Wednesday, September 7, 2016

Trở thành công an Việt Nam dễ hay khó?

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
Trong mùa tuyển sinh Đại học năm 2016 tại Việt Nam vừa qua xuất hiện bức tâm thư của hai nữ sinh gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an cứu xét cho ước mơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân và Học viện An ninh Nhân dân của họ.
Vụ việc ra sao? Vấn đề liên quan đến ngành đào tạo ra những người chuyên trách thực thi pháp luật như thế nào?

Ứớc mơ bị dập tắt

Với kết quả thi Trung học Phổ thông Quốc gia đạt cao 30, 5 và 30 điểm, hai nữ sinh ở Lạng Sơn là Nguyễn Như Quỳnh và Tô Thị Đệ tin tưởng rằng sẽ được nhận vào Học viện An Ninh Nhân Dân và Học viện Cảnh Sát Nhân Dân; tuy nhiên họ phải viết đơn cầu cứu vì mong ước của họ không được toại nguyện do vấn đề nhân thân của thành viên trong gia đình. Theo trình bày của nữ sinh Nguyễn Như Quỳnh thì do thân phụ nhận thức pháp luật bị hạn chế nên bị án tích 12 tháng tù treo từ khi em chưa chào đời và vì thế em thiết tha mong được cứu xét.
Đối với em, trong đầu óc các em này đang hình tượng những người công an rất là tốt đẹp và họ muốn theo đuổi hình tượng này. Thứ hai nữa là theo học ngành đó không tốn tiền.
-Bạn Sơn
Qua lời trần tình này, những người quan tâm nêu lên câu hỏi vì sao ước mơ của một người trẻ có thực lực bị dập tắt vì hành vi phạm pháp không phải do chính mình gây ra và phải chăng những người tài năng vẫn không được trọng dụng vì mãi duy trì xét duyệt theo cơ chế lý lịch? Chúng tôi liên lạc với một nhân viên làm việc ở Bộ Công an và được cho biết đây là ngành có các quy định rất khắc khe, thậm chí là nhân viên đang công tác trong ngành nhưng thân nhân có hành vi phạm pháp dù không cố ý thì nhân viên đó vẫn bị đào thải ra khỏi ngành.
Dù có khó khăn như thế, nhưng khoảng một thập niên trở lại đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn thi tuyển vào các trường Công an Nhân dân. Bạn Sơn ở Đà Nẵng chia sẻ lập luận vì sao có hiện tượng này:
“Đối với em, trong đầu óc các em này đang hình tượng những người công an rất là tốt đẹp và họ muốn theo đuổi hình tượng này. Thứ hai nữa là theo học ngành đó không tốn tiền. Đa số họ nói rằng theo ngành để phục vụ cho dân cho nước thì chuyện đó hạ hồi phân giải, em không rõ được. Nhưng em nghĩ rằng đầu tiên hầu như thiếu thông tin và thứ hai là liên quan đến tiền học phí.”
Trao đổi với một số bạn trẻ có nguyện vọng trở thành công an, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được câu trả lời tương tự của bạn Sơn nêu ra là vì các bạn có lý tưởng muốn góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại; đồng thời cũng vì mục đích không phải trả tiền học phí, ra trường không bị thất nghiệp và đời sống được ổn định cùng các ưu đãi đặc biệt của ngành, chẳng hạn như con cái được miễn học phí từ lứa tuổi mầm non cho đến hết phổ thông công lập.

Cảm nhận của phụ huynh

000_Hkg8349852-622.jpg
Cảnh sát giao thông tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
Trong khi đó, Hòa Ái đặt câu hỏi với các bậc phụ huynh cảm nhận như thế nào nếu như những đứa con muốn trở thành công an, an ninh; đa phần trong số họ bày tỏ sự hài lòng và cảm kích vì cho rằng con mình thật sự trưởng thành khi chọn ngành nghề bảo vệ trật tự an ninh cho người dân, cho quốc gia. Mặc dù vậy, cũng có không ít các bậc cha mẹ lên tiếng sẽ góp ý khuyên răng nên suy nghĩ lại vì lo ngại những đứa con của họ sẽ là những người máy chỉ biết phục tùng mệnh lệnh khi ngày càng nhiều hình ảnh cảnh sát, công an, nhân viên an ninh nhũng nhiễu dân lành, thậm chí trở thành lực lượng đối đầu với người dân trong các vụ cưỡng chế đất đai phi lý hay đàn áp những cuộc tuần hành ôn hòa vì biển đảo và môi trường của Việt Nam.
Ông Quý, ở Kiên Giang, khẳng định với RFA sẽ phản đối không đồng ý cho con ông vào ngành công an bởi vì ông là nạn nhân của Cảnh sát Giao thông luôn vòi vĩnh tiền các chuyến xe chở hàng trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Ông còn chia sẻ thêm về tình trạng tham nhũng của công an địa phương nơi gia đình ông sinh sống:
“Ở đây lên thành phố Bình Dương làm mướn, trước tiên đến chính quyền xã, ấp là phải đóng hết 400 ngàn thì mới được chứng giấy tờ. Người ta nghèo, chỉ có một vé xe đi lên thành phố làm mướn là 170 ngàn, còn một trăm mấy chục ngàn để ăn uống trong những ngày đầu ở thành phố. Vậy mà công an xã, ấp chứng giấy đòi thêm 400 ngàn nữa. Lắm lúc người dân cự cãi. Không chứng, người ta xe giấy bỏ tại văn phòng.”
Người ta nghèo, chỉ có một vé xe đi lên thành phố làm mướn là 170 ngàn, còn một trăm mấy chục ngàn để ăn uống trong những ngày đầu ở thành phố. Vậy mà công an xã, ấp chứng giấy đòi thêm 400 ngàn nữa.
-Ông Quý
Nêu lên vấn đề “con sâu làm sầu nồi canh” với ngụ ý ngành nghề nào cũng có người tốt người xấu nhưng dường như những thính giả mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc đều cho rằng tình trạng lạm quyền và tiêu cực của của các nhân viên trong ngành thực thi pháp luật càng khiến niềm tin của dân chúng sút giảm đối với chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Một nhân viên từng phục vụ trong quân đội lên tiếng về tính chất đặc thù của các ngành có nhân viên mặc sắc phục với tên gọi “chiến sĩ nhân dân”:
“Nghĩa là thật sự chỉ phục vụ cho đảng là chính, phải trung thành với đảng và nhà nước, phải là như vậy; chứ không phải lý tưởng vì nhân dân. Chẳng qua là khẩu hiệu hô hào, không phải gì đất nước. Vào trong đó chưa chắc mình có tài mà có thể cống hiến được. Sĩ quan mà nếu không có gốc gác cũng vẫn bị ‘đì’. Còn sĩ quan có gốc gác hoặc có thế lực thì mới được nâng đỡ thăng tiến. Những người như vậy thì đâu có tài gì đâu, chỉ vì cái ‘lon đeo’ để lãnh lương thôi. Trong đó cũng quan liêu chứ không trong sạch gì hết.”
Trở lại với trường hợp của hai nữ sinh viết tâm thư thiết tha được cứu xét vào Học viện An Ninh Nhân Dân và Học viện Cảnh Sát Nhân Dân trong mùa tuyển sinh Đại học năm nay, Bộ Công an đã trả lời bằng văn bản rằng dù Nguyễn Như Quỳnh là học sinh xuất sắc nhưng rất đáng tiếc vì đó là quy định của ngành. Trong khi nhiều người quan tâm bày tỏ sự nuối tiếc cho hoài bão của các em không thực hiện được thì cũng có rất nhiều người khác khuyên nhủ hai nữ sinh ở Lạng Sơn cùng những bạn trẻ nên tìm hiểu thông tin tận tường hơn để không cảm thấy thất vọng khi các em không được gia nhập vào lực lượng thực thi pháp luật ở Việt Nam.
Riêng các bạn trẻ được thỏa nguyện vào các học viện để trở thành những “chiến sĩ nhân dân”, dư luận mong mỏi họ sẽ là những nhân viên chân chính, vì dân phục vụ, chứ không phải là những người mặc sắc phục mà dân chúng phải hỏi “các anh phục vụ ai” như nhạc sĩ Việt Khang, tác giả bài hát “Anh là ai?” từng bị án tù vì câu hỏi đó.
Theo RFA

Chính phủ vay nước ngoài 5 tỉ đô la trong 8 tháng

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (phải) nói chuyện với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam tại Hà Nội ngày 23 tháng 2 năm 2016.
Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã vay nước ngoài 5 tỉ đô la Mỹ. Đó là nội dung trong thông cáo của Bộ Tài chính đưa ra vào ngày hôm qua.
Theo thông cáo này thì số tiền nêu trên được vay từ các nhà tài trợ lớn cho Việt Nam là Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, và Nhật Bản.
Khoảng gần phân nửa số tiền cho vay đã được giải ngân, tính cho đến ngày 20 tháng Tám.
Thông cáo của Bộ tài chính cũng cho biết là việc trả nợ nước ngoài đang được thực hiện đúng hạn, và tổng số tiền được trả trong tám tháng đầu năm nay là hơn 30 ngàn tỉ đồng.
Cũng theo thông cáo này thì số tiền thu cho ngân sách nhà nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà ngân sách phải chi ra. Như vậy ngân sách Việt Nam trong tám tháng đầu năm vẫn thiếu hụt một số tiền trị giá hơn 121 ngàn tỉ đồng.
RFA

Để cứu Đảng Cộng sản

Áp phích chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII tại Hà Nội, 18/1/2016.
Vụ án mạng ngày 18/8 giết chết ba quan chức cao cấp, trong đó có bí thư của tỉnh Yên Bái, đã gióng lên hồi chuông báo động đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Theo tôi, đó là một trong những chỉ dấu quan trọng cho thấy sự tan rã sắp tới của ĐCSVN.
Sức mạnh để một đảng chuyên chính như đảng cộng sản có thể cai trị một quốc gia gần 100 triệu dân như Việt Nam chính là “tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên” (Hồ Chí Minh). Thế nhưng, ý thức tổ chức kỷ luật đó đang phai nhạt nhanh chóng.
Trong vụ án mạng ở Yên Bái, dù hung thủ thực sự là ai thì nó cũng cho thấy các đảng viên cộng sản không tin vào kỷ luật đảng cũng như pháp luật có thể đem lại công bằng hoặc giải quyết bất đồng giữa họ. Cuối cùng thì bạo lực đã được dùng đến.
Mâu thuẫn nội bộ
Thế lực thù địch của đảng cộng sản không phải chỉ là nhân dân Việt Nam nữa, thể hiện qua việc nhà cầm quyền vẫn hạn chế các quyền công dân căn bản nhất, mà còn là chính các đồng chí của họ.
Lý do đầu tiên, nói theo kiểu dân dã là “ghế thì ít mà đít thì nhiều”, dẫn đến tranh chấp quyền lợi, chức tước giữa các phe phái.
Ngày 18/7, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, trước việc có đến tám người phó, đã đề nghị tách tỉnh Thanh Hóa thành ba tỉnh mới đủ ghế cho các quan ngồi.
Lý do thứ hai, cấp dưới không còn phục tùng cấp trên như trước nữa. Thời bây giờ, hơn chức nhau không phải do có tài năng hay có nhiều đóng góp hơn mà phụ thuộc vào mức độ chịu chung chi, chịu chạy, hoặc do có quan hệ. Chẳng ai phục cấp trên của mình vì cấp trên chi nhiều tiền hơn để mua chức hoặc là con cháu của ai đó.
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, thậm chí đã đề nghị: “Cần luật hóa chạy chức chạy quyền”. Nghĩa là công khai bán đấu giá chức tước để còn… thu ngân sách.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong thì đã nói công khai nhiều lần về cơ chế bổ nhiệm cán bộ là "Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”.
Ngày 8/3, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, khi bị cấp trên truy vấn tại sao công an ít phát hiện án tham nhũng, đã không ngần ngại “bật” lại cấp trên bằng cách cho báo chí biết về Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị là công an không được phép trinh sát đảng viên, còn “bản kê khai tài sản mang tính hình thức”. Tướng Minh lúc đó có lẽ đã nhìn ra cấp trên của mình chỉ là một đám đạo đức giả.
Lý do thứ ba là lợi ích rất khác biệt giữa các ngành và các vị trí trong cùng một ngành. Một sỹ quan an ninh từng than thở với người thân của tôi, đại ý rằng ngành thuế, hải quan có nhiều cơ hội ăn hối lộ, làm giàu nhất, nhưng khi dân phẫn uất vùng lên thì ngành an ninh lại phải ra đàn áp và hứng chịu sự phẫn nộ của dân.
Cùng là sỹ quan quân đội, công an nhưng bộ phận đi làm kinh tế thì nhàn hơn, giàu hơn là bộ phận phải trực tiếp chiến đấu, xa vợ xa con. Đó là chưa kể đến ngành “quốc sách hàng đầu” là giáo dục thì lương giáo viên rất thấp, lại còn bị cấm cản dạy thêm, và cũng không được cấp đất cấp nhà như bên quân đội.
Từ ba lý do và vài ví dụ nêu trên, ta có thể thấy Tiến sỹ Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, rất có lý khi nói “một số tổ chức đảng là tập hợp những củ khoai tây trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc”.
Ông Nhị Lê cũng nhấn mạnh: “Lợi ích phường hội, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”.
Ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng nguyên tắc cấp trên - cấp dưới trong một tổ chức chính trị không còn thì chuyện tổ chức đó tan rã chỉ là vấn đề thời gian.
Mâu thuẫn vi dân
Sự việc gây phẫn uất trong dân thì quá nhiều, không thể kể hết. Ngay cả đọc báo chí chính thống trong nước thì hầu như ngày nào cũng có tin tức tiêu cực để dân không còn tin vào năng lực của các lãnh đạo đảng cộng sản.
Thực phẩm bẩn tràn lan, sưu cao thuế nặng, nợ công ngập đầu, án oan sai, ô nhiễm môi trường, giáo dục bất cập, xây công trình ngàn tỉ lãng phí,…
Mới đây, sau cơn mưa ngày 19/8 tại Hà Nội và ngày 26/8 tại Sài Gòn, đường phố đã thành sông như lời một bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Phố bỗng là dòng sông uốn quanh”. Người dân thậm chí còn bắt được cá trên đường phố.
Địa điểm quan trọng chiến lược như sân bay Tân Sơn Nhất cũng bị ngập. Cầu Tân Kỳ Tân Quý ở quận Bình Tân cũng sập.
Hình ảnh cây cầu sập chỉ sau một trận mưa cũng là đại diện cho lòng tin của dân vào năng lực và sự liêm chính của các lãnh đạo đảng cộng sản.
Hiện tượng nhiều người sử dụng Facebook bày tỏ sự hả hê trước cái chết của ba quan chức ở Yên Bái cho thấy rõ tình thế nguy hiểm của các lãnh đạo đảng cộng sản khi chỗ dựa cầm quyền là lòng dân hết sức bấp bênh.
Con tàu đắm
Cũng trong ngày 26/8, một đảng viên cộng sản lão thành là ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc sở tư pháp TPHCM, cựu tù Côn Đảo, đã thông báo từ bỏ đảng tịch. Lý do là chi bộ đảng của ông Thôn quyết định kỷ luật ông là vì ông “dám” ra ứng cử đại biểu quốc hội khi chưa được cấp ủy phân công hay đồng ý.
Tôi rất vui cho ông Thôn vì đó là một quyết định sáng suốt, không ai muốn ở lại trên một con tàu đang đắm vì con tàu đó dám húc vào khối đá ngầm gần 100 triệu dân Việt Nam.
Ngày 26-27/3/2015, gần chín mươi ngàn công nhân công ty PouYuen đình công đã buộc được các lãnh đạo đảng cộng sản ngồi xuống đàm phán và chấp nhận yêu sách của công nhân là sửa đổi lại điều 60 luật Bảo hiểm Xã hội.
Chắc chắn sẽ đến lúc gần 100 triệu dân Việt Nam làm được chuyện buộc các lãnh đạo cộng sản ngồi xuống và làm lại Hiến pháp mới thật sự chuẩn mực để bắt đầu nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, các đảng viên cộng sản cũng như các lãnh đạo đảng nên suy ngẫm thấu đáo về tương lai của chính mình, của gia đình mình, của đảng mình, cũng như của đất nước.
Phương thuốc tránh đột qu
Chế độ dân chủ minh bạch, có kiểm soát và cân bằng quyền lực sẽ giúp loại trừ tham nhũng, lãng phí, thất thoát. Từ đó có thêm ngân sách cho các lực lượng vũ trang, tránh những tai nạn chết người như vụ rơi máy bay L-39 quá cũ kỹ ở Phú Yên ngày 26/8 vừa qua. Các sỹ quan quân đội, công an nên suy nghĩ về điều này.
Phương hương tốt đẹp nhất cho các lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay chính là ngồi xuống bắt tay nói chuyện với các lực lượng dân chủ thực sự ôn hòa, thiện chí, thực tâm muốn đoàn kết dân tộc để cùng nhau xây dựng lại đất nước trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, chấm dứt vĩnh viễn sự thù địch trong lòng dân tộc.
Nền pháp luật chuẩn mực đó cũng chính là để bảo vệ tính mạng, tài sản hợp pháp của các đảng viên cộng sản, tránh đổ máu, trả thù hay nội chiến. Điều mà đại thể người dân Việt Nam đều mong muốn.
Nguyễn Tiến Trung

LÚC TRẺ - BẦY GIỜ

nguồn ảnh : internet
1- Lúc trẻ, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn.
2- Lúc trẻ, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.
3- Lúc trẻ, tưởng đông bạn là điều dễ dàng, bây giờ mới biết vẫn chỉ có mình mình.
4- Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết sau yêu còn có chia tay.
5- Lúc trẻ, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì là có thể nhổ, bây giờ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết sâu vẫn còn.
6- Lúc trẻ, tưởng yêu một người thì dễ, quên một người mới khó. Giờ thấy mình quên đi nhiều người cũng dễ dàng, nhưng để yêu, mới khó làm sao.
7- Lúc trẻ, tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.
8- Lúc trẻ, rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi tôi lớn lên mới biết sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.
9- Lúc trẻ, tưởng tượng rất nhiếu, và giờ đây khi lớn lên mới nhận ra chuyện cổ tích không bao giờ có thật.
10- Lúc trẻ, mong mình lớn, giờ đây lớn rồi sao mong mình bé lại quá chừng.
11- Lúc trẻ, tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm,giờ mới biết nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh.
12-Lúc trẻ, tưởng rằng trung thực là điều tốt, giờ mới biết sống trung thực với mình thôi cũng là điều khó biết bao.
13- Lúc trẻ, tưởng rằng những gì đến rồi sẽ đi, giờ mới biết niềm vui đến thi qua mau,còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi.
14- Lúc trẻ, cứ tưởng rằng sau tình yêu sẽ là hôn nhân, giờ mới biết có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu.
15- Lúc trẻ, cứ nghĩ: “Tiền bạc, Tình yêu rồi mới đến Sức khỏe”, về già mới khám phá sự đảo ngược: “Sức khỏe,Tình yêu, Tiền bạc”.
16- Lúc trẻ, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm,giờ mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta, có chăng là mình đã không nhận thấy.
17- Lúc trẻ, tưởng nói quên là có thể quên được, giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng.
18- Lúc trẻ, cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”.

Sưu Tầm

NÓNG: Phạm nhân Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Vinalines chết đột ngột trong trại giam

Một nguồn tin khả tín từ Hải phòng cho TTHN biết, phạm nhân Dương Chí Dũng nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Vinalines, đã bị chết bất thường trong trại giam ở tỉnh Quảng Trị.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12/2013 ông Dương Chí Dũng đã bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ xử này được báo chí quốc tế nhiều hãng thông tấn, báo chí lớn của nước ngoài đều đưa tin và nhận định bản án tử hình dành cho ông này là một nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng

Nguồn tin cũng cho biết thêm, sáng ngày 4/9/2016 thi hài của Dương Chí Dũng đã được hỏa thiêu và mang tro về Hải Phòng để mai táng.

Tin đồn trên mạng xã hội đang loan truyền cho rằng, sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, đã được ông Nguyễn Bá Thanh - Nguyên trưởng Ban Nội Chính Trung ương vào trại giam gặp và hứa hẹn nhiều điều. Trong đó có việc hứa sẽ xem xét giảm nhẹ tội với điều kiện thành thật khai báo đã đưa tiền cho ai - (tay chân cựu TTg Nguyễn Tấn Dũng), bao nhiêu, ở đâu? Với lời đảm bảo của cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang - người khi đó có quyền ký lệnh ân xá, là sẽ tha tội chết.

Sau đó Dương Chí Dũng đã khai rằng chính Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (tức đang điều tra các sai phạm của Dương Chí Dũng), là người đã gọi điện thoại báo tin về việc bắt giữ, và khuyên bỏ trốn.

Theo BBC tiếng Việt trong bài báo "Dương Chí Dũng và những triệu đô la", đăng ngày 24/4/2014 đã cho biết: "Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang". Theo bài đăng trên BBC thì các vụ hối lộ có liên quan đến cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, bị khai nhận nửa triệu USD để chạy án vụ Vinalines, và chia cho đại tướng Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an, và hai sĩ quan công an của Cục C48, nhận 30.000 USD.

Cũng theo lời Dương Chí Dũng trước tòa khai rằng, "Anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa.""

Trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng có khai người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệp. Song Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã xác minh, làm rõ và xác định một người tên là Tiệc, không như Dương Chí Dũng khai. Đó là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nói rằng họ đã làm việc với ông Ngô Xuân Tiệc và ông Ngô Xuân Tiệc đã viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai.

Tuy vậy, sau đó ít lâu, Nguyên trưởng Ban Nội Chính Trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh cũng tử nạn vì nghi bị ám sát bằng chất phóng xạ và Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đột ngột từ trần.

Đến nay, khi cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nghỉ hưu, và người người có quyền ký lệnh ân xá lúc này là "nghi can" cộm cán của vụ án là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, thì số phận của Dương Chí Dũng đã được định đoạt theo như dự tính và cũng là cái chết rất "đúng quy trình".

Xin nhắc lại, đây là nguồn tin chưa kiểm chứng, bạn đọc cần xem xét trước khi loan truyền. Và TTHN sẽ cập nhật các tin tức và hình ảnh về tang lễ của ông Dương Chí Dũng tới bạn đọc.

theo (TTHN)/Vietnam American News


SINH VIÊN HỒNG KÔNG - NHỮNG KẺ NGU DỐT



Các bạn sinh viên trẻ của Hồng Kông quả thực rất ngu si. Tại sao không lo học hành lại đi biểu tình và làm chính trị làm gì? Những việc ấy đã có đảng và nhà nước lo. Thật sự rất phí cơm bố mẹ và công lao thày cô giáo dạy dỗ nên đã không thành người mà trở thành những kẻ phản động.
Tại sao chúng lại phản đối chính quyền? Tại sao lại đi biểu tình với hàng trăm ngàn sinh viên, mà còn lôi kéo được cả những giảng viên, giáo sư hàng đầu tham gia cuộc biểu tình với tên gọi "Phong trào Dù vàng"?
Tại sao một đất nước phát triển như vậy, văn minh như vậy, ổn định như vậy, dân trí cao như vậy, mà bọn trẻ này lại hành động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc? Tại sao chúng không nghe lời bố mẹ và thày cô giáo, không tuân phục chính quyền hiện tại? Mà làm sao chúng lại có thể khiến chính quyền với uy quyền mạnh mẽ như thế, có sự áp đặt và chi phối của chính quyền Trung Quốc, phải thương lượng và san sẻ quyền lực chính trị nhà nước cho bọn trẻ này? Chúng đã được bầu cử vào Hội đồng Lập pháp quốc gia Hồng Kông với 05 ghế trong số 06 tiêu chuẩn uỷ viên được nhân dân bầu trực tiếp.
Giới trẻ của Việt Nam thực sự sáng suốt, khi biết vâng lời cha mẹ, nghe lời thày cô giáo giáo huấn và chấn chỉnh, đe nẹt, sợ hãi chính quyền hoặc các lực lượng hành pháp dù có thấy bất công thế nào đi nữa. Việc đó đã có đảng và nhà nước lo. Nên việc của sinh viên là ăn, học, đóng học phí đều đặn và tìm đọc các tin tức về showbiz, giải trí, tìm bắt pokemon hoặc đánh lộn giữa đường, hay trong chính nhà trường, tìm cách mua điểm, chạy việc.
Tôi ủng hộ các bạn trẻ không quan tâm gì đến chính trị hoặc hiện tình đất nước. Hãy ngoan ngoãn và tập trung học tập, vui thú với những sở thích cá nhân của mình, mọi việc xã hội đã có đảng và nhà nước lo. Không phải phận sự của các bạn trẻ, sinh viên, những người trí thức tương lai mà vận mệnh tổ quốc thuộc về chính bản thân họ. Nhưng tôi khuyên những bạn trẻ đừng nên bận tâm làm gì, việc của các bạn là tuân thủ và vâng lời. Đừng giống các bạn trẻ ở Hồng Kông, chúng rất ngu si và rảnh việc. Chúng cứ tưởng đó là chuyện hay ho, việc lớn, lý tưởng gì cao đẹp. Chúng đang nhầm lẫn và u mê, bị nhồi sọ và bị kích động hoặc mua chuộc bởi những thế lực thù địch, nên thành ra manh động và là những thành phần nguy hiểm cho toàn xã hội.
Khi nào chúng ta có Bộ trưởng ở tuổi 27 (Thuỵ Điển), nghị sỹ ở tuổi 21 (Anh), và nhà lập pháp ở tuổi 23 (Hồng Kông), nhưng chắc chắn không phải là một cô nông dân sinh năm 1992 người dân tộc thiểu số miền Tây Bắc như kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam năm 2016 vừa diễn ra mới đây.
Hãy làm những người lớn to xác mà ngoan, chứ đừng trở thành những đứa trẻ vội khôn và lớn.
Luân Lê

Get paid to share your links!