Friday, June 24, 2016

Tổng Thống Indonesia thăm đảo Natuna bằng tàu chiến

Tổng Thống Indonesia Joko Widodo thăm quần đảo Natuna hôm 23/6/2016.

Hôm nay Tổng Thống Joko Widodo của Indonesia dùng chiến hạm để đi thăm quần đảo Natuna, nơi binh sĩ hải quân nước này mới nổ súng để đuổi tầu cá Trung Quốc ra khỏi hải phận.
Bản tin do chính phủ Jakarta phổ biến nói rằng chiến hạm chở Tổng Thống ra thăm quần đảo chính là chiếc chiến hạm hôm thứ Sáu tuần trước đã nổ súng đuổi tầu cá của Trung Quốc.
Hai ngày trước đây, Tư Lệnh Hạm Đội Tây Indonesia gọi việc Bắc Kinh đưa tầu đánh cá xâm nhập hải phận Indonesia là một thủ đoạn, được Trung Quốc thực hiện với mục đích dần dà sẽ tự nhận chủ quyền ở quần đảo Natuna.
Trước đây Trung Quốc nói rằng họ công nhận chủ quyền lãnh hải của Indonesia tại Natuna, nhưng sau khi vụ nổ súng xảy ra, Bộ Ngoại Giao Hoa Lục lại nói rằng có những khu vực chủ quyền chồng lấn lên nhau, ý muốn nói không chỉ Indonesia mà Trung Quốc cũng có một phần chủ quyền ở quần đảo Natuna, nằm cách bờ biển Hoa Lục tới khoảng 3,000 cây số.
Theo RFA

Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam: một Formosa Hà Tĩnh mới ở đồng bằng sông Cửu Long?

Vị trí 3 căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc trên bản đồ.
Trong bối cảnh vụ đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ đầu tháng Tư đến nay đang khiến hàng triệu ngư dân Miền Trung rơi vào tình cảnh sống dở chết dở, hàng chục triệu người Việt cả trong và ngoài nước cảm thấy bất an, lo lắng thì thông tin nhà máy giấy khổng lồ Lee & Man Việt Nam nằm ngay bên bờ sông Hậu sắp đi vào hoạt động vào tháng Tám tới đây lại khiến công chúng đứng ngồi không yên.
Nhà máy giấy này là của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc), với tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất trên thế giới. Tổng diện tích của nhà máy là 82,8ha, nằm trong Cụm Công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang. Tổng thầu xây dựng nhà máy làCông ty Cổ phần Kỹ thuật Hải Thành đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.
Mặc dù mới được khởi công tháng 3/2015, nhưng dự án đã được UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 27/6/2007 và lễ động thổ nhà máy đã diễn ra vào ngày 6/8/2007.
Ngay từ thời điểm đó, dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, đặc biệt là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), khi mỗi năm nhà máy sẽ xả ra môi trường đến 28.500 tấn xút (NaOH), đe doạ hủy hoại nguồn lợi thủy sản của sông Hậu và vùng biển phía Nam, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất thuỷ sản trọng điểm của cả nước. Mới đây, VASEP lại gửi công văn tới Quốc hội và Chính phủ đề nghị “khẩn cấp chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải của Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam và chỉ đạo, yêu cầu đầy đủ và đồng bộ hoạt động giám sát xả thải của nhà máy Lee & Man bao gồm cả đầu tư thiết bị, cơ chế giám sát và thực thi.”
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là trong “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” đã được Thủ tướng CP phê duyệt lại không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang. Thậm chí, Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại khu vực ĐBSCL. Còn trong văn bản số 1311/CV-SDR do Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Nguyễn Ngọc Bình ký ngày 6/9/2007 thì nêu rõ “nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong khu vực chắc chắn chỉ đáp ứng được dưới 20% công suất nhà máy.”
Trước thực tế đó, bản thân đại diện chủ đầu tư cũng cho biết là 80% nguyên liệu của nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài; 20% nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng trong nước.
Hậu Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung không phải là thị trường tiêu thụ chính của một nhà máy giấy với quy mô nằm trong top 5 của thế giới. Địa điểm đặt dự án cũng không phải là vùng nguyên liệu lớn, khi chỉ có thể cung cấp chưa đầy 20% công suất cho nhà máy; hơn 80% nguyên liệu là phế liệu phải nhập từ nước ngoài, nghĩa là cũng rất bấp bênh. Chắc chắn, hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại cho chủ đầu tư sẽ thấp hơn rất nhiều so với khi đặt nó trong một vùng nguyên liệu dồi dào hoặc trong thị trường tiêu thụ chính.
Chưa hết, nhà máy lại nằm trong một khu vực đặc biệt nhạy cảm về môi trường, khi mà hoạt động bình thường của nó có nguy cơ rất cao là huỷ diệt môi sinh, đe doạ sinh kế của hàng triệu người. Về phía chủ đầu tư, nếu muốn đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, họ sẽ phải đầu tư rất lớn, điều mà người ta khó lòng chờ đợi ở các ông chủ đến từ Trung Quốc. Đối với người dân và chính quyền địa phương, nếu để xẩy ra thảm hoạ môi trường thì cái giá phải trả là không thể đong đếm.
Kinh tế và môi trường là hai tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá lợi ích của một dự án, vậy mà ở đây cả hai tiêu chí này đều bị người ta xem “nhẹ tựa lông hồng”. Lý do là vì sao? Câu trả lời nằm ở phần dưới đây.
Trong bài “Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc” đăng trên VOA ngày 31/3/2016 và bài “Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu?” trên VOA ngày 11/4/2016, chúng tôi đã cảnh báo dư luận về việc người Trung Quốc đang núp bóng các công ty nước ngoài để âm mưu biến hai trung tâm nhiệt điện nằm ở những vị trí cực kỳ nhạy cảm về an ninh quốc phòng này thành những căn cứ quân sự lợi hại.
Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải nằm ở xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, ngay bên bờ Biển Đông, còn Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu thì lại nằm ở thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang, tức chỉ cách Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam một vài km. Lee & Man Việt Nam cũng xây dựng một cảng quốc tế chuyên dụng ngay bên bờ sông Hậu.
Rõ ràng, Trung Quốc đang âm mưu biến Trung tâm NĐ Duyên Hải, Trung tâm NĐ Sông Hậu và Nhà máy Lee & Man Việt Nam thành 3 căn cứ quân sự liên hoàn, để từ đó vừa kiểm soát vùng biển phía nam Việt Nam vừa kiểm soát sông Hậu, tuyến giao thông đường thuỷ huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Một khi chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra, lực lượng tại chỗ trong 3 căn cứ này sẽ phối hợp với lực lượng đổ bộ từ biển vào và lực lượng từ bên kia biên giới – đội quân nằm vùng của Trung Quốc hoặc quân đội của một Campuchia đang mưu toan đòi lại Nam Bộ – đánh sang để hình thành nên một gọng kìm đe doạ chia cắt và khống chế hoàn toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Không còn nghi ngờ gì, giống như Formosa Hà Tĩnh ở Miền Trung, Nhà máy Lee & Man Việt Nam thực sự là một hiểm hoạ quân sự - kinh tế - môi trường “made in China” vô cùng tai hại khác ở Miền Tây Nam Bộ.
Theo Lê Anh Hùng/ VOA

CHUNG SỨC THẢO BẢN CÁO TRẠNG: TỘI ÁC HUỶ HọAI MÔI TRƯỜNG CỦA GIẶC BÀNH TRƯỚNG

Người dân xuống đường biểu tình vụ cá chết tại H Nội, ngày 1/5/2016.
Vì sao từ sau vụ cá chết trắng ven biển miền Trung, sau nhiều đợt kiểm tra tại chỗ, có nhiều chứng cứ về sự cố tình hủy hoại môi trường biển, Bộ Chính trị đến nay vẫn im lặng. Họ không mở mồm vì khó nói, khó giái thích, khó giải quyết quá! Nhưng sẽ im lặng đến bao giờ?
Lẽ ra Bộ Chính trị phải thảo ra bản cáo trạng liên quan đến vụ đầu độc môi trường ven biển Việt Nam, chỉ đích danh thủ phạm là đảng CS và Nhà nước Trung Quốc cho tòan dân, quốc hội và toàn thế giới biết. Nhưng họ không dám, không có gan làm, cho nên trí thức dân tộc cùng giới luật gia Việt Nam cần hợp sức đảm nhận trách nhiệm thảo ra Bản Cáo trạng này.
Là nhà báo theo dõi tình hình , tôi xin mạn phép tạm phác thảo ra bản nháp đầu tiên Bản Cáo trạng, tất nhiên là có nhiều thiếu sót, để quý vỵ bổ sung cho. Tôi nghĩ hàng triệu đồng bào cũng đang sốt ruột đến cùng cực như tôi.
Bản cáo trạng nên có các nội dung sau đây :
Nói trắng ra, đây là một âm mưu cực kỳ thâm độc, tàn bạo, và bất nhân, mang tính chất hủy diệt cuộc sống của cả một dân tộc bằng một hệ thống âm mưu tổng hợp:
- ở phía Tây, bao vây bằng gọng kìm tự nhiên sông Mekong với hàng chục đập lớn nhỏ, làm cho ruộng đồng hạ lưu khi thì cạn kiệt hoang hóa, khi thì lụt to, nhiễm mặn nặng, khai tử vựa lúa lớn nhất nước ngay từ mùa lúa năm nay.
- ở phía Đông, cố tình gây thảm họa môi trường biển quy mô lớn bằng các độc tố mạnh, làm cạn kiệt nguồn sống của hàng triệu ngư dân ven biển, cũng làm cạn kiệt nguồn thức ăn chủ chốt của mọi tầng lớp dân cư, khi cá là nguồn dinh dưỡng chính của toàn dân, khi muối, nước mắm là nguồn gia vị truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt.
- giải đất hẹp bị kẹp giữa hai gọng kìm trên đã bị Hán hóa dần 26 năm nay theo các kế hoạch trồng rừng suốt giải biên giới, khai thác bô xít độc hại trên Cao nguyên miền Trung, hàng loạt dự án nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, gang thép, xi măng, cầu cống, hài cảng... trải dài ra khắp nước, hiện do hàng trăm công ty lớn nhỏ người Hán trúng thầu đảm nhận, thi công kéo dài, giá thành cao, kỹ thuật cực thấp, đồng thời chúng tạo nên hàng chục tụ điểm dân cư người Hán, gồm mỗi cụm gồm vài trăm đến vài ngàn người Hoa và gia đình Hoa – Việt , cùng hàng vạn cán bộ kỹ thuật và công nhân Trung Quốc các loại, phần lớn không có giấy nhập cảnh hợp lệ.
Tất cả việc làm trên đây nhằm nhiều mục tiêu, nhiều mặt, trước mắt và lâu dài, nhằm làm suy yếu nền kinh tế - tài chính, nền nông nghiệp và công nghiệp nước ta, làm hao mòn, suy yếu và kiệt quệ sinh lực của dân tộc ta về mọi mặt: con người, cuộc sống, văn hóa xã hội, để cuối cùng phải phụ thuộc vào chúng và không có con đường nào thoát khỏi số phận bị đồng hóa với người Hán, như các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Để rồi Việt Nam sẽ trở thành một vùng tự trị của Trung Quốc, hoặc một tỉnh của Trung Quốc, thậm chí một huyện của tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Châu hay tỉnh Hải Nam.
Nói tóm lại đây là một mưu đồ diệt chủng có tính tóan, có hệ thống đối với toàn dân tộc Việt Nam, đã biểu hiện rõ ràng, mà vụ xả chất độc quy mô và hàm lượng lớn trong Biển Đông của Việt Nam hai tháng nay đã phơi bày ra ánh sáng, không còn che dấu được nữa.
Vụ diệt chủng này vượt qua tất cả các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo, mỗi cuộc gây nên hàng trăm nạn nhân, vượt quá vụ đánh sập Tháp đôi ở New York, có thể xếp ngang với cuộc diệt chủng Do Thái của bọn phát xít Hitler gây nên cái chết của hơn 6 triệu sinh mạng trong Thế chiến II.
Nhân dân Việt Nam có quyền đưa Vụ án diệt chủng này ra Liên Hiệp Quốc, ra Tòa án Quốc tế ở La Haye.
Chúng ta cũng nên mời các Luật gia Quốc tế chuyên về Tội ác và Diệt chủng tham gia cuộc điều tra và phát biểu chính kiến về vụ án lớn chưa từng có này. Chắc chắn rằng khi tìm các nguyên nhân xa và gần cũng như những kẻ tội phạm trực tiếp hay gián tiếp của vụ án, đảng CSViệt Nam sẽ có phần trách nhiệm không nhỏ của mình, và 5 khóa Bộ Chính trị, 5 khóa Ban chấp hành TƯ, 5 khóa Tổng Bí thư, từ Nguyễn Văn Linh, qua Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đến Nông Đức Mạnh và hiện tại là Nguyễn Phú Trọng đều có trách nhiệm, đều phải bị thẩm vấn kỹ càng trước ngành tư pháp Việt Nam và quốc tế. Khi vấn đề đặt ra: ai dẫn quân giặc vào nhà? Từ đây sẽ lòi ra nội dung Mật đàm và Mật ước Thành Đô còn kín mít.
Cã xã hội Việt Nam là nhân chứng, cũng là nạn nhân, sẽ có quyết định để giải quyết theo Luật pháp Vụ án kinh hoàng này. Quân đội Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống an lành của toàn dân trong cuộc khủng hoảng chính trị. Các tổ chức Xã hội Dân sự được xây dựng trong hy sinh bị đàn áp và tù đầy có đầy đủ tư thế thay mặt cho nhân dân và xã hội đứng ra tạm nắm quyền lực trong tình thế đặc biệt hiện nay. Chúng ta có quyền đóng cửa nhà mình, đóng cửa tạm thời biên giới phía Bắc trong tình thế khẩn trương.
Rất mong tất cả những người yêu nước thương dân ở trong và ngoài nước tham gia ý kiến vào Bản Cáo trạng sơ lược này qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Bùi Tín/ VOA

VĂN TẾ SỐNG BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH


(Báo Nhân Dân số 9034, 4/3/1979): :Mốm loa, mép dãi, “nạn kiều”, nào “lấn chiếm” dựng đứng lên màn kịch “Tiểu bá quyền”
Mắt trợn, mang phùng, vừa ăn cướp, vừa la làng, bẻm miệng hót “Cho Việt Nam bài học’
:
Như chúng bay: 
Chính nòi bánh trướng
Thuộc giống bá quyền
Óc nước lơn điên cuồng chỉ ngăn được các miền Đông Nam chấu Á
Sách Thiên triều hiếu chiến chỉ ghi chép tự Hắn Đường Tống Nguyên…
Đánh lừa giai cấp công nông, những toan khuấy nước chọc trời, tung hoành trên giới vụ
Nấp dưới lá cờ cộng sản, tưởng chừng ngói tan trúc chẻ, thôn tính cả nhân dân
Vậy nên
Tam khoanh tứ đốm, phá liên hoành học chước Thủy Hoàng
Bách chiết thiên ma, mưu đại sự theo phường Bạch ốc
Buổi mới cầm quyền bính, ra tay chuyến chế, đã tranh vạch gây hấn với Ấn Độ, Liên Xô
Nay lòi tẩy phản thùng, rõ mặt cường quyền, lại trơ tráo kết bè cùng thực dân, đế quốc,
Nào Pi-nô-chê, nà Mô-bu-tu, nào I-an Xmít, đánh đu cùng một lũ yêu tinh
Qua châu Á, qua Hoa Kỳ, qua Tây Ấu, lè râu phướn một con bạch tuộc.
Mốm loa, mép dãi, “nạn kiều”, nào “lấn chiếm” dựng đứng lên màn kịch “Tiểu bá quyền”
Mắt trợn, mang phùng, vừa ăn cướp, vừa la làng, bẻm miệng hót “Cho Việt Nam bài học’
Lạ gì:
SỢ chính nghãi như muỗi sợ ban ngày, cứ ỡm ờ đánh lấn sòng dư luận
Giấu nhân dân như mèo già giấu cứt, cứ âm thầm mà phát động chiến tranh
Định thanh trừ nội bộ phái bè, đuổi đồng bào đi làm bia đỡ đạn
Nhằm thanh toàn tình hình lộn xộn, ném dân Hoa vào cuộc chiến hôi tanh
Trò hề đại Cách mạng văn hóa còn kia, đời văn mình đem nồi da nấu thịt
Lò Campuchia sát sinh còn đó, lấy diệt nòi làm quốc kế dân sinh
Khoét mắt moi gan cả con nít, đàn bà, quần đồ têt bạo tàn hơn thời Trung Cổ.
Giả nhân giả nghĩa, đối kẻ già, người trẻ, loài dã man ẩn hiện như lũ yêu tinh.
Bị đòn chí tử ở Phnom Pênh, lắm le lấy thịt đè người, lấy cớ “Việt Nam can thiệp.”
Bày trò đổ vấy cho Hà Nội, lập lờ thay đen đổi trắng, đã phơi trần lá trái Bắc Kinh
Thế nhưng
Có đâu tin bợm mất bò, ta quyết đề cao cảnh giác
Chá nhà mới ra mặt chuột, người đừng quen thói ma ranh!
Thề rồi:
Chú con trời nổi trận lôi đình, nhe răng dũa vuốt
Lùa dân Hoa tràn qua biên giới, khiến tướng điều binh.
Đã lấm lét như cú nhòm nhà bệnh
Lại hung hăng như trâu húc cột đình,
Đúng ngày mười bảy tháng hai, cúi mặt sấp, rón rén mà lùa quân ra trận

FB Lịch Sử Việt Nam qua ảnh

Hồ Chí Minh, nhà Trung Quốc học uyên bác?

Ảnh; Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh với Quảng Tây” của GS Hoàng Tranh (Tiền Phong)

Bắc Kinh thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến bǎng tâm tại ngọc hồ.
(Nghĩa là: Bạn thân Bắc Kinh nếu có lời hỏi thǎm, (thì thưa hộ rằng tôi) vẫn giữ một tấm lòng trong trắng như bǎng trong bình ngọc) để nói lên sự trung thành tuyệt đối của Đảng ta - của Bác - đối với chủ nghĩa Mác Lênin.
Cái hay cái tài của Bác ở đây là, Bác chỉ đổi hai chữ Lạc Dương trong nguyên vǎn thành hai chữ Bắc Kinh, là đã nói được đầy đủ cái ý định nói. Nên nhớ, hai câu thơ, hoặc cả bài thơ tứ tuyệt đó rất được phổ biến ở Trung Quốc, câu thơ đó của Bác có tác động rất lớn lúc bấy giờ.

Trong bài "Hồ Chí Minh, nhà Trung Quốc học đương đại vĩ đại nhất của Việt Nam", nhà ngoại giao công tác nhiều nǎm ở Trung Quốc Dương Danh Dy đã nghiên cứu về Bác, lãnh tụ thiên tài còn là một nhà ngoại giao hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc. Bài viết cho thấy tác giả đã thai nghén, ấp ủ đề tài này từ những nǎm tháng Bác còn sống. Nhiều suy tư và kinh nghiệm đọc, kinh nghiệm sống của tác giả đã dồn cho công việc nghiên cứu này. 
"Tôi cảm thấy: không những Bác am hiểu sâu sắc vǎn hóa Trung Quốc mà trong tâm hồn Người dường như có một chỗ rất sâu kín, rất trân trọng, rất tình cảm dành cho nền vǎn hóa đó, đến nỗi nó đi vào Di chúc của Bác một cách hết sức tự nhiên. "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" (người bảy mươi tuổi xưa nay hiếm) Bác trích và dịch thơ Đỗ Phủ và tự hào rằng mình đã vượt xa cái ngưỡng tuổi đó (nhưng có lẽ chính là để an ủi con cháu trước khi Người đi xa). "
---

Nhân kỷ niệm 111 nǎm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc Tế trân trọng giới thiệu một số đoạn trong bài viết rất có giá trị này của tác giả Dương Danh Dy*.
...Chúng ta đều biết, Bác Hồ xuất thân trong một gia đình khoa bảng, ngay từ nhỏ đã được học chữ Hán một cách cơ bản. Trình độ Hán ngữ của Bác chắc chắn đã được bổ sung và nâng cao khi Người quen biết một số nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc ở Paris (1917-1923) như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân... (trong đó có cả nhà thơ Trung Quốc Tiêu Tam mà Bác là người giới thiệu vào Đảng Cộng sản Pháp) cũng như trong những lần Người hoạt động và bị bọn Quốc Dân đảng giam giữ ở Trung Quốc: lần thứ nhất từ nǎm 1924-1927 ở Quảng Châu (tôi dự đoán Bác đã nói được tiếng Trung Quốc trong thời gian ở Pháp - vì khi ở Quảng Châu danh nghĩa công khai của Bác là phiên dịch cho cố vấn người Liên Xô, Bôrôđin với Đảng Cộng sản Trung Quốc). Lần thứ hai từ nǎm 1938 đến đầu nǎm 1941, người từ Liên Xô qua Trung Quốc trở về nước. Lần thứ ba từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, Bác bị bọn phản động Quốc Dân đảng giam giữ tại Quảng Tây.
Sự tinh thông Hán ngữ của Bác thể hiện ở những bài thơ Bác làm bằng chữ Hán mà chúng ta đều biết qua tập "Ngục trung nhật ký" và những bài khác. Những bài thơ làm theo thể Đường luật của Bác hay đến mức mà Quách Mạt Nhược - nhà vǎn hoá lớn của Trung Quốc phải thốt lên, nếu để lẫn với thơ Đường khó phân biệt được (đại ý). Đấy là trình độ viết. Còn trình độ nghe và nói của Bác ra sao. Ta hãy nghe người Trung Quốc đánh giá: "Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng lâu dài ở Trung Quốc, rất tinh thông Hán ngữ. Khi xem vở kịch Truy Ngư, không cần phiên dịch cũng hiểu được tám, chín phần nếu như không muốn nói là tất cả (xin mở ngoặc - đó là một trình độ rất cao). Hồ Chí Minh hiểu rõ vǎn hóa Trung Quốc, ngày 1/8/1959 đến thǎm Bảo tàng Lư Sơn. Khi vào phòng nghỉ thấy trên một chiếc bàn lớn đã để sẵn giấy Tuyên, nghiên mực và mấy chiếc bút lông to nhỏ khác nhau, vừa nhìn Hồ Chí Minh đã biết ngay dụng ý của chủ nhân là muốn mình đề chữ. Vì vậy sau khi Bí thư Đảng uỷ Cục quản lý Lư Sơn đề nghị, Người đã đi đến trước bàn hỏi các đồng chí Trung Quốc: dùng ngón tay viết có được không? Bí thư Đảng uỷ trả lời xin tuỳ Hồ Chủ tịch!
Thế là Hồ Chí Minh nghiêng người về phía trước, nhúng ngón tay vào nghiên mực viết ba chữ Hán rất có lực "Lư Sơn hảo" (Lư Sơn đẹp). Viết xong, Người rửa tay, dùng bút lông đề lạc khoản "tháng 8/1959, Hồ Chí Minh". Bức đề chữ này được treo ở phòng trưng bày của Bảo tàng Lư Sơn.
*
...Tháng 8/1960, Hồ Chí Minh đến Trung Quốc, lúc này bất đồng Trung - Xô đã công khai bộc lộ, Mao Trạch Đông sau khi trình bày với Hồ Chí Minh những nguyên nhân gây nên bất đồng đã biểu thị sẽ dùng phương thức "đoàn kết - phê bình - đoàn kết" để đối xử với Liên Xô. Hồ Chí Minh đồng ý nguyên tắc đó nhưng cho rằng "phương pháp mà các đồng chí Trung Quốc sử dụng có lúc dường như không hiểu lắm tính cách cá nhân đồng chí phương Tây cho nên hiệu quả không tốt".
- Nói rất đúng, chúng tôi cũng phải chú ý phương thức phê bình. Mao Trạch Đông nói.
Để trình bày rõ hơn nữa quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã thuận tay cầm lấy bao thuốc lá giơ lên trước mặt nói: "Lấy việc mời người hút thuốc lá làm ví dụ, cầm cả bao thuốc mời người ta, người ta sẽ vui lòng nhận ngay; còn nếu quǎng điếu thuốc lá lên bàn nói "hút thuốc đi", sẽ có người không vừa ý". Vừa nói Hồ Chí Minh vừa quǎng thuốc lá lên bàn, rồi nói tiếp: "Sự thực không hẳn như vậy, nhưng tập quán cá nhân có khác nhau. Người phương Tây nói chung không thích phương thức mời sau. Nguyên tắc phê bình là đã biết thì nói, đã nói thì nói hết. Thế nhưng phương thức nói làm người ta không thích thì hiệu quả không tốt".
Mao Trạch Đông gật đầu, tán thành cách nói của Hồ Chí Minh: "Phải dùng ngôn ngữ khoa học, giống như Mác, Ǎnghen, Lênin đã phê bình. Không thô bạo, phê bình phải chuẩn xác, rõ ràng, sinh động!
- Phải thêm tình đồng chí. Hồ Chí Minh bổ sung.
*
...Còn có thể nêu nhiều dẫn chứng, cho thấy sự am hiểu sâu sắc vǎn hóa Trung Quốc của Hồ Chí Minh, ở đây xin phép nêu một nhận định: Bác không những hiểu biết sâu sắc mà còn vận dụng một cách sáng tạo, dân tộc hoá những câu nói - ý nghĩ hay của Trung Quốc cổ đại vào hoàn cảnh Việt Nam đương đại:
Phải thẳng thắn nói rằng một số câu nói của Bác, mà hiện nay chúng ta thường nhắc, như:
- "Vì lợi ích mười nǎm trồng cây; vì lợi ích trǎm nǎm trồng người" bắt nguồn từ câu: "Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; bách niên chi kế, mạc như thụ nhân" trong "Quản tử - Quyền tu".
- "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng", bắt nguồn từ câu: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân" trong "Luận Ngữ" hoặc dịch câu thơ của Lỗ Tấn: "Hoàn mi lãnh đối thiên phu chỉ, phủ thủ cam vi nhụ tử ngưu" thành: "Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng" trong dịp Đảng Lao động Việt Nam công khai ra mắt. v.v...
Tôi cảm thấy: không những Bác am hiểu sâu sắc vǎn hóa Trung Quốc mà trong tâm hồn Người dường như có một chỗ rất sâu kín, rất trân trọng, rất tình cảm dành cho nền vǎn hóa đó, đến nỗi nó đi vào Di chúc của Bác một cách hết sức tự nhiên. "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" (người bảy mươi tuổi xưa nay hiếm) Bác trích và dịch thơ Đỗ Phủ và tự hào rằng mình đã vượt xa cái ngưỡng tuổi đó (nhưng có lẽ chính là để an ủi con cháu trước khi Người đi xa).
*
...Để kết thúc bài viết này, tôi muốn kể lại hai mẩu chuyện nữa về nhà Trung Quốc học - Hồ Chí Minh của chúng ta:
- Nǎm 1956, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô - Vôrôxilôp sang thǎm nước ta, cùng đi trong đoàn có Fêđôtôp, Thứ trưởng Ngoại giao - nhà Trung Quốc học, nhà vǎn của Liên Xô. Trong dịp đó, Bác đã đến thǎm nơi ở của Chủ tịch Vôrôxilôp. Để đáp lễ, Chủ tịch Vôrôxilôp đề nghị tới thǎm nơi ở của Bác, nhưng Bác từ chối (lúc đó Bác đang ở trong cǎn phòng của người thợ sửa chữa điện của Phủ Toàn quyền cũ). Chủ tịch Vôrôxilôp giao nhiệm vụ phải đến thǎm nơi ở của đồng chí Hồ Chí Minh cho ông Fêđôtôp. Biết Bác là người tinh thông Hán học, ông này khi đề cập đến chuyện đó đã dùng câu trong kinh Lễ viết mấy dòng: "Lễ thượng vãng lai, hữu vãng vô lai, phi lễ dã" (lễ là có đi có lại, có đi không có lại, không phải là lễ). Đọc xong, Bác đồng ý để Chủ tịch Vôrôxilôp đến nơi ở của mình.
Giữa nǎm 1964, đồng chí Bành Chân - Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thǎm Việt Nam. Lúc này quan hệ Xô - Trung rất cǎng thẳng, do thái độ đúng đắn của Đảng ta, đó đây có dư luận cho rằng Việt Nam ngả theo xét lại. Biết được điều đó, khi tiễn đồng chí Bành Chân, Bác đã đọc hai câu thơ Đường của Vương Xương Linh:
Bắc Kinh thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến bǎng tâm tại ngọc hồ.
(Nghĩa là: Bạn thân Bắc Kinh nếu có lời hỏi thǎm, (thì thưa hộ rằng tôi) vẫn giữ một tấm lòng trong trắng như bǎng trong bình ngọc) để nói lên sự trung thành tuyệt đối của Đảng ta - của Bác - đối với chủ nghĩa Mác Lênin.
Cái hay cái tài của Bác ở đây là, Bác chỉ đổi hai chữ Lạc Dương trong nguyên vǎn thành hai chữ Bắc Kinh, là đã nói được đầy đủ cái ý định nói. Nên nhớ, hai câu thơ, hoặc cả bài thơ tứ tuyệt đó rất được phổ biến ở Trung Quốc, câu thơ đó của Bác có tác động rất lớn lúc bấy giờ.
Bắc Kinh - Hà Nội 3/9/1969-19/5/2001
Nguồn: Báo Quốc tế, ngày 16/5/2001
http://dangcongsan.vn/…/chu-tich-h…/doc-210720151592156.html
Theo FB Lịch sử Việt Nam qua ảnh

Get paid to share your links!