Friday, June 15, 2018

Ông “Phê-Tê-Bốc” Và Huawei



Ông “Phê-Tê-Bốc”, thượng tướng Võ Trọng Việt, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, đã đề cập “khả năng” “dịch chuyển đám mây điện toán” nhưng cá nhân ông lẫn các cơ quan liên quan việc soạn và thúc đẩy ban hành Luật an ninh mạng thì chưa hề nhắc đến sự cảnh giác và cần thiết làm thế nào để “dịch chuyển” không gian mạng Việt Nam khỏi hiểm họa an ninh sờ sờ mang lại từ con “chó sói Huawei” đang cắm sâu móng nhọn vào thị trường nội địa…

Huawei (Hoa Vi) luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều nước. Tường trình trước Ủy ban tình báo Thượng viện ngày 13-2-2018, viên chức FBI, CIA, NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ) và DIA (Cơ quan tình báo quốc phòng) đều cảnh báo người tiêu dùng Mỹ không nên sử dụng điện thoại được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE (Trung Hưng Thông Tấn). Đầu tháng 1-2018, dân biểu Cộng hòa Mike Conaway (Texas) đưa ra dự luật yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ ngưng mọi giao dịch với bất kỳ thực thể nào dính dáng Huawei. Hai tuần sau, một bản ghi nhớ tạm bị rò rỉ của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống mạng 5G cho thấy rằng sự phát triển của các công ty kỹ thuật Trung Quốc là hiểm họa đối với an ninh Mỹ. Việc xem Huawei như mối đe dọa an ninh ẩn chìm đối với Mỹ không phải mới đây. Ngày 8-10-2012, sau một năm điều tra, Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ từng công bố báo cáo với nội dung tương tự. Chủ tịch ủy ban trên, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, kêu gọi các công ty Mỹ ngưng làm ăn với Huawei.
Trong bài báo ngày 3-2-2015, Thanh Niên cho biết, “theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4.2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này. Riêng trong năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem, router của Huawei và ZTE đã được bán ra trên thị trường Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) từng nhận xét rằng đây là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước. Theo một chuyên gia đề nghị không nêu tên, là một quốc gia có quan hệ rất nhạy cảm với Trung Quốc việc hạ tầng mạng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE đã đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức cho Việt Nam. (Chuyên gia trên nói): “Mạng viễn thông Việt Nam liệu có bị nghe lén, giám sát, theo dõi hoặc bị đánh sập trong trường hợp xấu? Ngoài mạng viễn thông các hệ thống khác như ngân hàng, hệ thống điện lưới quốc gia… có nguy cơ bị tấn công hay không?”…
Ba năm sau khi báo Thanh Niên cảnh báo, Huawei thậm chí phát triển mạnh hơn tại Việt Nam, bất luận những thông tin tràn lan thế giới về nguy cơ mất kiểm soát an ninh mạng quốc gia mang lại từ Huawei. Huawei thâm nhập Việt Nam từ lúc nào? Năm 1998, họ mở văn phòng đại diện; 10 năm sau, họ thành lập công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam. Đến nay, sản phẩm Huawei được quảng bá đầy các phương tiện truyền thông và mức độ cắm sâu của họ vào Việt Nam ngày càng mạnh. Họ tạo ra chương trình học bổng “Hạt giống Viễn thông Tương lai” (“cơ hội dành cho các bạn sinh viên xuất sắc chuyên ngành điện tử-viễn thông, tham gia khóa học bổng công nghệ trong hai tuần tại Trung Quốc”). Họ “cam kết trở thành thương hiệu số hai tại Việt Nam vào năm 2020” – như phát biểu của đại diện Huawei vào tháng 10-2017. Họ thậm chí áp dụng công cụ quyền lực mềm, khi mới đây, trung tuần tháng 6-2018, họ ra mắt bộ phim ngắn có chủ đề “Áo dài - Hạnh phúc đến từ sự sẻ chia”, “giới thiệu những hình ảnh đặc sắc về một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt”.
Chẳng ai còn quan tâm và lo ngại Huawei nữa. Dĩ nhiên trong đó có ông “Phê-Tê-Bốc”-Võ Trọng Việt, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, người chịu trách nhiệm lập ra hàng rào luật nhằm bảo vệ không gian mạng nội địa.
Thật khó có thể tưởng tượng Huawei có thể lọt sâu vào Việt Nam với sự thờ ơ kiểm soát như vậy của “an ninh mạng” nội địa. Một bài báo gần đây (Wired, 11-6-2018), dẫn lại từ bài viết trên Le Monde tháng 1-2018, cho biết, người ta vừa phát hiện rằng, Trung Quốc, khi “giúp” xây tổng hành dinh Liên minh châu Phi (AU) tại Addis Ababa (Ethiopia) vào năm 2012, trong đó có hệ thống máy tính, đã theo dõi AU suốt từ đó đến nay. Hoạt động đột nhập và truy xuất thông tin diễn ra thường từ giữa đêm đến 2g sáng mỗi ngày. Điều tra cho thấy thêm, có hai cánh “cửa hậu” được bí mật cài sẵn vào hệ thống máy tính để gián điệp mạng Trung Quốc lẻn vào và chuyển dữ liệu về Thượng Hải.
Có bao giờ lực lượng an ninh mạng giám sát và theo dõi các hoạt động của Huawei tại Việt Nam? Sáu trong bảy hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE – như bài báo Thanh Niên cách đây ba năm – đã có lần nào được kiểm tra? Hệ thống mạng Việt Nam đã không chỉ bị đánh sập một lần. Và chưa lần nào mà an ninh mạng cho biết chính xác nguyên nhân đến từ đâu và ai thật sự là thủ phạm! Những thông tin như thế này vẫn luôn bị bưng bít. Không chỉ hệ thống mạng. Tháng 6-2016, một chiếc Su-30MK2 của quân đội bỗng dưng mất tích. Chiếc CASA-212 được phái đi tìm sau đó cũng mất tích. Những thông tin chính xác nhất về hai vụ mất tích bí hiểm cũng nhanh chóng… “mất tích”. Với kỹ thuật hack ngày nay, muốn tấn công hệ thống điện tử của máy bay là điều không dễ cũng chẳng phải quá khó, có khi chỉ bằng một cú nhấp chuột.
An ninh quốc gia, trong đó có không gian mạng, đang đứng trước rất nhiều hiểm họa. Sự đe dọa an ninh sống còn của đất nước không phải đến từ người dân mà từ những kẻ ẩn mặt đã đặt chân vào trong nhà mình, những kẻ đang thọc sâu móng vuốt vào mọi ngóc ngách, trong đó có “huyết mạch” mạng. Luật an ninh mạng lẫn lực lượng an ninh mạng có thể đảm bảo được việc bảo vệ quốc gia khỏi các cuộc tấn công khống chế mạng quy mô không? Các cuộc tấn công thời gian qua dường như chỉ là màn dằn mặt.

Mạnh Kim@ Trí Việt News



Source: I have not seen it for over 10 years. Now it appears by Smallworld

Về trường hợp Will Nguyen!


Bốn ngày, kể từ khi Will bị kéo lê trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, bị đánh vào đầu và trùm mặt lại đưa vào xe chở đi mất. Sau nhiều tìm kiếm của bạn bè và người thân; chiều 14.6 các hãng thông tấn nước ngoài và BNG Việt Nam đã lên tiếng [1]
-


Will 32 tuổi là người Mỹ gốc Việt sống ở Houston, Texas; gia đình di cư sang Mỹ sau 1975. Will đã tốt nghiệp ĐH Yale và vừa hoàn thành chương trình cao học Chính sách công tại Đại học Singapore. Anh về Tp.HCM chơi hôm thứ bảy 9.6 trong thời gian chờ nhận bằng Thạc sĩ vào giữa tháng 7.
Đây là một trong nhiều người bị bắt giữ tại cuộc xuống đường ngày 10.6!
----

Chuyện là, Will cùng một người bạn đi tập Gym ra thì gặp đoàn biểu tình kéo từ công viên Hoàng Văn Thụ xuống quận I. Hai người nhập vào đám đông. Người bạn này kể lại: "Will chỉ dọn dẹp xe, che chắn giúp dân nhưng đã bị mấy người thanh niên kéo lê, vừa đánh vừa đạp vào mặt. Tôi có la lên là không được bắt người nước ngoài, anh ta không có làm gì sai hết; nhưng những người cưỡng chế Will chặn tôi lại.".
Sau khi chứng kiến Will bị bắt, người bạn này đã chạy lại LSQ Hoa Kỳ báo tin và cầu cứu; đồng thời nhờ nhóm người Mỹ đăng tin lên trang Expats & Locals In Ho Chi Minh City (Saigon).
Sau hôm đầu tiên bị đưa về CAP.6 Quận 3. Qua ngày 11.6, sau khi nộp phạt hành chính 750.000 đồng, Will vẫn không được thả; và khoảng 20:00 cùng ngày Will được chuyển qua trại giam của BCA.
Bạn bè của Will cũng cho biết, công an hôm thứ Ba đã đến phòng trọ Airbnb mà Will đang thuê ở, đọc lệnh khám nhà và tịch thu laptop, hộ chiếu cùng một số tài sản cá nhân.
----//----
Hãng AFP đưa tin, Will đã hòa vào đám đông và tải lên Twitter nhiều bức ảnh biểu tình với caption: "This is #democracy in #Vietnam".
Hình ảnh Will bị thương một bên đầu, mặt đầy máu, bị bắt mang đi vào ngày chủ nhật lan truyền rộng rãi trên mạng.
Hôm thứ năm 14.6, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói với các phóng viên, Will Nguyen bị câu lưu vì "phá hoại trật tự công cộng". Chị Hằng cũng cho hay, nhà chức trách đang dàn xếp cho Will gặp nhân viên lãnh sự Mỹ ở Tp.HCM, và còn khẳng định là “không có sử dụng vũ lực liên quan đến cá nhân này”. [2]
-

Trên mạng, xuất hiện thông tin Will Nguyễn bị bắt vì là thành viên của một tổ chức chính trị hải ngoại bị cấm hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, bà Vân mẹ Will cho hay, anh chỉ là một sinh viên bình thường, không tham gia tổ chức hay đảng phái nào và có lẽ chỉ có mặt trong đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ. Bà cực lực bác bỏ những tin đồn đó! Chiều 14.6, bà Vân cũng xác nhận LSQ Hoa Kỳ đã tiếp xúc với Will và báo rằng sức khỏe ổn!
- Will Nguyen và hình cắt từ clip.

Lương Nguyễn Hương Trà



Source: Here are 6 cards. Let's think about any 1 card and I can tell which one you choose.. by Smallworld

Sứ quán Mỹ vào cuộc: Sinh viên ưu tú Mỹ gốc Việt bị bắt giữ tại Việt Nam


Một công dân Mỹ đang bị giam cầm tại Việt Nam về tội danh "phá hoại trật tự công cộng" khi có mặt trong các cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật về đặc khu kinh tế, một giới chức Việt Nam xác nhận hôm thứ Năm.
William Anh Nguyễn, 32 tuổi, có mặt trong một cuộc biểu tình đã bùng phát tại Việt Nam hôm Chủ Nhật vừa rồi, khi đông đảo người biểu tình trên khắp nước phản đối nhà nước về kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế, mà người dân lo sợ một ngày có thể trở thành các “nhượng địa” của Trung Quốc, nước láng giềng đang ôm mộng bành trướng lãnh thổ.
Theo gia đình, William Nguyễn tới Việt Nam hôm thứ bảy 9/6 để thư giãn trong khi chờ tới ngày nhận bằng Thạc sĩ tại trường đại học nổi tiếng của Singapore dự kiến vào giữa tháng Bảy sắp tới.
Hãng tin AFP tường thuật rằng William Nguyễn đã nhập vào đám đông tụ tập tại thành phố Hồ Chí Minh, và tải lên Twitter nhiều bức ảnh về đám đông biểu tình với chú thích: "Đây là #dân chủ ở VN".Hình ảnh anh bị thương một bên đầu, mặt đầy máu, bị bắt mang đi hôm chủ nhật lan truyền rộng rãi trên mạng. Hôm thứ Năm 14/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói William Nguyễn bị câu lưu vì "phá hoại trật tự công cộng".
Bà Thu Hằng cho biết là giới hữu trách đang dàn xếp cho William Nguyễn gặp nhân viên lãnh sự Mỹ ở tp.HCM, và khẳng định là “không có sử dụng vũ lực liên quan đến cá nhân này”.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ hôm thứ Tư 13/6, bà Vân Nguyễn, mẹ của William Nguyễn, nói bà và gia đình rất lo lắng cho William, không biết gì về tình trạng của William vì chưa liên lạc được. Bà Vân nói bà cảm thấy rất đau lòng khi xem video trên mạng, thấy cảnh con bị đổ máu và bắt mang đi.

“Dạ rất là đau lòng.Tại thấy máu me đầy mà bây giờ ngồi đây mà mình không biết cái tình trạng nó ra làm sao, nó có bị nhức đầu, nó có bị gì không thành ra rất là lo.”
Bà Vân xác nhận sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã được thông báo về trường hợp của Will và hứa giúp đỡ.
“Họ nói là họ đang làm việc trong trường hợp này, thành ra mình vẫn để cho họ làm việc thì có gì họ sẽ cho mình biết.”
Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Pope Thrower, xác nhận là sứ quán "đã được báo cáo về trường hợp một công dân Hoa Kỳ bị bắt tại Việt Nam qua các phương tiện truyền thông".
Ông Thrower tuyên bố: "Khi một công dân Mỹ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc để cung cấp tất cả các hỗ trợ lãnh sự phù hợp."Nói chuyện với VOA-Việt ngữ từ Houston vào lúc 10:15 giờ địa phương sáng thứ Năm 14/6, bà Vân cho biết đã được tin là lãnh sự quán đã gặp được Will, và tình trạng của con bà “ổn định, không sao hết”. Bà Vân nói thêm rằng sứ quán đang làm việc với phía Việt Nam và bà không được biết thêm chi tiết nào khác.
William là đứa con thứ hai trong một gia đình 4 người con, và từ nhỏ tới lớn có thành tích học vấn rất tốt.
“Will là một đứa con rất là ngoan. Will học giỏi từ nhỏ cho tới lớn, từ bắt đầu lớp 1, lóp hai đã đại diện trường đi thi tất cả những giải như spelling bee (đánh vần) hay geography bee (kiến thức địa lý),Will đều có tham dự hết. Will thi đậu trung học là á khoa của trường, từ đó Will mới được học ở Yale. Sau khi tốt nghiệp ở Yale, Will được học bổng của Trường Lý Quang Diệu bên Singapore.”
Bà Vân cho biết William đã hoàn tất xong tất cả các môn học chỉ chờ tới ngày lãnh bằng Thạc sĩ của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu vào giữa tháng 7 sắp tới. Bà cho biết bà và gia đình đã mua vé, sẵn sàng để sang Singapore dự lễ ra trường, thế nhưng bây giờ thì không biết có thể xúc tiến chuyến đi đó hay không.Trên các trang mạng, xuất hiện các thông tin nói rằng William Nguyễn bị bắt vì là thành viên của một tổ chức chính trị ở hải ngoại bị cấm hoạt động ở Việt Nam. Bà Vân nói bà đã được đọc những thông tin đó, và cực lực bác bỏ những tin đồn ấy. Bà nói William là một sinh viên thuần túy, không tham gia tổ chức, đảng phái chính trị nào cả, và có lẽ chỉ có mặt trong đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ.
“Mình nghĩ trong trường hợp này thì Will có thể vô cái đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ chứ không phải thuộc một cái tổ chức nào hết, cái đó là mình biết chắc chắn luôn.Will chỉ đi học thôi. Will rất chú tâm tới chuyện học.”
Được hỏi nếu như William nghe được buổi phát thanh này, bà muốn nói gì với con? Người mẹ khộng dấu được cảm xúc:
“Mẹ rất là lo cho Will, chỉ muốn gặp mặt Will và biết Will ra sao thôi.”

Theo VOA Việt Ngữ

Get paid to share your links!