dailymotion

Wednesday, December 16, 2015

Xã ép dân mua bò già, mắc bệnh để... giảm nghèo

Theo  Báo Đất Việt

Mấy ngày qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo của 2 thôn Núi Ngỗng và Lương Tri thuộc xã Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận đồng loạt lên tiếng phản đối việc bị xã ép mua bò già, gầy, mắc bệnh với giá từ 18,5-20 triệu đồng/con.
Theo Tuổi trẻ TP.HCM, đây là những hộ dân thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề của Thủ tướng Chính phủ với số tiền 20 triệu đồng/hộ, trong đó 15 triệu đồng lãi suất 1,2%/năm, thời gian vay 5 năm và 5 triệu đồng hỗ trợ thêm.
Theo kế hoạch thì trong đợt 1 sẽ có 37 hộ dân của xã được nhận bò. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân khi đến UBND xã đều không đồng ý ký thanh toán vì cho rằng xã bán bò không ưng ý, giá cao.
Bà Mang Thị Củi, một trong số những người dân được nhận bò đợt 1 tỏ ra không hài lòng với chất lượng của đàn bò. Bà bức xúc kể lại: “xã bán cho tôi con bò bị lở mồm long móng, tôi yêu cầu đổi lại thì xã đổi bò già rụng hết răng”.
Xa ep dan mua bo gia, mac benh de... giam ngheo
Người dân nghèo ở xã Nhơn Sơn, Ninh Sơn, phản đối việc xã ép dân mua bò già, gầy, mắc bệnh với giá cao. Ảnh: TTO
Theo ông Lê Hồng Hà - chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Sơn, đến thời điểm này xã đã đổi lại 9 con bò theo yêu cầu của dân, nhưng bò được đổi cũng không chất lượng khiến người dân vẫn còn bức xúc.
Trước những phản ánh của người dân, UBND huyện Ninh Sơn cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng đến nhà các hộ dân nhận lại bò do xã Nhơn Sơn giao để kiểm tra.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp người dân phản đối chính quyền xã về chất lượng của đàn bò khi được giao.
25 hộ dân thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước từng phản ứng gay gắt với UBND xã này trước việc phải mua đàn bò vừa già vừa gầy, đã đẻ nhiều lứa mà giá lại đắt.
Ngày 3/12 vừa qua, nhiều cán bộ xã Phước Vinh đã đến vận động người dân thôn Liên Sơn 2 đừng trả lại đàn bò đã mua, đồng thời tổ chức thăm dò ý kiến của 35 hộ dân còn lại. 
“Xã định hướng dân nên mua bò sinh sản là đúng nhưng quá trình thực hiện có sai sót. Thay vì đưa ra nhiều trang trại bò để người dân lựa chọn bò với giá cả phù hợp, chứ không phải mỗi trại bò Trọng Giảng”, ông Trần Văn Hùng, chủ tịch UBND xã Phước Vinh từng khẳng định.

Hà Đông (Tổng hợp)

VTV "đọc nhầm" vua triều Nguyễn với vua nhà Thanh

TTO - Tên của vua Thiệu Trị, triều Nguyễn lại bị VTV đọc nhầm thành Thuận Trị, một vị vua nhà Thanh (Trung Quốc).


 
Chương trình Câu chuyện văn hóa: thơ văn trên hệ thống di tích cố đô Huế - Con đường trở thành di sản thế giới, phát sóng trên VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam ngày 16-5 đã mắc sai sót khi đọc tên của vua Thiệu Trị thành Thuận Trị - tên của một vị vua nhà Thanh - Trung Quốc
Khi giới thiệu về một tư liệu vô cùng độc đáo đang được lưu giữ trong lòng của di sản văn hóa thế giới, ở phút thứ 2, chương trình phát hình ảnh điện Long An, nơi trưng bày của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế, kèm theo lời thuyết minh:
“Điện Long An, thuộc quần thể kiến trúc cung Bảo Định, được Thuận Trị - một trong những hoàng đế nổi tiếng về thơ văn cho xây dựng năm 1845. Đây cũng là công trình còn lưu lại nhiều tác phẩm thơ văn đặc sắc nhất, trong đó có hai bài thơ Vũ trung sơn thủy và Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm...”.
Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An khi nghe thông tin này, đã không khỏi giật mình: “Vua Thiệu Trị là vua thứ ba của nhà Nguyễn, sau vua Gia Long, vua Minh Mạng, là người cho xây cung Bảo Định vào năm 1845; còn vua Thuận Trị là vua nhà Thanh (Trung Quốc). Đây là sai lầm quá lớn”.
V.V.TUÂN

Tuesday, December 15, 2015

MỘT PHIÊN TOÀ THỂ HIỆN ĐÚNG BẢN CHẤT.



Một người bị truy tố và đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng vì có hành vi xúi giục người khác gây rối theo Điểm d, Khoản 2 Điều 245 BLHS, khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Vấn đề đáng nói là người bị cho là bị xúi giục lại không gây rối trật tự công cộng, đến vi phạm hành chính cũng không bị. Tại phiên toà, những người bị xúi giục không được triệu tập đến phiên toà, khi họ tự đến khi không cho họ vào. Ngoài ra, hàng chục nhân chứng có lời khai trong hồ sơ nhưng không ai được triệu tập đến phiên toà.
Bốn Luật sư yêu cầu phải có mặt nhân chứng nhưng Toà không chấp nhận, khi công bố lời khai của nhân chứng thì chỉ đọc một hai dòng. Khi Luật sư đang đưa ra quan điểm để bào chữa thì Chủ toạ liên tục ngắt lời với những từ ngữ rất hách dịch "Cảnh cáo Luật sư lần thứ nhất,...Cảnh cáo Luật sư lần thứ 2" và cuối cùng thì đuổi một Luật sư ra khỏi phiên toà do không "Nghe lời" Chủ toạ.
Không biết trên thế giới ngoài VN thì có nước nào Luật sư khi thực hiện quyền bào chữa ở Toà lại luôn bị "Cảnh cáo lần 1, cảnh cáo lần 2" giống như bị phạt thẻ vàng và hai thẻ vàng bằng một thẻ đỏ và bị đuổi ra khỏi phiên toà hay không?
Tôi tự dưng nhớ lại một câu của Triết gia Platon hôm qua tôi được Thầy tôi nhắc lại:
"Tôi thấy sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và pháp luật nằm dưới quyền một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước"

Tại sao nhà nước cộng sản lại sợ một em sinh viên tay yếu chân mềm NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN?

Việt Báo online

"ƯỚC MƠ CỦA THỦY": MỘT THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHẾ-ĐỘ

Tâm Việt
Một cô gái trẻ ở trong nước vừa tung ra một thách thức đối với chế-độ bằng một quyển sách nhỏ, Ước mơ của Thủy. Mới khoảng 30 tuổi, tác-giả Lê Việt Kỳnhi trong nhóm bcLH (“Bước chân Lạc Hồng”) đã viết nên một cuốn sách vừa sâu sắc vừa trong sáng, giàu trí tưởng-tượng nhưng không phải là loại tưởng-tượng hoang-đường mà là một thứ tưởng-tượng rất khoa-học, có căn-cứ rõ ràng. Rõ ràng đây là một cuốn sách mà như người Pháp đã có cách mô tả “rất Pháp”: “Ce qui se conçoit bien sénonce clairement.” (“Cái gì đã được suy tư cẩn mật thì sẽ được diễn-tả ra một cách trong sáng”).

Ba chương rõ ràng: Nguồn cội, Giáo-dục, Nhân-bản-luận

Cuốn sách không dầy, chỉ hơn 100 trang nếu kể cả ba Phụ lục ngắn (“Hãy là con sư tử mang chính khí Việt Nam,” “Theo trào lưu thế giới,” “Quốc kỳ và Quốc dân”) nhưng gần như từng dòng một là mang một nội-dung chất chứa suy nghĩ độc-đáo, đáng để cho người đọc thẩm-định. Đúng như Nguyễn Phương Uyên, một người trẻ khác, viết trong “Lời giới thiệu”: Đây là sách viết theo kiểu “ung dung ta nói điều ta nghĩ” nên “tôi nghĩ các bạn phải đọc cuốn sách này bằng cách nói chuyện với nó.” Vấn-đề không phải là “cùng tác giả đi tới trang sách cuối cùng, mà phải nói chuyện nhiều lần với tác giả, nghĩa là phải đọc nó nhiều hơn một” lần. Chính cá-nhân tôi, người điểm sách, đã đọc đi đọc lại cuốn sách ba lần trong vòng một tháng qua.

Đâu phải vì cuốn sách viết chữ nghĩa khó khăn hay mang những thông-điệp gì bí ẩn! Như tôi đã thưa ở trên, cuốn sách viết sáng như ban ngày, không có tới một câu rắc rối hay cầu kỳ--nhưng sâu sắc thì có những đoạn dị-kỳ, làm ta sửng sốt!

Tôi xin tạm lấy một thí-dụ. Trong chương “Nguồn cội” tác-giả đã dựa một phần vào những người đi trước để nói về những nét văn-hóa rất đặc-trưng của ta như một nền văn-hóa Đông-Nam-Á, tìm ra nghề canh nông lúa nước trước rất nhiều nước. Điều này đã được những học-giả lừng danh thế-giới như Wilhelm Solheim đã tìm ra từ thập niên 70 của thế-kỷ trước, nền văn-minh trống đồng của Việt-nam cũng đã được các học-giả người Pháp, người Đức (như Heger), người Thụy-điển (như Olov Janse) chứng minh qua những khai quật của họ từ thập niên 20-30 của thế-kỷ XX, song đi vào tìm ra những ý nghĩa sâu xa của trống đồng, chẳng hạn, thì ta lại phải đợi đến Linh-mục Kim Định với những sách như Sứ điệp trống đồng của ông—khác hẳn những lối khai quật khoa-học được các khảo-cổ-gia miền Bắc học theo các thầy Tây-phương nhưng không đi sâu được vào ý nghĩa của những vật mình tìm ra. (Mãi gần cuối đời, sử-gia Trần Quốc Vượng ở Hà-nội mới đi vào ngành folklore-học để theo khảo-hướng này.)

Sở dĩ phải tìm về nguồn cội thì ta mới biết được ta từ đâu đến để định ra con đường trước mặt. Sử-học Cộng-sản vì tất cả những gian dối của nó nên một ngày kia, chúng ta sẽ phải viết lại hết cả (cũng tựa như kinh-nghiệm của nước Nga sau thời CS, họ đã phải viết lại hết cả sách giáo-khoa về sử của nước họ). Cũng vì những lý-do như thế mà tác-giả Lê Việt Kỳ nhi tỏ ra rất ăn ý với những nỗ lực “tìm về nguồn” của các tác-giả hải-ngoại như Phạm Trần Anh với cuốn Nguồn gốc dân tộc Việt hay Du Miên với quyển Suối nguồn văn minh phương Đông. Cô không kỳ-thị người ngoại-quốc bởi cô trích với sự thích thú nhận-định của G.S. sử-học Keith Taylor và G.S. người Hàn-quốc Han Do Hyun khi hai ông này cho rằng Việt-nam thời cổ không kỳ-thị đối với phụ nữ và còn có chế-độ “lưỡng hệ (phụ hệ và mẫu hệ).” Đi từ nguồn cội như thế là để bác bỏ ảnh-hưởng Nho-giáo trọng nam khinh nữ mà đòi hỏi trở về nguồn, tìm lại sự bình-đẳng cho nữ-giới để hơn một nửa dân-số có thể đóng góp ngang hàng với nam-giới (nếu không muốn nói là hơn, vì đông hơn). Đó là những loại tư-duy rất độc-lập của tác-giả Ước mơ của Thủy.

blank
Bìa sách “Ước Mơ Của Thủy.”

Nhưng cô còn đi xa hơn thế. Cô dẫn một cách tâm đắc nhận-định của triết-gia Kim Định:

“Sứ điệp trống đồng nằm ngay trong chữ Trống…”

Lê Quý Đôn đã tóm ý đó vào mấy câu sau:

“Trời lấy trống không làm đạo,
Đất lấy im lặng làm đạo,
Người có trống không và im lặng mới hợp với đạo trời đất.
Vì trống không/khắc được tự sáng sủa.
Yên lặng khắc được tự yên định.”

Chưa hết, cô cho là còn phải thêm: Sứ-điệp trống đồng còn nằm ở chữ “Đồng” nữa! Không chỉ có ý nghĩa là một kim-loại, chữ “Đồng” còn có nghĩa là “đồng thuận, đồng tâm” tựa như trong câu “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.” Từ đó, cô cho rằng chúng ta chưa đi hết con đường ông bà tổ tiên chúng ta đã vạch ra: chúng ta chưa đi hết chữ “Đồng.” Thật là một ý-tưởng vô cùng độc-đáo!

Thách thức đối với quê hương, đối với nhà cầm quyền

Những suy tư khác của tác-giả Lê Việt Kỳnhi cũng tương-tự, đầy tư-duy độc-lập và sáng-tạo. Nhưng không vô lý. Có thể là vì cô đã nghiên cứu nhiều năm sấm Trạng Trình và được biết trong cộng-đồng mạng ở Việt-nam như là “người giải sấm” (tiết-lộ của Huỳnh Lê Nam trong “Lời bạt”). Và cũng vì cô cũng đã từng trăn trở với nhiều người con dân đất nước về một “lối ra cho một xã hội bế tắc” (tên một bài viết của cô trên Facebook của cô).

Đọc cuốn sách của Lê Việt Kỳnhi, chúng ta thấy như được đồng-hành và trao đổi với một bộ óc tế nhị, thách thức những suy nghĩ đã vào khuôn vào khép của chúng ta—nhất là những bậc có tuổi, “bề trên,” dễ nghĩ là người già có độc-quyền về trí-tuệ, khôn ngoan hơn người. Đây là một trường-hợp mà không những ta có thể nói, “Hậu-sinh khả úy,” mà còn có thể nói thêm “Nữ-hậu-sinh diệc đại khả úy.”

Vì dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám viết nên Lê Việt Kỳnhi rất tự tin, không mảy may mặc-cảm… trước người lớn!

Tôi không muốn đi vào những chi-tiết của hai chương còn lại trong sách, về Giáo-dục và về Nhân-bản-luận. Tôi muốn dành sự thích thú đó cho người đọc, nhất là “người lớn đọc” để chúng ta hết khinh thường tuổi trẻ VN hôm nay, đặc-biệt là các phụ nữ trẻ như Lê Việt Kỳnhi, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy v.v. Đã đến lúc chúng ta cần xét lại hết cả những định-kiến cổ-hủ, hủ-nho bại hoại của chúng ta để tháo gỡ cho tư tưởng Việt-nam được bay bổng, bắt kịp với thế-giới, bắt kịp với đời.

Tác-giả gọi sách mình là “Ước mơ của Thủy”: “Tên tôi là Thủy… Tôi thật sự mơ được thấy một dân tộc Việt mạnh mẽ với hào khí ngút trời… Vì giáo dục là nền tảng xã hội, muốn đất nước hồi sinh không thể không chỉnh đốn lại nền giáo dục. Và cuối cùng là chương Nhân bản luận, là suy nghĩ to gan của tôi về một Việt Nam có thể tạo một bước tiến mới trong sự phát triển của nhân loại.”

Thì ra thông-điệp của cô, mạnh là thế, lại được nói ra một cách rất đàn bà con gái, một cách thật nhỏ nhẹ. “Thủy” xem cho cùng là “nước,” không phải chỉ là một chất lỏng, mà còn là “nước, là quốc gia, là Việt Nam” với tất cả yếu-tính linh-hoạt của nó. Nước chảy, đá mòn, ước mơ của Thủy, đưa ra trước ngày Quốc-khánh mồng 2 tháng 9 của Hà-nội, chắc sẽ có ngày làm cho khối đá CSVN phải mòn đi thôi.

* Sách Ước mơ của Thủy của tác-giả Lê Việt Kỳnhi có thể mua trên Amazon Books hoặc độc-giả có thể gởi $15 (Mỹ-kim, gồm $12 ấn-phí và $3 bưu-cước) về: 6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150-1335. ĐT: (703) 971-9178.





















Vợ blogger Điếu Cày nói một Trung tá côn đồ công an Vũ văn Hiển P6 Q3 đã văng tục và lột áo có chữ "tự do" mà con trai bà mặc trong ngày xử ba bloggers. http...
YOUTUBE.COM



Monday, December 14, 2015

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao thứ 2 thế giới

Theo VNEXPRESS

Tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,9%, cao hơn năm 2013 (5,42%), đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). 
Chiều 13/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện An Lão, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII. 
Cử tri Phạm Văn Tấn (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Lão) nêu kiến nghị: Chủ trương của Đảng, Nhà nước giữ lại 3,8 triệu ha đất nông nghiệp để canh tác trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, tuy nhiên hiện nay giá trị sản xuất cây lúa không cao, giá trị lợi nhuận trung bình chỉ đạt 17 triệu đồng một ha. Trong khi đó để làm ra hạt thóc, chúng ta vẫn phải nhập khẩu con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Để người nông dân yên tâm sản xuất, không bỏ hoang đất, ông đề nghị Chính phủ cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ; cho người nông dân chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa sang sản xuất cây trồng, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao hơn.
Cử tri Tấn cũng nêu những bất cập trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới. Chẳng hạn vốn đầu tư trực tiếp cho các công trình khá thấp, tỷ lệ đóng góp của người dân còn cao so với mức sống, kiến nghị Chính phủ sớm có biện pháp tháo gỡ.
Cử tri Phạm Thị Hoa (xã Mỹ Đức) nêu băn khoăn về chương trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất lao động kém, thu nhập người lao động không cao
thutuong-7272-1418473893.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng. Ảnh: Giang Chinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh, đánh giá cao và tiếp thu các kiến nghị của cử tri. Ông cho hay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,9%, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (5,8%) và cao hơn năm 2013 (5,42%), đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trên thế giới (chỉ đứng sau Trung Quốc).
Cùng với đó, trong năm 2014, công cuộc cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững, tiếp tục hội nhập sâu rộng với thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2015, Thủ tướng nêu 7 nhóm giải pháp nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung cao cho 4 nhiệm vụ: Thứ nhất, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi đây là nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, làm giảm lạm phát.
Giải pháp thứ hai là tiếp tục tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, với mục tiêu phấn đấu GDP năm 2015 đạt cao hơn năm 2014 (dự kiến đạt 6,2%).
Thứ ba, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các khâu đột phá chiến lược, hoàn thiện về thể chế, cơ chế, hệ thống pháp luật, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; quản lý tốt về giá cả, tạo sự minh bạch để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ tư là đột phá đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều lao động có tay nghề và trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; thúc đẩy dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu mang tính bắt buộc với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó con người luôn là nhân tố quyết định. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phấn đấu năm 2015 đạt tỷ lệ trên 50% lao động được đào tạo.
Người đứng đầu Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép thành phố Hải Phòng tiếp tục mở rộng Khu công nghiệp Tràng Duệ và lưu ý thành phố quan tâm đến hiệu quả đầu tư cũng như việc bố trí nguồn lao động đạt chất lượng vào làm việc tại khu công nghiệp này. Thu hồi đất của dân, Thủ tướng yêu cầu thành phố Hải Phòng phải tạo việc làm cho người bị mất đất canh tác.
Giang Chinh

Bạc Liêu: Ăn tiết canh dơi, cựu Giám đốc Sở thiệt mạng


Chiều 13/12, Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long (Bạc Liêu) xác nhận, ông Minh (59 tuổi, ở thị trấn Phước Long) tử vong nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh dơi.
Theo đó, tối 11/12, ông Minh làm thịt dơi nhậu với những người cùng xóm. Uống được vài ly rượu và ăn tiết canh dơi, ông Minh đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều lần rồi gục tại nhà vệ sinh.
Được người thân đưa vào bệnh viện gần nhà cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi. Vài tháng trước, ông Minh là giám đốc một Sở ở Bạc Liêu, được nghỉ hưu trước tuổi.
Bac Lieu: An tiet canh doi, cuu Giam doc So thiet mang
các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tiết canh, nhất là những loại động vật lạ vì có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tiết canh dơi là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân miền Tây, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tiết canh, nhất là những loại động vật lạ.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ vụ việc.
Còn nhớ, trước đó, một doanh nhân cũng suýt mất mạng vì ăn tiết canh dê. Theo lời  kể của ThS-Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW: Ông Trần Văn Nam, một doanh nhân người Hà Nội, đi công tác đến Ninh Bình – đất của dê núi, nên đã rẽ vào quán thịt dê, gọi tiết canh dê khai vị. Ăn xong bát tiết canh, ông Nam tiếp tục ăn thịt dê tái chanh cùng vài món làm từ thịt dê khác.
Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông Nam lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được nhập BV bệnh Nhiệt đới TW cấp cứu.
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông Nam, bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó.
Lý giải về việc ăn tiết canh dê, lại bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, BS Cấp nói rất có thể, tại quán bán thịt dê đó, lượng thực khách ăn tiết canh dê lớn, mà mỗi con dê chỉ có một lượng tiết nhất định nên tiết lợn được lấy để pha lẫn tiết canh dê. Hoặc có thể là tiết canh dê nhưng pha vào dụng cụ trước đó dùng đựng tiết canh của con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Ngoài ra, theo bật mí của một cựu chủ quán bán tiết canh dê thì, phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn. 
Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn.
Thùy Dung (Tổng hợp)

PHIEN TOA XU NGUYEN VIET DUNG QUA HINH ANH































MỘT PHIÊN TÒA ÁP ĐẶT


LS Võ An Đôn

Sáng nay ngày 14/12/2015, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm mở phiên tòa sơ thẩm vụ án Nguyễn Viết Dũng, phạm tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Tòa án chỉ triệu tập duy nhất một mình bị cáo Nguyễn Viết Dũng đến tham gia phiên tòa, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nào đến dự phiên tòa để làm sang tỏ vụ án. Điều này hoàn toàn không đúng với qui định của pháp luật.
Tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Viết Dũng yêu cầu hoãn phiên tòa vì sức khỏe yếu không thể tham gia phiên tòa được. Cả 4 luật sư đều đề nghị thay đổi Chủ tọa phiên tòa và yêu cầu triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bị hại nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Riêng bị cáo Nguyễn Viết Dũng vì sức khỏe yếu từ đầu đến cuối chỉ ngồi im lặng nhắm mắt, không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào của Hội đồng xét xử. Điều đặc biệt là khi đứng trước tòa bị cáo Nguyễn Viết Dũng vẫn mặc áo có gắn lá cờ vàng ba sọc đỏ trước ngực bên túi áo bên trái.
Đến phần tranh luận Chủ tọa phiên tòa liên tục ngắc lời bào chữa của các luật sư, không cho tranh luận, cả 04 luật sư đều bị Chủ tọa nhiều lần cảnh cáo vì nội dung tranh luận không theo ý chí chủ quan của Chủ tọa phiên tòa. Sau ba lần bị cảnh cáo, Chủ tọa phiên tòa đã đuổi luật sư Lê Văn Luân ra khỏi phòng xử án, tất cả các luật sư còn lại thấy quyền bào chữa của mình không được bảo đảm nên đồng loạt đứng dậy bỏ ra về.
Sau khi chúng tôi bỏ về, thì được bố mẹ Nguyễn Viết Dũng cho biết, Dũng bị Tòa án quận Hoàn Kiếm tuyên xử 15 tháng tù giam.
Nếu Nguyễn Viết Dũng có kháng cáo, thì tất cả bốn luật sư của chúng tôi tiếp tục tham gia bào chữa ở phiên tòa cấp phúc thẩm.

Get paid to share your links!