trước đó mà anh Tuấn đã đóng nhưng trễ quá nên bảo hiểm đã “khóa sổ”.
“Lúc đó tôi nói với chồng tôi sao mình đóng tiền trước ngày khai giảng 5-9 mà các cô này nói đóng trễ rồi “khóa sổ” là sao, chồng tôi mới nói bữa đó đóng hết 480.000 đồng cho cô Phướng nhưng không thấy ra biên lai gì hết.
Hỏi kỹ lại thì mấy đứa học cùng con tôi giờ này cũng chưa đứa nào có bảo hiểm hết. Ở đây không phải là chuyện tiền bạc mà trách nhiệm nhà trường làm như vậy với con tôi là không hợp lý. Nếu tôi đóng trễ thì vài ngày sau cho tôi hay liền chứ. Đợi đến lúc con tôi mất mới đem tiền lại trả nói trễ là sao? Tôi muốn làm rõ để những đứa trẻ khác có bị như con tôi cũng không gặp tình cảnh này!” – chị Hạnh nói.
Ngày 6-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, cô Trần Thị Mộng Thu cho rằng phụ huynh có đóng trước đó vài tháng nhưng lúc này chỉ có một mình bé Hậu nên cô Phướng – chủ nhiệm bé – nói sẽ đợi thêm vài em đóng tiền nữa rồi nộp lần 2 về bảo hiểm luôn.
“Tại cô giáo này chủ quan chờ thêm vài em đóng tiền bảo hiểm nữa để đi nộp luôn. Ai ngờ bé bị tai nạn như vậy nên cô này giật mình, sợ quá trả tiền lại luôn, không thu nữa. Cái này lỗi cũng một phần do cô Phướng, cô này đã nhận khuyết điểm rồi. Tôi đã báo cáo về bảo hiểm họ nói tuần sau sẽ đến gia đình xem xét giúp được gì thì giúp!” – cô Thu nói.
Tin Miền Tây

Không hài không phải là cộng sản: CHỦ TỊCH TP HÀ TĨNH THẬT TÀI TÌNH.



Nước ngập sâu, tôm cá từ hồ thuỷ điện và các nơi chạy về thành phố Hà Tĩnh. Không để mất nguồn lợi thuỷ sản "Trời cho" này và trong hoàn cảnh cá biển đang nhiễm độc nên vừa giải trí vừa có thực phẩm cho nhân dân. Lãnh đạo thật tài tình, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Nên đề xuất giải thưởng lãnh đạo xuất sắc thời kỳ XHCN cho ngài ấy.

Luật Sư Trần Thu Nam

VỢ ANH VỊNH:"CHẲNG NGƯỜI VỢ NÀO NGĂN CẢN CHỒNG MÌNH LÀM VIỆC TỐT!"

Chia sẻ với Con Đường Việt Nam chiều 8/11, bà Lê Thị Thập - vợ ông Lưu Văn Vịnh (fb Vịnh Lưu) hoàn toàn ủng hộ những gì chồng mình đang cống hiến cho xã hội.
Bà mô tả lại khoảng thời gian chồng mình bị bắt để thấy CA TPHCM đã vi phạm pháp luật như thế nào. Mời quý vị cùng chia sẻ với nạn nhân mới nhất - khi họ chỉ lên tiếng để thực thi quyền tự do ngôn luận.
#CDVN
Sài gòn 8/11/2016

Ngày 9/11/1989 - Bức tường Berlin chính thức mở cửa

Thống nhất bằng con đường hòa bình, đàm phán và lập pháp hiển nhiên luôn khó khăn và đòi hỏi trí não nhiều hơn việc dùng súng ống đẩy quan chức, sĩ quan chính quyền cũ vào những trại cải tạo tập trung. Nhưng may thay người Đức đã làm được điều đó.
Ngày 9/11/1989 là ngày mà chính quyền Đông Đức (Cộng Hòa Dân Chủ Đức) chính thức mở cửa Bức tường Berlin, cho phép cư dân Đông Đức được di chuyển tự do sang Tây Berlin – vùng đất của chính quyền Tây Đức (Cộng Hòa Liên Bang Đức), dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của biểu tượng khét tiếng nhất Chiến tranh lạnh.
Nhưng công cuộc thống nhất của người Đức không dừng lại ở đó. Mời các độc giả cùng Luật Khoa tìm hiểu những nguyên tắc pháp lý và những khó khăn gặp phải trong quá trình lập pháp để hợp nhất thành công hai hệ thống pháp lý thiếu ổn định và rất trái ngược nhau tại hai miền nước Đức.

RẤT HAY!


"...Mỗi vụ bắt người như với các blogger Ba Sàm, Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm, Hồ Hải, Lưu Văn Vịnh… sẽ đều có những cá nhân, những đơn vị an ninh, cảnh sát được thêm công ăn việc làm, được khen thưởng, được “kinh phí hỗ trợ”, hay ít nhất cũng là được cấp trên chú ý, ghi nhận thành tích và bản lĩnh. Nhất là khi blogger đó là nhà hoạt động nổi tiếng, có ảnh hưởng nào đó tới cộng đồng, có uy tín với quốc tế, và là người mà lực lượng an ninh đã dày công theo sát, lập chuyên án, lên kế hoạch bắt giữ từ lâu, tóm lại là đã bỏ nhiều công sức “đầu tư”.

Vậy, các bạn dũng cảm, điều đó tạo cảm hứng cho xã hội và đáng quý lắm. Nhưng xin đừng để việc các bạn đi tù trở thành cơ hội cho những kẻ bất lương kia giải ngân dự án, lên lương, lên chức..." 


Pham Doan Trang

*** Chửi thì dễ lắm, chửi hay lắm, còn làm thì có ai làm không nè?


Trở lại vấn đề Phan Anh, nhiều người cãi nhau và chửi Phan Anh vì 2 lý do dưới đây :
1- Họ tin tưởng tuyệt đối rằng Đức Dalai Lama chống CS Trung Quốc thì không thể nào , không bao giờ và không trong bất cứ trường hợp nào có thể có lời nói tốt đẹp trân trọng đối với Hồ Chí Minh.

2- Từ đó suy luận ra là Phan Anh nhất định đã nói láo, đã nhét chữ vào miệng Đức Dalai Lama, đã vu khống cho Ngài nói lời tốt đẹp về Hồ Chí Minh.
3- Từ đó suy luận ra là Phan Anh nhất định phải là DLV nằm vùng, phải do đảng CSVN gài vào quần chúng, để moi vàng trong dân!

Nếu quý vị nào bình tĩnh suy nghĩ và cân nhắc cho kỹ, thì sẽ thấy ngay là mệnh đề 1 sai! Chẳng có gì chắc chắn để khẳng định mệnh đề 1 là tuyệt đối đúng cả, và từ đó thì 2 điều suy diễn tiếp theo cũng rất có thể là sai luôn !
Bây giờ khoan bàn về đúng sai, bàn tiếp về tại sao người ta lại muốn khẳng định là mệnh đề 1 đúng? Mặc dù chưa ai chứng minh được điều này ?
Có 2 lý do : thứ 1 là những người đó cố tình muốn đả kích Phan Anh, nên dùng nó làm lý do để dẫn dắt đến điều 2 và 3. Thứ 2 là những người chống CS, họ quá mong chờ những người nổi tiếng, những nhân vật nổi tiếng, những người có uy tín ... đứng về phía họ chống cộng giống như họ.
Hôm qua Nhi đã viết 1 bài phân tích vì sao Nhi nghĩ là mệnh đề 1 có thể sai, rằng Đức Dalai Lama vì sao có thể có thái độ trân trọng hay nói lời tốt đẹp về Hồ Chí Minh trong 1 hoàn cảnh đặc biệt nào đó, nhưng vẫn có nhiều người không chấp nhận giả thiết này .
Vậy thì cái điều quan trọng nhất và thực tế nhất là gì? Là hỏi thẳng Đức Dalai Lama để xác định xem Ngài có nói như thế hay không , hỏi Ngài xem sự nhận định của Ngài về Hồ Chí Minh là như thế nào, và sau đó là gửi cho Ngài những thông tin sự thật về các tội ác của họ Hồ đối với dân tộc Việt Nam để Ngài tham khảo, để sau này dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, Ngài cũng sẽ không nói những lời làm đau lòng hàng triệu nạn nhân của CS. Đúng vậy không ?
Vậy giờ Nhi hỏi nè, trong số hàng trăm, hàng ngàn người đang chửi bới Phan Anh và phản đối còm đó của Phan Anh, sẽ có bao nhiêu người tham gia cùng với Nhi viết thư trực tiếp cho Ngài Dalai Lama để hỏi Ngài và để gửi hình ảnh, thông tin về Hồ Chí Minh cho Ngài ?
Chửi thì hay lắm, nói thì hay lắm, còn làm những chuyện cần làm, chuyện nên làm, chuyện có hiệu quả thực tế thì sẽ có bao nhiêu người đứng ra làm ?

Ngoc Nhi Nguyen

Get paid to share your links!