Lính Bắc Triều Tiên theo dõi hoạt động phía Nam tại vùng phi quân sự, tháng 7/2016.
REUTERS/Kim Hong-Ji
Chỉ hai ngày sau khi có tin nhân vật số hai của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Luân Đôn đào thoát, hôm qua 19/08/2016 báo chí Hàn Quốc lại loan tin một quan chức cao cấp khác của chế độ Bình Nhưỡng bỏ trốn. Quan chức này làm việc ở châu Âu và dường như đặc trách về nguồn tài chính cho chế độ Kim Jong Un. Bắc Triều Tiên đang ráo riết truy lùng quan chức này.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :
« Cuộc đào thoát này là một vố đau mới đối với chế độ Kim Jong Un và nguồn tài chính của chế độ này. Theo báo chí Hàn Quốc, kẻ đào thoát đã làm việc ở châu Âu từ 20 năm nay, cụ thể là làm việc cho « Phòng 39 », một cơ quan bí mật của đảng cầm quyền ở Bắc Triều Tiên, đặc trách việc cung cấp ngoại tệ cho các lãnh đạo Bình Nhưỡng.
Nhật báo DongA Ilbo khẳng định là quan chức cao cấp nói trên đã đào thoát vào tháng 6, mang theo hàng trăm triệu đôla, cho nên chế độ Bình Nhưỡng đang ráo riết săn lùng nhân vật này khắp nơi. Kẻ đào thoát dường như đang tỵ nạn tại một nước châu Âu chưa được xác định, cùng với hai con trai.
« Phòng 39 » đã bị Mỹ cáo buộc tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp như buôn ma túy. Cuộc đào thoát của một trong những nhân viên của cơ quan này là một dịp may hiếm có đối với các cơ quan tình báo phương Tây.
Sau khi bị các biện pháp trừng phạt mới của quốc tế vào tháng Ba, Bắc Triều Tiên nay lại gặp tình trạng các nhà ngoại giao đua nhau đào thoát. Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, vào năm ngoái, 10 người trong số họ đã chạy sang miền Nam Triều Tiên, và từ đầu năm đến nay, số nhà ngoại giao đào thoát cũng tương đương. »
Trong khi đó, hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay khẳng định rằng nhà ngoại giao đào thoát sang Hàn Quốc là một « tên tội phạm », đã bỏ trốn để tránh những hình phạt do nhiều tội khác nhau, trong đó có tội hiếp dâm trẻ em. Tuy KCNA không nêu tên nhà ngoại giao này, nhưng hôm thứ tư vừa qua Seoul cho biết tham tán đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Luân Đôn Thae Yong Ho đã đào thoát và đến Hàn Quốc cùng với gia đình.
Bài viết này dành riêng cho những độc giả là người Việt Nam ở trong nước, chớ người ở xứ “giãy chết” hay đồng minh của bọn “giãy chết” không cần đọc, bởi nó là chuyện quá bình thường và thần dân xứ “giãy chết” coi như đó là hiển nhiên phải như vậy mỗi ngày (đứa nào không làm vậy tao kêu rầm lên thì chết với tao).
Quy trình khám chữa bệnh xứ “giãy chết” trước tiên là bác sĩ chuyên khoa khám cẩn thận trước khi quyết định phẫu thuật, giải thích cho bệnh nhân nghe họ sẽ làm gì trước tình trạng đó, lợi và hại như thế nào, bệnh nhân có đồng ý không. Rồi họ lấy những thông tin cá nhân của mình, trong đó có câu hỏi mình tôn giáo nào? Ngạc nhiên quá, tôn gió nào thì đâu liên quan gì đến chuyện bệnh tật đâu trời. Bạn tôi nói nó hỏi để khi có việc cần thì sẽ có hòa thượng hay linh mục vào bệnh viện ngay lập tức để “chăm sóc phần hồn”.
Sau đó nhân viên hành chánh của bác sĩ đưa cho mình cái phiếu hẹn ngày giờ có mặt tại bệnh viện để mổ và cái sơ đồ hướng dẫn đường đi đến bệnh viện, cái toa thuốc để ra nhà thuốc Tây lấy thuốc về sẳn khi nào xuất viện về nhà uống tiếp.
Đúng ngày giờ, bạn tôi đưa tôi đến bệnh viện Fountain Valley. Bạn tôi nói cái bệnh viện này là cái bệnh viện cũ xì so với các bệnh viện khác tại đây đó. Vì ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi là người Việt làm việc ở đây nên ổng chuyển tôi vô đây. Chủ nhật tuần rồi, tôi vào bệnh viện Long Beach thăm một chị “bạn của bạn” bị gãy chân, đúng là bệnh viện Long Beach mới tinh, cái gì cũng điều khiển tự động, ngay cả gởi xe cũng tự động, ngay cả cái cầu thang bộ của nó cũng thiết kế đúng tiêu chuẩn bệnh viện, chân đau cũng rất dễ đi vì khoảng cách mỗi bậc thang của nó bằng một nửa bậc thang bình thường.
Ở phòng hành chánh, họ cho mình ký các loại giấy tờ, đại loại như nếu cần thiết truyền máu thêm thì họ sẽ có quyền truyền cho mình, họ sẽ giữ bí mật hồ sơ bệnh án của mình, ngoài bác sĩ chuyên khoa ra không ai được quyền biết nếu chưa hỏi ý kiến của mình, mình không phải trả đồng nào cho bệnh viện, mình sẽ được bệnh viện cung cấp thức ăn đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh an toàn ngày ba lần, v.v…
Ngay từ khi bước vào sau cánh cửa kiếng bệnh viện là toàn bộ khu bên trong này có máy lạnh nên lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu.
Xong phần này là có một cô bé mặt mũi, quần áo như Hồi giáo đẩy cái xe tới kêu tôi ngồi lên cho nó đẩy vô phòng trong. Mình đang đi đứng bình thường, to như con voi mà nó thì bé tí, ngồi cho nó đẩy ngại quá, nhưng nó nói nó làm thiện nguyện và nhất định đòi mình phải ngồi lên xe cho nó đẩy đi, đành phải chìu ý nó vậy.
Vô phòng bên trong thay bộ quần áo mình đang mặc trên người ra mặc cái áo của bệnh viện vô rồi nằm lên cái giường bệnh nhân có trải nệm trắng, đắp cái mền mỏng màu trắng kem lên. Họ lấy quần áo thay ra bỏ vô cái túi nilon trắng có in tên bệnh viện và họ tên của mình. Tất cả đồ đạc cá nhân của mình nếu không có người nhà đi theo giữ thì bệnh viện sẽ giữ và làm cái giấy là họ giữ của mình món gì, món gì. Các loại túi xách, laptop, giấy tờ, tiền của tôi đem theo tôi đưa cho bạn tôi giữ giúp nên họ cũng làm văn bản ghi rõ họ không giữ tài sản gì của mình.
Lại có người của bệnh viện (thông qua phiên dịch) gọi qua bộ đàm hỏi lại lần nữa là mình mổ cái gì, ai là bác sĩ đứng mổ, mình có yêu cầu gì hay không, có muốn thay đổi gì không. Rồi cô y tá lấy của mình trước ra 10cc máu, cổ giải thích cái này để khi mổ xong bác sĩ sẽ trộn với keo dán lại cho mau lành vết thương. Lấy máu xong cổ cắm chai truyền nước luôn rồi đẩy giường vô phòng.
Trong phòng mổ họ khiêng mình từ giường chuyển qua bàn mổ. Bác sĩ gây mê là một người đàn ông da đen còn trẻ, lấy cái chén cao su có gắn dây dài chụp lên mũi miệng mình, chừng vài phút sau là “đi” luôn ngon lành. Họ làm gì mình không biết được.
Khi tỉnh dậy, cảm thấy ngộp thở, tôi bèn thò tay giật cái chén cao su xuống. Lúc này có một y tá nam nói tiếng Việt thông báo với tôi đại ý là đã mổ xong, sức khỏe tốt nên không cần truyền máu, ca mổ tiến hành trong một giờ đồng hồ, tôi đã nằm trong phòng hồi sức một giờ rồi, bây giờ họ sẽ đưa tôi ra phòng bệnh, muốn cái gì cứ nhấn nút gọi y tá.
Rồi có hai người khác đẩy cái giường tôi đang nằm đi qua phòng khác. Qua bên này, tôi nhìn thấy những người bạn của tôi đang ngồi ở đó, đứng dậy chạy đến hỏi han tôi. Tôi vô phòng mổ lúc 6 giờ chiều, bây giờ nhìn đồng hồ trên tường là 10 giờ đêm.
Bạn tôi để đồ đạc của tôi vô cái tủ ở đầu giường. Cái giường này có nút bấm, tự mình có thể bấm nút cho nâng lên, hạ xuống, cao thấp theo ý mình. Cô y tá đưa cho tôi cái remote có dây dài, cái này vừa có nút bấm để gọi y tá, và cũng là để điều khiển ti vi luôn. Ti vi 25 inch treo trên tường phía chân giường, mỗi bệnh nhân một cái ti vi, nhìn lên tường thấy hai ti vi, hai cái giường nhưng giường bên kia trống không có người nằm. Cạnh bên giường là cái bàn có chân đẩy, trên đó để sẳn nước uống, ly uống nước, cái hộp nhựa đựng bàn chải, kem đánh răng, khăn giấy của bệnh viện cấp cho bệnh nhân dùng.
Tôi uống miếng nước xong rồi ngủ tiếp.
Một suất cơm bệnh viện cung cấp.
Sáng hôm sau, chị hộ lý bưng vô một mâm gồm có nước ép trái cây đóng hộp giấy, nước uống đóng chai, sữa đóng hộp giấy, một dĩa to thức ăn đựng trong khay có nắp đậy mà tôi không biết đó là món gì vì tôi không muốn ăn. Tôi uống hết hộp nước trái cây, hộp sữa rồi thôi. Trưa, chiều đều có bưng mâm thức ăn đến nhưng tôi không không ăn thứ gì, uống sữa rồi ngủ tiếp.
Nằm một chổ lâu nó đau lưng dễ sợ, đau còn hơn đau chổ vết mổ, không ngủ được. Tôi đã hai lần bấm nút gọi y tá đến, họ bơm thêm thuốc giảm đau vào đường dây đang truyền nước, mỗi lần bơm xong khoảng mười lăm phút sau là hết đau, ngủ ngon lành.
8 giờ sáng hôm sau, tôi bấm nút gọi y tá vô dìu mình đi vệ sinh. Phòng vệ sinh trắng toát, có đủ các loại giấy vệ sinh cần dùng để sẳn trong đó. Bồn cầu là loại có tay gạt bằng Inox dài, mỗi lần gạt là nó xả nước hút xuống cực mạnh, hơn gấp mấy lần các các loại bồn cầu thông dụng gia đình. Cô y tá đứng chờ bên ngoài, xong lại dìu mình đi ra đánh răng, rửa mặt rồi trở lại giường nằm. Khoảng ba mươi phút sau, cô trở lại dìu mình ngồi dậy đi loanh loanh ở hành lang rồi về giường nằm. Trưa lại bưng vô một mâm to đùng gồm cơm trắng, đậu xào, thịt xào, rau cải hấp, nước trái cây, nước lọc, nước đá… nhưng mà nhìn thấy khô quá, nuốt không nổi nên tôi không ăn. Họ lại bưng vô cho một tô súp nui nấu thịt heo, mình cũng không ăn được vì cách nấu không hợp khẩu vị. Trưa lại bưng vô một mâm bánh gì đó làm với trứng bự như cái mâm, đùi gà chiên, tôm, rau hấp. Nhìn thấy cũng hấp dẫn lắm nhưng tôi đang bị say thuốc nên cổ khô khốc, chỉ muốn uống nước và ngủ. Đến chiều, bạn tôi mua một hộp cháo lòng nóng hổi từ chợ Tam Biên đem vô tôi mới ăn được một nửa hộp cháo rồi thôi.
Chiều thì nhà bếp vô hỏi mình muốn ăn gì đặt trước với họ, rồi liệt kê ra một lô một lốc món ăn Mỹ có Việt có. Tôi chỉ đặt những thứ đơn giản nhất, như nước ép trái cây, nước lọc, trái cây tươi (gọt sẳn), cháo gà, phở, còn những thứ khác thì thôi. Không biết nhà bếp có mừng húm hay không, vì khẩu phần bệnh nhân ăn mỗi ngày Chính phủ chi trả trước, mà mình ăn ít thì đương nhiên sẽ dôi ra rất nhiều. Nhờ có bạn tôi đem cháo cá, cháo lòng, cháo bò từ nhà vô nên ngày ba bữa tôi đều ăn cháo nóng, cảm thấy rất ngon.
Nói chung là thời gian ở trong bệnh viện không cần thiết có người nhà túc trực, muốn cái gì cứ nhấn nút gọi y tá họ lập tức chạy đến, từ việc ăn uống, thay đồ cho đến đi vệ sinh. Người nhà đến phần lớn là để “tám” và mang thêm thức ăn đến nếu bệnh nhân không thích ăn những thức ăn của bệnh viện, hoặc giúp đi vệ sinh mà không cần bấm nút gọi y tá.
Ngày thứ hai, cô y tá dẫn vô một cô da trắng đứng tuổi, tự giới thiệu đại khái là làm thiện nguyện cho Catholic (tức Công giáo), cô này đọc kinh cầu nguyện, vẫy nước Thánh cho tôi và tặng tôi một tấm ảnh Đức Mẹ nhỏ xíu thêu trên vải, có dây đeo. Cổ còn cám ơn mình đã nhận rồi mới đi nữa chớ.
Bác sĩ đứng mổ đến xem vết mổ, đưa tấm hình chụp họ lấy những thứ A, Bờ, Cờ gì đó từ trong người mình ra cho mình coi. Trời mẹ ơi sao nó giống như mấy trái banh cao su lớn nhỏ lủ khủ đủ cỡ dính chùm nhau, “trái banh” lớn nhất cũng cỡ trái bưởi năm roi à. Bác sĩ nói chỉ cần ở đây ba ngày là xuất viện được rồi.
Ngày thứ ba đã cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng vì đang dùng thuốc giảm đau nên chỉ muốn ngủ. Bạn tôi nói nếu cảm thấy chưa khỏe thì xin ở lại, đó là quyền lợi của mình. Nhưng tôi nói muốn đi về nhà nghỉ cho khỏe, ở đây hai đêm rồi không ngủ được, mà ban ngày cũng không ngủ được, ở thêm thì tôi chết.
Má ơi, bà bệnh nhân người Mễ nằm kế bên, không rõ bệnh gì mà mồm nói ầm ầm hơn loa phường, rồi thân nhân cũng vậy. Bả vừa xuất viện, mừng muốn chết, tưởng đâu được yên, chừng một giờ đồng hồ sau có một bà Việt Nam (chồng Mễ) vô nằm giường đó thay thế, kể từ đó là ầm ĩ suốt luôn. Mỗi giường bệnh cách nhau khoảng ba mét, xung quanh có rèm lớn treo trên khung kim loại bao quanh giường bệnh, có thể tùy ý kéo ra hay kéo vô quây kín cái giường bệnh nhân lại. Trong phòng có bốn cái ghế dựa lớn cho thân nhân ngồi. Vậy là cái gia đình Việt-Mễ kia cứ kéo ghế tới lui ầm ầm, ầm ầm, kéo ra kéo vô cái rèm rồn rột, rồn rột suốt. Bà đó không ho, không rên ồ ồ thì nói điện thoại oang oang như loa phường. Mình thì mở rèm ra cho nó thoáng mát, bà kia già cốc khú đế chớ đẹp đẽ gì, ai thèm dòm mà cứ che che giấu giấu như thiếu nữ, làm tôi không ngủ được, cứ chốc chốc lại giật mình bởi tiếng động. Muốn chửi lắm rồi nhưng đang mệt không đủ sức chửi nên thôi.
Ti vi kênh Việt chiếu ba cái phim nhái Hàn, kênh Mỹ thì ban đêm chiếu phim ma, coi một hồi chán quá, tôi bèn lôi cái Ipad ra chơi, đọc tin tức. Ở đây có wifi miễn phí ai xài cũng được.
Sáng ngày thứ ba là tự đi vệ sinh được rồi, không cần ai đỡ. Bác sĩ đến xem lại vết mổ lần nữa rồi thông báo trưa nay có thể xuất viện, về nhà tắm gội bình thường, ăn uống bình thường không cần kiêng cữ, tôi nghe vậy đồng ý liền. Trưa, một y tá đem hồ sơ đến đưa cho tôi, bảo tôi gọi người nhà đến đón, khi bạn tôi tới họ bèn “bàn giao” cẩn thận, căn dặn về nhà trong mười ngày không được làm việc nặng, không được vói cao, không được khom xuống. Lại có một cậu bé chừng mười lăm, mười sáu tuổi người Việt đẩy xe cho mình ngồi ra đến ngay chổ xe nhà mình đậu. Nó cũng nói là nó làm thiện nguyện ở đây ba năm rồi.
Về nhà, thay quần áo đi tắm mới thấy “nó” cắt một đường ngang bụng mình cỡ một gang tay, xong lấy keo dán lại, ha ha. Sợ nhứt ở nhà một mình là khi muốn đi vệ sinh hay muốn làm cái gì đó mà không có ai dìu đi. Hóa ra về nhà mỗi ngày tiếp tục uống thuốc giảm đau, tự đi đứng tỉnh bơ, tự nấu ăn luôn, có điều đứng lâu cảm thấy mệt nên ăn xong là leo lên giường ngủ.
Ba ngày sau, bệnh viện “nó” lại gọi điện thoại tới, đại ý là hỏi đủ thứ việc và mình có hài lòng với cung cách phục vụ của “nó” không, có ý kiến gì không, có đề xuất gì không, nhắc mình nhớ đi tái khám sau 15 ngày và cuối cùng cám ơn mình đã sử dụng bệnh viện của “nó”.
Không tốn tiền, không có phong bì, được phục vụ tận răng, ở trong bệnh viện giống như khách sạn 3 sao, nếu không có cái vụ ồn ào làm mất ngủ kia thì tôi xin ở thêm một tuần cho nó sướng, khỏi phải tự nấu ăn. Mình ở trong đó, nghĩ đến trong nước hàng hàng lớp lớp bệnh nhân nằm vạ vật ngoài hành lang, hay phải nằm cùng giường. Đi nuôi bệnh thì ngủ vạ vật ngoài hành lang làm mồi cho muỗi hoặc có cái gầm giường chui ra chi vào mỗi đêm đã cảm thấy “hạnh phúc” hơn kẻ ngủ ngoài hành lang. Cùng là người đóng thuế như nhau không biết đến bao giờ người Việt trong nước được hưởng những phúc lợi xã hội như ở xứ “giãy chết” này?
GNsP (20.08.2016) – Vào chiều ngày 19.08.2016, hơn 30 công an mặc sắc phục và nhiều thanh niên lạ mặt mặc áo sơ mi cầm liềm, dùi cui xuống chợ Vĩnh Tân trấn áp và gây khó khăn cho các tiểu thương không được treo băng rôn biểu ngữ trong khi nhà cầm quyền xã, huyện và tỉnh thông báo sẽ cưỡng chế chợ trong nay mai mà không bồi thường một cách thỏa đáng cho bà con.
Một tiểu thương chợ Vĩnh Tân cho hay, vào trưa cùng ngày có 7 cán bộ xã mặc đồ sơ vin xuống chợ Vĩnh Tân để đo đạc. Sau đó, bà con tiểu thương đã treo các băng rôn biểu ngữ xung quanh chợ với nội dung như: “Đất chợ do dân hoán đổi mục đích để làm chợ, sống chết cùng giữ chợ”, “…Chúng tôi quyết không di dời”, “Tiểu thương chợ Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đi tìm công lý”… Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã cho công an và nhiều thanh niên lạ mặt hăm dọa bà con tiểu thương bằng liềm và dùi cui.
Như GNsP chúng tôi đã thông tin, Thanh tra Chính phủ thông qua kết luận thanh tra đã dùng nhiều “thủ thuật” không phù hợp pháp luật, gian trá… để “vô hiệu hóa” khiếu nại, bức xúc của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân, Đồng Nai, tại Thông báo số 2318/TB-TTCP ngày 12.08.2015 do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình ký.
Kết luận Thanh tra Chính phủ lộ rõ những nội dung trái pháp luật, gian trá, quanh co… để bảo vệ, “bao che” nhà cầm quyền cấp xã, huyện, tỉnh và đẩy bà con tiểu thương vào ngõ cụt, không lối thoát.
Chợ Vĩnh Tân là đất tư, thuộc quyền quản lý và sở hữu hợp pháp của bà con tiểu thương, được xã thực hiện hoán đổi đất cho bà con từ những cuối năm 80 để xây dựng UBND xã và chuyển bà con về khu vực chợ Vĩnh Tân hiện nay. Tuy nhiên, nhà cầm quyền lại lật lọng đất chợ Vĩnh Tân là đất công, do UBND xã lúc bấy giờ xây dựng chợ không có kinh phí để trả cho ngân hàng nên đã tự in ra giấy và bán đất cho tiểu thương.
Sống ở đời, không phải lúc nào cũng có thể làm vừa lòng tất cả mọi người, vậy nên đừng quá để ý tới cái nhìn của người khác, hãy chú tâm sống tốt cuộc đời mình.
Có người ưu ái, ngưỡng mộ bạn thì cũng có người chán ghét chẳng ưa bạn; có người hết mực tôn trọng bạn thì cũng có người xem thường bạn. Cuộc sống chính là như thế, dù bạn có làm mọi thứ đi nữa cũng không cách nào có thể làm đẹp lòng tất cả mọi người cho được, đời có người này người kia.
Ai cũng có lý tưởng, nguyên tắc và lòng tự tôn, đừng vì để làm đẹp lòng người khác mà đánh mất đi bản tính của mình.
Người khác nói bạn xấu chưa chắc bạn đã xấu, người khác nói bạn tốt cũng chưa hẳn là bạn tốt, người khác có nhìn cũng chỉ thấy được bạn từ dáng vẻ bề ngoài chứ không thể nhìn thấu được nội tâm của bạn.
Con người ấy, cùng giống nhau có đôi mắt, nhưng khác nhau cách nhìn; cùng giống nhau có cái miệng, nhưng khác nhau cách nói; cũng đều có trái tim, nhưng cách nghĩ khác nhau, cùng là một đồng tiền, nhưng cách dùng và chi tiêu mỗi người mỗi khác…
Con đường đời của mỗi người cần sống cho chính mình, sống cho tự tin
Làm người không cần phải ai ai cũng đều thích mình, chỉ cần bạn chất phác thật thà rộng lượng là được.
Làm việc không cần gặp ai cũng phải lý giải, chỉ cần bạn tận tâm nỗ lực thế là đủ.
Kiên trì, biết trước sẽ có lúc chùn bước, đơn độc lẻ loi, người khác có cười nhạo, cũng chẳng hề trở ngại.
Dẫu rằng là thương tích đầy mình, cũng cần phải kiên cường, giữ vững lý tưởng!
Thời thời nhắc nhở chính mình rằng, đã đến thế giới này, dù có muốn cũng không thể nào quay về lại những ngày tháng đã qua, vậy thì hãy sống cho vui vẻ, hữu ích, trọn bổn phận bản thân với đời trong giây phút hiện tại.
Nếu ai đó đã xem bộ phim hài lãng mạn "A thousand Words" (tạm dịch: ngàn lời cuối) do nam tài tử da đen Eddie Murphy thủ vai với tên gọi Jack McCall trong phim. Đây là một tay bán hàng lém lỉnh và láu cá, nói quá nhiều và thường là không có giá trị.
Sau đó, anh ta đã gặp một tiến sỹ tâm linh tên Sinja và bỗng dưng bị gắn vào một lời nguyền, ở vườn sau nhà sẽ mọc lên một cây Bồ đề mà chỉ có 1.000 chiếc lá, và mỗi khi Jack McCall mở miệng một từ là một chiếc lá rụng xuống. Và chiếc lá cuối cùng lìa cành thì sinh mệnh anh ta cũng chấm dứt. Và vì thế, anh ta phải kiệm lời, hoặc phải im lặng cho đến suốt phần đời còn lại.
Anh ta đã không tin điều đó nên vẫn nói liên hồi những ngày đầu tiên. Và khi nhận ra lời nguyền đó đang hiện hữu, tất cả cuộc sống của anh ta bỗng đảo lộn, từ gia đình, công việc, quan hệ bạn bè, đồng nghiệp,... Kể từ khi ấy anh ta đều phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi thốt ra một từ nào đó.
Tuy nhiên, khi anh ta ít lời đi thì anh ta phải suy nghĩ nhiều hơn, tích cực hơn và từ đó lại làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn cho những người xung quanh. A ta lo đến cái chết sẽ cận kề khi chỉ còn vài chòm lá nhỏ, vì vậy anh ta càng ngày càng sống có ý nghĩa, bắt tay vào làm việc chăm chỉ, tích cực và đàng hoàng hơn. Anh ta không nói như trước và cũng hầu như không ai cần nghe anh ta nói, mà chỉ nhìn anh ta làm.
Và rồi, trước khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, anh ta đã làm được việc mà trước kia anh ta luôn cứ hứa lèo và khất lần mãi với người vợ mà chưa làm được, đó là mua một ngôi nhà mới thực sự khang trang, đẹp đẽ, và anh ta cùng người đàn bà đó đã hàn gắn được hạnh phúc đang trên bờ vực thẳm mà chăm sóc những đứa con của mình một cách chu đáo và hết mực.
Vì vậy, để có niềm tin từ dân chúng, hãy làm việc, những việc đàng hoàng, thực sự nghiêm túc, nghiêm minh, minh bạch, bằng luật pháp công bằng. Nếu không, mỗi lời nói ra, mà lại không thể làm được hoặc làm không ra gì, thì dần dà sẽ chỉ khiến người ta vơi cạn niềm tin và rồi chiếc lá Bồ Đề cuối cùng mang tính quyết định cũng sẽ rụng xuống.