Khoảng hai giờ chiều hôm nay, ngày 24 tháng 2 năm 2018, hai an ninh Bộ công an đã đến nhà riêng của nhà báo Phạm Đoan Trang lừa mẹ chị mở cửa cho vào trong nhà và đưa chị đi mất. Từ lúc đó đến nay mẹ chị không còn liên lạc được với con gái.
Họ đi xe hơi đến trước chung cư Lê Đức Thọ, hai an ninh, một nam, một nữ lên nhà đưa Trang đi, những người khác ở dưới đứng chờ. Hai an ninh này chính là nhưng người đã bắt giữ tuỳ tiện, ép Trang làm việc sau khi nhà báo tiếp xúc với phái đoàn EU mấy tháng trước.
Không văn bản, giấy tờ, họ yêu cầu Đoan Trang đi theo bằng miệng. Lý do đưa ra là để làm rõ về quyển sách Chính Trị Bình Dân mà chị viết.
Tác giả của cuốn Chính Trị Bình Dân mới đây vừa được tổ chức nhân quyền quốc tế People in Need trao giải thưởng Homo Homini. Đây là một giải thưởng vinh dự, không có hiện vật nhằm vinh danh những cá nhân "có cống hiến cho sự phát triển về nhân quyền, dân chủ, và giải pháp phi bạo lực cho xung đột chính trị".
Về cuốn sách Chính Trị Bình Dân, đó là một quyển sách chính trị vô cùng hữu ích cho người Việt. Quyển sách với những giá trị học thuật cao được trình bày một cách dễ hiểu cho người đọc; mong muốn của tác giả là những người dân bình thường nhất qua ngòi bút của chị cũng có thể hiểu rõ về chính sách, chính trị và xã hội...
Sách dày khoảng 500 trang và hiện đang được bán rộng khắp trên Amazon. Theo như chị cho biết thì quyển sách vừa được chỉnh sửa và tái bản lại lần hai với một số thay đổi.
Việc in ấn sách vô cùng khó khăn và liên tiếp gặp phải sự cản phá từ phía an ninh. Khi chị ở nhà riêng thì thường xuyên bị phá bằng cách cắt điện, cắt nước và cắt mạng Internet. Để tránh tình trạng bị giam lỏng tại nhà và sự phá rối đang làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ già, cũng như thuận tiện cho việc xuất bản sách nhà hoạt động phải rời khỏi nhà, ở nhờ nhiều nơi khác nhau.
Tết Nguyên Đán đến, không đành lòng để mẹ đón Tết một mình, Đoan Trang quyết định về nhà để ăn Tết với mẹ thì trưa mồng 9 Tết, chị lại bị an ninh đến đưa đi trước mặt mẹ mình.
Ðến Tết này là 9 năm rồi tôi không có Tết. Những năm đầu, cứ vào những ngày từ sau Giáng Sinh cho tới trước Tết là tôi lại nôn nao, quay quắt nhớ Sài Gòn, nhớ Tết. Nhớ cái thời tiết mát dịu, dễ chịu nhất trong năm, nhớ cái không khí lười biếng, trễ nải, mặt khác lại nhộn nhịp, hối hả chờ đón Tết trong những ngày này, của Sài Gòn. Nhớ những con đường thân thuộc, những buổi chiều tà tà chạy xe không mục đích chỉ để ngắm phố xá, nhớ những quán café quen, những chỗ ngồi quen, những khuôn mặt bạn bè, đồng nghiệp, tình nhân… Nhớ những vạt nắng đổ trên một mái ngói cũ, một bức tường phủ rêu phong, ngay cả nắng vàng như cũng lười biếng hơn, bâng khuâng hơn trong những ngày chờ Tết.
Nhưng tôi lại chỉ thích, chỉ nhớ Sài Gòn trước Tết. Qua mồng Một với tôi là đã hết Tết. Ngại nhất là phải mua sắm, bày biện, cúng kiếng, đi chúc Tết người này thăm viếng người kia, mệt cả người. Chỉ có sự vắng vẻ, yên tĩnh trong ngày mồng Một và cảm giác thảnh thơi không phải đi làm, không phải chạy sô là làm tôi thích Tết. Còn ăn uống, quanh năm cũng ăn đủ thứ rồi, có thèm khát gì nữa đâu.
Pháo Tết, thứ không thể thiếu ở mỗi nhà lúc Giao thừa.. Nguồn: nguoithanglong.wordpress.com
Ði xa, những năm đầu nhớ Sài Gòn, nhớ Tết lạ lùng. Những năm đầu còn siêng, còn mua sắm, bày biện, cúng kiếng đủ ba ngày Tết. Còn đi ăn Tết với người Việt (do các Hội, đoàn người Việt tỵ nạn tổ chức, để phân biệt với Tết do Sứ quán VN tổ chức với những người còn giao thiệp, còn có mối quan hệ với Sứ quán VN). Rồi dần dần lười, bỏ hết. Nhà ít người, con gái lại đi học xa, bạn bè khách khứa không có mấy ai, nấu nướng, cúng kiếng làm gì cho cực. Cũng không đi ăn Tết Việt nữa. Ngày Tết nếu không có facebook, báo chí Việt nhắc thì cũng như mọi ngày bình thường khác trên nước người. Na Uy lại không được như khu Little Saigon có khu người Việt, có Tết hẳn hoi. Nên trừ người Việt Nam, chả ai biết đó là những ngày Tết của VN.
Dần dần nỗi nhớ chìm xuống, tạm ngủ ở một góc nào đó của ký ức. Ðến nỗi bây giờ thấy mấy gói mứt, kẹo xanh xanh đỏ đỏ, dưa hấu, bánh chưng bánh tét, củ kiệu dưa món, phong bì đỏ lòe loẹt… bày bán ở mấy siêu thị do người Việt làm chủ, lòng cũng không rộn ràng bao nhiêu. Chẳng phải đã mất gốc, chẳng phải đã quên. Khi sinh ra, lớn lên và đã sống quá nửa đời người ở một đất nước nào đó làm sao có thể quên? Với tôi, dù sống ở bất cứ đâu, tôi biết, mình chỉ có một Tổ quốc là VN.
Chỉ là cảm giác nhớ nhà đã chuyển sang một trạng thái khác. Thật lạ lùng là thời gian sau này đôi khi nhớ Tết tôi lại không nhớ Tết Sài Gòn như trước nữa. Thỉnh thoảng tôi lại nhớ những cái Tết rất xa, từ hàng chục năm trước, thời tôi còn nhỏ. Không nhớ những cái Tết no đủ lại nhớ những cái Tết thời đói kém, không nhớ những kỷ niệm vui lại nhớ những kỷ niệm buồn. Nhớ những hình ảnh, và nhớ những mùi vị khác nhau.
Múa lân giáp Tết ở Sài Gòn trước 1975. nguồn: OVV – WordPress.com
Nhớ tiếng pháo đêm Giao thừa, hồi đó còn cho đốt pháo, mùi pháo thơm nồng hăng hăng, xác pháo hồng rải rác trước nhà mọi người, không ai nỡ quét đi, đợi xong ba ngày Tết mới quét. Nhớ bếp lửa củi nổ lép bép, ánh lửa đỏ bập bùng nồi bánh chưng tỏa mùi thơm phức, hoặc mùi mứt dừa, mứt gừng đang sên trên bếp thơm lừng, ngọt ngào. Những năm sau biến cố 1975 một thời gian, Sài Gòn và miền Nam bị nghèo đi nhanh chóng, một miếng bánh chưng, một nồi thịt kho, miếng mứt dừa xanh xanh hồng hồng, nồi cơm gạo trắng không độn đã là niềm vui không nhỏ đối với bọn trẻ con vì ngày thường cứ phải ăn cơm gạo mốc, hẩm độn khoai mì, độn bo bo, cao lương hay ăn bánh canh nấu suông, ăn bột mì luộc phi hành mỡ chấm nước mắm vì phải mua bột mì mỗi tháng.
Nhớ mùi vải mới của bộ quần áo Tết mẹ sắm cho, Mồng Một Tết là mặc ngay đi khoe hàng xóm! Có một dạo Sài Gòn nghèo, nhiều gia đình trong đó có nhà tôi, áo quần mặc ở nhà toàn loại vải trắng sợi thô, đem đi in, nhuộm hoa văn, mua về phải giặt nước lạnh một lần rồi mới mặc nếu không màu thuốc nhuộm phai ra người. Nhớ mùi bồ kết gội đầu hăng hăng, mùi chanh, sả dìu dịu rất dễ chịu làm nước tắm “tẩy trần” ngày cuối cùng trong năm. Nhớ mùi nhang trầm thơm ngào ngạt trên bàn thờ tổ tiên ba ngày Tết. Nhớ mùi than tổ ong nồng nồng, dạo đó Sài Gòn nghèo, nhiều gia đình phải tự nặn than tổ ong làm chất đốt. Ôi chao Sài Gòn, Hòn ngọc Viễn Ðông, chỉ sau khi kết thúc chiến tranh chừng dăm ba năm đã nghèo hẳn đi! Và nhớ hình ảnh cả nhà tôi, nhà dì tôi ngồi quây quần chơi bài cào, domino, cờ triệu phú, cờ cá ngựa… ăn tiền, say sưa ba ngày Tết.
Ðã xa quá rồi những ngày đó. Ngay cả Tết Sài Gòn mấy mươi năm sau cũng đã trở thành xa xôi.
Chợ hoa ở Sài Gòn. nguồn: Hội thân hữu Gò Công
Hơn 8 năm, thời gian đủ dài để cuộc đời trước đó đã trở thành quá khứ. Sài Gòn, Việt Nam đã là quá khứ xa xôi không biết đến bao giờ “gặp” lại, trở về… Cuộc sống ở Na Uy nói chung và cuộc sống của tôi ở Na Uy lại khác hẳn với phần đời ở VN, nên phần đời trước càng chìm sâu vào ký ức.
Như những ngày này, tháng Một, Sài Gòn vẫn nắng, nóng, dù có dịu đi đôi chút, ồn ào, bụi bặm, xô bồ, náo nhiệt suốt ngày suốt đêm. Dòng người và xe cộ lúc nào cũng tuôn chảy ngược xuôi đủ mọi hướng, trên đường. Con người lúc nào cũng hối hả chạy đuổi theo đời sống, chạy theo những cái gì đó. Và càng gần Tết thì cái không khí tất bật, hối hả càng tăng. Ở Sài Gòn thì chỉ muốn chui vào những quán café máy lạnh để thư giãn một chút và trốn cái nắng nóng cho đến khi chiều xuống mới có thể ngồi ngoài trời hay lang thang ngoài phố.
Nhớ Sài Gòn là nhớ cái bụi bặm, ồn ào, hối hả đó. Mùi bụi nồng, mùi khói xăng khét lẹt cộng với mùi nắng nóng cả ngày, chỉ đến đêm mới dịu bớt. Chen vào đó là mùi café thơm lừng những buổi chiều đi về ngang qua tiệm bán café gần nhà, mùi thơm tỏa ra ngoài đường, những buổi xê xế ngồi quán với bạn bè, ly café nhỏ từng giọt chậm rãi trong lúc tiếng đàn piano của người nghệ sĩ thánh thót vang lên trong một góc quán, hay những bản tình ca quen thuộc của những năm 60, 70, 80… của thế kỷ XX vang lên từ chiếc máy cassette.
Càng gần Tết thì càng lắm mùi, mùi hoa tươi rồi héo rữa, mùi trái cây đủ loại chín tới, mùi mứt đủ loại, mùi thức ăn đủ thứ món trên đời trộn thành một hỗn hợp mùi đa dạng, phong phú, thừa mứa, hòa trong mùi nắng, càng chín nẫu hơn trong nắng, Và không thể thiếu mùi nhang trầm những ngày Tết, nhất là khi đi chùa.
Karl Johans gate.
Còn ở Oslo, Na Uy này tháng Một đang là mùa đông. Mùa đông ở đây kéo dài đến 5 tháng, chiếm mất cả mùa Xuân. Không lạnh lắm nếu so với…Canada, phía Bắc của Na Uy hay một số vùng của Nga, nhưng so với VN thì chắc là người Việt… hết hồn khi nghe lạnh nhất ở đây khoảng -12, -13 độ C, còn -5, -6 là bình thường. Và tuyết. Tuyết trắng trời trắng đất. Một màu tuyết phủ trắng xóa khắp nơi, tuyết phủ trên mái nhà, trên những chiếc xe hơi, trên những băng ghế, những pho tượng ngoài đường, tuyết dày dưới chân, tuyết đọng trên những thân cây trông như những bộng hoa… Tuyết rơi rơi trên mũ, trên áo quần… Cộng thêm vào sự tĩnh lặng, trông như những bức tranh. Không có mùi gì rõ rệt trong một bức tranh tĩnh lặng như vậy. Không khí lạnh buốt, trong lành và sạch. Có những buổi tối đi làm về khuya, con đường trước mặt dài hút, tuyết trắng sáng lên trong đêm, và cũng không có mùi gì, ngoài một mùi thanh sạch của tuyết!
Hình như năm tháng qua đi, ký ức con người cũng thay đổi. Nỗi nhớ cũng khác.
Nhiều người bảo nếu bây giờ về lại Sài Gòn, VN, có khi tôi lại bị sốc, chịu không nổi cái nóng, cái bụi bặm, xô bồ ồn ã của Sài Gòn. Có thể. Những con người xa quê hương sống trên xứ người luôn lơ lửng không thuộc hẳn về đâu, quê nhà hay quê hương thứ hai, là vậy. Nhưng tôi biết, mình vẫn muốn có ngày trở về, để một lần nữa chìm trong cái ồn ào, và cái mùi phong phú pha trộn đó của Sài Gòn, của Tết VN.
Anh chiến sĩ LL 47 kia cuối tháng lãnh lương đem về cho vợ một số tiền khá hơn những tháng trước. Vợ ngạc nhiên hỏi:
"Anh làm gì mà tháng này lãnh nhiều thế?"
Anh chồng cười đáp:
"Làm đĩ!"
Chị vợ cười ré lên:
"Xạo ke! Anh có lờ đâu mà làm đĩ?"
Anh chồng cũng cười ré lên:
"Không có lờ nhưng có mồm. Mồm cũng có cái lỗ vậy. Làm đĩ bằng mồm đó!"
Chị vợ trợn mắt lên nhìn chồng nghi ngờ:
"Thiệt không đó?"
Anh chồng đáp:
"Thiệt chứ! Nhưng không phải bằng mồm kiểu em đang nghĩ trong đầu đâu! Ha ha... mỗi ngày anh ngồi theo dõi các trang facebook phản động coi chúng đăng cái gì rồi báo cáo cho ông chủ Facebook xoá nó. Hễ xoá được càng nhiều thì càng được thưởng nhiều tiền. Bọn phản động gọi như vậy là "mấy đứa con nít cãi không lại, đánh không lại người ta thì chạy về nhà... mét má"; là "làm đĩ bằng mồm". Ha ha.... Làm đĩ bằng mồm cũng được, miễn có tiền là ấm no, hạnh phúc rồi...!"
Chị vợ nghe xong cầm xấp tiền trả lại, nói:
"Em không muốn xài những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh khi anh phải làm đĩ bằng mồm. Em có lên mạng và đọc những điều họ viết. Em thấy họ chẳng nói gì sai. Phần lớn họ chỉ cảnh báo chuyện VN nhiễm độc của Tàu, chuyện lãnh đạo tham nhũng, hà hiếp dân lành, chuyện VN sắp thành một tỉnh của Tàu.... VN mà thành một tỉnh của Tàu thì em đây và con gái anh thành đồ chơi cho đàn ông Tàu, anh không nghĩ như vậy sao? Nếu cùng lắm kiếm không ra tiền thì em có thể đi làm đĩ để nuôi thân và nuôi con. Nếu mình không có cái gan để lên tiếng thì mình cũng đừng tiếp tay dập tắt những tiếng nói hiếm hoi đó của lương tri..."
Một phụ nữ Trung Quốc đã chui vào cả trong máy rọi X-quang tại khâu kiểm soát hành lý tại tỉnh Đồng Quan vì lo sợ túi bị rạch và tiền bị ăn cắp !
Sau nhiều lần bị rạch túi lấy mất tiền và hành lý , 1 phụ nữ Trung Quốc khi đi qua trạm kiểm soát hành lý tại nhà ga Đồng Quan , miền Nam Trung Quốc , đã leo lên giải cuốn chui luôn vào trong chỗ máy X-quang , đi theo hành lý và túi xách tay của mình , chứ không dám rời mắt !
Báo Dương Châu Buổi Chiều của Trung Quốc đã đăng tin kèm theo tấm hình chụp từ máy X-quang cho thấy người phụ nữ quỳ gối lom khom đi theo hành lý của mình , khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên và kinh hãi .
Luồng điện từ từ máy X-quang có thể làm tăng nguy hại cho cơ thể , có thể dẫn đến ung thư , nhưng tại sao bà này lại liều như thế ?
Được biết khi phỏng vấn , bà cho biết chiếc túi xách tay là hàng hiệu đắt tiền , bên trong lại có nhiều tiền mặt , mà bà trước đây đã nhiều lần bị rạch túi mất đồ nên không dám tin tưởng cả nhân viên cán bộ nhà nước nên bà nhất quyết chui lên đi theo hành lý của mình !
Hỏi các bạn , ngoài các quốc gia cộng sản , có nơi nào khác trên thế giới mà nhân viên cán bộ nhà nước ăn cắp như rươi khiến cho người dân phải sợ hãi đến như thế không ? Tại sao ?
Vinh quang chỗ nào ? Tự hào chỗ nào ? Giải phóng cái gì mà người dân hàng ngày sống trong nơm nớp lo sợ ? Không lo sợ bị vu là phản động rồi bị bắt bị tù thì lại lo sợ bị ăn cướp ăn cắp ở mọi chỗ mọi nơi ?
Quan to có quyền thì ra mặt ăn cướp ! Quan bé không có quyền thì len lén ăn cắp ! Dân làm sao mà sống đây ?
Người Việt Nam hình như có một thông lệ, hoặc một lối cư xử bất thành văn, là không luận bàn chuyện đúng sai trong đời một con người khi ông/bà ta vừa nằm xuống, nhất là không bàn nhắc đến những sai lầm, tội lỗi của ông/bà ấy; nếu có đánh giá thì chỉ nên là sự tôn vinh, xiển dương công trạng, thành tích mà thôi.
Tất nhiên, với đảng Cộng sản thì luôn có ngoại lệ, chẳng hạn cựu Chủ nhiệm VP Quốc hội Vũ Mão từng đọc điếu văn luận tội Trung tướng Trần Độ ngay trước linh cữu ông Độ, rằng "về cuối đời, ông Độ đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng...".
Đảng thì làm được như thế vì đảng là đảng Cộng sản, là lực lượng lãnh đạo toàn diện và duy nhất mà. Còn dân thường thấp cổ bé họng (kể cả nhà báo) cứ thử mở miệng nhận xét tiêu cực về hai nhà cựu lãnh đạo Lê Đức Anh và Phan Văn Khải lúc này xem có bị anh em DLV "đấu tranh" cho không. Cần phải hiểu rằng đây là thời điểm tốt nhất để ca ngợi hai đồng chí ấy đấy, nếu không ca ngợi ngay thì lại phải chờ tới kỳ giỗ đầu, giỗ hai, rồi giỗ ba, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất... Nói chung ở Việt Nam thời xã nghĩa này thì ca ngợi lãnh đạo là một cách làm báo tuyệt vời, vừa thể hiện mình có thông tin, có quan hệ, từng gần gũi với quan chức, hiểu hệ thống, vừa cho thấy mình là người rất cấp tiến, lại vừa an toàn.
Thế nên mình cũng muốn nhận xét, nói vài lời gì đó gọi là xét lại về ông Anh ông Khải, nhưng mà sợ lại bị phê phán là "nghĩa tử là nghĩa tận, không để cho người đã khuất nhắm mắt", "vô đạo đức", "hỗn láo", "biết gì mà nói xằng", v.v. Mình chả dám nói gì đâu.
Chỉ có một thắc mắc nho nhỏ là: Thời ông Anh, ông Mười, ông Kiệt, ông Khải cầm quyền, mạng xã hội chưa ra đời (riêng ông Khải hết nhiệm kỳ vào tháng 7/2006, tức là gần một năm sau khi Yahoo 360! vào Việt Nam). Giả sử nó phát triển từ lúc đó rồi thì sao nhỉ, liệu số người bị bỏ tù vì Điều 258 với 88 có nhiều như bây giờ không?