Nên nhớ, Cộng sản tôn sùng chủ nghĩa vô thần. Với chúng, cha mẹ còn đem ra đấu tố, chứ đừng bàn tới ông bà tổ tiên.
Đây chính là lợi dụng trẻ em để tuyên truyền, sùng bái chính trị. Ở các nước Tư Bản, ngoài các cuộc tưởng niệm, thì kg ai bắt học sinh phải thờ lạy, cúng bái theo kiểu này.
"Nam thanh niên bị cáo buộc đăng lên mạng nhiều hình ảnh, video về một số vấn đề nóng ở các tỉnh miền Trung với ý đồ kích động người dân."
Đây là cái lý lẽ của các DLV rẻ tiền hay dùng. Cần phải phân biệt giữa phản ánh sự thật và kích động. Làm sao mà biết những hình ảnh, clip ấy có "ý đồ" kích động? Ý đồ thế nào là nằm sâu trong suy nghĩ của con người, làm sao mà biết được? Tôi nghĩ rằng chỉ có thể buộc tội nếu những hành ảnh, clip ấy là bịa đặt, là xuyên tạc sự thật.
Nếu cáo buộc mơ hồ thế này thì rất dễ gần với sự chụp mũ thiếu khách quan.
"Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân."
Thế nếu người ta làm thế để bảo vệ lợi ích của người dân, những người chịu thiệt thòi bởi thảm hoạ biển nhiễm độc thì sao?
"Theo cơ quan điều tra, Hóa cấu kết với một số tổ chức nước ngoài để chụp ảnh, quay phim các vụ việc nhạy cảm đăng lên mạng xã hội nhằm kích động người dân. "Anh ta ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự mỗi tháng", công an cho hay."
Tôi nghĩ là bài báo, hay phát ngôn của cơ quan điều tra thì cần chỉ rõ tổ chức nước ngoài nào, quay phim chụp ảnh các vụ việc nhạy cảm thì tại sao lại có tội. Hơn nữa, tại sao lại là nhạy cảm? Tại sao không được nói về thảm hoạ biển, nỗi khổ của ngư dân?
"Cảnh sát cáo buộc ngày 2/10/2016, thanh niên này tham gia cùng người dân tụ tập tại khu vực công ty Formosa, sau đó quay video phát lên mạng xã hội, "gây phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn"
Tôi không thấy cái hành động này có gì là phạm pháp. Phản ánh thực tế là điều cần thiết, sự thật là ánh sáng soi rọi giúp xã hội phát triển. Nếu không có sự phản ánh của truyền thông thì bao nhiêu vụ tham nhũng cứ tự tung tự tác, mặc sức hoành hành hay sao?
"Ngoài ra, Hoá cũng bị cáo buộc lập nhiều tài khoản mạng xã hội để chia sẻ các hình ảnh, bài viết về một số vấn đề nóng, phức tạp ở các tỉnh miền Trung như sự cố môi trường, lũ lụt cho các tổ chức, cá nhân khác."
Tôi không hiểu lập nhiều tài khoản mạng xã hội thì có gì sai về pháp luật.
Thực sự là tôi muốn hiểu thanh niên này đã phạm tội gì. Nếu cứ cáo buộc chung chung mơ hồ thế này thì ai cũng có thể có tội mà như thế thì rất không tốt cho sự phát triển của xã hội. Người dân sẽ trở nên sợ sệt khi cất lên tiếng nói phản ánh sự thật. Mà khi nỗi sợ trở thành phổ biến thì xã hội sẽ là một xã hội vô minh. Tôi cảm thấy rất lo ngại về những cáo buộc kiểu này.
Có thể tôi ngây thơ, rất ngây thơ. Nhưng tôi thật sự tin rằng trên đời này, có những công việc mà nếu muốn có cơ may thành công, người ta bắt buộc phải coi nó là lý tưởng chứ không thể chỉ là một nghề kiếm sống, không thể chỉ là công cụ để kiếm tiền.
Từ trước tới nay, tôi biết có ít nhất hai loại công việc như vậy. Đó là làm báo và đấu tranh dân chủ/ nhân quyền.
Tôi nghĩ, phong trào dân chủ ở Việt Nam đến nay chưa thành công là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là nhiều người đã chỉ coi đấu tranh như một nghề để kiếm sống.
Đấu tranh vì nhân quyền cũng vậy, nhiều cá nhân cũng đã chỉ coi nó là một nghề như bao nghề khác. Họ hoạt động nhân quyền không phải vì muốn bảo vệ quyền của người khác, quyền của cộng đồng... mà đơn thuần để nhận lương tháng. Tôi gọi họ là những human rights worker (viên chức/công chức nhân quyền) thay vì human rights activist (nhà hoạt động nhân quyền).
Tôi không trách gì họ, chưa bao giờ trách ai. Vì tôi biết có nhiều người quan niệm rằng: "Tôi đang làm việc tốt, tôi đóng góp cho xã hội, thì xã hội phải trả công cho tôi chứ. Thế mới là chuyên nghiệp, là công bằng".
Tôi hiểu quan niệm ấy, và tôi không trách gì ai.
Tôi chỉ tin rằng, có những công việc mà người ta phải coi nó là lý tưởng thì (may ra) mới thành công.
Hơn một tuần nay, theo phản ánh của dân thôn Cát Hải (thuộc xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu). Tại đầm Tân Hải rộng 10 ha – xung quanh là nơi đóng đô của 14 nhà máy chế biến thủy hải sản, nước đã chuyển thành màu tím và bốc mùi hôi thúi chảy qua cống số 6 tràn lan cả một quãng sông. Quanh đầm có gần 70 hộ dân sinh sống, nhiều người nói hay bị nhức đầu và viêm xoang nặng; sáng ngủ dậy mở cửa là mùi chịu không nổi.
Giải thích về màu tím hồng, Sở Tài Môi Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do nước bị ô nhiễm hữu cơ lâu ngày, gặp thời tiết thuận lợi nên một số tảo độc phát triển đổi màu ra vậy!
Theo đó, thì nước từ đây sẽ chảy ra sông Chà Và, tiếp tục đe dọa các nhà lồng bè. Hiện người nuôi cá trên sông Chà Và vẫn đang gồng mình để trả nợ ngân hàng. Dân nuôi trồng thủy hải sản cho hay, các giống đang nuôi rất đắt tiền, nếu gặp sự cố nữa là trắng tay!
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa có phương án di dời 5 cơ sở sản xuất có lượng nước thải lớn, tuy nhiên dân quanh vùng cam chịu đã nhìu năm thì nay chỉ muốn bứng hết!
- Như vậy, sau nước đỏ nước vàng giờ có thêm tím… lãng (mạn) xẹt
Năm 2016, ngoài cá ở 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) do Formosa xả thải, thì còn nhiều vụ cá chết ở sông hồ khắp cả nước. Như, Kênh Nhiêu Lộc, Tp.HCM (tháng 5), sông Bưởi, sông Lạch Bạng ở Thanh Hóa (tháng 5), sông Hinh, Phú Yên (tháng 5), sông Đồng Nai (tháng 6), sông Mã, Thanh Hóa (tháng 6), sông Sa Lung, Quảng Trị (tháng 6), sông Ấu, Hải Dương (tháng 7), sông Chà Và, Bà Rịa - Vũng Tàu (tháng 10), Hồ Tây, Hồ Linh Đàm, Hà Nội (tháng 10). Đa số nguyên nhân là từ tác hại ô nhiễm môi trường do độc tố!
- Hôm nay 6.4, một năm sự kiện cá chết ở miền Trung. Mấy cha Cộng sản Việt Nam mắc cái xương cá bự chảng, chưa thể gỡ được!