dailymotion

Sunday, July 31, 2016

CHUYỆN VẸT VÀNG



Nhà nọ, vốn là một trùm ác ý định thôn tính khu rừng hình chữ S: , có nuôi một con vẹt vàng. Vẹt này vốn cũng ở khu rừng , nhưng vì mê thích bơ sữa và những đồng xu leng keng xanh đỏ nên tìm các giết hại đồng loại, bán đứng cả khu rừng để theo chân chủ ác, giúp chủ ác đánh chiếm khu rừng. Ngày mới về, chủ cũng nâng niu vẹt lắm, cho mặc bộ cánh sặc sỡ, laị đeo cho mấy cái ngù, ban luôn chức Tổng. Nhưng rồi vẹt sinh sôi nảy nở mà hoá ra chỉ là vẹt, chả nên tích sự ,bao nhiêu tiền của đổ cho vẹt vàng đều như vào thùng không đáy, chủ ác bị khu rừng đánh chạy tơi bời dần chủ chán , vứt bỏ. Nhưng về rừng chả được, chẳng đất dung thân. Cha con cháu chắt dòng họ nhà vẹt vàng kéo nhau đu bất cứ gì đu được để bám theo chủ. Thương hại thân vẹt vừa tàn vừa hèn, ông chủ ban cho khu đất hoang để mà tá túc. Vẹt vàng bầy lũ lủi thủi sinh nhai, trong lòng thù hận nơi chôn nhau cắt rốn vì đã làm cho vẹt tan giấc mơ bơ sữa, tàn giấc mộng vua rừng. Vẹt ra sức dạy con, dạy cháu hận thù. Mà hỡi ôi, ý Trời đã định, ông chủ ác vẪn thèm khu rừng ấy, nhưng ông chả thèm nhờ vẹt vàng vô dụng. Ông vào hẳn rừng , đề nghị hợp tác, thôi thì ông cười, nụ cười toả nắng , bàn tay ấm áp rừng ai chả biết tỏng bụng ông, nhưng ông cười thì cười, ông nắm rừng nắm, miễn sao rừng biết ông biết nên làm gì . Vẹt vàng thấy chủ ác cười mà xạm bộ lông, mờ đôi mắt. Vẹt thu mình, rúc vào xó, dỏng cái mỏ cong, và vẹt chửi, vẹt xúi con vẹt chửi, cháu vẹt chửi, chửi bất chấp, chửi khôn cùng
Rừng cười, chủ ác cười. Vẹt , chỉ là vẹt thôi, con vẹt vàng vô dụng.

FB Oanh Kim

10 quan chức cao cấp ở Hà Tĩnh dùng bằng dỏm, bằng giả hoặc bằng không có giá trị


Dân Hà Tĩnh chưa bao giờ nhộn nhịp bàn về bằng cấp của quan chức như mấy ngày gần đây. Sau đây là danh sách 10 quan chức cao cấp ở Hà Tĩnh dùng bằng dỏm, bằng giả hoặc bằng không có giá trị.


Trong số đó có 2 bố con là Bí thư Đặng Duy Báu và con trai Đặng Quốc Khánh đương kim chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh (40 tuổi), đều chơi bằng dỏm.
1. TS Đặng Duy Báu (Bí thư tỉnh ủy đã nghỉ hưu, dùng bằng tiến sỹ hữu nghị do Liên Xô cấp. Đề tài nghiên cứu là “Mô hình chi bộ cơ sở Đảng ở thôn, xóm Việt Nam”. Ông TS này hồi đương chức đã ra lệnh cho đài truyền hình tỉnh Hà Tĩnh khi nào nói đến tên ông cũng phải có danh “tiến sỹ” đứng trước).
2. TS Trần Đình Đàn (nguyên Chủ tịch, bí thư tỉnh Hà Tĩnh, nay là chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội). Đề tài tiến sỹ kinh tế “Huy động nguồn vốn để xóa nhà tranh tre nứa lá” bằng phương thức tất cả cán bộ công chức trong tỉnh phải mua một người ít nhất 10 vé xổ số với giá cắt cổ. Hồi đó các cơ quan thi nhau lập công bằng cách bắt công nhân viên mua vé số với giá cắt cổ vượt chỉ tiêu rất nhiều.
Kết quả là: nhà lá không được xóa nhưng ông Đàn được thăng tiến nhờ bằng tiến sỹ, ông giám đốc Xổ số Hà Tĩnh được thăng chức lên phó Giám đốc sở tài chính. Người dân được xóa nhà cũ xây nhà mới rộng 12 m2 bằng gạch táp-lô với giá 6 triệu đồng/nhà. Cuối cùng, không chịu được nẳng nóng và gió Lào, người dân lại phải quay lại nhà lá. Khi đó anh Đàn đã “cao chạy xa bay” ra Hà nội.
3. ThS Võ Kim Cự (đương kim chủ tich tỉnh): bằng Thạc sỹ kinh tế đại học dỏm Tây Thái Bình Dương (Pacific Western University, Ha-oai)
4. TS Nguyễn Nhật (Phó chủ tịch tỉnh): thạc sỹ ĐH Irvine, TS ĐH Nam Thái Bình Dương.
5. TS Nguyễn Xuân Tình (chủ tịch Hội làm vườn): ThS và TS ĐH dỏm Nam Côlumbia (Columbia Southern University)
6. TS Nguyễn Hồng Lĩnh (Phó Văn phòng Ủy ban ND tỉnh): TS ĐH Nam Thái Bình Dương.
7. ThS Nguyễn Thiện (phó chủ tịch tỉnh, Ths ĐH dỏm Irvine): Nguyễn Thiện vốn là giáo viên dạy môn Thể dục ở cấp 2 Hồng Lĩnh.
8. ThS Hà Văn Thạch (nguyên Phó chủ tịch tỉnh, đương kim trưởng ban kiểm tra đảng của tỉnh ủy Hà Tĩnh): ThS ĐH Irvine (Hà Văn Thạch vốn là giáo viên cấp 2 dạy Sinh vật)
9. ThS Đặng Quốc Khánh (con trai Đặng Duy Báu, nay là chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh): ThS ĐH dỏm Irvine.
1.ThS Trần Nhật Tân (con trai Trần Đình Đàn): đi Nhật Bản chữa bệnh nam giới nhưng khi về lại báo là học Thạc sỹ về CNTT. Anh Đàn lúc đó là Bí thư “sắp” cho con chân Hiệu phó trường Cao đẳng nghề Việt Đức tại Hà Tĩnh. Nhưng phía đối tác Đức (khi đó là ông Raymond) đã phản đối dữ dội.

Cuối cùng anh Đàn đành gửi con Tân ở CĐ nghề một năm với ghế phó phòng đào tạo nhưng ăn lương Hiệu phó. Ngồi lâu sợ bị lộ nên anh Đàn bố trí con trai về làm phó chủ tịch huyện Lộc Hà. Kì đại hội đảng bộ tỉnh sắp tới, Tân cơ cấu vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh và sẽ đảm nhận 1 trong 3 chức vụ sau (theo thông tin nội bộ rò rỉ) là Phó chủ tịch UB tỉnh hoặc Bí thư thị xã Hồng Lĩnh hoặc Giám đốc sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh.
Danh sách này đang còn dài. Sẽ tiếp tục cập nhật thêm.

Nguồn Dân luận

Đài truyền hình quốc gia có còn tôn trọng khán giả?

Hơn phân nửa hình ảnh của phóng sự này là được cắt ghép từ các tư liệu khác (không ghi nguồn).
Vài ngày trước, đài truyền hình quốc gia VTV có đăng một phóng sự mang tên “Syria – góc nhìn từ phía trong cuộc chiến.” Chương trình này đã được giới thiệu từ rất lâu trước đó bằng một trailer ngắn gây tò mò từ phía người xem. Tuy nhiên, sau hơn 30 phút chiếu, VTV đã làm khán giả rất thất vọng. Tôi đã xem phóng sự này; là một người đã được đào tạo trong nghề phóng viên, tôi không hiểu nổi tại sao phóng sự đó có thể được đưa lên trình chiếu cho hơn 90 triệu người dân Việt xem.
Độc giả VOA có thể lên kênh Youtube, tìm kiếm từ khóa theo tựa đề phóng sự để xem đầy đủ nếu quý vị muốn nhìn thấy tận mắt. Nhưng tôi không muốn quý vị phí thì giờ vì nội dung phóng sự nói trên không có gì đáng để xem ngoài một vài chi tiết như cô biên tập viên khóc thút thít sau khi được nghe kể chuyện về những hành động hung bạo của “phiến quân” – cách gọi chung chung các nhóm chống đối chính phủ Syria trong phóng sự. Phóng sự này được thực hiện trong mùa hè 2016, sau đỉnh điểm của cuộc chiến tranh, khiến hơn 8 triệu người dân Syria phải bỏ nước ra đi. Vì vậy, những gì mà nhóm phóng viên quay được chỉ là thành phố với những tòa nhà đổ nát. Câu chuyện mà họ đưa lên cũng là do một vài người dân khác tại đây tường thuật lại. Hơn phân nửa hình ảnh là được cắt ghép từ các tư liệu khác (không ghi nguồn). Ngay cả những thước quay gốc cũng thiếu chất lượng và không thể hiện được tính chuyên nghiệp cần có.
Lúc ở Mỹ, tôi học ngành truyền thông tại một trường tư nhỏ, do đó nên số lượng đầu tư máy móc thiết bị như hệ thống ống, máy quay còn hạn chế, nhưng chính vì vậy mỗi học viên đều được dạy cách làm sao để quay được những hình ảnh có chất lượng nhất trong thời gian ngắn nhất. Mỗi khi có bài tập thực hành, trong vòng 1 tuần, lớp học khoảng 15 người phải đăng ký thời gian cụ thể để mượn máy. Làm một chương trình phỏng vấn đơn giản trong 10 phút cũng phải mất cả ngày để quay, căn chỉnh ánh sáng, âm thanh, góc nhìn. Chưa kể khâu cắt ghép sau khi quay cũng mất rất nhiều công sức.
Thực hành trong môi trường tĩnh đã như vậy, đến lúc phải làm “field work” như quay hình tại sân thể thao hoặc sự kiện, các học viên còn vất vả hơn nhiều. Tôi nhớ có lần cả nhóm làm việc của tôi mình cảm thấy rối tung khi cả ngày không quay được một thước hình rõ nét trong bài tập quay hình trên sân bóng bầu dục. Trong thời gian học, tôi được biết đến cụm từ “phóng viên chiến trường” và tôi chưa bao giờ hết khâm phục những phóng viên ấy. Đây cũng được coi là đỉnh cao của nghề báo khi họ phải săn tin tại những khu vực chiến sự hết sức ác liệt. Vì học ngành truyền thông nên việc xem phim tư liệu cũng trở thành một sở thích của tôi. Chưa một bộ phim tư liệu xuất sắc nào có độ dài ít hơn 2 tiếng, và thời gian thực hiện cũng như biên tập phải được tính bằng đơn vị “năm.”
Những sản phẩm mà người phóng viên quay được, hay chụp lại, trở thành đứa con tinh thần của họ. Họ ăn, ngủ và sống cùng với nó. Trước khi dấn thân ra chiến trường Trung Đông tại Pakistan và Afghanistan, Vincent Laforet, một phóng viên của The New York Times, người đã được trao giải Pulitzer năm 2002, đã phải đọc và tìm hiểu rất nhiều về nguồn gốc, lịch sử cũng như tin tức về trùm khủng bố Osama Bin Laden để hình dung trong đầu khu vực anh sẽ đến để tác nghiệp… Chưa kể đến những kỹ năng quan trọng khác như hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa…
Nói lan man những điều trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng nghề phóng viên chưa bao giờ là một công việc dễ dàng nếu muốn cho sản phẩm làm ra phản ánh được cái tâm, cái tầm của phóng viên đó. Quan trọng hơn nữa, đây là một nghề nghiệp gắn kết với xã hội khi mà khán giả chính là những người giám khảo khắt khe nhất xem xét và đánh giá sản phẩm ấy. VTV cử đi một đoàn người bao gồm 1 người quay, 1 người phiên dịch và 1 biên tập đến giữa vùng có chiến sự tại Syria để làm một phóng sự với góc nhìn từ bên trong cuộc chiến. Nhưng tất cả những gì khán giả truyền hình nhìn thấy là một cô phóng (diễn) viên đứng ôm mặt khóc sụt sùi mất 5 phút giữa thành phố Homs đổ nát vắng hoe và giật mình hốt hoảng mỗi khi có tiếng súng vang lên dù đứng dưới hầm sâu cả chục mét. Xem hết phóng sự, khán giả vẫn chưa hiểu được chương trình muốn truyền tải điều gì, khi thiếu cả những thông tin căn bản nhất như lý do xảy ra cuộc chiến Syria, những phe nhóm đang ngày đêm nổ súng qua lại ấy là ai, ngoài cái tên khét tiếng ISIS? Hoặc đơn giản hơn là cuộc sống hàng ngày của người dân Syria trong lòng cuộc chiến ấy như thế nào… Có thể kết luận rằng kiến thức thời sự và bản lĩnh của nhóm phóng viên này là con số 0.
Phải nói thẳng rằng đoạn phim VTV phát sóng không đáng gọi là một phóng sự, nó không hơn gì một đoạn clip được quay vội khi một lần bước đến đất nước Syria. Có lẽ clip này sẽ không bao giờ trở thành một đề tài nóng được đem ra mổ xẻ, bàn tán nhiều đến thế nếu chỉ đăng trên một trang cá nhân hay mạng xã hội thông thường. Nhưng sau khi được VTV kiểm duyệt và trình chiếu trên toàn quốc, đoạn clip đó không chỉ làm xấu mặt đài truyền hình trung ương mà còn thể hiện sự khinh thường khán giả bởi điều mà họ mong đợi là tin tức, là thông điệp, chứ không phải sự khoe mẽ, khoa trương những trải nghiệm mạo hiểm của một nhóm người. Sâu xa hơn, việc thể hiện bản thân trong hình ảnh đau thương của người khác, liệu đó có phải sự vô liêm sỉ của người làm nghề báo chí hay chăng?
Hoàng Giang

CỘNG SẢN VN LẠI BỊ QUAN THẦY TQ DẠY CHO MỘT BÀI HỌC VÀO NGÀY 29.7.2016.CỤC AN NINH MẠNG A68 CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG.

ảnh chụp từ clip


Ngày 23.7, một phụ nữ có họ là Chung từ Quảng Đông,Trung Quốc,nhập cảnh Việt Nam theo đường sân bay Tân Sơn Nhất.Khi làm thủ tục nhập cảnh, bà Chung giao hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh và sau đó phát hiện ra người này đã viết chữ thô tục “F**k you” trên hai trang hộ chiếu của bà có in đường chín đoạn (đường lưỡi bò)".
Sau đó,lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã 'bôi bẩn' hộ chiếu của du khách Trung Quốc.
Ngày 29.7, khoảng 4h chiều, trang mạng chính thức của Vietnam Airlines đã bị chiếm quyền kiểm soát. sự cố khiến hành khách phải làm thủ tục check-in thủ công thay cho hệ thống điện tử. Vietnam Airlines cũng nói dữ liệu của một số hội viên khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines đã bị công bố,với các tập tin chứa dữ liệu cá nhân của trên 400.000 tài khoản khách hàng Golden Lotus. Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo không nên vào các link này vì có thể hacker đã nhúng mã độc.Hãng này tuyên bố "bước đầu đã kiểm soát toàn bộ dữ liệu và sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo tốt nhất lợi ích cho hội viên".
Song song việc trên, Hệ thống thông tin dữ liệu chuyến bay tại hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đồng loạt bị xáo trộn, khiến nhà chức trách buộc lòng phải tắt hệ thống check-in lên máy bay và âm thanh. Nhân viên phải làm thủ tục cho hành khách một cách thủ công. Một số sân bay khác trong hệ thống 21 sân bay của Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc cũng bị ảnh hưởng.
Trang chủ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) bị tin tặc tấn công, vài giờ sau khi xảy ra các vụ tấn công của tin tặc tại các sân bay Việt Nam.
Nhóm 1937cn là tin tặc Trung Quốc, trước đây đã nhiều lần xâm nhập vào các hệ thống của Việt Nam. Năm 2014 hơn 200 website của chính phủ Việt Nam đã bị bọn chúng tấn công. Theo trang hack-cn.com xếp hạng các nhóm tin tặc Trung Quốc thì 1937cn là nhóm mạnh nhất, với thành tích 36.820 cuộc tấn công vào Việt Nam và các nước láng giềng trong năm 2014.
Theo thông cáo, các đơn vị của Cục hàng không đã phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an để xử lý.Bọn này là bọn chỉ biết ăn nhậu vui chơi, kết cuộc của những buồi làm việc của chúng như thế nào,ACE Fb chắc cũng có thể đoán được !

FB Thao Ly

Vô trách nhiệm và vô cảm

ảnh minh hoạ
Xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều khuyết tật, nhưng hai khuyết tật chính, theo tôi, có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước là: Một, sự vô trách nhiệm của các cán bộ, kể cả các cán bộ lãnh đạo; và hai, sự vô cảm của dân chúng, kể cả các thành phần trí thức.
Đã có nhiều người viết và nói về sự vô cảm của dân chúng. Nói một cách tóm tắt, sự vô cảm ấy có ba biểu hiện chính.
Thứ nhất, vô cảm trước những đau khổ của người khác. Đã đành ở Việt Nam vẫn có những người quan tâm đến dân oan, đến những người bệnh tật và nghèo khổ trong xã hội. Nhưng rõ ràng đó chỉ là thiểu số, một thiểu số cực kỳ ít ỏi. Còn đại đa số thì vẫn dửng dưng. Tai nạn xảy ra ngoài đường: người ta dửng dưng. Vô số người không có đủ cơm ăn, áo mặc: người ta dửng dưng. Bao nhiêu người bị chà đạp: người ta dửng dưng. Hình ảnh tiêu biểu nhất cho loại dửng dưng này là các youtube ghi hình ảnh một số học sinh bị bạn bè đánh đập một cách tàn nhẫn: Tất cả những người chung quanh đều yên lặng đứng nhìn, không có chút nỗ lực can thiệp hay thậm chí, cũng không bày tỏ một thái độ nào cả. Họ nhìn một cách hờ hững như không có chuyện bất bình thường nào đang xảy ra ngay trước mắt mình cả.
Thứ hai, vô cảm các các tệ nạn trong xã hội. Ai cũng biết xã hội Việt Nam đầy những tệ nạn. Tệ nạn từ trong nhà đến trường học và ngoài xã hội. Tuy nhiên số người thực sự quan tâm rất ít. Thấy kết quả điều tra của quốc tế về chất lượng sống, ở đó, Việt Nam bị xếp vào dưới đáy cùng của thế giới, thậm chí, còn thua cả Campuchia và Lào, cũng không có mấy người động lòng. Mỗi người hầu như chỉ nhìn vào sự thành công hay thất bại của bản thân mình, còn tệ nạn xã hội nói chung là thuộc về trách nhiệm của những ai khác.
Thứ ba, vô cảm trước tình hình của đất nước. Ở đây lại có nhiều khía cạnh. Kinh tế Việt Nam càng lúc càng sa lầy trong nợ nần: người ta mặc kệ. Giáo dục Việt Nam càng ngày càng xuống dốc: người ta mặc kệ. Văn hoá càng lúc càng suy thoái: người ta mặc kệ. Đạo đức càng ngày càng suy đồi: người ta mặc kệ. Quan trọng nhất, Việt Nam càng ngày càng đối diện với nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược: người ta cũng mặc kệ. Tất cả những thái độ mặc kệ ấy có một cái tên chung: sợ chính trị. Ai cũng né tránh chính trị. Người ta phó thác chuyện chính trị, từ đối nội đến đối ngoại, cho chính phủ và đảng cầm quyền. Người ta thừa biết chính phủ và đảng cầm quyền cũng đang bế tắc, không tìm ra một phương hướng hay sách lược nào để giải quyết cả, người ta vẫn bất chấp.
Tôi có khá nhiều bạn bè thuộc giới trí thức trong nước. Hỏi chuyện, ai cũng biết tất cả những nguy cơ mà Việt Nam đang đối diện, trong đó có cả nguy cơ mất nước, nhưng hầu như ai cũng chỉ thở dài ngao ngán: Trung Quốc bây giờ mạnh quá, làm sao chống lại được? Rồi thôi. Người ta xem đó như những chuyện không thể tránh khỏi. Và vì không thể tránh khỏi, chúng cũng không còn là vấn đề nữa. Sau đó, người ta an tâm tập trung hết tâm trí vào việc kiếm sống. Chuyện nước non như thuộc về ai khác.
Dân chúng như thế, còn cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo thì sao? Thì ở đâu cũng thấy một điều: Vô trách nhiệm.
Biển hiện đầu tiên của tinh thần vô trách nhiệm ấy được nhìn thấy trong công việc làm hàng ngày của họ. Ví dụ gần đây nhất là những chuyện liên quan đến cây xanh ở Hà Nội. Thành phố chủ trương chặt hơn 7000 cây xanh mà không hề nghiên cứu cẩn thận những cây nào là đáng chặt. Đến lúc dân chúng phản đối kịch liệt, người ta mới dừng lại. Sau đó, trồng cây thế. Hứa trồng cây vàng tâm nhưng thực tế lại trồng cây mỡ, một loại cây rẻ tiền hơn. Cũng chưa hết. Sau trận dông lốc vừa rồi làm hàng ngàn cây bị bứng gốc đổ nhào, người dân mới phát hiện rễ những cây mới trồng còn để nguyên cả bao ny lông chung quanh. Đến lúc dân chúng tố cáo, người ta mới lén lút để cào đất và cắt các bao ny lông ấy ra. Tất cả diễn tiến chặt cây rồi trồng cây ấy cho thấy điều gì? – Sự vô trách nhiệm. Không phải chỉ những người thợ chặt cây hay trồng cây vô trách nhiệm mà cả giới lãnh đạo của họ, thậm chí, lãnh đạo của cả thành phố cũng vô trách nhiệm.
Những hành động vô trách nhiệm ấy xuất hiện ở khắp nơi: xây đường thì chỉ vài tháng, hay có khi, vài tuần là bị sụp lún. Trồng trụ điện thì không có cốt sắt nên cứ gặp gió lớn là bị đổ. Dây điện treo lằng nhằng và lòng thòng ngay trên đầu dân chúng cũng không ai để ý.
Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ vô trách nhiệm đối với đất nước. Trong cái gọi là đất nước ấy, khía cạnh quan trọng nhất là độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; trong khía cạnh ấy, yếu tố nòng cốt là các hiểm hoạ đến từ Trung Quốc. Chỉ nêu các sự kiện gần đây nhất làm ví dụ. Đó là việc Trung Quốc cho bồi đắp các bãi đá ngầm hoặc rạn san hô làm đảo nhân tạo. Việt Nam phản ứng ra sao? Cũng chỉ là những lời phản đối lấy lệ của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao. Ngay trên diễn đàn cuộc đối thoại Shangri-la ở Singapore vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng không tham dự. Chỉ có Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh hiện diện. Nhưng ông Vịnh cũng không phát biểu gì cả. Ông chỉ làm một việc như ông tự nhận là “lắng nghe”. Như những diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông là thuộc trách nhiệm của ai khác.
Theo dõi tin tức từ báo chí những tháng gần đây, người ta thấy rõ quốc gia có phản ứng gay gắt nhất trước hành động xây đảo nhân tạo ở Trường Sa chính là Mỹ. Cho máy bay vờn qua vờn lại chung quanh các hòn đảo nhân tạo ấy là Mỹ. Tố cáo và phản đối âm mưu xây đảo nhân tạo ấy của Trung Quốc cũng là Mỹ. Vận động dư luận thế giới, đặc biệt các quốc gia thuộc nhóm G7, để mọi người thấy rõ âm mưu của Trung Quốc cũng lại là Mỹ. Việt Nam, từ trước đến sau, giữ một sự im lặng rất khó hiểu.
Dường như nhà cầm quyền Việt Nam xem chuyện mang Trung Quốc ra các toà án quốc tế là trách nhiệm của Philippines và lên án các hành động xây dựng đảo nhân đạo trái phép ở Trường Sa là nhiệm vụ của Mỹ. Giới chức Việt Nam thì chỉ khoanh tay đứng nhìn.
Khoanh tay thật ra cũng là một hình thức bó tay.

Bó tay ngay cả trước khi nỗ lực làm một cái gì đó là một sự bó tay rất vô trách nhiệm.
Nguyễn Hưng Quốc

Saturday, July 30, 2016

Thế thì họ có khác gì cộng sản!!!





Một công ty môi giới của cộng sản Việt Nam tập trung những cô gái nầy tại khách sạn Thái Bình ở Saigòn, bắt tất cả các cô này cởi trần truồng để cho những người đàn ông Hàn Quốc và cộng sản Trung Quốc "mua" về làm vợ.
Đây là những hình ảnh của những người mẹ, những em gái, chị gái hay có khi là một người yêu của ai đó. Đây là một chuyện có thật xảy ra trên đất nước đã quá đau thương này.
Một người thật sự là một người chống cộng sản chân chính thì họ̣ luôn luôn có khái niệm về "nhân quyền", họ phải biết đây là một hình thức đê tiện của chế độ cộng sản ở Việt Nam dung dưỡng đám thuộc cấp rất là bất nhân.
Nhưng trong nhà một vài người, mang danh là chống cộng vì "nhân quyền", lại đăng lên những hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam khoả thân lên để bàn tán trêu cợt để thoã mãn thú tính của họ.
Thế thì họ đã hành động phản ngược lại những gì mà họ viết trong tường nhà của họ rồi đúng không ạ?

Nói theo lối thô tục thì những nhà chống cộng sản cuội nầy cũng đã bán "trôn" những người con gái Việt Nam một cách gián tiếp không khác gì những người cộng sản đã làm.
Chuyện bất lương thiện, táng tận lương tâm mà chuyện đem người con gái Việt Nam ra để trêu cợt, là một trong muôn ngàn chuyện khốn nạn do đảng cộng sản Việt Nam gây ra.

Thế thì họ có khác gì cộng sản!!!
Ảnh và bài FB Le Thai Hung

***Bọn nó đang làm gì trên đất nước chúng ta?!?



BỆNH VIỆN KHÁNH HOÀ VÀ VẤN NẠN DU KHÁCH TRUNG QUỐC
Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hoà đang rất khổ sở vì vấn nạn du khách Trung Quốc tới mức báo động. Du khách Trung Quốc không có bảo hiểm, có người không có cả hộ chiếu, trốn đóng viện phí, giao tiếp ồn ào làm phiền các bệnh nhân khác, thiếu vệ sinh, cư xử thô lỗ với nhân viên bệnh viện.
Trong quý 2 năm nay, hơn 200 khách người Trung Quốc đã đến khám, cấp cứu, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa.
Bác sĩ Nguyễn Văn Xáng, Giám Đốc Bệnh Viện nói: “Các công ty du lịch cần có trách nhiệm với du khách của mình. Khi đưa bệnh nhân đến thì phải có người hướng dẫn để tránh bất đồng ngôn ngữ … Nhiều lần chúng tôi phải nhờ công an can thiệp để thu viện phí … Các công ty du lịch Trung Quốc dẫn bệnh nhân đến rồi bỏ đi, không lo lắng. Ăn cũng không có, đôi lúc chúng tôi còn phải lo ăn cho bệnh nhân nữa. Tiền viện phí cũng không có, lấy hộ chiếu thì họ không có hộ chiếu mang trong tay.”


Hiện nhà nước CSVN chưa có giải pháp nào cho vấn nạn này.
ảnh và bài FB Emily Page-Le

Friday, July 29, 2016

Chiến dịch Cải cách ruộng đất.



Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.
Việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.
Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.
FB lich sử Việt Nam qua ảnh

THẬT THÀ QUÁ SỨC TƯỞNG TƯỢNG...


ảnh minh hoạ
Thời bao cấp, hai vợ chồng vừa mới cưới nhau được phân căn hộ tập thể cấp 4, mỗi nhà cách nhau bởi bức tường mỏng dính.
Một buổi, cả hai giao hẹn với nhau:
- Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, chúng mình nên quy ước. Nếu em muốn rủ anh… tắt đèn ngủ sớm thì gọi là “làm ăn”, bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời “mất khả năng chi trả”.
- Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang “lạm phát” nhé.
Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày “khủng hoảng”.
- Nhớ rồi. Còn cái này nữa, anh nói ví dụ thôi nhé, là mai mốt nếu chẳng may tình nghĩa đôi ta có thế thôi thì xin cứ nói với nhau là muốn “từ chức”, “miễn nhiệm”, chứ đừng dùng từ “ly hôn” hay “ly dị”, nghe buồn lắm!
Được một thời gian, một đêm nọ, khi cả khu chung cư đang say giấc thì đôi vợ chồng này bỗng to tiếng kịch liệt với nhau:
- Đã bảo giảm “lạm phát”, qua thời “khủng hoảng” rồi, mà cứ rủ “làm ăn” thì ông mở miệng than “mất khả năng chi trả”, là sao? Là sao? 
Giải trình ngay!

- Bà thông cảm, đâu phải chỉ bà mới biết “làm ăn”.
- Á! Ra là ông có “đầu tư ngoài ngành”! Nói ngay, ông rải vốn những đâu, khai mau!
- Thôi mà bà, thời buổi này có thằng nào không “đầu tư ngoài ngành” đâu, bởi càng được chiều chuộng thì vốn liếng càng dư dả, không kiếm chỗ rải nó… ức chế lắm!
- Trời ơi là trời! Thế ông không thấy những thằng “đầu tư ngoài ngành” chỉ toàn lỗ lã hay sao? Còn ông, phen này tôi cho ông “miễn nhiệm” nhé!
- Bà có gan thì cứ miễn! Thằng này thà chết chứ không “từ chức”!
Nguồn (ST)
FB Antôn Thanh sơn

Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

ảnh minh hoạ
Đây là một câu hỏi rất xứng đáng được đặt lên bàn cờ chế độ vào lúc điểm giao thời chuyển tiếp chính trị đang dần lộ diện.
Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.
Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.
Chỉ đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.
Hẳn nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Hường.
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc “có biến”.
‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc
Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.
Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…
Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung Quốc”.
Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.
Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
- Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
- Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.
- Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
- Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.
- Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.
- Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi…
Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?
Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.
Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.
Nhưng cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.
Năm 2014, trong một bài viết cho đài VOA, nhà báo Bùi Tín đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các chế độ độc tài. Một kinh nghiệm từng có là khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ hậu cộng sản,” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.
Tháng 3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng, buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo trên thế giới.
Trước đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức Financial Crimes Enforcement Network (FICEN - Mạng luới chống tội ác về tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs Confisqués (AGRAC - Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu). Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2 cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt của công quỹ và nhân dân.
Các tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…
Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?
Nếu không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.
Phạm Chí Dũng

Thursday, July 28, 2016

Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại...

Một nhóm 162 người Việt tị nạn từ một chiếc thuyền nhỏ bị chìm gần bờ biển Malaysia. Các chuyến bay của người tị nạn Việt bắt đầu sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975.

Chỉ trong một ngày, chat với người quen, bạn bè qua facebook, viber… cả 3 câu chuyện đều cùng một chủ đề: ra đi khỏi Việt Nam (VN).

Ra đi vì môi trường sống

Một người quen qua facebook báo tin sắp đến Na Uy, quốc gia nơi tôi đang sinh sống, định cư theo diện hôn nhân. Một người quen trong nghề, thuộc thế hệ đàn em trong giới truyền hình, hỏi ý kiến tôi về việc có nên bỏ tất cả công việc, sự nghiệp ra đi bây giờ theo diện đầu tư kinh doanh ở nước ngoài hay vài năm nữa liệu có còn kịp. Và một chị bạn thân đang tính liều đến mức trước hết là đi Mỹ theo diện du lịch, rồi sang đó tìm đường tính tiếp.
Cả ba đều không phải là những người nghèo hay đang có cuộc sống khó khăn, thất bại ở VN, trái lại, họ có tiền, có công việc, cuộc sống vật chất phải nói là khá thoải mái.
Nhưng họ muốn ra đi trước hết vì môi trường sống ở VN ngày càng tệ khiến con người luôn ở trong cảm giác bất an, lo lắng. Từ thực phẩm không an toàn, cho tới nguồn nước, không khí, biển… nhiều nơi bị ô nhiễm/nhiễm độc nặng nề; đạo đức xã hội xuống cấp, những vụ án cướp, giết, hiếp ngày nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng dã man, con người dễ dàng bức hại nhau, lừa lọc nhau, giết nhau chỉ vì một lý do vặt vãnh; chế độ an sinh xã hội không có để bảo đảm cho người dân một sư hỗ trợ khi cần thiết, lúc ốm đau, tai nạn, thương vong; pháp luật không bảo đảm cho con người được xét xử công bằng, công lý được thực thi, những quyền lợi tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền không có, không được tôn trọng… Quan trọng hơn, họ ra đi vì không tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc đến một tương lai sáng sủa - thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để chứng minh điều đó.
Đây không phải là lần đầu, ngược lại, không biết bao nhiêu lần, tôi chứng kiến những người quen, bạn bè, họ hàng chuẩn bị rời bỏ VN. Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!
Thực tế, kể từ sau khi chiến tranh VN kết thúc, người Việt bắt đầu bỏ nước ra đi, và trong suốt 40 năm qua, dù có khi ồ ạt, có khi lặng lẽ, nhưng dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại.
Giai đoạn 1976-1980, chủ yếu là người miền Nam, chủ yếu vì lý do chính trị, tạo nên một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, rúng động thế giới với những bi kịch thương đau của bao phận người bị chết đuối, bị giết, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, gia đình tan đàn xẻ nghé… trên hành trình tìm đến tự do. Và hai chữ “thuyền nhân” (boat people) gắn liền với giai đoạn đau thương đó.
Đến khi chính phủ Hoa Kỳ làm việc với nhà nước VN, mở ra những con đường ra đi chính thức theo diện HO, con lai, đoàn tụ gia đình, và các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á lần lượt đóng cửa không tiếp nhận người Việt tỵ nạn nữa, thì dòng người ra đi theo con đường vượt biển mới dần dần chấm dứt (trong vài năm gần đây lại có hiện tượng vượt biển sang Úc nhưng thường là bị chính phủ Úc trả về, không chấp thuận cho ở lại).
Nhưng người Việt lại tìm được cho mình những con đường khác. Bây giờ thành phần ra đi đa dạng hơn, ở cả ba miền đất nước, chủ yếu vì lý do kinh tế, nhưng rải rác cũng có những trường hợp ra đi vì lý do chính trị. Người ta đi bằng con đường xuất khẩu lao động, ban đầu là “xuất khẩu lao động” sang các nước XHCN sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ từ Đông Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait, cho tới châu Phi… Thực chất là một kiểu buôn người công khai, được nhà nước cho phép.
songchiblog-400.jpg
Cựu Ceo FPT Trương Đình Anh mới đây cũng đưa cả nhà sang Mỹ sinh sống, làm việc. Courtesy of vtc.vn
Cho đến nay thì VN có khoảng trên dưới 600.000 lao động ở nước ngoài, hàng năm đem lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho VN. Người ta đi bằng con đường hôn nhân, làm việc, đầu tư kinh doanh, du học rồi tìm cách xin việc và ở lại, đi du lịch và trốn ở lại bất hợp pháp trên nước người…
Bài báo “Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài”(Vietnam Finance) viết:
“Phần lớn người Việt di cư sang các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.
… Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung - cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội… đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng.”

Mọi thành phần trong xã hội

Không chỉ dân thường bỏ nước ra đi, những năm sau này, số lượng người thành đạt, có chức vụ trong xã hội, kể cả quan chức cũng ra đi ngày càng nhiều. Người dân ra đi vì không có niềm tin vào chế độ, vào nhà cầm quyền. Quan chức ra đi để bảo vệ tài sản tham nhũng, ăn cắp được sau bao nhiêu năm. Chất xám, trí tuệ, và tiền bạc, tài sản của dân của nước bị các quan tham và những kẻ lừa đảo mang theo, ồ ạt chảy sang nước khác.
Đó là chưa kể số quan chức vẫn còn ở lại trong nước, vẫn tiếp tục làm việc, hưởng lợi, vơ vét nhưng đã “chân trong chân ngoài”, âm thầm chuẩn bị đường rút cho mình bằng cách cho vợ con hoặc người thân đi trước, mua nhà cửa cơ sở vật chất, làm ăn sẵn hoặc đã mua quốc tịch ở một nước tư bản phát triển.
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, tỷ phú bất động sản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group, Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank vừa bị bác tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV vì bị phát hiện có 2 quốc tịch VN và Malta (chồng bà Hường, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng MaritimeBank nhiệm kỳ 2012-2016 cũng đã có quốc tịch Malta) chỉ là một ví dụ. Còn bao nhiêu quan chức, doanh nhân thành đạt đã mua quốc tịch nước khác mà không ai biết. Hay câu chuyện cựu Ceo FPT Trương Đình Anh, người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, mới đây cũng đưa cả nhà sang Mỹ sinh sống, làm việc.
Với những người tài ra đi, là nỗi buồn chảy máu chất xám. Với những quan chức tham nhũng, đại gia lừa đảo ra đi, là nỗi lo số tài sản tiền bạc của nhân dân bị thất thoát không biết làm sao lấy lại.
Dù là dân thường hay quan chức, dù họ ra đi vì bất cứ lý do nào, điều đó chứng tỏ một sự thật chua chát là trong suốt hơn 40 năm qua, tuy thống nhất được quê hương và giành được độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản VN đã thất bại trong việc điều hành quản lý đất nước; thất bại trong việc xây dựng VN trở thành một quốc gia độc lập - tự do - hạnh phúc đúng với câu khẩu hiệu có khắp nơi và trên mọi giấy tờ hành chính, nơi mà người dân cảm thấy gắn bó, muốn cống hiến và muốn sống từ đời này sang đời khác; thất bại trong việc tạo nên niềm tin cho người dân vào năng lực của nhà cầm quyền và tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo của họ.
Điều đó cũng chứng tỏ cuộc “cách mạng tháng Tám 1945” với mục đích lật đổ chế độ phong kiến thực dân, xây dựng chế độ mới XHCN hay cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm với danh nghĩa “chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” đã hoàn toàn thất bại; đồng nghĩa với sự hy sinh xương máu của hàng triệu con người là lãng phí, khi thành quả là một chế độ độc tài, bán nước hại dân, một quốc gia bị tụt hậu về nhiều mặt, bị tàn phá đến cạn kiệt, còn người dân thì phải bỏ nước tha phương.
Song Chi

Chuyện ít biết về bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”


Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” do họa sĩ Trần Lương thiết kế, được Tổng cục Bưu điện phát hành vào ngày 19/1/1988. Gồm 2 mẫu tem không tràn lề khuôn khổ 43 x 32 mm, có các giá mặt 10 đồng và 100 đồng, bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên các tấm bản đồ cổ.

Theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp, mẫu tem “Hoàng Sa và Trường Sa trên các bản đồ cổ”, mẫu tem thứ hai của bộ tem này thể hiện hình ảnh của 2 bản đồ cổ: phần bản đồ lớn bên trái tem là bản đồ của nhà hàng hải Hà Lan tên Jan Huyghen van Linschoten (1563–1611) vẽ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hình lá cờ đuôi nheo với tên I. de Pracel; và phần bản đồ nhỏ bên phải tem là bản đồ Việt Nam thời Nguyễn mang tên “Đại Nam nhất thống toàn đồ” với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông được vẽ thành một dải 29 hòn đảo với tên chung “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa”.
FB Lịch sử Việt Nam qua ảnh

Khi tất cả đều “đúng quy trình”

Ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm khi để lọt 229kg heroin từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đài Loan.
 Courtesy of kenhtretho.vn
Gần đây, khi lý giải về những vụ việc nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, hay của công dân thậm chí là cả tính mạng của không ít người thì các cán bộ có trách nhiệm đều lên tiếng khẳng định rằng họ đã thực hiện đúng quy trình.

Đúng quy trình?

Hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ vụ việc vào năm 2013, khi lực lượng chức năng của Đài Loan đã phát hiện, thu giữ 600 bánh heroin có trọng lượng tới 229 kg, trị giá khoảng 300 triệu USD, được cất giấu trong 12 loa thùng trên chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đào Viên (Đài Loan). Vụ việc một lượng ma túy hơn 200 kg dễ dàng vượt qua tất cả các hệ thống kiểm tra tối tân bằng người, bằng máy móc tinh vi và cả chó nghiệp vụ của cơ quan An ninh và Hải quan Việt Nam là một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Vậy mà ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định "xanh rờn" rằng Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm.
Hay như vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan, nguyên do Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin "có sai sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu xảy ra đã không được xử trí kịp thời" theo như kết luận của Sở Y tế Đắk Lắk. Tuy vậy, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh này vẫn một mực nhận định rằng bệnh viện đó không vi phạm quy trình khám chữa bệnh (!?) Tương tự như thế, trong ngành y tế đã có rất nhiều những trẻ nhỏ vô tội đã chết sau khi tiêm phòng vắc xin và những người có trách nhiệm trong ngành y tế vẫn khẳng định là họ thực hiện đúng quy trình.
Nghiêm trọng hơn, ở khu vực miền Trung trong những năm trước đây, vì lợi ích cục bộ của một vài nhà máy thủy điện người ta đã bỏ qua chức năng căn bản của những hồ chứa nước, đó là khả năng điều tiết lũ. Để tăng công suất phát điện cho những nhà máy, chủ doanh nghiệp đã xả lũ hết sức tùy tiện, điều đó gây ra hậu quả hết sức thảm khốc. Riêng năm 2014, theo thống kê đã có 41 người chết, 5 người mất tích và 74 người bị thương do mưa lũ. Mưa lũ cũng làm đổ, sập, trôi 410 ngôi nhà; tốc mái, hư hỏng 1.271 ngôi nhà và ngập 425.573 ngôi nhà. Vậy mà điều trần trước Quốc hội lãnh đạo Bộ Công thương vẫn khẳng định rằng, thủy điện miền Trung đã xả lũ đúng quy trình.
Trong vấn nạn chạy chức, chạy quyền hiện nay cũng vậy. Những người đứng đầu các cơ quan nhà nước thường nói “đúng quy trình” nhằm để biện minh cho việc việc bổ nhiệm người thân hay tay chân của mình và cũng là cách để họ phủ nhận người tài vào các vị trí lãnh đạo.
ZVN_3_1.jpg
Nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan. Courtesy of tiepthithegioi.vn
Như chuyện ông Trịnh Xuân Thanh một doanh nhân ở Đông Âu trở về, đã được cất nhắc làm lãnh đạo của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), là một người phải chịu trách nhiệm chính trong việc thua lỗ 3,2 ngàn tỉ đồng của công ty này. Theo đánh giá của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (TW) thì ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm trong việc đã để PVC “thua lỗ triền miên, thiệt hại kinh tế cực kỳ nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niền tin của nhân dân với Đảng và nhà nước”. Vậy mà không biết nhờ phép màu nào mà ông Trịnh Xuân Thanh lại được "ưu ái" điều động về giữ các chức vụ khác ở Bộ Công Thương. Rồi sau đó lại được lãnh đạo tỉnh ủy Hậu Giang xin đích danh về giữ chức Phó Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh. Chưa hết, trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh còn trúng cử ĐBQH với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất của tỉnh Hậu Giang. Vậy mà khi vụ việc vỡ lở, một số các bộ của Ban Tổ chức TW, Bộ Công thương và tỉnh uy Hậu Giang vẫn khăng khăng rằng quá trình bổ nhiệm ông Thanh làm đúng quy trình.
Mới nhất là thảm họa môi trường ở khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ, do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của hàng triệu người dân sống ở khu vực này và thiệt hại kinh tế có thể đến 1.000 tỷ USD. Khi vụ việc vỡ lở thì người ta mới té ngửa về việc làm ăn tắc trách của các lãnh đạo nhà nước ở các cấp, đặc biệt là vai trò của ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, người chịu trách nhiệm chính. Điển hình là báo cáo đánh giá tác động của Dự án Formosa hầu như không được đề cập tới. Vậy mà, dưới nhan đề "Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Băn khoăn, nhưng đúng quy trình!", trong cuộc trao đổi với Báo Giao thông tối 25/7/2016, ĐBQH Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã khẳng định như vậy, khi dư luận đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ông và lãnh đạo Hà Tĩnh trong vụ việc liên quan đến Formosa. Ông Võ Kim Cự còn khẳng định rằng cho đến lúc này "Không Bộ nào không đồng ý chọn Formosa", chưa hết, ông Cự còn được người ta phê chuẩn làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội mà bất chấp sự bức xúc của người dân.

Đúng quy trình - Sự vô trách nhiệm của nhà nước ở Việt Nam

Việc hàng loạt vụ việc nhạy cảm gần đây thường được người những có trách nhiệm giải thích là “đúng quy trình” đã cho thấy, những phát ngôn như vậy của các quan chức lãnh đạo là chuyện hết sức phổ biến, nó đồng nghĩa với việc “chúng tôi (Nhà nước) không chịu trách nhiệm”. Đây không chỉ là sự vô trách nhiệm của bộ máy nhà nước ở Việt Nam mà còn là sự coi thường nhân dân, mà còn là biểu hiện xa dân. Trong lịch sử loài người, quan hệ giữa kẻ cai trị và người bị trị cũng khó có thể tìm thấy trường hợp tương tự như ở Việt Nam hiện nay.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, quy trình là một danh từ để chỉ trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Như vậy cụm từ “đúng quy trình” cho thấy cái quy trình quản trị nhà nước ở Việt Nam không phải để phục vụ người dân như quy định của Hiến pháp. Mà cái quy trình này luôn được những người trách nhiệm trong bộ máy nhà nước tận dụng nhằm để chối tội và trốn tránh trách nhiệm trước người dân. Như ông Nguyễn Sỹ Cương Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã bức xúc khi cho rằng:
"Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm.".
Đó là nguyên nhân vì sao trong buổi thảo luận cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội vào sáng ngày 25/7/2016, khi đánh giá về thực trạng của bộ máy nhà nước ở Việt Nam, ĐBQH Bùi Việt Phương tỉnh Ninh Bình đã thốt lên: "Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì" khi nói về bộ máy công chức hiện nay.
Điều đó đã cho thấy, ở Việt Nam hiện nay cái quy trình mà ban lãnh đạo của Đảng CSVN đang sử dụng để quản trị và điều hành đất nước chỉ là thứ quy trình để hại người dân mà thôi!
Kami

Get paid to share your links!