Saturday, April 1, 2017

LẬT ĐÒ CHẾT THẢM 16 HỌC SINH: DÂN PHẢI SẮM ÁO PHAO HAY CHÍNH QUYỀN PHẢI XÂY CẦU?

Hôm nay thong thả, ngồi giở sách sột soạt chơi, mới đọc tới một bài trong sgk văn 11: “Áo phao- chuyện không nhỏ”, thấy cắc cớ trong lòng bèn bảo học sinh đọc thử rồi soạn ra giấy nỗi cắc cớ của riêng các em. Đâu ngờ cô trò nghĩ giống nhau. Bàn một hồi đi đến chỗ Ngân sách chi vào những việc gì gì..
(Thú thật, đi dạy vui nhất là thấy các em phản biện xã hội với hiểu biết và tinh thần trách nhiệm thế này; chưa kể các em còn rất nghiêm túc và trịnh trọng, cứ như nghị sĩ trình bày trước quốc hội vậy)
Nguyên là văn bản này nhắc đến chuyện 16 học sinh đắm đò chết thảm gây đau thương trong xã hội, tác giả bài viết đau lòng mà vạch ra một kế hoạch trang bị áo phao cho học sinh, giao việc ấy cho bộ giáo dục và các nhà hảo tâm, và nhờ Nhà nước xắn tay giúp đỡ, trong bối cảnh “ngân sách chưa được cân đối, các công trình tiền tỷ vô ích và quốc nạn rút ruột công trình chưa được hạn chế”!
Và đây là những cắc cớ học sinh 11CA đã chỉ ra trong văn bản:
- Nghệ An có 114 bến đò như vậy, đến khi có người chết mới đòi trang bị áo phao, mất bò rồi mới lo làm chuồng?
- Người viết không lên án được hai tác nhân chính dẫn đến vấn nạn là bến đò và nhà nước:
+ về nhà nước: đầu tư những công trình tiền tỷ vô ích mà không đầu tư thực dụng cho cuộc sống người dân; người dân đóng thuế cho nhà nước thì nhà nước phải lo cho dân chứ, đằng này trách nhiệm thuộc về nhà nước mà lại bảo nhờ nhà nước “giúp đỡ” vậy là hiểu không đúng về vai trò của nhà nước
+ về bến đò: chở người quá tải, không trang bị áo phao, không đảm bảo được an toàn của người dân. Chủ đò tham ăn cho lắm vào, chở quá số người quy định gây tai họa thì phải chịu trách nhiệm về chuyện áo phao chứ
- Ỷ lại vào các nhà hảo tâm, mà quên mất đây là trách nhiệm của nhà nước, dân đóng thuế để làm gì mà nhà nước không trang bị nổi áo phao cho trẻ em mà phải đi kêu gọi nhà hảo tâm
- Đây là vấn đề liên quan mật thiết tới mọi người dân địa phương chứ không riêng gì học sinh, tại sao lại giao trách nhiệm giải quyết cho bộ giáo dục, nếu giao trách nhiệm đúng thì phải giao cho bộ GTVT chứ
- Người viết chỉ đưa ra được giải pháp tạm thời và bất cập chứ không giải quyết được triệt để, không thay đổi được thực trạng; chưa kể người dân nếu ỷ lại áo phao thì sẽ quên mất nhu cầu xây cầu, vậy là bình thường hóa vấn nạn của hàng chục, trăm ngàn người dân
- Kkông thể bắt mỗi gia đình sắm áo phao được, nếu họ không mua áo phao, có chuyện xảy ra thì lại đổ lỗi cho họ, trong khi họ là nạn nhân à?
- Quyên góp cho ai, ai đứng ra nhận tiền, có thể xảy ra chuyện địa phương rút tiền quyên góp không
- Ai đảm bảo các em học sinh mỗi ngày qua đò đều có áo phao, mặc áo phao đi học bất tiện lắm, mà mặc áo phao nhưng đò lật thì có chắc chắn không bị chết thảm không, các em có thể trụ trong dòng nước xiết cho đến khi có người tới cứu lên không; vậy áo phao không phải là giải pháp tối ưu
- Phải xây cầu! phải dạy học bơi! Phải phát triển nhà đò công cộng, có cứu hộ, có trang bị áo phao và quy định chặt chẽ lượng người đò chuyên chở! Phải sắm thuyền lớn, đò tốt!
Rồi sau đó các bạn ấy cho một danh sách dài các mục chi tiêu lãng nhách của quốc gia và địa phương, nếu căt bỏ đi thì có thể xây cầu cho các em học sinh vùng núi đi học:
- Xây tượng đài, quảng trường hao tốn của công
- Xây dựng nhiều công trình kỉ niệm chỉ để phơi nắng phơi mưa
- Hội nghị, họp hành, đại hội, chi phí cho ăn uống mừng lễ này nọ quá nhiều
- Trang trí đường phố đèn đuốc hoa hòe, cờ quạt quá nhiều và tốn kém, điển hình là vụ pika-long ở Hải Phòng
- Tổ chức nhiều sự kiện quá hoành tráng
- Tu sửa những cái không cần tu sửa, những cái còn đang mới và tốt( ủy ban phường em 3 năm thấy đập ra xây một lần, thêm đồi cỏ, cảnh, sảnh này nọ, trang trí ủy ban lòe loẹt dịp lễ tết, vỉa hè lâu lâu xới lên lát lại, đền đình tu sửa liên miên)
- Băng rôn tuyên truyền, áp phích đầy đường cứ như triển lãm
- Chặt cây xanh đang lớn, thay cây nhỏ vào(wtf)
- Bánh trái, ăn uống tiếp khách
- Thi đua quá nhiều, phong trào quá nhiều, tốn tiền
- Lập ra nhiều hội, thu nhiều quỹ, chi quá nhiều
- Cúng đình
- Làm cổng chào tốn tiền vô nghĩa
- Loa phường nói những chuyện thừa thãi (dự báo thời tiết chẳng hạn); đèn điện hư thì không sửa, nhưng loa phường hư lập tưc sửa ngay
- Chi tiền cho cán bộ học tập trên sài gòn
- Trả lương cho những người chẳng làm gì suốt ngày ngồi tán dóc (dân phòng)
Dưới đây là những việc mà ngân sách cần chi:
- Nâng cấp các trạm y tế, trang thiết bị y tế 
- Làm đường, đặt cống thoát nước
- Cuối cùng, đề nghị phải công khai ngân sách và các mục chi tiêu để dân theo dõi và có ý kiến

YÊU CÁC BẠN CA LẮM!!!

Ngô Thủy

Lương tâm ô nhiễm!

Người dân đã kêu cứu quá nhiều. Báo chí đã viết quá nhiều. Tôi tính không viết về tình trạng ô nhiễm bụi than, tiếng ồn, mùi hôi thối do Nhà máy giấy Lee & Man VN (Hậu Giang) gây ra nữa. Hôm nay, nhà máy này thừa nhận khi chạy thử đã gây ô nhiễm và hậu quả là hơn 50 hộ dân khu vực lân cận nhà máy đang phải xin di cư!
Nhưng, nhìn tấm hình này, tôi không thể nào im lặng. Đó là trần nhà dân gần nhà máy Lee & Man. Nó được làm bằng nhựa trắng, mới lau một tuần mà bụi than đã bám đen kịp thế kia, thì các anh chị có thể hiểu không khí ô nhiễm tới mức nào. Ấy thế mà, ông Nguyễn Văn Tuấn, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang vẫn dám mở miệng nói rằng: “Hậu Giang đã tổ chức đoàn kiểm tra, công ty đã thực hiện tất cả yêu cầu trước đó của Tổng cục Môi trường. Mọi thứ đều tốt”.
Ông Tuấn hãy trả lời xem, mọi thứ đều tốt là tốt cho ai? Tốt cho doanh nghiệp sao? Tốt cho ông sao? Nếu đó là nhà ông, nơi mẹ già con thơ của ông đang sống, thì ông có phát biểu trơ trẽn đến thế không?
Ông Tuấn là điển hình của loại quan phụ mẫu ăn trên ngồi trốc, xa rời nhân dân, thờ ơ vô cảm với những khó khăn, vất vả của nhân dân - những người đang ngày đêm gánh chịu hậu quả do sự giám sát lỏng lẻo, qua quýt của chính quyền.
Tôi biết, chẳng thể nào đòi hỏi tất cả đều là người tử tế. Nhưng, trong tình huống này, nếu có muốn bảo vệ doanh nghiệp, thì cách là tốt nhất câm miệng lại.
Tôi thật sự lo lắng. Chỉ là nhà máy giấy đã thế này, không xa nữa, đất nước này sẽ có tới 70 nhà máy nhiệt điện đốt than, thì mọi thứ sẽ tồi tệ đến mức nào? Người lạc quan nhất cũng thấy trước viễn cảnh mịt mù khi thực tế đang tồn tại loại quan chức mà lương tâm của họ còn ô nhiễm hơn cả cái trần nhà bẩn thỉu kia.
-----
Có lẽ, các anh chị và tôi cần phải lên tiếng về vấn đề nhiệt điện đốt than!

Bạch Hoàn

Ông Nguyễn Sỹ Cương, ĐBQH, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã gọi điện cho tổng biên tập bắt bạn phóng viên gỡ bài này.

"ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ PHÓNG VIÊN BÁO CHÍ!
Sáng nay, gọi điện cho 1 ĐBQH - có thể nói là lâu nay rất thân thiết với báo chí, và từng có nhiều phát ngôn gây chú ý. Nhưng bị đại biểu ấy dội ngay cho gáo nước lạnh, khi đại biểu hỏi lại PV rằng “cứ định khai thác free chất xám của đại biểu thế à?”. Phóng viên chả biết nói sao, chỉ biết bảo rằng “anh là đại biểu của dân mà”, và phóng viên như chúng em thì cũng chỉ là dân thôi. Vị đại biểu ấy dội thêm cho gáo nước lạnh nữa, bảo “em không phải là dân, vì sống trên kiến thức của đại biểu và kiếm rất nhiều tiền”.
Phóng viên nghèo như em choáng váng quá. Có các cụ phóng viên nghị trường theo Quốc hội bao năm nay ở đây cho em hỏi, các cụ có “sống trên kiến thức của đại biểu và kiếm được rất nhiều tiền” không ạ? Còn như bên em, mỗi bài PV đại biểu làm toát mồ hôi cũng chỉ có 200-300k tiền nhuận. Nghèo lắm. Nói thế này thì oan cho em quá. Gõ bàn phím mà cứ thấy tủi tủi, rưng rưng sao ấy...
Lâu nay, mỗi kỳ họp quốc hội, anh em báo chí đều nói vui với nhau rằng đến tháng “làm ăn”. Nói thế cho sang mồm, chứ thực ra mỗi kỳ quốc hội, anh em phóng viên theo nghị trường đều rất vất vả, dù nhuận bút tháng ấy chỉ cao hơn chút ít.
Cũng đã nhiều kỳ theo Quốc hội, thân thiết và yêu quý rất nhiều đại biểu, bởi nhiều người dù là ngày nghỉ, hay đêm hôm, nhưng chỉ cần PV gọi hỏi ý kiến là sẵn sàng trao đổi, giúp đỡ rất vui vẻ. Nhưng đây là lần đầu tiên em cảm thấy ức chế và thất vọng về cách suy nghĩ, và trao đổi của 1 vị ĐBQH.
Thực tế có một số báo lớn cũng có thể có cơ chế riêng cho nhân vật trả lời phỏng vấn, nhưng em cam đoan rằng trong làng báo này thì đa số cơ quan báo chí không có được cơ chế như thế, bản thân phóng viên đi làm phỏng vấn 1 bài cũng chỉ dc 200-300k tiền nhuận bút còm cõi, thì lấy đâu ra cơ chế gửi nhân vật trả lời phỏng vấn. Thế nhưng vẫn có những người có tâm, thực sự rất thoải mái và luôn sẵn sàng trao đổi với báo chí, giúp báo chí truyền tải thông tin. E tin những người như thế còn nhiều lắm, và báo chí cũng như xã hội luôn cần đến họ. Còn những người “Cần phải có gì đó” mới trả lời, thì chắc cũng chỉ nay mai thôi, dù có muốn nói cũng ko báo nào dám gần phỏng vấn nữa. Em là em cũng cạch luôn!"

Vị ĐBQH này là người khá nổi tiếng, có vị thế cao mà có nhận thức hẹp hòi, hạn chế về truyền thông, báo chí thế này thì sẽ khó mà giúp được cho dân trí, cho sự phát triển của đất nước.
Là ĐBQH, việc trả lời phỏng vấn là trách nhiệm phải làm. Một xã hội muốn phát triển thì việc trao đổi thông tin, chia sẻ góc nhìn, ý kiến là điều đương nhiên. Không phải cứ mỗi phát ngôn, mỗi dòng viết ra lại đòi hỏi tiền từ báo. Hơn nữa, luật báo chí quốc tế nghiêm cấm phóng viên hay toà soan đưa tiền cho người phỏng vấn. Làm thế sẽ bị coi là mua thông tin, mà khi đã có sự mua bán thì thông tin có thể sẽ bị bóp méo, người bán có thể sẽ cố tình bịa chuyện để bán được hàng. 
Tất nhiên, báo chí Việt Nam thì khá lỏng lẻo về vấn đề này. 
Trong một cuộc phỏng vấn với NY Times, khi phát hiện người trả lời phỏng vấn phải lần giở từ một quyển vở chép tay, được ghi lại bởi người giới thiệu, tôi phản ánh thì toà soạn NY Times lập tức huỷ toàn bộ những cuộc phỏng vấn đã thực hiện qua người giới thiệu kia. 
Báo chí đi liền với minh bạch thông tin, không dính líu tiền bạc, không thiên vị thì mới đúng là báo chí đúng nghĩa.

Có thể ông Nguyễn Sỹ Cương chưa hiểu về báo chí nên mới có suy nghĩ như vậy, stt này chỉ mang tính góp ý thân thiện và tôi mong ông lên tiếng xin lỗi phóng viên và toà soạn. 
Như tôi thường nói, một đất nước cũng như một cá nhân, luôn cần cái nhìn thẳng thắn về hiện trạng và về bản thân nếu muốn tiến hoá.

FB Chau Doan

Get paid to share your links!