Sunday, July 1, 2018

"Chúng Nó Đến!” Và Ngày Tận Diệt Của “Chúng nó đến” đã hiện hồn.



Nhà báo Phạm Đoan Trang, sống tại Hà Nội, cứ thỉnh thoảng lại giật mình, rồi chỉ chỉ: “Chúng nó đến”.

“Chúng nó” là những con chó săn rình rập trước cửa nhà chị ở, cụp tai nấp kín ở một xó sỉnh hành lang, nơi chị phải qua lại hàng ngày; cụp đuôi bám đít chị trên những con đường chị đi hàng ngày. Mặt chúng bịt lại, chỉ lộ ra hai con mắt, lúc nào cũng đảo liêng, gườm gườm như chó sói. Thỉnh thoáng chúng lại gâu gâu vài tiếng dọa chị. Thỉnh thoảng chúng lại đưa nanh vuốt sói cào vào thân thể chị. Thỉnh thoảng chúng lại khép vòng vây, rồi vừa sủa, vừa cắn,vừa cào vào người chị, làm cho chị bao phen bị rách mặt, bị sưng tay chân, bị tím bầm thân thể. Và trầm trọng nhất, sự cắn xé hội đồng của “Chúng nó đến” đã làm chị bị gãy xương đầu gối, đến mức không thể hồi phục, đến mức, khi đi lại, chị phải lết chân, cà nhắc từng bước cùng cái nạng chống yểm trợ trên tay. Ấy thế mà, với một hiện trạng thân thể như vậy, thỉnh thoảng chị vẫn phải chỉ chỉ tay, kêu lên: “Chúng nó đến”.
Có thể nói, với Phạm Đoan Trang, “Chúng nó đến” bạo liệt nhưng lặng thầm. Chúng cắn, cào, đấm đá chị đến hủy hoại thân thể chị, nhưng chúng giấu mặt, và “xong việc” là chúng lủi đi, biệt vô tăm tích.


Nhưng, từ ngày 27 tháng 6 năm 2018 đến ngày 7 tháng 1 năm 2018, tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, “Chúng nó đến” một cách công khai, dữ dội. Thể hiện rõ bản chất “đầu trâu, mặt ngựa” của chúng khi tấn công vào người tàn tật Đinh Văn Hải, bằng gậy gộc, nắm đấm và với cái miệng gầm gừ “giết, giết”, làm Đinh Văn Hải chảy máu, gãy xương vai và xương sườn, xương bàn tay, bầm dập thân thể.

Đặc biệt, cũng từ hôm 27. 6.2018 và còn tiếp diễn đến ngày hôm nay, 7 1..2018, tại nhà cô Maria Đỗ Thị Minh Hạnh, “Chúng nó đến” bất kể ngày hay đêm với một bầy đàn đông đúc, với tiếng động kinh hoàng “bịc, bịc”, “sủng soảng” phát ra, do kính vỡ, do ngói tan, do tường bị va chạm mạnh, từ những quả mìm nổ được “chúng nó” ném vào, từ những gạch đá được “Chúng nó ” tung vào nhà cô Minh Hạnh, nơi cô cùng với người cha già của cô, đã 80 tuổi, đang ở.

“Chúng nó đến” không còn là một lũ chó săn phải bịt kín mặt hay ẩn ấp ở một xó sỉnh nào đó nữa, mà “Chúng nó đến” đã lộ mặt và công khai giết người aò ào như sôi rồi, công khai hủy hoại tài sản của công dân như một lũ trâu điên rồi. 
“Chúng nó đến” công khai, bạo liệt như vậy, báo hiệu ngày tận diệt của lũ chó săn - “Chúng nó đến”- đã hiện hồn lên.

Nguồn: Phạm Thành

Thầy tôi



  Câu chuyện em Trương Thị Hà khóc kể về thầy Phạm Tấn Hạ, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, người đã không những khước từ giúp đỡ sinh viên mình khi em đang bị công an bắt giữ và đánh đập, mà còn đứng về phía họ buộc em hợp tác với an ninh khai nhận tội, khiến tôi nhớ đến Thầy tôi.
  Thầy tôi là Tiến sĩ Luật khoa Võ Phúc Tùng, giáo sư luật thuộc Đại học Luật khoa Sài Gòn và Học viện Quốc gia Hành chánh trước 1975. Sau năm 1975, Thầy bị đưa đi "học tập cải tạo" vài tháng rồi trở về dạy Pháp văn thương mại cho Đại học Kinh tế TPHCM. Gần 10 năm sau đó, do bất đồng với lối can thiệp vào giáo trình giảng dạy của giảng viên từ phía Ban giám hiệu mới, Thầy tôi bỏ nghề dạy học ra đường làm nghề sửa đồng hồ mưu sinh.
  Khi Luật sư Triệu Quốc Mạnh mở lại Khoa luật tại Đại học Tổng hợp TPHCM, chủ yếu sử dụng lại các giáo trình luật và mời các giáo sư của miền Nam trước 1975 giảng dạy, tôi được dịp thọ giáo Tiến sĩ Võ Phúc Tùng, không những về luật học mà còn về Pháp văn. Tôi học với Thầy cả hai môn từ 1991 đến 1998 lúc tôi sang Pháp du học.
  
Hơn 2 năm sau khi tôi bị bắt, trước áp lực quốc tế yêu cầu trả tự do cho tôi, cơ quan an ninh đã liên tục vào trại giam gặp và gây sức ép buộc tôi viết đơn xin khoan hồng và xin phục vụ nhà nước để được "tha tù" trước hạn. Tuy nhiên, tôi đã khước từ và tỏ thái độ bất hợp tác viết đơn theo ý muốn của cơ quan an ninh.
Sau khi du học Pháp và Mỹ trở về, tuy không còn học trực tiếp với Thầy như trước kia, tôi vẫn thường lui tới thăm và thọ giáo kiến thức uyên thâm của Thầy tại nhà riêng. Mối quan hệ gắn bó giữa Thầy và tôi, cơ quan an ninh biết rõ.
    Sau khi dụ dỗ và đe dọa tôi không đạt kết quả trong nhiều tháng, cơ quan an ninh đã cử người đến gặp và nhờ Thầy Võ Phúc Tùng vào trại giam thuyết phục tôi viết đơn, nhưng Thầy đều từ chối nhận lời và nhận quà của họ.
  
Thầy tôi đáp lại, đại ý rằng: "Rất tiếc tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu của các ông. Tôi và anh Định ngoài nghĩa thầy trò, còn có tình cha con. Tôi đã không làm gì giúp anh ấy trong tù, thì càng không thể làm điều gì để anh ấy trách tôi về sau. Nếu khuyên anh ấy làm điều sai trái, liệu sau này anh ấy còn xem tôi là thầy, là cha nữa hay không? Đối với tôi, tư cách làm thầy nói chung, và làm thầy của một người học trò như vậy nói riêng, là điều thiêng liêng, mà không mối đe dọa nào có thể khiến tôi chấp nhận đánh mất."
Sau này ra tù tôi đã đến thăm và nghe Thầy kể lại sự việc như sau: Hai lần vào khoảng đầu và giữa năm 2012 có hai nhân viên an ninh đến nhà tìm Thầy, mang theo quà cáp, trình bày rằng ở trong tù tôi tỏ thái độ chống đối và bất hợp tác nên họ đành phải nhờ Thầy giúp. Họ bảo rằng nhà nước đang định thả tôi ra sớm, nhưng tôi không chịu "xin tha tù" theo ý họ muốn.
    Nghe Thầy kể lại với thái độ dứt khoát, tôi mường tượng phần nào những buổi nói chuyện giữa Thầy tôi và các nhân viên an ninh. Tôi chảy nước mắt cảm động trước bài học về sự thiêng liêng của nghĩa thầy trò mà thầy đã bảo vệ và, qua đó, một lần nữa dạy tôi sống làm người và sống như một con người thế nào.
  
Có thể nói, những người thầy thọ giáo nền giáo dục của miền Nam trước 1975 là như vậy đấy, chẳng bạo quyền và lợi lộc nào khuất phục được tư cách cao cả và tâm thế trong sáng của các vị. Tôi thật may mắn vừa là học trò, vừa là con trai của Thầy Võ Phúc Tùng. Thật tiếc cho em Trương Thị Hà không may mắn như tôi!

Bài của LS Lê Công Định trên Minds

Thư Của Giáo Sư Phạm Minh Hoàng gửi Sinh Viên Trương Thị Hà !


THƯ GỬI EM TRƯƠNG THỊ HÀ,
Sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM

Em Hà mến,
Sau khi đọc xong là thư của em, tôi nghĩ trong lòng mọi người đều nặng trĩu như tôi. Tuy nhiên, xin cho tôi được gởi đến em lời cảm phục trước sự khoan dung của em đối với những người đã đối xử với em như một con vật, đó là những người công an đã lăng mạ em là "đồ đĩ điếm", và tệ hại hơn, đó là người thầy của em, Phạm Tấn Hạ đã lăng mạ em chính bằng sự im lặng của ông ta. Trên mạng mấy ngày hôm nay ngập tràn những lời xỉ vả, tôi nghĩ không cần lặp lại ở đây.
Phải nói rằng lá thư đẫm đầy nước mắt và không hề có một nét thù hằn của em đã có tác động như bài thơ của cô giáo Lam, làm cả một hệ thống truyền thông, hàng chục trường an ninh, lý luận, hàng ngàn dư luận viên phải cúi đầu lặng im để sau cùng phải dấm dúi và xóa lá thư của em.
Cách đây 6 năm, khi ra tù tôi cũng có một vài cảm nhận giống em. Không hề có một đồng nghiệp nào dám gọi điện thoại hỏi thăm tôi chứ đừng nói gì đến chuyện ghé thăm. Khi tôi ghé trường (Đại Học Bách Khoa TPHCM) để thu dọn đồ đạc, tôi có gặp một vài đồng nghiệp. Ánh mắt của họ có vẻ ngại ngùng, không muốn tiếp chuyện lâu. Còn đối các vị đảng viên thì ánh mắt của họ mang hình viên đạn, lộ rõ vẻ thù hắn. Thực tình mà nói thì tôi không ngạc nhiên vì đã từ lâu tôi đánh giá họ không như những người thầy đúng nghĩa, họ chỉ là những người gác cổng bảo vệ cho chế độ, vì chế đô ấy đã cho họ tất cả. Suy nghĩ đến tha nhân chỉ là chuyện phù phiếm. Người thầy của em cũng không là một ngoại lệ.
Em xót xa khi công an lăng mạ em thì ít, nhưng đau đớn khi thầy em im lặng và ký tên vào biên bản thì nhiều.
Còn tôi, tôi nghĩ xác suất gặp một người công an cư xử đúng mực coi ra còn nhiều hơn một người thầy dám bảo bọc (chưa nói là bảo vệ) cho sinh viên của mình.
Cách đây 8 năm khi còn trong tù, vợ tôi đã an ủi tôi "có thể anh sẽ mất việc, nhưng nếu anh có làm thêm một trăm năm nữa anh sẽ chẳng bao giờ có được tình cảm mà mọi người dành cho anh ngày hôm nay". Và đó là thông điệp tôi muốn chia sẻ cùng em. Em vừa mất một người thầy, nhưng em lại chiếm được sự yêu thương và kính phục của hàng vạn người khác, và có học giỏi đến đâu chăng nữa, chẳng bao giờ em có được những tình cảm ấy như ngày hôm nay.
Chúc em sớm vượt qua mọi sóng gió để tiếp tục con đường cho đấu tranh cho chân lý.

Phạm Minh Hoàng

Get paid to share your links!