Friday, October 14, 2016

VIỆT NAM- TRIỀU TIÊN : TUY HAI MÀ MỘT.

Kể từ khi Triều Tiên được thành lập vào năm 1948, hàng triệu bức ảnh lãnh tụ quốc gia đã được treo ở mọi nhà, mọi trường học và văn phòng ở Triều Tiên.
Người dân phải có thái độ tôn kính những bức ảnh chân dung của các nhà lãnh đạo. Những bức ảnh này còn được giám sát nghiêm ngặt để giữ gìn tính thiêng liêng.

Ảnh chân dung phải được treo ở vị trí nổi bật và ở trên cao để không ai có thể đứng cao hơn nhà lãnh đạo. Người dân phải thường xuyên lau chùi và kiểm tra bụi bẩn. Người làm hư hỏng ảnh có khả năng phải nhận hình phạt.
Hồi tháng 8, cơn bão Lionrock với mưa lớn đã gây ra lũ lụt thảm khốc tại tỉnh Bắc Hamyong khiến hàng trăm người chết đuối.
Sáu học sinh và bảy giáo viên mất mạng trong trận lũ lụt này khi cố gắng quay lại lớp học tìm ảnh chân dung của hai cựu chủ tịch Kim Il Sung và Kim Jong-il, ông nội và cha của ông Kim Jong-un.
“Thầy hiệu trưởng vì sợ bị trách phạt do không bảo vệ được vật tư thiết bị có liên quan đến các vị lãnh tụ nên đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và huy động giáo viên, học sinh tìm ảnh của hai vị cựu lãnh đạo. Hậu quả là nhiều thầy cô và học sinh đã phải mất mạng khi thực hiện nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm này” - Daily NK dẫn lời một nguồn tin.
Thi thể của các em học sinh và thầy cô hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Việt nam cũng đâu có kém cạnh gì khi tặng 600 ảnh bác Hù cho học sinh vùng cao đói khổ mà không thèm tặng gạo .
Lý giải vì sao tặng ảnh bác,báo chí CSVN phân tích " Ảnh bác là cội nguồn sự vĩ đại của tạo hóa.
Vì sao không tặng gạo ? Họ muốn nhắc nhở với các em học sinh rằng chúng ta phải đi lên từ hai bàn tay trắng. Hãy nhớ đến tấm gương vĩ đại ,tài ba của lãnh tụ Việt Nam.

Dương Hoài Linh

Ai trong đời cũng một lần nằm xuống, cúi đầu hay ngẩng đầu ... là sự lựa chọn của mỗi người

Khi bạn nói lên sự thật,mà người ta làm khó bạn,có nghĩa là sự thật đó đã bị chối bỏ một cách trắng trợn.Người làm khó bạn người ta cũng phải công nhận đó là sự thật nhưng không thể làm trái đi được.
Hôm nay bạn làm đúng với lương tâm,không phải để nhận lời cổ vũ hay tán thưởng của mọi người như thằng hề đứng trên sân khấu.Bạn làm vì con tim và khối óc bạn mách bảo điều đó là đúng,dù bạn phải lội ngược đèo ngược gió trong cô độc.
Bạn làm vì cái hậu sau này cho chính bạn,cho con cái bạn,cho nơi mà bạn sinh ra và chết đi.
Con đường bạn chọn nó không hề có hoa hồng hay trái ngọt,nó gập ghềnh và khó đi hơn bất cứ con đường nào.Nhưng khi bạn đã tự nguyện bước vào,thì hãy tự mình động viên mình bước lên phía trước tìm cánh cửa có ánh sánh và niềm tin.
Ai trong đời cũng một lần nằm xuống, cúi đầu hay ngẩng đầu để sống tiếp là sự lựa chọn của mỗi người....


Anna Thao

Chuyện nước mắm

ảnh minh hoạ


Tui mê nước mắm và không thể tưởng tượng nổi mình sẽ sống ra sao nếu thiếu nó. Hồi xưa, nếu đến những quốc gia hoặc vùng miền không có người Việt (hay Thái, Miên), lúc nào tui cũng thủ sẵn nước mắm viên cô đặc trong hành lý. Mê tới nỗi nghe thằng bạn quê Phú Quốc khoe nhà có hãng ủ chượp, năn nỉ nó dắt về liền, để coi cách làm chơi. 
Rất nhiều người Việt đang ăn mỗi ngày hai hiệu nước mắm khá nổi tiếng là Nam Ngư và Chinsu. Tui cũng từng ăn và thấy vị khá dễ chịu. Cộng với giá cả hợp lý và quảng cáo hấp dẫn, chúng thống trị căn bếp hay bàn ăn của những gia đình Việt là chuyện không khó hiểu. 
Là kẻ đã từng làm việc cho một tập đoàn quảng cáo đa quốc gia, tui đánh giá rất cao bộ phận truyền thông của Masan Group, chủ Nam Ngư và Chinsu qua chiến dịch quảng cáo mì khoai tây Omachi, cũng của họ. Đánh vào tâm lý sợ nóng khi ăn mì gói, họ tung ra thông điệp mì làm từ khoai tây sẽ tránh được điều đó. Thiên hạ, nhất là mấy bà mấy cô sợ mụn, ùn ùn mua về. Nhưng người Việt mình, mấy ai có được thói quen đọc thành phần sản phẩm? Vì vậy, họ đã không biết rằng tỉ lệ bột khoai tây trong một gói Omachi ấy chỉ là...1%. Ngạc nhiên chưa? Cũng giống hạt nêm từ xương từ thịt gì đó đã làm với những người sợ bột ngọt. Cuối cùng, thành phần chính của chúng là gì? Monosodium glutamate, là chất điều vị, là...bột ngọt. 
Quay về nước mắm. Masan cho rằng sản phẩm Chinsu và Nam Ngư của họ được chọn lọc nguồn nguyên liệu (nước mắm cốt nhĩ) từ những đơn vị ủ chượp danh tiếng. Nhưng sự thật thế nào? Họ mua những loại nước mắm rất rẻ về cho thêm nước, hương liệu, phẩm màu và...17 loại hoá chất.
Nghĩ đi, một lít nước mắm nhĩ loại 2, độ đạm tự nhiên trên 30, giá đã là...350 ngàn. Và bây giờ, họ lại xấc xược cho rằng nước mắm đạm cao và mặn, chưa chắc đã tốt. Đạm cao, xin không nói thêm nhưng độ mặn, thưa rằng, nước mắm truyền thống chỉ chượp từ cá và muối, không có phụ gia, chất bảo quản và chất điều vị, độ mặn phải cao thôi. 
Tui luôn khuyến khích người xung quanh ủng hộ doanh nghiệp trong nước, nhưng đó phải là những doanh nghiệp đàng hoàng kìa. Cỡ Masan và Tân Hiệp Phát, thôi xin. 
Vậy bây giờ phải làm sao?
Tránh nước mắm công nghiệp, mua nước mắm nhĩ truyền thống. Mắc tiền một chút nhưng về pha thêm nước, chút đường (hoặc bột ngọt, nếu ăn được), tính ra cũng vậy nhưng an toàn hơn.

Hồng Hải

V/v: Tòa án quận Đống Đa, Hà Nội và vụ án bà Cấn Thị Thêu

Phiên tòa sơ thẩm ngày 20/09/2016, xét xử bà Thêu, chủ tọa là Thẩm phán Nguyễn Quốc Tuấn – TAND quận Đống Đa. Sau đó khoảng 1 tuần, theo thông tin của gia đình bà Thêu cho biết là bà Thêu đã có đơn kháng cáo. Ngày 03/10/2016, căn cứ Điều 229 và khoản 1 Điều 236 của Bộ luật TTHS 2003, tôi đã có văn bản đề nghị Thẩm phán giao bản án và thông báo kháng cáo cho Người bào chữa, nhưng đến nay tôi chưa nhận được hồi âm của Tòa Đống Đa.
“Điều 229. Việc giao bản án
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.

Điều 236. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị
1. Việc kháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.”

Tôi xin thông tin để mọi người quan tâm đến vụ án này được biết và nhắc nhở Tòa án quận Đống Đa.
Hà Nội, 13/10/2016.
Ls.Hà Huy Sơn

Doanh Phận


Từ "Xuống Hố Cả Nút" đã xuất hiện từ ông Cung - một cán bộ trong Viện kinh tế nhà nước.
Kể cũng đúng, một nền kinh tế chỉ bán tài nguyên và đi vay nợ mà không xuống hố thì đòi lên với ai?
Doanh nhân Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi cái bóng của nhà nước và "quan hệ". Vì chúng ta làm gì có kinh tế thị trường để mà làm ăn đúng nghĩa? Nhà nước, ôm hết từ tài nguyên, chính sách đến cả việc trực tiếp kinh doanh (chủ yếu và chiếm đa số thị phần, thị trường), như những chiếc vòi bạch tuộc thọc quá sâu vào nền kinh tế và khuynh đảo nó, nên khu vực tư (mà là cốt yếu của một nền kinh tế) không ngóc đầu lên nổi, nếu không chung tay đầu cơ vào những cơ hội cùng các dự án màu mỡ của khu vực công. Hoặc nếu muốn làm ăn yên ổn, phải lót tay khá dày mới hòng thoát thân, nhưng không thể nào lớn mạnh hay được phép qua mặt.
Đó chính là lý do Viettel thất bại tại Châu Âu từ vòng gửi xe, bởi EU không bao giờ thích một anh nhà nước lại của quân đội đi kinh doanh, nơi đó không phải dành cho mấy anh đeo lon, gạch đi làm kinh tế, nhất là ở sân chơi toàn cầu, mà lại là nơi văn minh của thế giới này.
Doanh nhân Việt Nam, chưa bao giờ trở thành doanh nhân thực thụ. Nếu họ không mạnh dạn tự mình thoát bỏ bóng dáng của cụm từ "sân sau".
Luân Lê

Những người đang quản trị đất nước hãy cúi xuống nhìn dân thay vì nhìn về phía 'Thiên đường" nào đó.


Với lợi thế đường biển dài, nhiều sông để phát triển thuỷ, hải sản. Đã từng xuất khẩu đi khắp thế giới, tạo công ăn việc làm cho bao người. 

Nhưng, giờ đây, người dân rơi vào đường cùng, vỡ nợ, phải bỏ quê hương đi xuất khẩu lao động. Đến người trong nước giờ đây cũng sợ thuỷ, hải sản của chính nước mình. Ai chịu trách nhiệm cho thảm cảnh này của đất nước. Những người đang quản trị đất nước hãy cúi xuống nhìn dân thay vì nhìn về phía 'Thiên đường" nào đó.

Xem clip người dân biểu tình ở Vũng Tàu

Tran Thu Nam

Tếu Lâm: Lí Do Hết Buồn!!!


Bác sĩ cầm xấp giấy kết quả xét nghiệm lật qua, lật lại rồi thở dài nhìn tui nói:
- Thôi, Bác về muốn ăn món gì ngon nhất thì cứ bảo vợ, con mua cho ăn. Theo kết quả này thì Bác không còn nhiều thời gian chửi cs nữa đâu ạ.
Buồn!
Tôi về lặp lại nguyên văn câu nói của viên Bác sĩ, những mong vợ đi siêu thị mua các món ngon về nấu cho tui ăn, không dè mụ phán:
- Nhà mình nghèo không có sẵn tiền để lo hậu sự khi ông nhắm mắt. Ngày mai, ông qua gặp lão thầy bói ở làng bên xin một quẻ, xem thử ngày nào, tháng nào ông đi theo các cụ, đặng tôi biết trước mà đi vay tiền để lo hậu sự cho ông. Vay sớm quá, lãi mẹ đẽ lãi con thì khổ! 
Lại buồn!
Lão Thầy bói cầm bó quẻ do tôi rút từ bàn thờ Thổ địa đưa cho lão. Lão săm soi nhìn tới, nhìn lui, nhìn xuôi, nhìn ngược rồi nhìn thẳng vào người tui. Lão cầm bó que chỉ vào lá cờ trên áo tui phán:
- Nhà ngươi về đi, khi nào nhà ngươi thấy khắp nơi treo lá cờ này thì lúc đó hãy đến đây, nhé! Nhà ngươi phải cùng với mọi người lo hậu sự cho bọn cộng sản trước đã. kakakaaka..
Hết buồn!!!

Ngô Trường An

"NGHIỆP CHƯỚNG"

Những người làm toán thì thường giản dị, chân thật, trong sáng đến lạ lùng, đương nhiên với họ, mọi thứ khá xoàng xĩnh và cũng không có gì đẹp đẽ hơn là nghiên cứu toán học.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, một người làm toán chuyên nghiệp nổi tiếng trên thế giới, giành huy chương vàng toán quốc tế khi mới 14 tuổi, đến hôm nay tôi mới được thấy ông xuất hiện trông rất "bụi bặm", dù trước đó tôi cũng đã có may mắn được một người bạn của ông (cũng là luật sư ở Hà Nội) bảo tôi gửi lời giải giả thuyết của mình cho ông, tôi đã gửi qua email và ông phản hồi lại khá hài hước là "số học không phải lĩnh vực của ông".
Tôi luôn yêu mến và dành một sự trân trọng đối với những người làm khoa học, nhất là toán học. Tuy nhiên, nước nhà không phải nơi để ươm mầm và phát huy tài năng của lĩnh vực này. Những người làm toán chuyên nghiệp không thể sống được với mức lương bèo bọt 3 - 5 triệu đồng/tháng, thua cả một anh công nhân hay chị osin giúp việc.
Trong khi đó, toán học là lĩnh vực chi phối rất lớn, mặc dù âm thầm, mọi mặt trong đời sống, nhưng được trọng dụng đặc biệt ở những nước văn minh như phương Tây hay Mỹ, thì lại bị đối đãi khá khiêm tốn và gần như bị bỏ quên vì "không làm ra của cải trực tiếp" ở nước này.
Ông Lê Bá Khánh Trình vang danh một thời rồi cũng chỉ làm ông giáo già lọ mọ ở trường Đại học Sư phạm TPHCM bao năm qua để rèn luyện những lứa gà nòi đi "chọi" toán quốc tế IMO.
Viện nghiên cứu Toán học ở Hoàng Quốc Việt, trông rất khiêm tốn và hiu hắt vì sự im ắng của nó. Tôi đã đến đó 3 lần với ý định gặp trực tiếp giáo sư Hoàng Xuân Phú để trao đổi và để lại lời giải cho thày kiểm tra, nhưng cả ba lần đều không gặp. Ngay cả một tạp chí lâu đời và quen thuộc như Toán học và Tuổi trẻ, nằm gọn lỏn trên tầng 4 một toà nhà rất cũ kỹ trong ngõ 187 Giảng Võ, và chỉ có năm ba thày ở đó để biên tập, làm bài, trông rất sơ sài, thiếu thốn.
Tôi không hiểu, rồi nền toán học nước nhà sẽ có còn là một dấu chấm nhỏ như trong nhận định của một nhà khoa học người Mỹ dành cho Việt Nam hay không, hay rồi sẽ chìm hẳn trong nền văn minh ngày càng biến thiên quá nhanh chỉ trong một cái chớp mắt là đã có một bước tiến dài ra ngoài vũ trụ?
Tôi cũng đã chỉ ước rằng, mình có thể quẳng bỏ hết những gánh lo cuộc sống này sang một bên để chỉ ngồi một xó mà giải toán cho thoả đam mê thực sự của mình, và tôi càng không mong muốn sa lầy trong những mâu thuẫn xã hội, sự sa sút kinh tế, sự tha hoá văn hoá, con người, sự ngập lụt tư tưởng trong nền giáo dục lạc hậu và cả sự bất công đầy phi lý cứ dồn đẩy nhiều tầng lớp người ngày càng khốn cùng hơn.
Phải chăng, đây là nghiệp chướng nó phải trải qua mà không thể khác trước khi có thể trở mình để lớn lên trên sự văn minh?

Luân Lê

Get paid to share your links!