Friday, July 22, 2016

Kiện Trung Quốc, tại sao chưa?

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 27 tháng sáu năm 2016.
 AFP photo
Dư luận Việt Nam sôi nổi về việc Việt Nam có thể rút kinh nghiệm của Philippines, khởi kiện Trung Quốc về vô số vi phạm nghiêm trọng trên Biển Đông.
Nhiều lý do để kiện
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới của chính phủ Việt Nam nói với chúng tôi là Việt Nam hoàn toàn có khả năng sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế trong tranh chấp Biển Đông. Qua điện đàm từ Hà Nội vào tối 19/7, TS Trần Công Trục phát biểu:
“Giống như học tập Philippines, thì có thể kiện liên quan đến áp dụng Công ước. Thí dụ như kiện Trung Quốc đã vạch đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa như một quốc gia quần đảo để chiếm lĩnh vùng biển, thì cái đó có thể kiện họ giải thích sai Công ước. Hay là kiện Trung Quốc đã bắt bớ, đánh đập, giam cầm, phạt tù, bắn cháy, đâm húc tàu của các ngư dân. Hành xử đó sai với những qui định Công ước, cho dù người dân trong khi làm ăn có thể có những vi phạm…Tôi không nói đến chuyện vùng biển đó của ai…như vậy chúng ta có thể kiện về mặt dân sự và hình sự trong quan hệ của các tổ chức cá nhân hay các tổ chức quốc tế.
Cũng có thể kiện Trung Quốc đào bới xây dựng các đảo nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường biển, phá hủy sinh thái môi trường biển mà loài người cần phải bảo vệ. Những hành động đó có người nói là tội ác nhân loại…
- TS Trần Công Trục 
Cũng có thể kiện Trung Quốc đào bới xây dựng các đảo nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường biển, phá hủy sinh thái môi trường biển mà loài người cần phải bảo vệ. Những hành động đó có người nói là tội ác nhân loại…”
Theo TS Trần Công Trục, trong phạm vi Biển Đông nên hình dung có nhiều loại tranh chấp, cần hiểu rõ tranh chấp nào có thể đơn phương đưa lên các cơ quan tài phán mà họ xem xét có thẩm quyền, loại tranh chấp nào không thể kiện đơn phương…như vừa rồi Philippines kiện là kiện giải thích áp dụng Công ước, phán quyết của Tòa hoàn toàn liên quan đến giải thích áp dụng Công ước, chứ không liên quan đến quyền thủ đắc lãnh thổ hoặc phân định biển. Phán quyết chỉ giải quyết một vấn đề như đã biết là bác bỏ quyền lịch sử vùng biển nằm trong đường lưỡi bò, hoặc xác định các thực thể ở Trường Sa không đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Phán quyết không liên quan tới chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa, hay phân định vùng biển chồng lấn. TS Trần Công Trục nhấn mạnh:
“Nói tóm lại những chuyện gì không liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, như Hoàng Sa Trường sa nhiều người cứ bảo rằng kiện Hoàng Sa là không đúng. Nếu không liên quan đến chủ quyền hoặc phân định biển thì anh có thể kiện, vụ kiện đó nằm trong phạm vi mà các cơ quan tài phán người ta xem xét đủ thẩm quyền với đơn kiện đơn phương của các bên đưa lên. Vừa rồi Philippines đã làm điều đó và họ đã chọn lựa vấn đề thiết thực để kiện. Do đó mà Tòa Trọng tài, mặc dù Trung Quốc quay lưng, không tham gia, không tranh luận vụ kiện đó, không công nhận thẩm quyền, nhưng cuối cùng Tòa ra phán quyết, rất nhiều quốc gia đề cao phán quyết hợp lý và kêu gọi các bên nghiêm túc thực hành.”
Được biết cơ chế tài phán quốc tế phân xử các vụ kiện về chủ quyền lãnh thổ là Tòa Công Lý Quốc Tế (The International Court of Justice). Tuy vậy Tòa chỉ thụ lý đơn kiện khi tất cả các bên liên quan đồng thuận tham gia vụ kiện. Trung Quốc hành xử bá quyền coi thường quốc tế, ngay cả một vụ kiện giải thích Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Bắc Kinh cũng không tham gia, không công nhận phán quyết cho dù Trung Quốc là một thành viên ký kết và phê chuẩn UNCLOS 1982.  Như vậy Việt Nam không có khả năng kiện Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa hoặc phân định các vùng biển chồng lấn.
Việt Nam cần quyết đoán
000_DA1LX.jpg-400.jpg
Một công an ngăn cảnh người dân biểu tình chúc mừng chiến thắng của Philippines trước Trung Quốc về phán quyết biển Đông hôm 17/7/2016. AFP photo
Tháng 5/2014  khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa miền Trung, Chính phủ Việt Nam nói tới khả năng kiện Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ngày 29/5/2014 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lúc đó, xác nhận là Việt Nam đã chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cân nhắc thời điểm khởi kiện ra Tòa án quốc tế hoặc Hội đồng trọng tài quốc tế. Ông Nên còn nhắc tới điều gọi là thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với báo chí nước ngoài, đó là Việt Nam không đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông.
Thế nhưng từ đó tới nay, Việt Nam chưa bao giờ khởi kiện Trung Quốc dù Bắc Kinh không ngừng tạo căng thẳng trên Biển Đông, xâm phạm vùng trời, vùng biển chủ quyền Việt Nam, mỗi năm xảy ra hàng trăm vụ tàu của lực lượng Trung Quốc tấn công, cướp bóc tàu cá của ngư dân Việt Nam. Không những không kiện Trung Quốc mà Chính quyền Việt Nam còn trấn áp mọi cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, kể cả các cuộc tuần hành hoan nghênh phán quyết của Tòa Quốc tế.
Sau phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực The Hague bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt từ Saigon đã nhận định:
Trong thời gian tới nếu Trung Quốc gây căng thẳng trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như hồi 2014, thì Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin, có thể mang Trung Quốc ra trước một tòa trọng tài giống như Philippines đã làm. Như vậy tiếng nói chính nghĩa của Việt Nam, với sự ủng hộ của cộng đồng thế giới sẽ tác động rất lớn đến vấn đề này. Trước đây thì có lẽ Việt Nam, Malaysia…những quốc gia trực tiếp tranh chấp Biển Đông đã nghĩ tới việc kiện Trung Quốc nhưng còn do dự, còn cân nhắc khả năng thẩm quyền của tòa cũng như khả năng phán quyết của tòa như thế nào. Nhưng có lẽ phán quyết của Tòa Trọng Tài ngày 12/7 vừa rồi, rõ ràng đã tạo ra hướng đi mới cho các quốc gia như Việt Nam…”
Cần phải tính đến việc khởi kiện và cần phải có những biện pháp đấu tranh ngoại giao khác để gây áp lực lên Trung Quốc buộc phải chấp hành trật tự pháp luật quốc tế cũng như Công ước Luật biển năm 1982.
- TS Hoàng Ngọc Giao

Một thí dụ rất cụ thể về việc Trung Quốc thể hiện hành vi sử dụng vũ lực trên Biển Đông, ba ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết, hôm 9/7 Tàu hải Cảnh Trung Quốc đã cố ý đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi và bỏ mặc ngư dân trên biển.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển của Việt Nam, trong dịp nhận xét về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/7, đã phát biểu với Đài RFA:
“Trung Quốc vẫn tiếp tục có hành vi sử dụng vũ lực trên Biển Đông: dùng tàu đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Trước bối cảnh như thế chính phủ Việt Nam không thể nào chỉ dừng lại ở việc tuyên bố phản đối thông qua người phát ngôn của Bộ Ngoại giao. Chính phủ Việt Nam cần phải có quyết đoán chính trị trong thời điểm này. Cần phải tính đến việc khởi kiện và cần phải có những biện pháp đấu tranh ngoại giao khác để gây áp lực lên Trung Quốc buộc phải chấp hành trật tự pháp luật quốc tế cũng như Công ước Luật biển năm 1982.”
Những gì các học giả, chuyên gia phân tích về khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cho thấy Việt Nam cần hành động như Philippines, dù các cơ chế tài phán quốc tế hiện nay không thuận lợi cho một vụ kiện về chủ quyền. Nhưng kiện để Trung Quốc phải áp dụng đúng Công ước Liên Hiệp Quốc Luật Biển 1982 vẫn là bước đi cần thiết phải làm.
RFA

CẦN THƠ: CHUẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA NHƯNG LẠI MỔ BUỒNG TRỨNG

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cần Thơ từng dính rất nhiều bê bối
Những ngày qua người dân Miền Tây xôn xao trước cách điều trị bệnh kì lạ của bác sĩ đa khoa tỉnh Cần Thơ, bệnh nhân được chẩn đoán là đau ruột thừa. Nhưng thay vì phẫu thuật điều trị ruột thừa, các bác sĩ lại chuyển sang điều trị viêm buồng trứng.
Ngày 16/7 bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Phương được các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ chẩn đoán viêm ruột thừa cấp cần phẫu thuật, nhưng khi phẫu thuật xong Chị Phương lại được nghe thông báo vừa mới phẫu thuật nên xuất huyết buồng trứng.
Chị Phương nói: “Lúc trước bác sĩ chuẩn đoán nhưng mổ ra không phải, tôi kí tên là mổ ruột thừa mà lại mổ buồng trứng”.

Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết chuẩn đoán ba đầu là viêm ruột thừa nhưng khi mổ thì lại phát hiện viêm buồng trứng nên phẫu thuật cho bệnh nhân Phương.
Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang hồi phục dần và có thể xuất viện, nhưng gia đình chị Phương không đồng ý với cách giải thích của các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cần Thơ.
Năm 2011 bệnh viện đa khoa tỉnh Cần Thơ cũng từng cắt nhầm hai quả thận của một bệnh nhân, điều này đã làm dư luận nổi sóng về cách làm việc của các bác sĩ và giờ là trường hợp của chị Phương.
Rất may là tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên dư luận vẫn đang đặt nhiều vấn đề xoay quanh việc chuẩn đoán viêm ruột thừa cấp nhưng lại mổ và điều trị viêm nang buồng trứng, phía đại diện bệnh viện lị khẳng định đó là một vấn đề không có gì đáng bàn.
                                                                                                                                                                                                              Anh Tuấn
Hơn 1,2 triệu khách du lịch Trung Quốc đã tới thăm Việt Nam, và có thể vượt mức 2 triệu lượt trong toàn năm 2016, mức cao nhất từ trước tới nay.
Hiệp hội du lịch ở “trung tâm tài chính của Việt Nam” mới tổ chức một buổi tọa đàm nhằm tìm ra giải pháp xử lý các tình huống phát sinh liên quan tới du khách Trung Quốc.
Theo truyền thông trong nước, trong cuộc họp tuần trước, Hiệp hội Du lịch TP HCM đã đề xuất “việc có thể sẽ áp dụng hình thức xử phạt thật nặng với những du khách Trung Quốc có hành vi ngạo mạn, không tôn trọng phong tục tập quán, lịch sử văn hóa Việt Nam”. Ngoài ra, cơ quan này còn tính tới việc sẽ phát hành “bộ ứng xử của du khách bằng tiếng Hoa”.
Nhận xét về các bước đi trên, bà Mai Chi, một hướng dẫn viên du lịch tiếng Hoa ở TP HCM, nói với VOA Việt Ngữ:
“Ngày xưa, Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang hữu nghị, những vấn đề này người ta không nói ra. Nhưng bây giờ, nó có liên quan một chút đến vấn đề chính trị, nên người ta tuyên truyền nhiều thôi. Người ta viết nhiều”.
Chính quyền nơi từng được coi là “hòn ngọc viễn Đông” tìm giải pháp đương đầu với du khách Trung Quốc sau khi xảy ra một loạt các sự việc liên quan tới khách du lịch từ nước láng giềng phương Bắc ở Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Mới nhất, truyền thông Việt Nam hôm 21/7 đưa tin rằng “nhiều tập thể, cá nhân đã tiếp tay cho khách du lịch Trung Quốc hoạt động chui vừa bị chính quyền Đà Nẵng phát hiện và xử phạt”.
Trong khi đó, cũng theo báo chí Việt Nam, một số chủ một nhà nghỉ ở Đà Nẵng đã không cho khách Trung Quốc thuê phòng sau khi thấy hộ chiếu của họ có in hình “đường lưỡi bò” ở biển Đông.
Nhiều hành động bài Trung Quốc ở Việt Nam sau phán quyết về vụ kiện của Philippines khiến giới quan sát cho rằng chủ nghĩa dân tộc đang nhen nhóm tại Việt Nam.
Khi được hỏi người dân ở Sài Gòn cư xử ra sao với du khách Trung Quốc, hướng dẫn viên Mai Chi nói rằng bà thấy “mọi chuyện bình thường”.
Bà nói thêm: “Người dân vẫn cứ hài hòa, bình thường, không phản ứng gì đâu. Em vừa mới đưa hai người [Trung Quốc] đi [du lịch] mà. Người ta vừa về xong. Đầu tiên người ta cũng sợ lắm, người ta bảo sang đấy [Việt Nam] có sợ gì không? Họ nói trên mạng tuyên truyền nhiều. Họ sợ sang bị đánh rồi bị làm sao thì không về được nước. Người ở đây thân thiện, hài hòa lắm, chả phân biệt đối xử gì đâu. Việc ai người đấy làm, chứ người ta chẳng để ý anh là người nào, hoặc tôi phải đối xử thế này, thế nọ với anh đâu”.
Theo thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2016, số du khách Trung Quốc đến TP HCM là gần 200 nghìn người, tăng gần 65%.
Trên toàn quốc, hơn 1,2 triệu khách du lịch Trung Quốc đã tới thăm Việt Nam, và có thể vượt mức 2 triệu lượt trong toàn năm 2016, mức cao nhất từ trước tới nay.
Hôm 6/7, Tổng cục Du lịch Việt Nam đề nghị Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc xử lý nghiêm một du khách nước này đã đốt tiền Việt sau khi bị trục xuất.
theo VOA

CỘNG ĐỒNG HÃY LÊN TIẾNG CỨU 04 ĐỨA TRẺ KHỎI TRẠI MỒ CÔI

(Dưới đây là hình chụp chị Loan và 04 đứa con tại sân tòa án sáng nay và giấy chứng nhận hộ nghèo).

Sáng nay, ngày 21/7/2016 Tòa án tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 92 người vượt biển qua Úc.
Tòa án cấp sơ thẩm đã kết án vợ chồng anh Hồ Trung Lợi, chị Trần Thị Thanh Loan tổng cộng 05 năm tù giam (chị Loan 36 tháng tù giam, anh Lợi 24 tháng tù giam), trong khi gia đình chị Loan thuộc diện hộ nghèo có mã số và đang nuôi 04 đứa con nhỏ. Riêng anh Lợi bị bắt giam cách đây hơn 01 năm.
Nếu phiên tòa phúc thẩm sáng nay giữ nguyên Bản án sơ thẩm thì chị Loan sẽ đi tù, bỏ lại 04 đứa con nhỏ (lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi) không có người nuôi dưỡng, phải gửi vào trại trẻ mồ côi.
Mong cộng đồng hãy lên tiếng cứu chị Trần Thị Thanh Loan thoát án tù giam, để 04 đứa con của chị khỏi gửi vào trại trẻ mồ côi.
FB  Đôn An Võ

Get paid to share your links!