Saturday, July 14, 2018
Mỗi cán bộ giàu là một tù nhân dự bị
Trước khi có luật An ninh mạng, với điều 88 và 258 BLHS thì mỗi công dân đều là một tù nhân dự bị. Nhưng ít ai biết, mỗi cán bộ công chức nhà nước cũng là tù nhân dự bị nốt, nếu giàu.
Các tinhhoa nửa mùa luôn tung giọng điệu mỗi khi bảo vệ quan chức tham nhũng là, "nếu mày ở vị trí đó, mày có ăn không?". Một kiểu ngụy biện cơ bản khi nhấn vào cái ngọn, lơ cái gốc, vấn đề không phải ăn hay không, mèo nào lại đi chê mỡ, vấn đề làm làm sao để con chuột thò tay vào thì nó sẽ bị tát vêu mõm. Và sâu xa hơn, làm sao để không phải tham nhũng mà vẫn đảm bảo được cuộc sống.
Công chức ở VN đang có một nghịch lý:
"Ai cũng có việc làm, nhưng không ai làm việc.
Ai cũng không làm việc, nhưng ai cũng có lương.
Ai cũng có lương, nhưng không ai đủ sống.
Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
Ai cũng sống, nhưng không ai hài lòng.
Ai cũng không hài lòng, nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".
Tiến sỹ Alan Phan sinh thời từng nói, "hãy đuổi việc 1/2 công chức nhà nước, và tăng lương lên gấp đôi", đó là cách tốt nhất để cải tổ bộ máy "sáng cắp ô đi, chiều cắp cặp về". Tuy nhiên, chuyện đấy sẽ không bao giờ diễn ra, vì đảng không muốn thế.
Với mức lương như hiện tại, quy định theo ngạch bậc, hệ số, tăng lương theo năm, mới vào làm thì hệ số tầm 2,68 (x 1.390.000 VND) thì sẽ có mức lương là 3,7 triệu, sau khi trừ một số loại bảo hiểm thì thôi coi như 3,5 triệu đi, chúng ta sống như thế nào với 3,5 triệu 1 tháng? Nếu cộng thêm phụ cấp hoặc thưởng này nọ, chắc không quá 4 triệu. Nghĩa là muốn mua 1 chiếc xe tay ga phải chi tiêu dè xẻn ròng rã 5 năm, nếu không ốm đau bệnh tật gì. Còn mua nhà thì quên lương đi, xin bố mẹ (nếu bố mẹ có) hoặc mua vé số còn có hy vọng hơn.
Thế nên mới có chuyện các quan xây biệt phủ bảo nhờ làm thối cả móng tay, đêm chạy xe ôm, ngày buôn chổi đót, mà chó nó cũng không tin.
Vì sao cơ chế lại thích duy trì một mức lương chết đói như thế, mà ai cũng muốn làm, cũng muốn vào cho nhàn, cho giàu. Là bởi muốn những con người trong guồng máy, những công chức, bắt buộc phải làm sai, nếu không làm sai thì phải chịu nghèo, mà đã làm sai thì sẽ là tù nhân dự bị, thích chém lúc nào thì chém, thích giết lúc nào thì giết. Giữa hai con đường, anh chọn đi, đa số đều chọn đường giàu (nếu có thể) và nuôi hy vọng là sẽ không tới lượt mình làm chốt thí. Vấn đề không phải là ăn gì, ăn ra làm sao, vấn đề là chọn đúng dây để bao che cho nhau khỏi bị xộ khám, lớn ăn đường lớn, nhỏ ăn đường nhỏ, bảo vệ ăn đường bảo vệ.
Gốc rễ là như thế, thì thêm một trăm cái lò của bác cả cũng vô nghĩa, công cuộc chống tham nhũng chỉ là hô hào, chém thằng này mọc lên thằng khác, ăn bạo hơn, kinh nghiệm hơn, kín kẽ hơn, vây cánh rộng hơn, chồng chéo hơn. Khi ở vị trí có thể tham nhũng, là sẽ trở thành tù nhân dự bị ngay lập tức, đảng muốn thế!
Bùi An
Vài lời với Tất Thành Cang và Lê Huyền Ái Mỹ.
Một lần nữa, tôi lại phải hạ cố nói về chị Lê Huyền Ái Mỹ, tổng biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM. Cũng thêm một lần nữa, tôi đành phải bớt chút thời gian vàng ngọc của mình để nói về Tất Thành Cang, phó Bí thư thành uỷ TP.HCM.
Trời đã sinh Tất Thành Cang, lại còn ném xuống cõi nhân gian này thêm một Lê Huyền Ái Mỹ.
Thật là một tấn bi kịch...
Trước tiên, phải nói về chị Lê Huyền Ái Mỹ. Dù đang mang danh xưng nhà báo - vốn phải giữ tâm thế độc lập, nhưng chính Lê Huyền Ái Mỹ lại thẳng thừng tuyên bố: "Nghề báo là làm chính trị. Dù đứng ở góc độ giới hay cơ quan nào cũng là nhận trách nhiệm chính trị".
Cho đến hôm qua tôi mới biết nhà báo Lê Huyền Ái Mỹ nói làm chính trị là như thế nào. Chị ta bắt tay, bám gót những quan chức bất hảo như Tất Thành Cang.
Và thật không thể tin được, trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Thăng Long thành vẫn miệt mài công cuộc đốt lò, thì tại phương Nam xa xôi, có những thanh củi lại mở tiệc tùng tưng bừng, ồn ào, náo nhiệt.
Ông Tất Thành Cang là người đã bị kết luận có sai phạm nghiêm trọng trong vụ chuyển nhượng khoảng 32ha đất công sản giá rẻ cho Quốc Cường Gia Lai tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và đang chờ án kỉ luật từ Uỷ ban kiểm tra Trung ương.
Thế nhưng, ông Cang lại cười như địa chủ được mùa trong một bữa tiệc linh đình, quy tụ khoảng 30 quan khách, nhà báo, mà ở đó ông là nhân vật trung tâm.
Bữa tiệc ồn ào ấy có sự xuất hiện của người viết báo làm chính trị Lê Huyền Ái Mỹ.
Một quan chức đang chờ án kỉ luật vì bán rẻ tài sản quốc gia cho doanh nghiệp tư nhân và một nhà báo từng phun lên trang báo những lời lẽ khinh miệt người dân nghèo, đã ăn tiệc cùng nhau. Hai cá nhân ấy, tối hôm kia, đã "bầy hùa" với nhau ăn ăn uống uống, mặt đỏ phừng phừng, kề vai nhau, bắt tay nhau thì thầm to nhỏ...
"Bầy hùa" là chữ nói về người dân trong bài viết "Tổn thương dân tộc", mà Lê Huyền Ái Mỹ phun vào mặt người đọc, nay tôi trả lại cho chị ta. Và đồng thời, tôi sẽ hào phóng, khuyến mãi cho cả ông Tất Thành Cang chữ "bầy hùa" ấy.
Họ cười trong bữa tiệc ấy. Họ cười sau khi đã ăn, đã uống. Có ai bị rơi vào cảm giác rằng cái kiểu cười ấy chẳng khác nào hắt cả thùng nước vào cái lò đang cháy không? Có ai bị cảm giác cái kiểu cười ấy là cười vào mặt một bộ phận những người dân có lương tri và hiểu biết đã phẫn nộ với họ thời gian qua không?
Ăn phè ăn phỡn rồi há miệng ra cười, cảm giác như thế nào, có lẽ người khởi sự công cuộc đốt lò, tức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ cảm nhận rõ hơn ai hết.
Riêng tôi thì thấy, chính họ - Tất Thành Cang và Lê Huyền Ái Mỹ, mới thực sự là những kẻ làm "Tổn thương dân tộc".
----
Hình: Báo Người tiêu dùng.
Bạch Hoàn
Subscribe to:
Posts (Atom)