Sunday, August 14, 2016

DÂN OAN HÒA HỘI THÁCH ĐỐ BẠO QUYỀN

Sáng nay 14 tháng 8 hàng chục Dân Oan xã Hòa Hội huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vì quá phẫn uất đã kéo nhau vào phản kháng và nhổ hết những cây tràm mới trồng của bọn quan chức Lâm trường Xuyên Mộc.
Bọn lâm trường xua một lực lượng đông đảo côn an huyện côn an xã xông ra trấn áp dẹp tan.

Từ khi dân xã Hòa Hội bị cướp chiếm hết ruộng đất là nguồn sống vào năm 1992 tới nay, họ sống rất cơ khổ tăm tối không có tương lai. 
Nay khốn khó cùng quẫn quá sức chịu nên họ đã liều mạng kéo nhau tới Lâm trường Xuyên Mộc mà phản kháng quyết liệt.
Vùng ruộng rẫy rộng hàng chục ngàn mẫu này là công lao của người dân xã Hòa Hội đã đổ bao mồ hôi nước mắt để khai hoang rừng già thành ruộng rẫy từ năm 1976 là khi họ bị tà quyền ác đảng CSVN đuổi ra khỏi Sài Gòn rồi đày đi Kinh Tế Mới.

Vào năm 1992 cán bộ quan chức Việt cộng tại huyện tỉnh thấy vùng đất ruộng rẫy này là một miếng mồi quá ngon phải bằng mọi cách để cướp chiếm lấy thì chúng đã đặt bày ra đủ thứ dự án kế hoạch gọi là để phát triển kinh tế rồi lấy cớ đó thu hồi tất cả ruộng rẫy của dân xã Hòa Hội.
Từ nhiều năm qua dân xã Hòa Hội đã liên tục khiếu kiện lên các cấp. Bọn cầm quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thấy dân kiên trì khiếu kiện thì bày mưu đánh lừa dân bằng cách giả bộ ra quyết định thu hồi lại vùng đất đó của Lâm trường Xuyên Mộc để chia cho dân nghèo. Phải nói rõ, chúng nói lấy lại đất Lâm trường Xuyên Mộc cướp chiếm của dân xã Hòa Hội để chia cho dân nghèo, chớ không phải để trả lại cho dân xã Hòa Hội là những người đã tốn bao công lao khai khẩn từ rừng thành ruộng rẫy.
Nhưng rồi vùng đất hàng chục ngàn mẫu đó cũng không được thu hồi để chia cho dân nghèo như bọn cầm quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói, mà để âm thâm để cho Lâm trường Xuyên Mộc tiếp tục khai thác bằng trồng cây chàm.

Cuộc tranh đấu giành lại nguồn sống của Dân Oan xã Hòa Hội đã ròng rã từ hai mươi mấy năm nay nhưng Dân Oan thì thấp cổ bé họng lại ô hợp mà bọn quan chức tà quyền tại địa phương thì câu kết chặt chẽ với nhau từ tỉnh đến huyện đến xã, chúng lại có súng có côn an nên Dân Oan vẫn luôn là người chịu thua thiệt, chẳng những họ chưa đòi lại được chút nào những ruộng đất họ đã bị cướp chiếm mà còn luôn bị tà quyền ác đảng trấn áp dẹp tan.
Bọn cán bộ quan chức huyện tỉnh đang khai thác hàng chục ngàn mẫu đất của Dân Oan Hòa Hội kia hiện rất giàu có, chúng tiền rừng bạc bể, sống xa hoa tiêu xài hoang phí như những bà chúa ông hoàng.
Còn Dân Oan bị cướp chiếm nguồn sống thì vô cùng khốn khổ, sống trong tăm tối không có ngày mai vì hết đường mưu sinh.
Việt Nam ngày 14-8-2016
FB Ngọc Anh Trần

THÂN PHẬN BÁC VÀ CÁI ĐÁM CON CHÁU CÔ HỒN!!

ảnh mang tính minh hoạ
Quê hương tôi thật ra là ở ngoài Bắc, Nhưng vì Bố Mẹ tôi ăn ở không hợp với bác, nên khi bác về ở Bắc, thì Bố Mẹ tôi phải di cư vào Nam; ngày ấy tôi còn bé tí ti, nên tôi xem chuyện đó cũng bé như cái bộ óc tí ti của tôi vậy. Kể cho đến bây giờ tuy đã lớn, nhưng chuyện ở Bắc hay ở Nam đối với tôi vẫn là chuyện nhỏ vì với tôi, không còn chuyện Bắc hay Nam nữa mà là chuyện của cả một dãy hình chữ S. Ai đó đụng vào cái dãy đất này, tôi mới xem đó là chuyện lớn.
"Quan hệ" của gia đình tôi với bác chỉ có vậy, "nghe nói" ... bác không có con, nên tôi không thể nào là cháu của bác được, sở dĩ tôi xưng bác bằng"bác" bởi tôi muốn cái đám cháu "bá vơ" của bác hiểu nhanh là tôi đang đề cập đến ai...thế thôi!!

Tôi thực ra đến nay vẫn chưa biết nhiều về bác...Riêng việc bác "ngự" ở Bắc, Bố Mẹ tôi phải vào Nam như tôi đã đề cập, tôi xem chỉ là chuyện bình thường...tôi không ghét bác; và tất nhiên với riêng tôi và bác , bác cũng chẳng có gì để cho tôi thương (thật lòng đấy). Ấy thế mà bác cũng có phước, có lắm đứa về sau này mũi dãi chưa sạch, chả biết bác là ai mà chúng thương bác lắm đấy; lúc nào chúng cũng làm theo gương bác, rồi nào là vâng lời bác dạy...v..v...
Nhưng nói gì thì nói chứ không biết bác có đủ "thiêng" để hiểu được chúng đang lợi dụng bác để lừa phỉnh người khác không?!
...Thứ nhất, chúng nói là vâng lời bác, thế mà chỉ mỗi lời di huấn của bác vào cuối đời là được hỏa táng, tro cốt chia làm 3 phần, đem lên đồi núi ở cả 3 miền, nơi dân cư dễ dàng lên thăm viếng. Đơn giản có thế; mà có đứa nào nó nghe lời bác đâu?? Nó lấy cớ bảo là theo tâm tư, nguyện vọng của nhân dân...mả cha nó; xưa nay nó xưng đảng của nhà chúng nó là thần thánh; thần thánh nào mà chịu nghe dân đen?!!
Xưa nay, phong tục tập quán chôn cất trên thế giới, thông thường thì có Địa táng, Hỏa táng, Thuỷ táng, Điếu táng, Động táng...thế mà nó có để bác vào cái táng nào ra cái táng nào đâu!! Chúng! một tập đoàn CS, một bọn chuyên đi ăn xác chết, nó lợi dụng cả những cái xác, cái xác đó xưa kia bất kể của ai; nhưng chúng có biết đâu cứ khiêng ra khiêng vào, tẩy lên rửa xuống, động mồ động mả làm sao chúng khá được...đấy một khối lớn mạnh như thế đấy, bây giờ còn lại mấy thằng?? đứa khôn thì đã nhận thấy, cũng đã ăn năn; Đứa ngu lâu, ngu dai tới giờ vẫn chưa chịu sáng mắt...

Giờ tới thằng "tưởng thú" này, nó đang lên kế hoạch để "xài" bác về lâu về dài; nhưng nó có biết đâu nó "xài" bác nhiều quá, nên nay cứ nghe đến đúc tượng bác, dân người ta không còn "phấn khởi" như trước nữa, mà người ta lại nghĩ đến cái đói; vô tình nó đã "vật chất hoá" hình tượng của bác trong suy nghĩ của người dân. Nhưng nói bác đừng lo, ngày giờ của nó cũng gần kề rồi; nếu ngày ấy đến, (nếu tôi được quyền quyết định) bác sẽ được yên nghỉ vĩnh viễn, thằng Bắc bé tí ti ngày xưa suy nghĩ là vậy, không ai tiểu nhân, hèn hạ đi xử dụng cả những cái xác như chúng nó đâu!! tất cả mọi đúng sai lịch sử sẽ quyết định, không một ai có thể thay cho!!
Fb Kinh Nguyen

Chuyện học ngoại ngữ



ảnh mang tính minh hoạ
Thấy mọi người nô nức đi học ngoại ngữ anh con nhà giàu nọ cũng xin vào học một lớp dạy tiếng Anh. Suốt buổi học anh ta ngồi nghe giảng cứ như vịt nghe sấm. Sau buổi học đầu tiên anh ta chỉ nhớ được mỗi một từ tiếng Anh "go". Tuy thế anh có vẻ phấn khởi lắm. Về đến nhà anh hí hửng đọc to từ ngoài cổng có ý khoe với mẹ và em gái là đã biết tiếng nước ngoài:
- Gâu... gâu... gâu... 
Bà mẹ và cô em gái chạy ra ngạc nhiên. Hỏi gì anh ta cũng lắc đầu và không ngừng: "gâu... gâu... gâu...". Con chó đang ngủ nghe thấy lập tức bật dậy "gâu gâu" sủa theo. Chị hàng xóm sang chơi thấy thế tưởng là anh ta bị mắc bệnh liền hỏi thăm. Bà mẹ buồn rầu bảo:
- Khổ quá! Thằng con tôi đi học ngoại ngữ. Có lẽ nó vào nhầm lớp dạy tiếng cho... chó hay sao ấy mà từ lúc về nhà đến bây giờ nó cứ "gâu... gâu... gâu..." liên tục như thế này mãi! Nguy quá chị ạ!

FB Nguyễn Thị Thái Lai

NGƯỜI HÀ NỘI… KHÔNG GỌI NGƯỜI SÀI GÒN LÀ NGƯỜI “HỒ CHÍ MINH” !!!

alt


Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn


Vô tình đọc được bài cảm nhận của một người Hà Nội viết về người Sài Gòn sau một thời gian anh ta ở đây. Ban đầu anh ta thấy Sài gòn thật xô bồ, chật chội. Nhưng khi gắn bó ở đây một thời gian, anh ta yêu Sài Gòn lúc nào không hay biết.
Bài viết thật hay và đúng như những gì anh ta cảm nhận. Sài Gòn:
Tôi bước chân xuống Tân Sơn Nhất lần đầu cũng đã lâu. Đi taxi về công ty tôi – đường phố đông đúc nhưng mọi người đi có thứ tự. Những tòa nhà cao ốc be bé nằm sát nhau trên đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ khiến tôi nghĩ Sài Gòn thật xô bồ, lộn xộn. Thế mà từ đó đến giờ đã yêu mất Sài Gòn và người Sài Gòn.
Người Sài Gòn có vài món ăn quen, món đặc biệt nhất là Cơm Tấm. Sáng Cơm Tấm, tối đêm Cơm Tấm. Lâu đi nhậu về là lại thèm một dĩa cơm sườn bì chả, ghé vào vỉa hè, ăn rồi mới leo lên giường ngủ được.
Người Sài gòn sáng cafe ăn sáng vỉa hè, cafe nhạt, kèm theo bình trà và vài ba tờ báo ngồi dưới những hàng cây cao nhìn dòng người qua lại. Đồ ăn sáng Sài Gòn cũng đơn giản, bánh canh, hủ tíu, phở Bắc, phở Hoa, món nào vỉa hè cũng ngon, ngu nhất là ghé vào mấy quán trong nhà, có thương hiệu vì mắc chết mẹ
Người Sài Gòn không có khái niệm đại gia hay đẳng cấp. Một ông chủ đi mẹc cũng vẫn ngồi vỉa hè ăn, nhậu chứ không cần phải thể hiện đẳng cấp đại gia. Những chàng trai, cô gái sành điệu vẫn ăn hàng cùng với những người lao động chứ không phân bì. Miễn là đủ tiền để trả không có người ta đánh cho nhừ xương.
 Người Sài Gòn có món nhậu, vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, có tiền cũng nhậu, hết tiền càng phải nhậu. Giầu thì uống rượu Tây, bình dân thì Ken, Sài Gòn đỏ, Tiger (chỉ dành cho những ông già tầm 60 -bữa nào kể cho nghe ), nghèo thì Ngọc Dương, Chuối Hột và vài trái xoài.
 Người Sài Gòn không nhậu trưa, chỉ có nhậu từ tối – đêm – sáng. Dân nhậu có câu “Tình thương mến thương”, thấy bàn bên cạnh có anh chàng nói chuyện vui, sang cụng cái, bàn bên kia có cô bé dễ thương đi một mình sang cụng một cái. Cụng qua cụng lại một lúc lại sắp vài bàn vào làm một. Zô là zô là zô là zô. Nhiều người cứ nghĩ rằng nhậu nhẹt ở Sài Gòn là bê tha – người Sài Gòn không thế. Nhậu là chia sẻ, là giải tỏa những gì còn đọng trong ngày, có chút hơi men uống vào cho quên. Sáng dậy lại hòa mình vào cuộc sống và quên đi những chuyện cũ.
alt
 Người Sài Gòn yêu nhau cũng lạ, không cần phô trương, thương là đến với nhau. Quen nhau từ bàn nhậu, quen nhau ở quán cafe, quen nhau trong thang máy…cứ thích là nhích thôi. Người ta thương nhau, về với nhau là để thế giới bớt đi hai người cô đơn (thế mà anh vẫn cô đơn thế này ) Yêu Gái Sài Gòn không cần phải tỏ tình, cứ rủ đi cafe vài bữa, cho nắm tay, đi xem phim cho thơm, thế là thành bà xã…Tình yêu cũng có hợp tan, nếu hết thương nhau thì lại nhậu, cafe, xem phim…và thêm một mối tình mới.
 ….Cuối cùng, người Sài Gòn là gọi chung cho những người sống ở Sài Gòn, người Sài gòn gốc thì bị Nguyễn Ánh chiếm đất đuổi đi, người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn người Hà Nội , người ….….
PHAN NGUYÊN LUÂN… thực hiện

KÊBAR, DÒNG SÔNG ĐỊNH MỆNH

(Ảnh chụp các phế tích bên dòng sông Kebah – Chebar, 
một nhánh nhỏ của sông Euphrates,
xưa thuộc Đế Quốc Babylon, nay thuộc nước Iraq )

‪#‎GNsP‬ (14.08.2016) - Thời gian gần đây có quá nhiều sự kiện quan trọng xảy ra trên đất nước này, tránh né thế nào cũng không che được cặp mắt, bịt được đôi tai. Những sự kiện không chỉ là những biến động xã hội cho bằng sức ảnh hưởng vượt xa nhiều thế hệ, Sự việc cá chết ở vùng biển của 4 tỉnh miền Trung là thì dụ điển hình. Khi tháng 4 xảy ra hiện tượng cá chết, người ta còn sử dụng báo đài để bịt miệng bằng cách không một tờ báo nào đăng tin liên quan, mọi thông tin truyền đi trên mạng xã hội bị ghép tội là lề trái, là tuyên truyền chống phá Nhà Nước. Đến khi không thể bịt được nữa thì người ta lại lái thông tin theo một hướng khác. Hàng loạt quan chức cao cấp có đến hàm bộ trưởng bày trò ăn thủy hải sản và tắm biển để khẳng định… biển sạch. Cuối cùng thì sự thật phải phơi bày ra, cái nguy hiểm chết người của các chất độc được chính thủ phạm nhìn nhận, loại chất độc thải ra Biển Đông sẽ gây tác hại cho nhiều thế hệ loài người có liên quan đến biển.
Trước đó và đã lâu, dân oan từ khắp các nơi kéo về các thành phố lớn khiếu kiện, họ nằm la liệt ở các trụ sở tiếp dân, tạm trú trong các công viên, sống lây lất trên các vỉa hè. Thỉnh thoảng lại nổ ra các cuộc chống đối mang tính bạo lực, các nhân viên công lực tổ chức thành mặt trận để vây đánh, người dân lắm kẻ u đầu sứt trán, kể cả tử thương, rồi hàng loạt án tù nặng được tuyên cho những người mang tội vi phạm luật điều 88, điều 258… Đó đây xuất hiện các cuộc tự thiêu, thắt cổ tự tử, để bày tỏ thái độ uất ức, bất mãn với các quyết định xử lý của nhà nước.
Cao điểm là các sự kiện ở Biển Đông, việc Tàu Cộng bồi đắp các quần đảo chiếm được của Việt Nam, xây dựng các công trình quân sự và dân dụng, tung các tàu chiến, tàu hải giám, kể cả tàu đánh cá ra Biển Đông, đe dọa, tấn công, đâm chìm các tài đánh cá Việt Nam, thậm chí ra lệnh cấm đánh bắt cá ngay trong hải phận của Việt Nam. Chỉ trong mấy năm gần đây đã có hàng ngàn ngư dân bị tử nạn trên biển hoặc mất tích. Trên bờ, các cuộc biểu tình chống Tàu Cộng ở hai thành phố đầu đất nước bị đàn áp mạnh mẽ, những hình ảnh đánh đập, bắt bớ, gian cầm… truyền đi với tốc độ chóng mặt trên mạng.
Quá nhiều điều không hay chút nào xảy ra trên đất nước này. Đứng trước những biến cố đó Hội Thánh Việt Nam nói gì ?
- Năm 2002, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ( HĐGMVN ) đã có thư cho Nhà Nước Việt Nam, nêu quan điểm đòi hỏi bức thiết xóa bỏ cơ chế bất công tha hóa con người.
- Năm 2008 trong văn bản có tên Quan Điểm, HĐGMVN nói về đất đai khiếu kiện kéo dài, không được giải quyết thỏa đáng, đề cập đến quyền tư hữu phải có, cũng trong văn bản này, Hội Thánh đề cập đến sự gian dối và bạo lực có mặt ở khắp nơi, tàn phá xã hội.
- Năm 2013, trong thư góp ý sửa đổi Hiến Pháp, HĐGMVN đã nói về những quyền căn bản của con người, quyền làm chủ của nhân dân, đã đề nghị bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái nào, nhấn mạnh đến quyền tối cao của Quốc Hội do dân bầu ra, xác định nguyên tắc “Tam Quyền phân lập”.
- Năm 2014, trong văn bản Nhận Định về Biển Đông, Chủ tịch HĐGMVN đã chỉ ra Tàu Cộng với những hoạt động trái phép ở Biển Đông có nguy cơ gây ra chiến tranh, những hiệp ước giữa hai đảng Cộng Sản ký kết không mang lại lợi ích gì, ngược lại, đẩy Việt Nam vào tình trạng lâm nguy.
- Năm 2015, trong nhận định và góp ý Dự Thảo 4 luật Tín Ngưỡng, HĐGMVN cho rằng Dự Thảo đi ngược Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, là một bước thụt lùi so với quá khứ và mạnh mẽ đề nghị soạn lại theo xu hướng tự do, dân chủ và tiến bộ.
Trong tuần lễ 19 Thường Niên vừa qua, liên tục bài đọc một trong Thánh Lễ hàng ngày chúng ta nghe đọc trong sách Edêkien, câu chuyện tiếp nối từ chương 1 đến các chương tiếp theo. Năm 586, thành Giêrusalem bị tàn phá cùng với thể chế Do Thái bị vỡ vụn. Dân bị phát lưu đày, bị tước hết mọi khả năng chính trị, chỉ vì dân ấy đã dấn sâu vào con đường tội lỗi đánh mất ân sủng của Thiên Chúa, gian dối trong cách ăn nết ở, thỏa hiệp với ngoại bang, thờ các thần ngoại giáo, tước mất quyền sống của người nghèo, gây bất công lan tràn mọi nơi. Edêkien trong nỗi đớn đau của một tư tế, mất nước, mất đền thờ, bên bờ sông Kêbar của dân ngoại Babylon, kiên nhẫn thi hành sứ vụ: “Hỡi con người, đứng dậy, đi đến nhà Israen và người sẽ nói với nó qua các lời của Ta”.
Chẳng lẽ đến lúc câu chuyện cuộc đời vị Ngôn Sứ này, câu chuyện bên dòng sông Kêbar lại trở thành định mệnh ngay trên chính đất nước chúng ta ?
Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 13.8.2016

FB Tin Mừng cho người nghèo

CHUYỆN CON NGƯỜI


Trong đoàn thể thao đi dự Olympic Rio 2016, đã không có bác sỹ đi cùng khiến cả thế giới kinh ngạc và một số huấn luyện viên cũng phải vắng mặt vì nhiều quan chức đã tranh suất sang đó mà theo họ giải thích là chỉ để "giám sát và quản lý".
Toà nhà hình trái bắp trị giá 2000 tỷ đồng làm trung tâm hành chính ở Đà Nẵng mới đưa vào sử dụng không lâu và lại có kế hoạch di dời trụ sở ra chỗ khác vì lo cán bộ bị thiếu oxy khi ở nhà kính trái bắp đó.
Một người tử tù oan đến 43 năm vừa được giải oan và xin lỗi công khai ngày hôm qua. Nhìn ông đã già lọm khọm mà thấy đời người thật lắm trớ trêu, bất hạnh và cơ cực hơn nhiều lần ông Chấn, ông Nén hàm oan cách đây ít hôm. Nỗi oan khiên nếu trót rơi vào ai thì biết bao giờ mới tìm được công lý. Trong khi người ta nhìn vào vụ án mà bị cáo tố cáo thư ký toà vòi vĩnh chạy án thì bị xử nặng hơn từ 09 tháng lên 48 tháng tù giam. Trước đó ắt hẳn người ta cũng chưa quên 2 nhà báo của Báo Tiền phong chuyên chống tiêu cực bị bắt giam. Ông Trần Minh Lợi ở Đắc Nông sau nhiều năm chống tham nhũng bỗng vướng vòng lao lý.
Những chiếc điện thoại cùi bắp của một người làm ăn chân chính, đàng hoàng thì xém chút nữa cũng khiến anh này trở thành tội phạm trong mắt công an, làm ăn lương thiện bỗng chốc trở nên nguy hiểm chưa từng có, đặc biệt sau vụ quán cafe Xin chào ở Bình Chánh và chiếc Chòi vịt cũng ở huyện này.
Dân tình kinh hoàng vì thảm sát 4 người ở Lào Cai, có cả trẻ nhỏ và người già. Và cũng chính tỉnh này đã có công văn cảnh báo về tình trạng bắt cóc người để mổ lấy nội tạng mua bán. Nhưng sau đó Bộ Công an lại phủ nhận rằng "việc bắt cóc để mua bán nội tạng" là do "lỗi đánh máy". Bên cạnh đó, người dân phẫn nộ vì xe cứu thương gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy. Rồi chuyện hai cảnh sát giao thông bị cố ý tông xe gây thương tích nặng mà chưa tìm được kẻ thủ ác.
Formosa đầu độc khắp nơi, từ chất độc lỏng xả thải ra biển, đến chất thải rắn chôn giấu trên đất ở nhiều tỉnh thành, sắp tới là 06 ống khói nghi ngút trời cao với hàng triệu tấn khí thải đen ngòm độc hại mỗi năm bao phủ bầu trời xứ này. Vậy mà họ, chỉ phải bồi thường 500 triệu Mỹ kim, trong khi lại được miễn thuế và bồi thường thiệt hại vụ biểu tình năm 2014 với số tiền lên đến hơn 450 triệu đô. Hai con số ngang bằng cán cân gánh cho nhau.
Nhà báo đi điều tra chống tiêu cực thì bị đe doạ giết. Mẹ cháu bé ở Bà Rịa Vũng Tàu tố kẻ 76 tuổi ấu dâm con gái mình cũng lâm vào cảnh tương tự khi liên tiếp bị đe doạ có án mạng xảy ra. Một xã hội đầy bất trắc và quá nhiều kẻ lộng hành ngang ngược, thách thức và coi thường pháp luật.
Chuyện lên báo của quan chức và với câu nói "người ta chơi tôi", đã thể hiện rằng ngay cả chính những người nắm quyền cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nào đó từ "kẻ ném đá giấu tay" phía sau.
Xã hội, nếu không có chính quyền minh bạch, nghiêm khắc và trọng pháp trị thì sẽ dẫn đến những thảm hoạ về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội, dù ở bất kỳ vị trí nào, mà càng có quyền lực người ta càng dễ bất chấp mà làm liều để đạt mục đích của mình.

Lê Luân

CÁO ÁN

ảnh Internet
Một tay quan lớn làm tới chức thượng thư bộ lễ một bộ, tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng từ ngân khố nhà nước.
Khi về hưu, bị phanh phui ra, ông này và vài vị khác cùng bị khởi tố tội tham ô và nhận hối lộ. Tuy nhiên, sau khi ôm một hòm vàng ròng trị giá tới 4 ngàn lượng lên cửa sau gặp các quan chấp pháp, ông này lại hồ hởi vui vẻ ra về và trên tay cầm một tờ giấy là "quyết định đình chỉ vụ án, đình tố bị can", nhưng chỉ dành riêng cho ông cựu thượng thư này với lý do:
- Khởi tố nhầm do lỗi đánh máy.

Có bị cáo khác trong vụ án biết được sự việc trên, liền nhanh nhảu tố cáo việc làm sai trái đó tới thư ký của vị quan toà xử nơi công đường để mong lập công chuộc tội mà được xử nhẹ trong phiên điều trần sắp tới, thì thư ký này đã vòi vĩnh tiền chuộc với lời hứa sẽ thoát tội mà được tha bổng. Nhưng vì nhà nghèo quá nên bị cáo này đã lén lút lên gặp các quan chấp pháp để tố cáo hành vi phạm pháp trên, và tức khắc bị cáo này sau đó đã bị tăng nặng hình phạt để làm gương mà răn đe với đám dân chúng trong thiên hạ.
Bộ hình lập tức ra phán quyết và công báo tới toàn dân:
- Tất cả đều đúng quy trình.
FB Lê Luân

Đúng là tối om, hơn cái âm hộ chị Dậu.


Thanh Hoá là tỉnh do có quá nhiều cán bộ bị thừa thãi, như một loạt phó giám đốc sở vượt biên chế, thừa 161 phó chủ tịch xã, một ông giám đốc sở tự ý tuyển dụng hơn 3.700 công chức bất chấp luạt pháp, nên có lẽ việc tận thu và "cướp bóc" bằng chính sách hà khắc không có gì khó hiểu khi thực hiện biện pháp đánh "sưu cao thuế nặng" mà người dân cả nước vừa được chứng kiến, chúng còn xông đến nhà người dân không có tiền nộp thuế để "siết nợ" đến cái giường ngủ của hai mẹ con nhà này. Hay không đủ tiền nộp phí, hộ gia đình liệt sỹ bị cắt chế độ "hộ nghèo". Rồi bệnh viện làm từ thiện phát thuốc miễn phí cho người bệnh thì bị phạt 20 triệu đồng.
Nó giống với chuyện "Cái đêm hôm ấy...là cái đêm gì" của ông Phùng Gia Lộc viết đầu những năm 1980s.
Chúng bóc lột đến tận xương tuỷ của người dân đen ở tầng lớp khốn cùng và ít cơ hội sống cũng như tìm kiếm việc làm nhất của xã hội. Đến mức ở Hà Nam có một người già dù đã chết nhưng không được chôn chỉ vì còn nợ thôn hơn 1 triệu đồng.

Đúng là tối om, hơn cái âm hộ chị Dậu.
FB Lê Luân

Những điều không thể hiểu nổi

Dưới chế độ độc đảng toàn trị, người dân luôn sống trong trạng thái mờ mờ ảo ảo, không biết đâu là sự thật. Khi nói về chủ nghĩa xã hội, nguyên Bộ trưởng đầu tư Bùi Quang Vinh từng than thở: "Nó có tồn tại đâu mà mất công đi tìm?". Làm sao có thể "mở rộng dân chủ" dưới chế độ cộng sản độc đảng trong cuộc sống vì cộng sản đối lập với dân chủ như nước với lửa. Chế độ toàn trị che dấu mọi thứ, không có gì là chân thực, công khai, minh bạch cả. Có những chủ trương, chính sách phi lý, không giống ai, trái luận lý, phản khoa học, ngược với lẽ phải mà vẫn cứ nói bừa, làm ẩu, bất chấp lý sự và tình cảm thông thường. Đã vậy lại hay hứa hẹn suông, nói một đằng làm một nẻo.
Xin kể vài ví dụ. Năm 2013, Bộ Chính trị cho biết sẽ ra tay chống tham nhũng, nêu ra 7 vụ án tham ô nổi cộm nhất và phân công 7 nhân vật đứng đầu các cơ quan phụ trách phá án. Đến nay 3 năm đã trôi qua mà vẫn chưa thấy 7 vụ án này đã được giải quyết đến đâu. 
Gần đây, khi 2 máy bay bị rớt một cách bí hiểm, 9 sỹ quan không quân Việt Nam chết, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng giúp tìm kiếm, nhưng phía Việt Nam không đáp ứng mà cũng không có một lời cám ơn. Thật kỳ lạ! Hoa Kỳ có lực lượng do thám vệ tinh, có máy bay và tàu cứu hộ hiện đại nhất trong vùng, nghĩa là có lực lượng tìm kiếm hữu hiệu nhất thì Việt Nam lại không nhờ. Hãng Airbus ở châu Âu có nhiều kinh nghiệm điều tra về các tai nạn máy bay lớn nhỏ, cũng tỏ ý sẵn sàng giúp Việt Nam phân tích các dữ kiện trong các hộp đen của các máy bay lâm nạn, cũng bị lờ luôn một cách khó hiểu. Đã thế nhà cầm quyền Hà Nội lại đi nhờ Trung Quốc tìm kiếm giúp, trong khi trong nhân dân và quân đội có nghi vấn là có thể hai tai nạn máy bay này do chính ông láng giềng xấu tính gây ra bằng cách gây nhiễu điện tử, khi các lực lượng vũ trang của họ đang tập trận bắn đạn thật trong vùng. Tướng Nguyễn Chí Vịnh còn lên tiếng cám ơn các đồng chí Trung Quốc của ông ta về chuyện này. Thật chẳng ra làm sao cả!
Gần đây khi xảy ra vụ Môi trường do công ty Formosa gây nên, chính quyền Đài Loan do đảng Dân chủ Tiến bộ lãnh đạo cử đoàn do bà dân biểu Tô Trị Phân cầm đầu tự nguyện sang Việt Nam điều tra tại chỗ vụ án này, lẽ ra Quốc hội và chính quyền Việt Nam phải vui vẻ hoan nghênh, đón tiếp, cộng tác và hướng dẫn đoàn, thì trái lại, họ chỉ thị cho ngành công an, hải quan gây sự, giữ hộ chiếu, giữ đoàn tại sân bay 9 giờ liền, tuyên bố chỉ cho đoàn đến Hà Nội và Hạ Long, rồi gây trắc trở cho đoàn khi vào Hà Tĩnh, cản trở việc đoàn gặp các nhân chứng. Một thái độ cực kỳ khó hiểu, không thể giải thích nổi với nhân dân và quân đội.
Điều đáng mừng là chính các công dân Hà Tĩnh và anh chị em dấn thân cho dân chủ đã tự mình thay mặt nhân dân ta đón tiếp và tận lực giúp cho đoàn bạn làm tốt nhiệm vụ tuy bị rất hạn chế và quấy nhiễu một cách trơ trẽn của chính quyền cộng sản. Lần này họ lại lộ mặt hèn với giặc, ác với dân và vô lễ với bạn tốt của dân ta.
Lại một chuyện khó hiểu là ông Võ Kim Cự nguyên Bí thư tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người mặn mà nhanh nhẩu tiếp tay để cho công ty Formosa hoành hành như ông chủ một vùng 3.000 hecta, gây nên thảm họa chưa từng có, lẽ ra phải bị xem xét tư cách đại biểu quốc hội, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hậu quả nặng nề của sai lầm, vậy mà vẫn được công nhận là đại biểu quốc hội khóa XIV, lại còn được cử vào Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, lại là một sự thách thức của đảng cộng sản đối với toàn dân nói chung, một sự xúc phạm nghiêm trọng riêng đối với nhân dân Hà Tĩnh và ngư dân ven biển miền Trung.
Trên đây là những vấn đề khó ai hiểu nổi được các cử tri khắp nơi chất vấn đảng và chính quyền, chưa hề được trả lời tại phiên họp quốc hội đang diễn ra. Các đại biểu quốc hội hãy yêu cầu nhà nước giải thích cho rõ ràng theo đúng phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", lòng đảng thuận theo ý dân của chế độ luôn khoe khoang "do dân, bởi dân và vì dân".
Bùi Tín

Bàn về hai chữ ‘sống hèn’

Các em học sinh trung học phổ thông tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
Năm nay đề thi Văn kỳ thi trung học phổ thông rất thú vị, rất sát với thực tế xã hội Việt Nam. Đề thi yêu cầu bình luận ý kiến cho rằng “sự hèn nhát khiến con người đánh mất chính mình, còn dũng khí lại giúp được họ là chính mình”. Hãy khoan bàn về năng lực của các bạn học sinh, vì tôi nghĩ mỗi cấp độ, mỗi góc nhìn đều có một chuẩn mực đánh giá riêng. Thế nên tôi không đồng tình với nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng đây là một vấn đề quá sức với các bạn học sinh phổ thông.

Điều quan trọng, theo tôi, là cần phải xem xét các bạn lớn lên trong môi trường giáo dục Việt Nam suốt 12 năm qua, trên cương vị là người trưởng thành (theo quy định của luật pháp Việt Nam là 18 tuổi), thì các bạn nhìn nhận và phân biệt “sống hèn” và “dũng khí” như thế nào? Các bạn có thật sự quan sát và cảm nhận được những khái niệm này từ những sự việc, sự kiện vẫn diễn ra hằng ngày, xung quanh các bạn hay ảnh hưởng đến các bạn hay không.

Tất nhiên, đó là câu chuyện khác – một câu chuyện thuộc chuyên môn của các thầy cô chấm thi với những barem điểm của họ. Tôi không phải là một thí sinh, nhưng tôi rất thích đề thi thú vị này. Từng trải nghiệm cuộc sống tại Việt Nam trong suốt thời học phổ thông, tôi nhận thấy khái niệm “sống hèn” hay “dũng khí” đều có tính tương đối. Tôi nghĩ rằng nhiều giáo viên kỳ vọng các bạn học sinh sẽ trả lời rằng “dũng khí” là một lối sống ngược lại hoàn toàn với “sống hèn”. Thấy cái sai nhất định phải sửa, thấy tiêu cực phải quyết liệt đấu tranh, thấy bạo tàn phải làm cách mạng lật đổ, sống phải theo ý chí của mình, tự quyết định tương lai của mình, không khuất phục trước sức mạnh phi nghĩa. Rồi các bạn học sinh có thể lấy hàng loạt tấm gương người tốt việc tốt đăng tải trên khắp các tờ báo hay ngay trên tivi để làm dẫn chứng, lặp lại những lý thuyết suông của chủ nghĩa cộng sản và biến những câu chữ hoa mỹ thành giấc mơ (đúng nghĩa là chỉ có trong mơ). Đó là khuôn mẫu chung cho các bài viết đạt điểm cao trong barem điểm của các thầy cô.
Liệu các bạn có dám (hay đủ trải nghiệm để dám) nói rằng, “sống hèn” là việc xử án oan một con người như ông Huỳnh Văn Nén để chạy theo thành tích, đối phó với dư luận và cấp trên, để rồi gia đình ông tan nát suốt hàng thập kỷ cho đến khi “hung thủ đầy dũng khí” ra nhận tội thì ông mới được minh oan. Có bạn nào dám lấy ví dụ về vụ Formosa làm ô nhiễm môi trường biển khiến hàng ngàn tấn cá chết, người dân khu vực bốn tỉnh miền Trung Việt Nam điêu đứng, phẫn nộ. Formosa vẫn chối tới cùng sau khi nhà nước vào cuộc quyết liệt trong vòng hai tháng ròng rã. Để rồi khi có giải đáp chính thức, số tiền đền bù 500 triệu USD dường như là quá lớn với chính phủ, trong khi cả một vùng biển đang chết mòn, người đánh cá, du lịch, dịch vụ... tất cả đều chưa thỏa mãn. Vẫn còn đó nhiều câu hỏi như: Tại sao 500 triệu USD? Tại sao không khởi tố? Tại sao không kêu gọi dân chúng bị ảnh hưởng khởi kiện hay tạo điều kiện cho họ được đối xử công bằng? Vì sao bấy nhiêu thiệt hại mà chỉ được đền bù 500 triệu USD? Tại sao lại phải kêu gọi dân tha thứ và cảm thông cho một Formosa vốn ngay từ đầu đã cố tình làm sai và không có thiện chí? Tại sao không trả lời hết những câu hỏi vốn được xem là những khúc mắc, những nghịch lý mà lòng dân chưa được thỏa mãn? Việc né tránh hay không giải quyết triệt để những thắc mắc ấy phải chăng cũng là một hình thức “sống hèn”?
Hoặc như trường hợp Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi được chuẩn bị ban hành thì bị một chuyên gia pháp lý phê phán là sai be bét. Tôi cho rằng chuyên gia ấy sống có “dũng khí”, dám nhìn nhận và nói lên sự thật. Trong khi hàng trăm người mang tiếng là đại diện cho dân thì lại bấm nút để thông qua bộ luật này. Người lãnh đạo trực tiếp về bộ luật lấy lý do thời gian gấp rút, có trình báo cấp trên nhưng không được chấp nhận nên phải thi hành. Nhiều cán bộ khác cũng có lối giải thích tương tự với báo chí. Tại sao thấy Bộ luật hình sự có nhiều sai sót, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng chục triệu người dân mà chỉ lên tiếng rồi im? Tại sao không đấu tranh để có đủ thời gian làm luật? Tại sao phải nhất nhất nghe lời vài ba lãnh đạo để rồi khi mọi chuyện bị đổ vỡ thì chỉ có người dân gánh chịu mọi hậu quả? Sống không đấu tranh đến tận cùng mà chỉ đổ lỗi cho thời gian, đổ lỗi cho áp lực chỉ đạo thì có phải là “sống hèn” hay không? Ngay như lãnh đạo không nghe ý kiến tham mưu, quyết đoán để xảy ra hậu quả nhưng chưa thấy lên tiếng nhận trách nhiệm, thì đó có còn gọi là “dũng khí” được không?
Quay lại vấn đề tại sao “dũng khí” hay “sống hèn” ở Việt Nam cũng chỉ mang tính tương đối nếu xét theo thực tế. Bởi vì đôi khi người ta không muốn “sống hèn” cũng phải “sống hèn”; đôi khi người ta muốn sống có “dũng khí” nhưng không được sống có “dũng khí”. Điển hình như vấn đề luật biểu tình. Luật này đã được thảo luận trong suốt nhiều năm qua, đã gây nhiều tranh cãi và làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Trong khi xu hướng trưng cầu dân ý đang phát triển trên thế giới thì ở Việt Nam người dân vẫn chưa được quyền biểu tình. Mỗi khi có một sự kiện gây bức xúc cho toàn xã hội, người ta xuống đường thì lại giải quyết bằng bạo lực. Chưa biết ai gây ra với động cơ gì, nhưng rõ ràng việc xuống đường biểu tình một cách ôn hòa để nói lên tiếng nói của mình theo quy định trong hiến pháp cho đến nay vẫn không phải là một chọn lựa khôn ngoan cho người dân. Xuống đường, dù đóng góp hay chỉ trích, thì có nguy cơ lành ít dữ nhiều. Ở Mỹ, dân chúng xuống đường biểu tình còn có cảnh sát theo quản lý và bảo vệ. Tất nhiên đôi khi “dân chủ thái quá” cũng gây ra bạo lực ngoài ý muốn, nhưng nó nằm trong tầm kiểm soát và là quyền của người dân được biểu tỏ ý chí. Hóa ra, muốn sống có “dũng khí” cũng không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan trong nhiều trường hợp.
Còn rất nhiều ví dụ về lối “sống hèn” và lối sống thiếu “dũng khí” của nhiều người ở Việt Nam, nhưng tôi không kỳ vọng các bạn học sinh ở độ tuổi 18 có đủ kinh nghiệm sống để nhìn nhận. Với tôi, những dòng tâm sự trên đây là bài kiểm tra của mình, không gửi đến hội đồng chấm thi, mà gửi đến tòa án lương tâm của những người do dân cử làm lãnh đạo. Hãy nhớ đến lối “sống hèn” và lối sống có “dũng khí”, chắc chắn quý vị sẽ được người dân biết ơn và cho điểm rất cao.
Cao Huy Huân

Get paid to share your links!