Thursday, June 23, 2016

KHỐN NẠN CỘNG SẢN!

Qua 2 sự kiện nhà báo Phan Mai Lợi bị rút thẻ nhà báo và cô giáo Trần Thị Mỹ Hà bị cảnh cáo vì "dám ý kiến" cho thấy sống dưới chế độ XHCN mà Đảng Cộng Sản áp đặt lên Việt Nam, áp đặt lên nhân dân Việt Nam là một chế độ mất tự do, một chế độ không được nêu lên ý kiến của mình bất cứ vấn đề gì...là một chế độ khốn nạn. Hơn thế nữa chế độ khốn nạn này nó được điều hành bởi những thằng Đảng Viên Cộng Sản khốn nạn không kém. Những thằng Đảng viên khốn nạn này chúng đấu tố và cho mình có quyền xử phạt những ai dám nói lên những gì sai trái của bọn chúng. Chúng cũng giống như bầ́y chó hù̀a hung tợn trực sẳn và mỗi lhi con mồi xuất hiện thì chúng nhảy vô cắn, nhảy vô táp... cho đến khi con mồi gục ngã mới thôi. 

ảnh internet
Theo Infonet :“Chi bộ nhà trường đã tổ chức họp khẩn, tại đây cô Trần Thị Mỹ Hà có đọc bản tường trình sự việc và lấy ý kiến của tập thể. Sau khi phân tích hành vi, dựa trên những quy định của Đảng, chi bộ thống nhất mức phạt đối với cô Hà là cảnh cáo”. http://infonet.vn/canh-cao-co-giao-vi-dam-y-kien-ve-quyet-dinh-dac-cach-vo-liet-si-khai-post201941.info 

Đảng Cộng Sản khốn nạn, chúng nghĩ chúng là ai mà tự cho mình cái quyền muốn ban ân huệ cho ai thì ban và muốn xử phạt cho ai thì phạt thế?

Bất chấp phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc

Ngày 21/6, lễ hội thịt chó đã chính thức diễn ra tại thành phố Ngọc Lâm, Trung Quốc. Với người dân thành phố này, đây là một lễ hội đã có truyền thống từ rất lâu đời.

Những ngày gần đây, người yêu động vật, đặc biệt là loài chó, trên toàn thế giới đều đang hướng  về Ngọc Lâm, Trung Quốc, nơi diễn ra lễ hội thịt chó hàng năm. Với người dân Ngọc Lâm, Trung Quốc, đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm kỷ niệm ngày hạ phân.
Tuy nhiên, trái với sự vui mừng và háo hức của người dân Ngọc Lâm, Trung Quốc; những nhà hoạt động vì quyền động vật tại Trung Quốc và trên toàn thế giới đã có những động thái để ngăn cản lễ hội này diễn ra.
Bất chấp biểu tình, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra
Thông thường, lễ hội thịt chó sẽ diễn ra từ ngày 21/6 và kéo dài trong vòng khoảng 10 ngày. Mặc dù đã có những động thái ngăn cản trước đó như biểu tình phản đối, chặn các xe tải chở chó để giải thoát cho chúng; cũng như mọi năm, lễ hội thịt chó vẫn được tiến hành.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 2.
Những người biểu tình phản đối lễ hội thịt chó
Trong thời gian 10 ngày lễ hội và trước đó, khoảng 10,000 chú chó mèo sẽ bị giết thịt. Các nhà hoạt động vì quyền động vật cho biết đây là một trong những sự kiện dã man nhất trên thế giới. Năm nay, nhiều nhóm hoạt động đã kêu gọi mọi người ký vào bản phản đối tổ chức lễ hội và đã thu được 11 triệu chữ ký trên toàn thế giới.
Chính quyền địa phương cho biết đây không phải hoạt động chính thức của thành phố mà chủ yếu được tổ chức bởi các cơ sở kinh doanh thịt chó tư nhân.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 3.
Bất chấp phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra.
Theo người dân Ngọc Lâm, truyền thống ăn thịt chó đã có từ hơn 500 năm trước. Tuy nhiên lễ hội thịt chó tại thành phố này mới chỉ được tổ chức trong thời gian gần đây. Không chỉ người dân ở Ngọc Lâm mà các tỉnh lân cận cũng đổ về đây để thưởng thức thịt chó, ăn vải và uống rượu.
Khi chó bị giết dã man tại các lò mổ
Một trong những vấn đề gây tranh cãi với lễ hội thịt chó là việc người ta cho rằng, những chú chó bị giết hại một cách dã man tại lò mổ.
Tuy nhiên, những người dân địa phương và chủ các cơ sở thịt chó tại Ngọc Lâm cho biết toàn bộ chó đều được giết mổ theo cách "nhân đạo". Nhiều người đã phản đối nhận định trên với bằng chứng về việc chó bị giết hại công khai đầy dã man, nhiều khi còn bị đánh đến chết và được đem nấu khi vẫn còn sống!
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 4.
Chó mèo bị giết thịt và bày bán công khai trên đường.
Trước lễ hội, chó thường được nuôi nhốt trong các cũi chuồng nhỏ hẹp. Nhiều bức ảnh còn cho thấy các chú chó vẫn còn đeo vòng cổ, chứng tỏ nó đã bị đánh cắp từ những người chủ nuôi thú cưng.
Chó được gom từ nhiều các tỉnh thành và chở tới Ngọc Lâm trên các xe tải trong điều kiện hoàn toàn mất vệ sinh, chật chội và bẩn thỉu. Chính vì thế, nhiều chú chó mắc phải bệnh tật và chết trên đường đi. Theo thông tin từ nhóm Stop Yulin Forever, chó thường không được cho ăn và uống nhiều ngày trước lễ hội.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 5.
Một vụ giải cứu chó trong tháng trước gần Ngọc Lâm, Trung Quốc.
Những tín hiệu đáng mừng từ lễ hội năm nay
Tuy nhiên, lễ hội thịt chó năm nay đã vấp phải nhiều sự phản đối từ chính người dân địa phương. Theo một cuộc khảo sát tuần trước, có khoảng 64% người trong độ tuổi từ 16-50 cho rằng nên cấm lễ hội vĩnh viễn. 
Có khoảng 51,7% người dân Ngọc Lâm muốn ngừng việc buôn bán thịt chó hoàn toàn và khoảng 69,5% người khẳng định mình chưa bao giờ ăn thịt chó.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 6.
Các nhóm biểu tình phản đối tình trạng mua bán và giết thịt chó một cách dã man.
Hồi đầu tháng, những nhà hoạt động vì động vật và các tình nguyện viên đã giải cứu được vài trăm chú chó từ một xe tải chở chó đến Ngọc Lâm phục vụ cho lễ hội.
Theo những người bán hàng địa phương, doanh thu từ việc bán thịt chó năm nay cũng giảm mạnh do sức ép của dư luận, cộng đồng nên nhiều người không còn mặn mà gì với món ăn truyền thống. Một người mổ chó tại Ngọc Lâm cho biết thông thường các năm trước, ông có thể bán khoảng 30 con chó mỗi ngày. Tuy nhiên năm nay, ngày nào nhiều nhất thì ông bán được 5 con.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 7.
Thông thường, mỗi ngày các chủ lò mổ có thể bán được 30 chú chó vào các năm trước.
Ngoài ra, chính phủ thành phố cũng đã ra tay để nhằm hạn chế lễ hội như cấm các nhân viên và quan chức chính phủ ăn thịt chó, đóng cửa một số khu chợ thịt chó. Bên cạnh đó là các hướng dẫn về việc giết thịt chó an toàn, cũng như quy định không được giết thịt ở nơi công cộng cũng được ban bố.
Liệu các nhà hoạt động vì quyền động vật có vi phạm văn hóa địa phương?
Dù việc thịt chó được coi là một hành động dã man, nhiều người dân cho rằng việc ăn thịt chó cũng giống như ăn các loài vật khác mà thôi.
"Tôi không thấy có vấn đề gì về việc ăn thịt chó, cũng giống như ở các nước khác, người ta cũng có các lễ hội thịt bò hay dê. Tại sao mọi người không phản đối các trang trại giết gà hàng loạt?", một người dân Ngọc Lâm cho hay.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 8.
Với người dân Ngọc Lâm, ăn thịt chó là một nét văn hóa bình thường có từ lâu đời.
Song song với các ý kiến phản đối lễ hội thịt chó, nhiều người cũng bày tỏ sự không đồng tính trước sự thái quá của các nhóm hoạt động vì quyền động vật.
"Nếu bạn biểu tình phản đối lễ hội thịt chó tại Trung Quốc nhưng tham gia các lễ hội bán bò, gà, lợn, dê hay các loài vật khác, bạn là một kẻ đạo đức giả", một người khác cho hay.
Với người dân Ngọc Lâm, ăn thịt chó đã trở thành một nét văn hóa lâu đời của địa phương. Họ cảm giác như cuộc sống của mình đang bị làm phiền khi quá nhiều người tới đây và can thiệp vào cuộc sống của họ.
Dù vấp phải nhiều sự phản đối, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra tại Ngọc Lâm, Trung Quốc - Ảnh 9.
Thịt chó đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực nhiều vùng tại Trung Quốc.
"Những người biểu tình can thiệp vào cuộc sống của chúng tôi quá nhiều. Họ không muốn chúng tôi ăn thịt chó. Mọi thứ đều ổn cho tới khi họ tới đây, chúng tôi không có tâm trạng nào để ăn mừng lễ hội nữa", một người dân bức xúc chia sẻ.
Theo Skye / Trí Thức Trẻ

Đã xác định được vị trí của 1 động cơ máy bay CASA ở độ sâu 60m

Khoảng 10 giờ sáng nay 23/6, lực lượng tìm kiếm cho biết đã xác định chính xác vị trí của 1 động cơ máy bay CASA-212 gặp nạn hôm 16/6, ở độ sâu khoảng 60 m.

Theo thông tin mới nhất từ Sở chỉ huy tiền phương, sáng nay (23/6), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có mặt trên tàu CSB 8002 để trực tiếp chỉ đạo việc tìm kiếm máy bay CASA-212 cùng phi hành đoàn mất tích. 
Theo thông tin chính thức, vào khoảng 10 giờ, các lực lượng tìm kiếm cho biết đã xác định chính xác vị trí của 1 động cơ máy bay CASA-212 gặp nạn ở độ sâu khoảng 60 m. Hiện các lực lượng khẩn trương tập trung trục vớt động cơ máy bay này, mở rộng vùng tìm kiếm để xác định các mảnh vỡ khác của máy bay và sớm trục vớt, đồng thời tìm kiếm 9 thành viên phi hành đoàn. 
Đã xác định được vị trí của 1 động cơ máy bay CASA ở độ sâu 60m - Ảnh 1.
Lực lượng cứu hộ đang tiến hành trục vớt mảnh vỡ của máy bay gặp nạn.
Trước đó, ngày 22/6, một tàu Trung Quốc trong quá trình tìm kiếm ở vùng biển Trung Quốc đã phát hiện một vật thể nghi của máy bay CASA-212 mất tích, sau đó, vật thể này đã được bàn giao cho phía Việt Nam để tiến hành xác định. 
Bộ Quốc phòng cũng thông tin lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đã huy động lực lượng hiện đại nhất tiến hành việc tìm kiếm máy bay CASA-212 và các phi công mất tích. Cụ thể, lực lượng chức năng đã huy động thợ lặn, robot tiến hành tìm kiếm hộp đen của máy bay CASA-212 gặp nạn .

Theo Định Nguyễn / Trí Thức Trẻ

Cái thời người ta sống để...hại nhau?

Ảnh chỉ mang tính moinh hoạ
Mấy hôm nay các trang mạng xã hội lẫn nhiều tờ báo Việt Nam nhuốm đậm màu xám. Xám vì nhiều nỗi buồn cứ chồng chất lên nhau. Xám vì hầu hết các tin tức nóng nhất là các tin thương tâm, đau lòng hay ghê sợ. Xin cúi đầu vĩnh biệt những người lính đã nằm xuống thời bình, dù bất cứ lý do gì phải ra đi, thì các anh cũng là những người đáng được trân trọng, đáng để ghi tên cho những thế hệ trẻ sống một cách không hèn mọn.
Tôi xin phép gác màu xám đầy thương tâm của vụ những người lính biển ra đi rồi chẳng thấy về. Thương tâm đủ rồi, đau đớn và xót xa tràn ngập rồi. Gạt nước mắt quay về thực tại, người ta lại hoảng hồn. Bên cạnh sự ra đi đầy nhân văn, thì những người ở lại phía sau vẫn còn đang lo sợ, hãi hùng trong một xã hội mà nhiều người bảo “sống để...tự hại nhau”. Tôi xin phép đặt tên cho cái lối sống, không phải bao trùm xã hội nhưng hiện diện khắp mọi nơi, chính là lối sống “không tử tế, thiếu tính con người”.
Khái niệm tử tế quả thật không phải cao siêu hay xa xỉ. Và sống thiếu tử tế xuất phát từ những hành động nhỏ bé nhất, nhưng mang lại những hậu quả to lớn không cùng. Không tử tế là khi người ta coi thường nhân mạng hàng chục người, hàng vài chục người trên những tuyến xe mang danh là cao cấp, ba bốn năm sao, nhưng tài xế thích chạy sao thì chạy, lấn đường vượt tuyến, đua nhau tranh khách,... để rồi hết vụ tai nạn này đến tai nạn khác: xe cháy, người chết không nhận dạng, gia tình tan nát, điêu linh. Không tử tế là khi hàng chục người ăn bánh mì rồi phải nhập viện, có người tử vong. Chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng, nhưng nỗi sợ về việc đồng bào hại đồng bào vẫn cứ len lỏi một khách khó nắm giữ và vô cùng khó chịu. Không tử thế là khi biến hóa thịt heo thành hàng loạt thứ thịt “quý hiếm” như nai, cừu, đà điểu... để rồi miếng thịt nào cũng nhiễm vi sinh, đe dọa sức khỏe, an toàn tính mạng của người tiêu dùng: tiền mất, tật mang. Còn chưa kể, thiếu tử thế là khi bán thức ăn cho sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, mà trong thức ăn tràn lan những con giòi khiến người xem còn buồn nôn nói chi đến người dùng.
Những câu chuyện thiếu tử tế, sống hại nhau như vậy vẫn cứ xuất hiện đều đặn và dường như có xu hướng ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn, ghê rợn hơn. Sự thiếu tử tế ấy một phần có thể xuất phát từ một môi trường thiếu đạo đức, thiếu niềm tin vào đạo đức. Con người được sinh ra với tính bản ác hay tính bản thiện, đó hiện vẫn còn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu người đó lớn lên trong môi trường có giáo dục và hướng đến bản thiện, ắt sẽ có khuynh hướng bản thiện nhiều hơn, tử tế nhiều hơn. Nhớ câu chuyện người Việt hay kể, rằng khi kêu gọi dân làng góp rượu mở hội cho làng, thì kết quả hồ rượu thành hồ...nước lả. Ai cũng tin rằng nếu chỉ có mình mang nước lả, thì không ảnh hưởng đến hồ rượu chung, không ngờ ai cũng mang nước thay vì góp rượu. Phải chăng xã hội chúng ta nghĩ rằng chỉ có vài ba người xấu, cái xấu sẽ không ảnh hưởng đến xã hội, hóa ra thành một bể người xấu, đang ngoài kia, làm những chuyện thiếu tử tế: từ chén cơm, bó rau, con cá, miếng thịt đến những đại dự án sặc mùi nhóm lợi ích.
Sự thiếu tử tế còn xuất phát từ một bộ phận lãnh đạo thiếu tử tế. Đó là câu chuyện hàng ngày mà người Việt nào có quan tâm đều nghe, hoặc có khi không quan tâm đến thời cuộc cũng vô tình thấy nhắc ở đâu đó: trong quán chè lá vỉa hè, trong quán ăn hàng rong, hay thậm chí trong nhà hàng sang trọng, trên báo chí truyền hình. Nhiều nhà nghiên cứu lẫn báo chí phản ánh, và dường như chưa ai đủ thuyết phục để phủ nhận sự tồn tại của các nhóm lợi ích, những gã độc quyền đang thao túng phía sau những ông lớn của nhiều ngành kinh doanh mang tính thiếu lành mạnh. Vụ việc cán bộ công an lại dám tự ý kinh doanh, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau của mình là một điển hình như vậy. Đó là chưa nói đến sự tắc trách, hoặc đôi khi trở thành nạn nhân và bất lực của ngành quản lý trước thời cuộc vốn tồn tại nhiều tiêu cực: từ tuyên bố “thực phẩm đa phần là sạch nhưng người dân không biết”, đến việc “cá này được chứng nhân sạch, nhưng an toàn lại là chuyện khác”. Những phát ngôn ấy cho thấy sự bế tắc về quản lý, sự nhút nhát trước việc đối diện với những nguy cơ bệnh tật, sống chết đang tràn đến từng nhà, leo lên bàn ăn, chui vào nhà bếp.
Sự bế tắc là khi trên một tuyến đường thênh thang, dẫu có quanh co cũng không ngặt nghèo như những tuyến đường vượt rừng vượt biển tại nhiều nơi ở Mỹ, châu Âu hay như Thái Lan, nhưng tai nạn thương tâm cứ ngày đêm âm ĩ. Mới hôm trước là tông nhau hàng chục người chết, vài hôm sau lại một vụ tương tự xả ra. Ai cũng hoảng hồn, ai cũng mất niềm tin, dù không đi xe (vốn chỉ có vài ba hãng lớn) thì cũng chẳng biết đi bằng gì. Ngành chức năng lúc thì lên tiếng, lúc chẳng thấy tăm hơi. Không lẽ việc quản lý đường bộ với vài ba tuyến xe khách khó khăn đến mức như vậy hay sao?
Cuối cùng, cá nhân tôi cho rằng việc những kẻ thiếu tử tế tràn lan ngoài kia phần lớn cũng vì cơ chế xử lý vẫn còn nhẹ nhàng quá. Có một nghịch lý về môi trường pháp lý ở Việt Nam, mà một vị đại biểu quốc hội Việt Nam từng thẳng thừng tuyên bố, đó là môi trường pháp lý thiếu an toàn. Vài ba người tốt thì không được bảo vệ, trong khi lắm kẻ xấu vẫn cứ ung dung. Xây quán cà phê, mở cái chuồng gà có khi phải hầu tòa hình sự, trong khi vi phạm kỷ luật ngành công an, tự ý kinh doanh khi còn làm quan chức, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau,... thì cũng chỉ bị điều đi nơi khác mà vẫn tiếp tục làm nghề. Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xã hội thì đền bồi cũng ở mức thấp, xá gì với cái lợi chất ngất mà họ làm trong suốt chục năm. Nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng môi trường vẫn cứ trốn chui giấy phép, chẳng hiểu sao với cơ chế giám sát chặt chẽ đến tận gánh bún lề đường của quân nhà mình mà lại để sót những ông lớn doanh nghiệp không giấy phép?
Than ôi, cái thời nhiều người sống chỉ biết để...hại nhau!

CAO HUY HUÂN

Sai phạm 657 tỷ đồng ở dự án đường 5 kéo dài, ai chịu trách nhiệm?


Dự án đường 5 kéo dài đã bị chậm tiến độ 6 năm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng so với mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Ngày 22/6, tại Thông báo kết luận thanh tra dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội), Thanh tra Chính phủ cho biết, đã phát hiện sai phạm về tài chính số tiền 658 tỷ đồng.
Chậm 6 năm, đội vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng
Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long (Hà Nội) thuộc dự án nhóm A, do Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm chủ đầu tư. Dự án có tầm quan trọng đặc biệt về giải quyết mạng lưới giao thông thành phố Hà Nội, kết nối khu vực kinh tế, khu công nghiệp, đô thị và giao thông liên tỉnh, khu vực phía Bắc.
Theo quyết định số 1881 ngày 15/4/2005 của UBND TP Hà Nội, dự án được thực hiện trong 3 năm (từ 2005-2008) và được Thủ tướng chấp thuận trong danh mục các dự án công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. 
Tuy nhiên, dự án đã bị chậm tiến độ 6 năm (đến năm 2014 dự án mới thông xe), phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng so với mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ rõ một số nguyên nhân làm tăng tổng vốn đầu tư dự án lên hơn 3 nghìn tỷ đồng, đó là nhiều hạng mục công trình điều chỉnh dự toán không tuân thủ quy định để giá trị dự toán vượt quá cao. 

Quốc lộ 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội) đội vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Như Ý

Đặc biệt, gói thầu số 13 khi thay đổi thiết kế kỹ thuật – dự toán, thay đổi nhà thầu phụ đã tăng giá trị quá cao, chậm tiến độ 2 năm… Mặt khác, việc thiếu quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân khiến dự án bị chậm trễ, kéo dài. 
Đáng chú ý, việc tổ chức giải phóng mặt bằng đối với đất dân cư, cơ quan tổ chức và các công trình trên tuyến kéo dài cho tới năm 2014. Hơn nữa, công tác quản lý giá thành đầu tư yếu cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư, lãng phí ngân sách nhà nước.
Vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư
TTCP cho rằng, việc tổ chức quản lý, điều hành dự án có nhiều hạn chế, nhiều vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư; một số nội dung chưa tuân thủ quy trình, trình tự thủ tục đầu tư, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án. 
Đặc biệt, vai trò trách nhiệm của một số lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã được phân công trong chỉ đạo điều hành không xử lý kịp thời, vi phạm nguyên tắc, thiếu quyết liệt đối với những tồn tại phát sinh khi thực hiện dự án. Qua thanh tra đã phát hiện việc chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định với số tiền hơn 77 tỷ đồng.
Cũng theo TTCP, tổng số tiền sai phạm về tài chính được phát hiện qua thanh tra là gần 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền hơn 273 tỷ đồng đã được xác định, số còn lại hơn 384 tỷ đồng (gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu 13 là 336 tỷ đồng) cần phải tính toán chi tiết cụ thể để xử lý.
Cùng yêu cầu về xử lý tài chính, TTCP cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý theo phân công, phân cấp trong cả quá trình triển khai dự án.
Đồng ý với kiến nghị của TTCP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khuyết điểm, sai phạm có biện pháp khắc phục và báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/6.

Theo VTC News

LỊCH SỰ KIỂU MỸ

nguồn ảnh : FB Lich sử VN qua ảnh
Hồ Chí Minh là tên "Nói Dốc" siêu việt, là cha đẻ của Đảng Cộng Sản Dốc Láo Việt Nam. Xét thấy trình độ nói dốc của HCM  là SUPER-LIAR  không ai sánh bẳng, nên Đảng Cộng Sản đã ra sức vận động phong trào " học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM".  "Lịch Sự Kiểu Mỹ" là một trong những bài báo được ông ông ta viết với bút danh "T.L.". Chắc có lẻ HCM được phân công "kiểm tra" những vật dụng sau buổi tiệc chiêu đãi của Ông Ken, nên HCM biết rấ chính xác sô lượng ly tách, khăn lau miệng... Đặc biệt là HCM còn biết rõ áo choàng của người phục vụ được ăn cắp để sửa thành "áo tắm" mới ghê. Hơn nữa kiến thức của HCM thật đáng khâm phục, ông ta dùng từ "áo choàng của người phục vụ" để chỉ cái "tạp dề" của những người bồi bàn. Nghe nói, HCM cũng rất giỏi tiếng nước ngoài, đặ biệt là tiếng Pháp, và cũng từng có kinh nghiệm về lĩnh vực phụ bếp trên tàu Pháp (https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh#Th.E1.BB.9Di_k.E1.BB.B3_1911-1919), không lẻ ông không phân biệt được cái tạp dề có nghĩa tiếng Pháp là tablier và áo choàng có nghĩa là manteau hay sao?   

*Nếu ai thắc mắc về bút danh "T.L." có đúng hay không thì xin vô đây tham khảo.(http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/8040/PreTabId/465/Default.aspx)


TL.

TẠI SAO VIỆT CỘNG LẠI PHẢN ĐỐI VIỆC PHONG THÁNH CHO 117 THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM?

Ảnh của Lịch sử Việt Nam qua ảnh.
Ảnh: Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Augustin Schoeffler Đông, ngày 01-05-1851 tại Sơn Tây
19/6/1988 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho 117 nhân vật tử đạo Việt Nam, hành động này bị chính phủ Việt Nam phản đối.
Khi được tin về việc tuyên thánh, chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối và cho rằng, trong số những người sẽ được tuyên thánh, có nhiều người là tay sai của đế quốc, lót đường cho Pháp đô hộ Việt Nam từ năm 1884. Tuy nhiên, theo quan điểm của phía Công giáo thì họ là những tín hữu đã chết vì lí do tín ngưỡng, họ bị hành quyết bởi bản án do chính tay vua, hay đại diện triều đình thời đó ký nhận. Không có bằng chứng nào cho thấy bản án này có liên quan đến chính trị, ngược lại, chỉ trưng ra lý do duy nhất: các giám mục, linh mục trong số bị kết án vì họ là đạo trưởng (giáo sĩ), các giáo dân bị kết án vì họ không chịu bỏ đạo Công giáo, không chịu bước qua cây thập giá. Nói cách khác, lý do được công khai tuyên bố có tính cách hoàn toàn tôn giáo.[1] Hà Nội nhận định, việc tuyên thánh này sẽ làm cho mối liên lạc giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thêm căng thẳng. Đài tiếng nói Việt Nam đọc lệnh của chính phủ, cấm người Công giáo cử hành lễ tuyên thánh này. Các Giám mục lẫn giáo dân Việt Nam cũng không được chính quyền cho phép sang Vatican dự lễ. Trong khi đó, khoảng hơn 10 ngàn người Công giáo Việt Nam ở hải ngoại (chủ yếu sau sự kiện thuyền nhân), nhiều người từ Pháp, Tây Ban Nha đã đến Vatican để dự lễ vì trong số người được tuyên thánh có đồng hương và đồng bào của họ.
Theo lời Đức Ông Vinhson Trần Ngọc Thụ - cáo thỉnh viên án tuyên thánh thì: theo thông lệ, khi xin nhật kì tuyên thánh, bao giờ cũng phải dự tính sẵn 3 ngày, để đề phòng trường hợp Tòa Thánh đã có chương trình xếp đặt nào khác thì phải thay đổi theo. Lễ tuyên thánh Việt Nam đã xin vào ngày 29 tháng 6 năm 1988 - trùng lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng người ta khuyến cáo không nên chọn vào ngày đó vì sẽ bị lễ hai Thánh quá lừng danh này lấn át mất. Sau đó có dự tính chuyển sang ngày Chủ nhật 26 tháng 6 nhưng cũng không ổn, vì hôm đó Giáo hoàng phải đi công du bên nước Áo. Chỉ còn ngày Chủ nhật 19 tháng 6, nghĩa là xếp trước cuộc công du của Giáo hoàng một tuần lễ, vì trước và sau ngày đó không còn cách nào khác. Đây là lí do duy nhất và dễ hiểu cho việc chọn ngày lễ tuyên thánh tử đạo Việt Nam là ngày 19 tháng 6, chứ không hề có chuyện nghĩ tới, hay là mảy may muốn kỉ niệm Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
---
Các trường hợp mới được phong:
Ngày 5 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc chân phước. Thầy Anrê sinh năm 1625 tại tỉnh Phú Yên, được cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) rửa tội năm 15 tuổi, tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644 bằng hình thức đâm và xử trảm. Thầy được coi như là vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Các trường hợp đang được xem xét:
Hiện nay, hơn 10 ngàn hồ sơ tuyên thánh của các tín hữu Công giáo Việt Nam đang được lưu giữ trong văn phòng của Thánh Bộ Tuyên Thánh ở Vatican. Ngoài ra từ năm 2012, cuộc điều tra tuyên Thánh cấp giáo phận cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành. Ông chịu tử đạo ngày 12 tháng 3 năm 1946 tại giáo họ Tắc Sậy, giáo phận Cần Thơ, thuộc xã Tân Phong, Giá Rai, Bạc Liêu. Có nhiều nguồn tin cho rằng, việc phong thánh cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp gặp khó khăn vì Cha bị Việt Minh giết.

Theo trang Lịch Sử Việt Nam qua ảnh

MỘT DÂN TỘC BỆNH HOẠN




Nói chuyện với vc cũng như nói chuyện với đầu gối, bởi vì chúng nó là một lũ hèn nhược, bịnh hoạn, nhưng gian ác, láo lường, hơn tám mươi năm nay, tên gian tặc hcm mang giặc tàu vào gây tang tóc đau thương cho dân tộc Việt, số con rơi tàu cộng nay đã sáu, bảy mươi tuổi, với ba trăm hai mươi ngàn (320,000) quân tàu cộng do mao trach đông lùa sang Việt Bắc, cho ra đời bao nhiêu đứa con lai tàu....???
Không ít trong số đó nay đã lớn, và đang nằm trong tay gián điệp Trung Nam Hải, một số được lọt vào trong guồng máy khủng bố của bọn "Phản Động" việt gian cs.
Thế hệ cuồng sản Miền Nam nay đã bốn ,năm mươi tuổi, và được tẩy não ngay trong trứng nước, chúng được dạy để tôn thờ tên giặc họ hồ ngoại lai dâm đảng, làm cha già,...! mà quên đi cội nguồn "Tổ Tiên Dân Tộc";
Cả một dân tộc được cho là hào hùng, anh dũng, nay trở thành một dân tộc bịnh hoạn, hèn nhược, trụy lạc, thác loạn, dâm loàn, ác độc, hèn hạ vô liêm sĩ.
Hôm qua đọc bài cha và ông nội hiếp dâm con cháu ruột của mình với thời gian bốn năm năm trời, một thằng con trai nhậu say giết cha ruột mình, một thằng em trai hiếp dâm chị dâu rồi giết bỏ...!
Tên dâm tặc họ hồ đã trồng ra được một lũ âm binh, vô đạo, khủng bố gian ác như vậy,...! nhưng cả nước đã và đang "học tập và làm theo lời hắn".
Nhìn lại xem có những tên cán bộ từ cấp huyện trở lên đều ăn chơi thác loạn, thầy giáo ,bs cũng trụy lạc không thua, giám đốc, chủ nhân cũng bồ con ,bồ nhí, tất cã chúng nó đều đạp lên xương máu dân lành, tham lam trục lợi, tất cả đó đều được sự giáo dục của thằng sản và tên giặc dâm loàn hcm trông nên.
Hai mươi lăm ngàn gs,ts,(ngáo sư, liếng khỉ ) chưa nghe được lời nói nào chứng tỏ là người trí thức,...!
Gà chết vì ăn quá no, cá chết vì...! người chết vì vào đồn côn an... treo cổ,
dân lành bị đánh chết vì mất nhà mất đất, rừng chết vì cây già, và biển chết vì thủy triều đỏ...!!! nguyên nhân biển nhiễm độc do người gây ra nguyên nhân đó....! Ôi...! trí thức nhà sản...!
Tại Sao....tại sao và ..tại sao...? tại sao dân tộc hèn như như hôm nay,...một ngàn năm bị giặc tàu đô hộ, vẫn không mất bản chất "Dân Tộc", nhưng từ khi giặc hồ vào đến nay, dân tôi trở nên hèn nhược, bịnh hoạn đến vô phương cứu chữa,
Năm 1945 khi mao trạch đông đưa vào Nội Mông chỉ có 45,000, ngàn người tàu, đến nay đã hơn một triệu người, và đang thao túng nền kinh tế nội mông trên tất cả các ngành nghề, và Tây Tạng cũng tương tự...!
Hiện trạng cho thấy Việt Nam ngày càng gần đến bước đường bị người tàu thao túng như Nội Mông, và sẽ là một "dân tộc thiểu số Lưu Vong ngay trên quê hương mình" chưa nói đến sẽ bị DIỆT VONG.
Công an cảnh sát đi bắt Ma Túy, lại đi bán bạch phiến, tội phạm trở thành trưởng công an, chủ tịch tỉnh, huyện, tuổi trẻ nghiện ngập, thác loạn, trụy lạc, ....! cướp của giết người giữa thanh thiên bạch nhật, giáo dục suy đồi... đổi tình để lấy bằng...! tuổi trẻ là NỘI LỰC của quốc gia, nhưng với Việt Nam thì đang là những "Con Bịnh Trầm Kha", nhu ngược ,yếu hèn, vô cảm, thì sao không tuyệt vọng, mất nước....!
Người ta có thể thao thức vì trận bóng đá, thức trắng đêm chờ sáng để đi đón chú Ôbama, họ có thể chen chúc nhau để được nắm tay chụp hình cùng ca sĩ Hàn Quốc, nhưng họ không đau lòng và làm ngơ trước một tai nạn chết người, trước nỗi đau mất biển đảo, trước nỗi đói khát đang rình rập đồng bào ta, và nhất là âm mưu đầu độc thực phẩm của tàu cộng, với sự tiếp tay của cộng sản Phản Động Việt Nam.
Tóm lại, cảm giác cho thấy Việt Nam hôm nay đang lâm trọng bịnh, và ngày "Mất Nước Diệt Vong sẽ không còn xa nữa....!

FB  
Huyet Hoa AttakvcLVK

Có thể bạn chưa biết: Chuyện xếp hàng trước hố xí thời bao cấp

Ảnh: một nhà vệ sinh tập thể tại Cầu Giấy- Hà Nội.
(Zing)
Nói về thời bao cấp, có một thứ ấn tượng và ám ảnh đến nỗi người ta 'đến kiếp sau cũng không quên', đó là chuyện nhà vệ sinh.
Vừa bịt mũi vừa xếp hàng
Nói đến nhà vệ sinh thời bao cấp nghĩa là nói đến cái hố xí công cộng ở các đô thị hay khu tập thể cơ quan, trường học, xí nghiệp… Cả dãy nhà, thậm chí vài dãy nhà mới có một khu toilet chừng 4 – 5 ô, "nội thất" gồm 2 viên gạch đặt chụm đầu nhau chỗ cái lỗ tròn, có khi thêm cái xô đựng tro hoặc đất. Nhiều nơi, không biết để tiết kiệm diện tích hay gia tăng tình đoàn kết, người ta làm chuồng xí đôi, hai người chồm hổm ngồi đối diện nhau, có thể vừa “trút bầu tâm sự” vừa rôm rả bình luận chuyện quốc tế.


Để phục vụ công tác vệ sinh, trong mỗi khu nhà xí tập thể đều có một bể hay thùng chứa nước, dù không phải lúc nào cũng có nước (đến nước ăn, nước rửa rau nhiều khi còn phải chờ dài cổ nữa là...). Thế nên hồi đó, chẳng cần phải bảng biển chỉ dẫn như bây giờ, nhưng kể cả khách lạ mới đến lần đầu khi cần cũng biết ngay toilet nằm đâu nhờ cái sự “gửi hương cho gió”.

Mà dù cho bể đầy nước cũng chưa chắc có người dùng. Ở cái chỗ công cộng này, người ta thường nghe tiếng ai đó mới bước vào chửi kẻ đến trước mình là vô ý thức, xong việc không chịu dội nước, làm cho họ phải giải quyết hậu quả thay. Rồi đến lượt người vào kế tiếp lại chửi cũng vì cái chuyện ấy. Có lẽ người ta nghĩ, mình “xử lý' hộ thằng khác thì thằng khác cũng phải "xử lý" của mình, thế mới công bằng.
Kinh khủng nhất là những ngày trời nắng nóng, khu toilet công cộng ngập trong thứ mùi “khó tả” cùng tiếng vo ve bất tận của lũ ruồi. Anh Trần Trung, 39 tuổi, sống ở quận Đống Đa, Hà Nội, miêu tả: “Ngồi trong ấy là cứ phải rung lắc, đung đưa thân hình liên tục để bọn tàu bay Mỹ ấy (chỉ lũ ruồi) không đáp được lên người. Lại còn gián con bò lổm ngổm, con bay xè xè sẵn sang lao vào mặt mình nữa chứ. Trời thì nóng, ngồi mấy phút là mồ hôi đầm đìa chả khác gì tắm hơi, toàn thân ướp hương”.
Những hôm trời mưa ngập mới lại càng rùng rợn. Thôi thì thứ gì nổi được cứ nổi, cái gì dập dềnh cứ dập dềnh. Thế nhưng cái sự tiêu hóa nó không ngừng lại được, người ta vẫn phải nhón chân bì bõm đi ra…

Có lẽ câu ví “tình yêu như cái nhà xí, kẻ ở trong muốn ra, người ở ngoài muốn vào” nảy sinh ra trong cái thời này chăng? Dù có kinh sợ đến mấy, cứ sáng sáng, tối tối, trước cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có cả hàng dài chờ đợi. “Tôi toàn được bố phân công dẫn thằng em ra xí phần cho cả nhà, vừa bịt mũi vừa xếp hàng chờ, không dám bỏ ra xa vì sợ nhỡ có đứa nào tranh phần vào trước mất”, anh Trung nói.

Anh kể tiếp: “Khu WC nhà tôi hồi đó có 4 'chuồng', 'chuồng' cuối cùng toàn bị tắc, chẳng ai dám dùng, nhưng nhiều khi đau bụng cuống quá cũng đành đâm bổ vào đó. Rùng cả mình. Thế mà trong khu tập thể vẫn có một ông kỳ tài, ngồi trong ấy đọc báo bao lâu cũng được. Chả là hồi đó, người ta toàn sử dụng sách vở và báo cũ cho cái việc vệ sinh, nếu tiết kiệm thì còn cắt ra thành những mảnh vuông nhỏ nữa. Trước khi vò cho nó mềm ra và tăng ma sát, hầu như ai cũng tranh thủ đọc. Có điều cái ông kia, đọc hết những tờ mình cầm đi, nếu thấy trên tường có mảnh sách báo nào người ta còn thừa giắt lại là cũng phải cố đọc bằng hết mới chịu ra, nhiều khi để người ta chờ lâu, mắng ầm cả lên”.

Còn ông Phái, công nhân về hưu, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, nhớ lại: “Kể ra cũng buồn cười, cả khu tập thể hôm nào cũng gặp nhau đủ mặt ở nhà vệ sinh công cộng, mãi nên cũng chả ngượng ngùng gì nữa. Trong lúc chờ đợi, mọi người hỏi thăm nhau, thông báo tin tức, rồi 'chém gió' vui vẻ ra trò, khi có một chỗ trống, có vài người lịch sự 'mời bác đi trước', 'không bác đi trước đi', hoặc 'bác thông cảm cho em vượt tí nhé, bí quá'… Hồi đó toilet cũng chả phân khu nam khu nữ gì sất, cứ có chỗ trống là xông vào thôi”.

Nhà vệ sinh chỗ ông Phái có phân ra các khu dành cho nam và nữ đàng hoàng. Có điều phần bên nam thường rất bẩn do các anh đã lười lại còn hay bừa bãi. Vì thế, nhiều anh toàn nhân lúc vắng đi trộm bên khu nữ cho nó sạch.

Chuyện về những cánh cửa

“Hồi đầu thì nhà vệ sinh khu tập thể tôi ở hình như cũng có cửa, nghe bảo sau cửa nó mục nát rồi gãy rời đi. Làm đơn mãi mà xí nghiệp không cho lắp lại, nhưng cái chuyện kia thì không ngừng nổi một ngày, nên không có cửa thì vẫn phải vào”, bà Vân, 52 tuổi, sống ở Nam Định, kể. “Thế là ai đi vệ sinh cũng mang theo tờ báo thật to, vừa để đọc vừa che kín cả người. Lâu dần cũng thành quen, chỉ còn chị em che bằng báo, còn đàn ông với trẻ con thì mặc kệ”.

“Căng thẳng nhất là ban đêm. Những hôm mất điện hay bóng đèn khu vệ sinh hỏng thì khỏi bàn, nhưng cả khi có đèn thì cũng không đủ sáng cho cả 4 – 5 buồng được. Thế là ngồi trong ấy mà lo nơm nớp, hễ nghe tiếng bước chân tới gần là phải đằng hắng một tiếng, ra ý có tôi trong này, hoặc cố ý vò giấy thật to. Chết cười, có người còn giả vờ hát khe khẽ nữa. Mãi về sau này thấy nhiều người vẫn gọi đi vệ sinh là đi hát, không biết có phải bắt nguồn từ cái chuyện này không”.

Còn nhà vệ sinh của khu nhà ông Long (Cầu Giấy, Hà Nội) từng sống vẫn có cửa, nhưng sau nhiều năm chịu ẩm ướt, phần bên dưới, nơi vẫn bị nước dội vào, bị mủn rồi rụng dần, tạo thành một lỗ hổng toang hoác, đủ thấy hết “phần nhạy cảm” của người ngồi trong. Thành thử ai cũng lo che che, đậy đậy mỗi chỗ ấy. Những lỗ hổng đó cũng là “gợi ý” cho bọn trẻ nhỏ tinh nghịch, lũ nhóc mới lớn tò mò và những gã đàn ông thèm thuồng bệnh hoạn tập thói quen rình mò, nhìn trộm chị em. Trẻ con nghịch thì hay rủ nhau cùng đi, cùng chỉ trỏ, cùng khúc khích rồi cùng ù té chạy, người lớn làm chuyện xấu thì âm thầm, lén lút một mình…

Mà không phải chỉ có những nhà vệ sinh thiếu cửa hay cửa hỏng mới có cái tệ nhìn trộm này. Hình như đây là thứ “tác dụng phụ” phổ biến ở những nơi mà người ta phải dùng hố xí công cộng, trong cái thời mà thông tin về giới tính – sức khỏe sinh sản quá ít ỏi, bản năng tình dục bị cấm đoán và kìm nén. Trong khi đó, ở nhiều nơi, khu vệ sinh lại được bố trí khá tách biệt, thường là góc xa vắng nhất của khu đất, để đến được đó phải đi qua bao nhiêu vườn rau, bụi cây, thật tiện cho việc rình mò và chạy trốn.

“Tôi còn nhớ hồi đó cô Hoa nhà bên cạnh mỗi lần đi vệ sinh toàn nịnh tôi đi cùng, dù tôi không có nhu cầu”, chị Loan, 36 tuổi, kể. “Cô ấy dặn tôi đứng ngoài canh, để ý xem có đứa nào rình mò không, nếu có thì kêu lên cho cô biết. Vì cái công lao đó, thỉnh thoảng cô cho tôi vài hào, hoặc cái kẹo. Hình như cô sợ vì đã mấy lần bị nhìn trộm rồi. Trong những lần chờ cô như vậy, đa phần là tôi thơ thẩn bắt châu chấu giết thời gian, nhưng cũng đã đôi lần thấy mấy gã thanh niên lấm lét khả nghi. Tôi hét lên cô Hoa ơi có người đấy, thế là mấy kẻ kia chạy mất”.
Lại nói chuyện cái cánh cửa nhà vệ sinh công cộng, ở khu tập thể nhà anh Phấn, 47 tuổi, Thanh Hóa, thường xuyên xảy ra chuyện chơi ác nhau. Chẳng là mỗi cánh cửa ấy đều có cả móc cài ở bên trong lẫn bên ngoài. Móc trong là để bảo vệ người phía trong, móc ngoài là để khi “xong việc” bước ra thì cài lại cho đảm bảo vệ sinh và… thẩm mỹ. Bọn trẻ con nghịch ngợm nhiều lúc chẳng nghĩ ra chuyện gì để chơi, bèn mò đến nhà vệ sinh, thấy buồng nào có người là cài móc bên ngoài lại, báo hại nạn nhân phải đợi người bên cạnh “hoàn tất công việc” để nhờ giải thoát.

Anh Phấn kể: “Có lần, chúng nó nhốt một lúc 5 người trong nhà xí. Lúc đầu vì ngượng nên không ai lên tiếng, cứ nghe ngóng xem nếu có tiếng người hay tiếng bước chân gần đó mới gọi. Không ngờ chờ mãi chẳng thấy ai, một cô gái lo quá kêu toáng lên, người các buồng lên cạnh mới liên tiếng, lúc đó ai nấy mới biết nãy giờ mình khôngphải chịu nạn một mình. Thế là họ cùng chửi cái đứa chơi ác rồi cùng hợp lực kêu ầm lên, một lúc mới có người tới cứu. Bị nhốt trong cái toilet tập thể thơm tho của thời đó có lẽ là một kỷ niệm đến chết không quên”.

FB Lịch sử Việt Nam qua ảnh

Get paid to share your links!