Máu của người dân Việt Nam tiếp tục đổ xuống. Tại Gạc Ma 29 năm trước Trung Cộng đã dùng máu của 64 chiếc sĩ Việt Nam nhộm đỏ bãi đá Gạc Ma, máu của các anh đổ xuống để nhộm đỏ thêm màu cờ in máu của bè lũ Cộng Sản. Màu cờ Cộng Sản đã bay trên quê hương này bao nhiêu năm, thì bấy nhiêu năm máu nhân dân ta đổ xuống để nhộm đỏ màu cờ của chúng.
Người dân Việt Nam hãy nhìn đi, nhìn hình ảnh này mà thức tỉnh! Chính quyền này đang vì ai? Vì nhân dân hay vì Trung Cộng? Tại sao 64 chiến sĩ không được phép nổ súng? Tại sao lại lấy máu người tưởng niệm để tế lá cờ cộng sản kia? Ai là kẻ bán nước? Ai???
Nguyen Phuong
Tuesday, March 14, 2017
Hỡi các bậc phụ huynh, hãy cảnh giác cao độ!
Khi mà bọn ác quỷ vẫn nhởn nhơ vì sự thiếu quan tâm của xã hội và đặc biệt sự bao che của chính quyền cơ sở, chúng ta phảo tự bảo vệ con em mình trước khi quá muộn!
Cứ 8 giờ có một trẻ em bị xâm hại là con số báo cáo, tôi cho rằng nó còn nhiều hơn nữa!
Bổn Đình Nguyễn
Đâu mới thực sự là hài?
Nếu chê Trấn Thành diễn hài lố lăng, nhạt hơn nước ốc, nếu chê các game show trên truyền hình vô bổ, thì chương trình giải trí nào, diễn viên hài nào mới có thể gây cười, mới đáng để cười?
Những nhân vật giải trí như Trấn Thành, như Trường Giang, như Minh Béo và vô số cá nhân không có bất kỳ hoạt động nghệ thuật nào ngoài cởi đồ và khoe tiền, đã sinh ra ngày càng nhiều và đang ngang nhiên tồn tại. Chẳng có gì khó hiểu khi họ được khoác chiếc áo nghệ sĩ, trở thành thần tượng cho hàng chục triệu người trẻ... Bởi đây là sản phẩm tất yếu của một thời đại đang có quá nhiều giá trị bị đảo lộn, thậm chí lệch chuẩn từ thượng tầng.
Hãy xem người làm văn hoá tư duy như thế nào qua vài sự kiện.
Nhằm tận dụng sức ảnh hưởng dự án phim có mức đầu tư cao và được công chúng toàn cầu chờ đợi, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa đề nghị UBND TP Hà Nội hỗ trợ dựng phối cảnh 3D, cảnh phim tại một điểm nổi bật trên phố đi bộ, khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Theo văn bản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, sau một năm làm hậu kỳ, bộ phim Kong - Skull Island với nhiều cảnh quay được thực hiện tại Quảng Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh… đã chính thức công chiếu trên toàn thế giới. Nhằm tận dụng sức ảnh hưởng dự án phim có mức đầu tư cao và được công chúng toàn cầu chờ đợi, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND TP Hà Nội hỗ trợ dựng phối cảnh 3D, cảnh phim tại một điểm nổi bật trên phố đi bộ, khu vực hồ Hoàn Kiếm, để người dân thủ đô và khách du lịch chụp ảnh lưu niệm, đồng thời trải nghiệm những công nghệ chụp ảnh mới với mô hình cùng các trò chơi thú vị.
Đây không phải lần đầu Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hài hước đến thế. Hãy đọc lại lời phát biểu trước Quốc hội của ông Hoàng Tuấn Anh khi là Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
"Tôi nhớ là phiên chất vấn của chúng tôi thì chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có hỏi là bao giờ thì du lịch Việt Nam bằng với Thái Lan, Malaysia, Singapore. Tôi bỏ ngỏ, tôi để lại cho nhiệm kỳ tiếp theo trả lời việc này. Tôi không dám trả lời".
Còn đây là lời ông Hoàng Tuấn Anh nói về thành tích, thế mạnh của ngành văn hoá, du lịch:
"Có vị Phó Tổng thống còn đến Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tìm gặp Bộ trưởng để hỏi mô hình làng văn hoá các dân tộc Việt Nam phát triển thế nào: Kinh nghiệm, bài học".
"Ẩm thực của chúng ta phong phú, dồi dào. Đi các hội chợ quốc tế thì món phở, nem rán của chúng ta nổi tiếng. Ngay như cái nón lá của chúng ta tại cái hội chợ triển lãm Milano Ý, nón lá chúng ta xếp thứ 4, hấp dẫn. Nón lá đấy! Đúng không? Cái nón lá đấy mà".
Để phù hợp với khả năng hài hước của lãnh đạo ngành văn hoá, tôi đề xuất làm phối cảnh 3D có con khỉ đột khổng lồ ngay tại trụ sở của chính Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để người dân thưởng thức. Đó là bằng chứng cho thấy khả năng hài hước của lãnh đạo ngành văn hoá còn hơn diễn viên hài Trấn Thành gấp vạn lần. Đó cũng là bộ mặt của ngành văn hoá hiện nay: Như khỉ! Đó là một đời sống văn hoá gồm những nghệ sĩ rẻ tiền, những ngôi sao thần tượng chạy theo vật chất, vứt bỏ cả liêm sỉ và đạo đức làm người, làm lệch lạc nhận thức của giới trẻ, sinh ra một thế hệ u mê, chìm đắm trong những thú vui tầm thường, để lại một thế hệ sống vô trách nhiệm.
Lịch sử ngành nghệ thuật nước nhà sẽ phải ghi nhận những tấn bi hài kịch kinh điển do ngành văn hoá sáng tạo ra.
Bạch Hoàn
ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ: Vua Kong kiểm duyệt ca khúc
Vua Kong vừa tiết lộ rõ lí do kiểm duyệt ca khúc "Con đường xưa em đi". Trước đó dư luận đoán già đoán non là do nội dung chính trị, ở chỗ ca từ có hai từ "chiến trường" và "phiên gác" nhạy cảm liên quan đến lính ngụy.
Một Kong trong đội ngũ kiểm duyệt né tránh, cho rằng "không phải vì nội dung chính trị" mà vì có những nội dung mơ hồ.
Bây giờ thì King Kong mới chịu nói thẳng:
“Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào đây?”
Đúng là câu hỏi đạt đỉnh cao trí tuệ!
Vậy là lâu nay dân ngu cứ hát chứ không cần biết chiến trường đó là chiến trường nào, của ta hay của địch.
Nay nhờ vua Kong hỏi mới ngớ người ra!
Vua Kong mà hỏi nữa thì bài hát này xóa sổ hẳn chứ không chỉ tạm dừng. Chẳng hạn như hỏi "Có nàng hoen đôi mi" là nàng nào?, "Khách qua đường vắng tanh" là khách nào?, vì sao vắng tanh? "Ghi một đêm trăng thanh" là trăng nào? Trăng Liên Xô hay Trăng đế quốc Mỹ? vân vân ...
Cuối cùng, "Chỉ còn em với anh", tức là trăng đã lặn mất tăm, lúc đó anh với em làm trò gì? Có hủ hóa không?
Một bài hát mơ hồ, không rõ địch ta, không rõ địa chỉ, hành động mờ ám như vậy bị kiểm duyệt là đúng! Đề nghị tẩy não tất cả những ai đã thuộc bài hát này cho nó triệt để!
Phải công nhận Kong thông minh, sống dai, xứng đáng là biểu tượng Vua Văn hóa Việt!
Hà Nội đề xuất xây tượng đài cho Kong là hoàn toàn xứng đáng! Tốn nghìn nghìn tỉ cũng nên làm!
Chu Mộng Long
Chân dung 3 tên ấu dâm đang làm nóng hầm hập các trang mạng xã hội!!!
1.Thằng già dâm dật đê tiện NGUYỄN KHẮC THUỶ, sinh năm 1940, cựu giám đốc NHNN Vũng Tàu có hành vi dâm ô với 9 bé gái.
2. CAO MẠNH HÙNG, sinh năm 1983, cán bộ NH Techcombank, cháu chủ tịch tỉnh Thái Bình đương nhiệm Nguyễn Hồng Diên, cưỡng hiếp cháu bé 8 tuổi quận Hoàng Mai.
3. NGUYỄN THANH ĐÔNG cưỡng bức cháu bé học lớp 1 trường Lương Thế Vinh, Thủ Đức.
Hùng Văn Hùng
Cấm đi, đừng sửa lời!!!
Như đã từng nói đôi lần, "trái đất này là của chúng mình, nhưng đất nước này là của chúng nó", súng cầm trong tay muốn làm gì chẳng được.
Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa ra quyết định cấm 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Chuyện cấm các bài hát được sáng tác trong giai đoạn trước 1975 là chuyện rất bình thường ở nước ta. Thậm chí ngày xưa hát "Thành phố buồn" còn bị gọi là "thằng này hát nhạc phản động". Nghệ thuật thuần khiết đôi khi phải chịu dưới gót giày lập trường chính trị, đường lối này nọ, nên thấy cần cấm là cấm, cũng bình thường.
Nhưng có một sự thật, sức sống của một tác phẩm nghệ thuật như một bài hát nó không phụ thuộc vào chuyện cấm hay không, mà ở giá trị trường tồn của nó, dựa vào tấm lòng yêu thích, say mê của công chúng. Cấm thì cấm mà hát thì hát, nghe cứ nghe.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đừng bao giờ thỏa hiệp để có thể được ban phát cho cái giấy phép biểu diễn bằng cách sửa lời. Cưỡng ép sửa lời bài hát là một hành động phi nghệ thuật, vô văn hóa, coi thường tác giả, tác phẩm.
Hồi Đàm Vĩnh Hưng mới mon men hát nhạc vàng, đã hát lại bài Phố Đêm, bỏ qua chất giọng "phá nhạc trữ tình", thì lời đã bị sửa trắng trợn, "người đi khai phá nét kiêu sa tuy lính chiến xa nhà mà vẫn luôn yêu đời", sửa lại thành "năm tháng cách xa nhà". Đến nỗi mà nhạc sỹ Tâm Anh phải lên tiếng kiện Đàm vì trò sửa lời đấy.
Hay như bài Câu chuyện đầu năm, sửa thành "đón xuân trên mọi miền", trong khi lời gốc là "đón xuân nơi trận tiền". Rồi bài Cánh thiệp đầu xuân mà Cẩm Ly hát cũng bị sửa, "Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình, để người anh lính chiến quay về gia đình", sửa thành "để người anh yêu dấu", nghe thật khủng khiếp.
Cho nên, thích cấm cứ cấm, đừng sửa lời, "chiến trường anh bước đi" là chiến trường nào cũng được, đấy là chuyện của tác giả. Đừng sửa thành lối mòn, ngôi trường hay cái giường để được hát, làm thế không phải là làm nghệ thuật.
Bui An
Ai là thủ phạm?
Công hàm "bán nước" gây nhiều tranh cãi do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên và gửi người tương nhiệm Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 phải chăng chỉ là sản phẩm của một nhân vật chính trị được nhiều nhà nghiên cứu thời cuộc Việt Nam thế kỷ 20 đánh giá là "nhu nhược", "thiếu quyết đoán" và "dĩ hoà vi quý"?
Chúng ta đều biết chế độ cộng sản ở mọi nơi trên thế giới đều là toàn trị, một cá nhân trong bộ máy lãnh đạo không thể toàn quyền quyết định bất cứ vấn đề gì, nhất là khi nó liên quan đến điều hệ trọng bậc nhất là chủ quyền quốc gia. Có chăng đó phải là nhân vật nắm quyền uy cao nhất, quyết định tối hậu mọi điều từ lớn đến nhỏ.
Vào năm 1958, nhân vật quyền uy nhất chưa phải là Lê Duẩn, vì từ tháng 9/1960 Lê Duẩn mới trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và từng bước thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Nhân vật "thủ phạm" đó chính là và phải là Hồ Chí Minh trong vai trò Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam, người nắm quyền uy cao nhất trong bộ máy chính trị Bắc Việt đương thời.
Như vậy, công hàm 1958 là sản phẩm chung của toàn Đảng Lao Động Việt Nam, tức Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Dù ngày nay nhà cầm quyền tìm cách giải thích nội dung và thẩm quyền ban hành công hàm đó thế nào và theo hướng nào, thì rõ ràng đó vẫn là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện công pháp quốc tế.
Chưa bao giờ tôi ngây thơ tin, như nhiều sử gia Tây phương hiện đại nhận định, rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không đơn thuần theo đuổi lý tưởng cộng sản. Bởi lẽ, một người yêu nước, thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc thực sự không thể chấp nhận cho ban hành một công hàm, dù rộng nghĩa hay nhiều hàm ý như được biện luận ngày nay, khiến tạo nên hậu quả và nguyên cớ để kẻ thù chiếm đoạt các hải đảo của tổ quốc vào năm 1974 và 1988.
Có chăng đó là chủ nghĩa dân tộc Đại Hán!
Lê Công Định
Subscribe to:
Posts (Atom)