Thursday, May 10, 2018

HỌ CÒNG TAY BẮT BÉ


Bé Quỳnh H. năm nay 13 tuổi, học lớp 7 tại TP Bà Rịa (tỉnh BR-VT, quê hương chị Võ Thị Sáu). Vào lúc 7 giờ sáng sớm hôm nay (9/5), khi bé H chuẩn bị đến trường để dự kỳ thi hết năm học thì lực lượng cưỡng chế hùng hậu cùng nhiều phương tiện hú còi inh ỏi đến chặn cổng nhà bé.

Mẹ bé vào nhà đổ xăng lên người đóng trái cửa cố thủ, bố bé cãi lý với biển người cùng tiếng còi hụ, còn bé và anh trai đứng nhìn ngơ ngác trong sợ hãi.
Bất ngờ, lực lượng Công an còng tay ba cha con bé H trước sự ngỡ ngàng của đông đảo người dân. Họ kéo 3 cha con bé lên xe rồi chở về trụ sở công an phường Phước Nguyên (TP Bà Rịa). Về phường, họ còng tay bé H. vào chân ghế như một tội phạm.
Với nhiệm vụ của một nhà báo, tôi ko can thiệp vào sự việc mà chỉ ghi nhận lại hiện tượng xảy ra. Đúng sai có công luận cùng pháp luật soi xét.
Với một con người, hình ảnh một bé gái mới 13 tuổi (lớn hơn con gái tôi 1 tuổi), tay bị còng, lôi xồng xộc như một tội phạm vì mấy chuyện đền bù giải tỏa của người lớn, làm trái tim tôi tan nát.
Hỏi A Hải, CVP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tại sao thế. A trả lời: Không có chuyện đó đâu anh. Tôi gửi hình, anh im lặng. Riêng ông Trần Vinh Quang (PCT TP Bà Rịa), Trưởng đoàn cưỡng chế và Công an TP Bà Rịa nợ nhân dân một câu trả lời.
Lý do chính quyền TP Bà Rịa cưỡng chế nhà bé ở, mời bạn xem tại đây:
Hoàng Tuấn



Source: The most interesting way to count money by Smallworld

LẠ: VỀ XỬ LÝ VỤ CÔ GIÁO ĐÉO


Đéo cửa miệng không thuộc hành vi bị xử lý của cô giáo đéo. Điều này không lạ, bởi nếu xử hành vi ngôn ngữ đéo của cô giáo đéo khác nào xử cả Hà Nội, thậm chí cả miền Bắc.
Có nghĩa là cô giáo đéo ai là quyền của cô, như mọi người vẫn đéo đầy đường. Nếu phạt cô, cô sẽ nói Hà Nội chỗ nào chẳng đéo?
Báo chí chỉ dám phê bình một từ trong chuỗi đéo của cô giáo đéo, từ "não lợn" mà cô giáo đéo dành cho học sinh. Có nghĩa là người ta chỉ thừa nhận đây mới là sự nhục mạ người học.

Hiện có thông tin Sở Giáo dục Hà Nội và cơ quan chức năng đã vào cuộc để thanh kiểm tra cả 3 chi nhánh trung tâm MST English của cô giáo đéo. Đồng thời cũng có thông tin cô giáo đéo đã bôi xóa để phi tang các biển hiệu quảng cáo.
Nhiều tờ báo cho rằng Trung tâm MST English là trung tâm dạy chui. Báo chí đánh giá rằng cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý mới có loại trung tâm chui như thế hoạt động giữa thủ đô!
Tôi thành thật khuyên các nhà báo rằng, nếu không biết gì về quản lý thì đừng viết.
Tôi khẳng định, trung tâm MST English không hề "chui" ở đâu cả. Chui là hoạt động bí mật. Chẳng hạn như các thầy cô giáo bị cấm mà vẫn lén lút dạy chui tại nhà. Đằng này cô giáo đéo có đến 3 chi nhánh trung tâm hoạt động công khai giữa thanh thiên bạch nhật, có văn phòng, phòng học khang trang, biển hiệu quảng cáo to đùng, lại có cả một website đăng ký tên miền hợp pháp.
Xin thưa, các thầy cô giáo dạy chui kín đáo đến mức không cho học sinh đi học bằng xe đạp, trước sau kín cổng cao tường mà cán bộ sở dục còn mò ra để bắt phạt. Rộng hơn, đối với hoạt động kinh doanh, một chị bán rau di động ngoài chợ hay bán hàng rong trên phố cũng không thoát khỏi con mắt cú vọ của nhân viên thuế vụ và an ninh phường. Làm gì có chuyện 3 chi nhánh trung tâm hiên ngang giữa thủ đô mà qua mặt được một lúc nhiều cơ quan chức năng: sở kế hoạch đầu tư, cục thuế, sở giáo dục???
Thời thực dân, chỉ có 2 thằng Min Đơ, Min Toa đi xe đạp tuần tra cả Hà Thành mà không con chó ỉa bậy nào thoát, các chủ nhân của chó thả rông đều bị phạt tiền để đóng vào nhà bank Đông Dương đang cạn ráo ngân sách. Bây giờ lẽ nào quản lý của ta kém hơn bọn thực dân?
Tôi không tin Trung tâm MST English của cô giáo đéo là trung tâm chui. Chui đằng trời!
Muốn mở một trung tâm dịch vụ giáo dục, chủ nhân phải đi qua 3 cửa:: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giáo dục, Cục Thuế, chưa tính phải qua phường sở tại để quản lý chuyên môn, báo cáo thu nhập và nộp thuế.
Xử lý bằng cách giải tán hay xử phạt là xong à? Phải thanh kiểm tra xem tính hợp pháp của Trung tâm cô giáo đéo, thời gian đã hoạt động bao lâu, thu chi thế nào. Nếu quả thật có hoạt động chui thì ai đã giúp cho nó chui lọt và chui bằng cách nào. Và đã gọi là chui thì lập tức khởi tố hình sự về tội trốn thuế, vì kinh doanh chui thì cũng như buôn lậu, nếu có nộp thuế thì nộp vào đâu và nộp cho ai?

Chu Mộng Long





Source: The most interesting way to count money by Smallworld

Chẳng chóng thì chầy, chuyện phải đến rồi sẽ đến mà thôi.


Hôm qua ngồi nghe nhỏ em nói chuyện với một bà da trắng từng là nạn nhân trong cuộc cách mạng của dân da đen Zimbabwe. 
Bà kể:
Khi những người nông dân nổi dậy, rất nhiều người da trắng là chủ các đồn điền bị giết ngay trên cánh đồng của gia đình mình. Chồng bả cũng bị chết trong tình cảnh ấy. Bà và lũ con thoát được là nhờ mấy mẹ con đang đi du lịch và kịp tị nạn lại đất nước New Zealand, rồi giờ sống luôn ở đó. Giọng kể của người phụ ấy vẫn chưa hết bàng hoàng, câu chuyện như vừa xảy ra hôm qua vậy.

Chợt rùng mình khi nghĩ đến cảnh trên 50 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ ở đất nước này sẽ tấn công vài triệu đảng viên để dành lấy tài sản và quyền lực. Khi ấy máu chắc chắn sẽ chảy thành sông, bởi bất công dồn nén tích tụ lâu ngày. 
Công bằng mà nói thì đám quan chức mê nhà cao cửa rộng, lâu đài nguy nga tráng lệ là đám người ngu dốt đến tận cùng (số đông này tập trung vào dân Bắc và Bắc Miền Trung). Những lâu đài ấy sẽ là tuyệt địa của chính gia đình họ. 
Chẳng chóng thì chầy, chuyện phải đến rồi sẽ đến mà thôi.

Trương Quang Thi


Source: What a very strange fish! by Smallworld

CHỦ TRƯƠNG MÙ!


Nhiều người biện hộ rằng,chủ trương của đảng luôn luôn đúng, nhưng trong đó chỉ có một vài cá nhân thực hiện sai. Ông đừng có thấy một vài con sâu đó mà đỗ lỗi cho cả hệ thống!!
Buồn cười! Trước hết ta phải xem đảng là ai, từ đâu hình thành nó? Có phải đảng là một tổ chức được tập hợp bởi nhiều đảng viên cộng lại? Và chủ trương của đảng có phải là chủ trương của đa số đảng viên kia, mà người đứng đầu đảng đại diện thực hiện? Như vậy, chủ trương đưa ra đúng, nhưng hầu hết các đảng viên làm sai thì có phải là chủ trương sai? Bởi, cái mớ lý thuyết đưa ra, cho là đúng đắn đó. Chẳng ma nào thực hiện được. Đúng không?

Ông bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng huỵch toẹt cho thấy cả một hệ thống trong đảng từ xưa đến nay đều phải tham nhũng, hối lộ, ăn cắp... Mới đủ sống. Ông nói: « lương bộ trưởng của tôi chỉ có 11.690.000/tháng. Vậy hỏi thật chúng ta có thể sống được được với đồng lương đó không»?
Đây là điều đứa con nít nó cũng thấy, chỉ có loại người quá cuồng đảng mới không nhìn thấy. Rõ ràng, lương không đủ sống thì tại sao họ có biệt thự, siêu xe, con cái du học trời tây như thế? Nói lên điều này, tức là ông bộ trưởng thừa nhận tất cả những người có chức, có quyền đều phải ăn cắp, tham ô mới sống được.
Như vậy, chủ trương của đảng đưa ra mức lương với cán bộ, công nhân, viên chức của mình chỉ bằng 1/10 so với các nước trong khu vực có phải là chủ trương đúng? Thử hỏi, với mức lương trung bình của 2 vợ chồng viên chức tầm 10 triệu đồng/ tháng thì làm sao đủ sống cả gia đình, con cái ăn học? Đừng trách tại sao nhân viên y tế vòi tiền bệnh nhân, thầy cô giáo vòi tiền học sinh, công an mãi lộ....
Ngày xưa chính phủ VNCH ban hành mức lương để công chức đủ sống cho cả gia đình. Con cái của công chức dưới 18 tuổi được hưởng lương, cho dù công chức đó có cả trên chục đứa con thì chính phủ cũng phải trả lương để cho chúng nó sống thì cha mẹ chúng mới yên tâm làm việc được. Nếu người vợ công chức đó không có việc làm thì chính phủ cũng trả lương luôn cho vợ họ. Và nếu, người vợ có việc làm, nhưng có con nhỏ dưới 6 tuổi, thì chính phủ phải trợ cấp tiền cho người nuôi con nhỏ. Bởi vậy, thời VNCH ông thiếu tá có khi ít lương hơn ông hạ sĩ, chàng kỹ sư độc thân lương ít hơn người gác cổng là chuyện bình thường.
Một chủ trương bắt người ta làm việc mà tiền lương trả cho họ chẳng biết họ sống có đủ hay không thì sao lại gọi chủ trương đúng? Riêng ngành giáo dục đã thấy rõ các thầy cô không thể sống nổi bằng lương. Và nhiều kỳ họp trôi qua họ hứa và hứa...Để đến hôm nay lời hứa vẫn còn bỏ ngỏ. Một cô giáo phục vụ trong ngành 37 năm, đến khi về hưu với mức lương 1,3triệu/tháng. Họ sống thế nào?
Tôi muốn nhổ vào mặt những tên nào luôn ca ngợi chủ trương của đảng là hoàn toàn sáng suốt! Chỉ riêng chế độ tiền lương bất cập này đã đẩy xã hội vào cảnh rối loạn. Mọi người, mọi ngành, mọi cấp phải ăn thịt lẫn nhau để tồn tại!
«Có thực mới vực được đạo». Người xưa đã khẳng định rồi.
Ngô Trường An



Source: Fighting fire or watering plants??? by Smallworld

Mất gì ở Thủ Thiêm?


Ngồi dự buổi tiếp xúc cử tri quá nóng hôm nay, mình đã thử note trên sổ tay những gì mà những người dân Thủ Thiêm đã mất. 
Quá nhiều, gần như là tất cả. 

Tuy nhiên, mất nhiều không chỉ là người dân, mà chính quyền cũng đã và đang mất. Rất nhiều. Cũng gần như tất cả.


Mất gì? 
Khi một người nói: “Tôi nghe lời ông cựu chủ tịch Võ Viết Thanh nói ông đau không chịu nổi khi sang xem cảnh giải tỏa đường Lương Định Của, tưởng như vừa qua một trận B.52, tôi rớt nước mắt khi nhớ cảnh nhà mình, xóm mình”. Chính mình là người trực tiếp nghe ông Thanh nói, lúc ấy mình cũng thấy buồn, thấy đau, nhưng không sao có thể đau bằng hôm nay. Vì sao vậy? 
Vì tiếp lời là người thứ hai: “Ông Thanh chia sẻ với dân, chúng tôi cảm ơn lắm, nhưng ông chưa hiểu hết rồi. Bom B.52 có dội xuống thì sau đó chúng tôi vẫn còn có thể bới gạch vụn để cắm lên một mái lều. Còn sau khi Q.2 giải tỏa, cả mấy khu phố, mấy phường của chúng tôi không còn đất, không còn nhà. Gia đình chúng tôi lang thang, vất vưởng”. 
Mình đã giật mình. Quả vậy. Trước buổi tiếp xúc cử tri, mình đã gặp những người dân Thủ Thiêm trên bãi trống cỏ hoang, cắm túp lều nuôi gà nuôi vịt thả rông. Mình đã gặp bà lão còng lưng bứt cọng rau muống trên vũng nước mưa về nấu bữa trưa quấy quá. Những bãi những vũng trước đó vài năm còn là khu dân cư sầm uất...

Mất gì? 
Một người nói: “Nhà tôi mặt tiền đường Lương Định Của, giá thị trường 200tr/m2. Chính quyền bồi thường 18tr/m2, ưu tiên cho xuất mua chung cư tái định cư giá 20tr/m2. Vậy đó, tôi mất nhà, mất chỗ làm ăn buôn bán, lại phải mang nợ thêm 2tr/m2 nhà. Mà nhà tôi thì ở ngoài ranh qui hoạch, không tin thì mở bản đồ ra xem”. 
Hầu hết những người dân hôm nay đều khẳng định như vậy: “Nhà tôi ngoài ranh qui hoạch. Bản đồ chứng minh đây...”. Còn chủ tịch quận 2 thì nói: “Vấn đề trong hay ngoài ranh thì quận chưa trả lời được, chúng tôi chờ trả lời của Thành phố rồi mới giải quyết được khiếu nại của bà con”. Chưa trả lời được nhưng nhà của dân đã bị giải toả rồi. Giải tỏa trắng. Câu trả lời của chủ tịch quận chưa dứt, dưới các hàng ghế hội trường hàng loạt người đã bật dậy kêu khóc phẫn nộ...

Mất gì?
Hàng chục người, đàn bà lẫn đàn ông uất nghẹn, khóc nghẹn khi kể câu chuyện của mình. Cũng có người bình tĩnh: “Chúng tôi không quá khích, không bức xúc, không phản động, không mơ hồ. Chúng tôi chỉ muốn đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình bằng pháp lý, bằng văn bản, bản đồ, sơ đồ. Chúng tôi tự tin tranh luận với bất kỳ ai, cấp nào...”. Nhưng nhiều hơn là những người bức xúc: “Tôi đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình qui hoạch và chỉnh sửa qui hoạch, xây dựng và đấu thầu, giải tỏa và cưỡng chế ở Thủ Thiêm, nhưng không được để thành phố làm, tôi không thể tin tưởng. Phải là trung ương vào làm, Quốc hội cùng với dân lập ban giám sát”; “Tôi không thể tin ai trong cấp chính quyền quận 2”; “Những điều oan sai đã diễn ra ở Thủ Thiêm này, đi tù không đủ để đền tội”...

Mất gì? 
Ngồi nghe những người đàn ông, đàn bà nối nhau thuyết trình việc riêng việc chung, văn bản, quyết định, bản đồ, sơ đồ rành rẽ hơn một luật sư, chợt nghe xót ruột. Bao nhiêu tâm sức, thời gian, mồ hôi, nước mắt, tiền bạc và máu của họ đã đổ để trở thành luật sư cho chính mình. Những tâm sức, thời gian đáng lẽ được dành cho sự nghiệp, gia đình, dành để tập thể thao, đi du lịch, để đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh. Cuộc đời bao người, cuộc sống bao gia đình đã phải thiệt thòi những ngày hạnh phúc. Cuộc sống xã hội đã phải thiệt thòi bao nhiêu con người tràn đầy năng lượng, tràn đầy những hành động tử tế, tốt lành, làm đẹp cho đời. Thay vào đó là những luật sư bất đắc dĩ đầy bức bối, những đoàn người khiếu kiện, biểu tình năm này tháng nọ...

Mất gì? 
Dẫu không lạ gì với việc tiếp những người dân đang uất ức vì cho rằng mình bị oan sai, nhưng buổi tiếp xúc cử tri ở Thủ Thiêm hôm nay quả là làm mình căng thẳng thần kinh. Thầm thán phục bà đại biểu Quốc Hội kiêm Phó Bí thư ngồi trên ghế nóng. Bao nhiêu câu cay đắng nhằm vào bà. “Bà đã từng khuyên dân chúng tôi nên hy sinh một chút đất để con cháu được hưởng một cuộc sống mới, tương lai mới trên đô thị mới. Thế rồi hôm nay thấy cả con cháu chúng tôi cũng đang vơ vất trong khu tạm cư, cũng phải hy sinh, bà có ray rứt không?”; “Hai nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội ở Thủ Thiêm, bao nhiêu lời bà đã hứa, bao nhiêu cảnh khổ bà đã nghe, đã chứng kiến? Bà đã làm gì để xứng đáng với lá phiếu của chúng tôi?”; Và mạnh mẽ hơn nữa: “Bà có giải quyết cho dân được không? Nếu không, nghỉ đi cho người khác làm”... Người dân vừa nói vừa khóc. 
Và bà thì rất bản lĩnh: “Cô bác giận, bức xúc, nói nặng đến đâu tôi cũng nghe được. Chỉ lo cho sức khỏe cô bác, giận quá cũng mệt lắm...”.

Mất gì? 
Đất đai. Tài sản. Sinh kế. Yên bình. Tương lai. Hy vọng. Uy tín. Niềm tin.... 
Gần như tất cả. 
Với tất cả.

Huong Quynh




Source: The most interesting way to count money by Smallworld

Get paid to share your links!