Monday, August 20, 2018

CÁI NGU CỦA NGƯỜI VIỆT ...



- Khi ngoài đường bụi bặm ô nhiễm : Họ đeo khẩu trang . 

- Khi rau quả độc hại hoá chất : Họ tự trồng lấy để ăn . 

- Khi xã hội trộm cướp giết người loạn lạc : Họ mặc kệ coi như họa ai người đấy chịu . 

- Khi có nhiều người chết vì tai nạn giao thông : Họ cầu trời Phật và mong sẽ không là nạn nhân kế tiếp . 

- Khi họ biết có nghuy cơ bệnh tật : Họ trông vào sự hên xui . 

- Khi những người lên tiếng tố cáo sự thối nát của xã hội : Họ gọi đó là phản động . 

- Khi biết thủ phạm gây ra thảm họa nghèo đói , bất công cho chính họ : Họ cúi đầu im lặng . 

* trên đây là một vài ví dụ tôi đưa ra về cái NGU của phần lớn người Việt Nam hiện nay . Có thể nói trong cách suy nghĩ của người Việt Nam có gì đó giống những con vật . Họ hành động theo phản xạ bản năng tự nhiên mà không hề muốn tìm hiểu những gì sẽ xảy ra trong tương lai . Họ không muốn đứng lên đấu tranh cho tương lai họ và gia đình mà thay vào đó họ chỉ nghĩ ra cách ĐỐI PHÓ tạm thời . Họ giống như một con chó thụ động , đôi lúc lại tỏ ra hung dữ bởi kẻ nào lấy đi miếng xương trước mắt họ . Nhưng lại tỏ ra hiền lành , chung thành với thằng chủ vốn tàn ác và biến họ như những con vật rồi có thể cướp đi sinh mạng , ruộng vườn nhà cửa họ bất cứ lúc nào ...
PHUONG VU


Source: Empty garbage mordenly in Winnipeg, Canada. by Smallworld

NHỮNG CON HỔ ĐÓI CHỰC CHỜ!!!


Từ trên lầu nơi làm việc cùng sở VHTT tôi nhìn xuống từ cầu thang cửa trước thấy hơn 20 AN bao vây ngồi thành 2 hàng trước cửa quán, nhìn lại phía sau thì có khoảng 6 cặp mắt đang lăm le nhìn về phía tôi từ chiếc cửa đi xuống dưới hầm, tầng hầm nơi diễn ra đêm nhạc cũng có hơn 10 tên đang làm việc cùng anh Nguyễn Đại. Tất cả họ đang chực chờ, ánh mắt hận thù, gương mặt đay nghiến như muốn hành quyết tôi và anh Đại cho hả cơn tức họ đã để đêm liveshow được diễn ra mà không thể ngăn cản.

Tôi biết dù cho mình có đôi cánh cũng không thể thoát khỏi nơi này khi tầng tầng lớp lớp các lực lượng được bố trí để không cho bất cứ ai thoát được ra ngoài và không ai ở ngoài có thể vào được bên trong. Họ còn cho chặn tất cả các xe ra vào con đường Tú Xương quận 3 để củng cố thêm thành trì vững chắc nơi chỉ còn tôi và anh Đại ở trong quán, nếu biết được thuật thăng thiên hay độn thổ chắc cũng không thể ra được bên ngoài nơi mọi người đang ngóng chờ tin tức 2 anh em.

Tôi bước xuống lầu với tâm trạng tìm kiếm xem còn ai không và chuẩn bị cho mình những trận đòn chí mạng của tập thể những con người đang đầy sát khí đang trực chờ tôi. Tôi nhìn thấy anh Đại đang úp mặt xuống bàn bởi những cú đấm của tên AN phía trước mặt và 3 tên AN phía sau lưng anh. Chỉ nhìn thấy tờ “biên bản làm việc” họ yêu cầu anh ký nhưng biết thừa là anh sẽ không ký và chấp nhận ăn đòn thù từ bọn chúng.

Tôi được xốc tay vào nách và lôi đến cuối góc phòng nơi đã chất đầy các ghế và họ yêu cầu tôi ngồi xuống. Tên AN cầm chai nước suối chưa mở nắp tiến đến hỏi tôi:
- Thằng Đại tổ chức đêm nhạc này đúng không?
- Tôi không biết
Chai nước suối trên tay AN ngay lập tức trở thành công cụ để tra tấn, một cú tán vào mắt trái tôi làm nó choáng váng và chẳng còn thấy gì nữa. Tôi đưa tay lên che mắt trái lại để bảo vệ và đó là đòn đầu tiên tôi nhận phải trong đêm kinh hoàng, đến hôm nay mắt tôi vẫn còn sưng, máu bầm vẫn đọng lại và còn rất đau.
- Ai là người bán vé, thu tiền, tổ chức đêm nhạc hôm nay? Phải thằng Đại không?
- Tôi không biết!
Một cú đạp thẳng từ phía trước vào tôi và tên kế bên thì thúc chỏ vào đầu tôi mấy cái. Các câu hỏi cứ được lặp đi lặp lại, bọn chúng thay phiên nhau đánh các thế võ được học và nôm na gọi là đánh “nghề” các đòn đánh mang một lực “âm kình” gây nội thương. Nó không thể hiện hết các vết thương ra bên ngoài nhưng sau 5, 10 ngày vẫn cảm nhận rõ các vết thương và gây bệnh hậu.

Đánh đấm đá hả hê họ lôi tôi dậy, tôi nghe phía trước có sự chỉ đạo xét người nó xem có thiết bị nghe lén và quay phim gì không. Chúng lấy từ túi tôi ra chiếc điện thoại Black Berry Motion mà tôi vừa mua cách đây 2 tháng sau đợt vào đồn lần trước vào ngày 15/6/2018, một cái bóp chứa tiền bạc và tất cả các giấy tờ quan trọng được lấy ra như chiến lợi phẩm thu được. Tôi được đẩy sát tường và trói 2 tay về phía sau để những cú ra đòn không bị cản bởi tay tôi, tôi nhìn thấy 2 tên AN lần trước tra tấn tôi trên phường 15 quận Tân Bình nghĩ là sẽ hỏi thăm nhau và mang về phường tiếp tục “làm việc”.

Chào hỏi đầu tiên của tên AN là một cú đá từ dưới lên găm thẳng vào ngực trái nơi tim tôi đang hoạt động mà đến ngày hôm nay sau 5 ngày tôi vẫn đau mỗi khi di chuyển, cú đá khiến tôi bật về phía sau và 2 tên AN đỡ tôi tiếp tục ngồi lên. Hắn ngồi sát tôi bóp vai và nói:
- Mật khẩu điện thoại là gì? Mở máy ra rồi tao cho về sớm.
- Tôi không biết.
- Mày khoái lắc lắm đúng không? Để hôm nay tao đánh coi mày còn lắc được nữa không.

Vừa dứt lời liên tiếp những cú chỏ vào mang tai, đầu trái tôi và nó không có dấu hiệu dừng lại. Tôi gục xuống nền nhà và một tên dặm lên tay phải tôi yêu cầu ngồi lên tiếp tục “làm việc”. Chúng kéo tôi dậy, phía trên tôi nghe liên tiếp những cua đánh dành cho anh Nguyễn Đại, chỉ nghe anh nói gì đó với chúng mà càng nói chúng càng đánh mạnh hơn.

Tôi thấy thêm vài tên nữa thay nhau để đánh tôi và anh Đại, trong đó thì tôi nhận ra được một vài người. Chúng cứ thay phiên nhau đánh đấm mà tôi chẳng còn biết là bao nhiêu cú đấm đá chỏ nữa, lần trước bị đánh trong đồn 1 thì lần này bị 10. Có lẽ những đòn thù và cấp độ sẽ nâng dần lên khi chúng ta không khuất phục.

Sau đó tôi được trùm đầu bằng bao ni lông màu đen, chúng lột giày và vớ tôi ra và thay phiên nhau dẫn đạp lên bằng các đôi giày nghiệp vụ. Lúc trùm đầu lại tôi bị đánh mà không còn phản xạ được hướng đánh, những cú ra đòn đến từ đâu chỉ biết chịu đựng và chờ đợi. Không biết bao lâu sau thì tôi được chúng đưa lên xe, trước khi lên thì tôi nhìn xuống có khoảng 8 đôi giày và cùng một lượt chúng thay phiên dẫn đạp lên trước khi tống tôi lên chiếc xe màu đen chở về Củ Chi nơi cách đó 60km.

Trên xe chúng đánh để khai thác thêm thông tin nhưng bất thành, tên bên phải tôi bắt đầu siết tay tôi đến mức không còn siết được nữa. Siết thành nhiều mối và cứ thế mà siết để máu không thể chảy xuống hai bàn tay mà những vết siết đến nay vẫn còn thâm tím. 

Cảm giác được có anh Đại ngồi phía sau xe và cũng bị đánh rất nhiều nhưng tôi và anh không ai lên tiếng được chỉ cảm nhận về nhau. Tôi cảm giác chiếc xe dừng lại và chúng thì thầm với nhau:
- Chờ chiếc xe đó qua rồi hãy xuống
Tôi chợt nhớ lại những lần chúng thả các nhà hoạt động khác giữa rừng với không một mảnh vải trên người, tôi đang lo lắng không biết mình có bị tình trạng tương tự hay không. Cửa bên phải được mở ra một tên bước xuống, tên bên trái đạp tôi xuống lúc đó tay tôi vừa kịp thoát ra khỏi dây trói và mở túi ni lông để xác định phương hướng. 

Họ nhanh chóng lên xe bỏ đi, tôi di chuyển hướng ngược lại để tìm sự trợ giúp và 2h30 sáng 16/8 tôi được mọi người đưa về để điều trị vết thương.

Đêm 15/8/2018.

********
NGUYỄN TÍN

Câu chuyện cũ và cái kết có hậu sau 6 năm




Một trưa hè Saigon, thèm bánh trung thu. Thèm chi mà ác nhơn vậy hổng biết. Gọi khắp bạn bè, được chỉ tiệm bánh Như Lan có bán quanh năm. Tới nơi, họ biểu đợi chút sẽ có bánh mới ra lò. Trong lúc ấy, tui đi vòng qua phía đường Hồ Tùng Mậu và thấy tiệm có bán cơm trưa. Nghía cái thực đơn hết sức lòe loẹt, thấy bật lên "thịt luộc cà pháo mắm tôm", nước miếng chực trào.

Mới ăn được vài đũa, giật mình bởi một mớ thức ăn bỗng từ đâu văng lên giày mình. Quay lại, thì ra sau lưng, ngay gốc cây trên lề đường là chiếc thùng nhựa thật to để mấy anh phục vụ đổ thức ăn thừa. Vào một tiệm ăn mà thùng rác được đặt ngay chỗ khách ngồi thì cũng đừng đòi hỏi mấy anh ấy ý tứ hơn. Dời chỗ ngồi vào trong vậy.

Và việc dời chỗ ấy đã cho tui gặp một câu chuyện đời thật đẹp.
Ngồi nhìn ngắm biểu tượng mới cho sự phồn thịnh của thành phố này, tòa tháp Bitexco, tui thấy băng ngang con đường nắng là hai chiếc xe lăn của một người đàn ông và một người đàn bà. Họ tiến lại thùng thức ăn thừa trước mặt tui, người đàn ông dừng xe, lấy ra chiếc bịch xốp nhăn nhúm rồi đưa tay lục tìm trong thùng những miếng sườn, miếng gà, những khúc cá còn kha khá thịt. Thú thật, lúc đó trong đầu tui chỉ là một suy nghĩ vẩn vơ: chà, đem xương về cho chó mà cũng lựa kỹ quá. Đến khi nghe được người đàn bà chen vào công việc của người đàn ông câu nói thật ngọt "anh ơi, miếng đó ăn được mà", tui bàng hoàng nhận ra suy nghĩ vừa thoáng qua trong đầu mình thật đáng nguyền rủa biết chừng nào.

Vì họ mang những thứ đó về làm thức ăn cho mình.

Thấy mang tội với họ quá nên bước ra giả lả bắt chuyện, “Chú lựa mấy miếng này làm gì mà lựa kỹ dữ?”. Người đàn ông ngẩng mặt lên tươi rói “Nhìn nó vậy chứ đem về vợ em bả rửa lại rồi kho lên ăn cũng ngon”.

Vẫn biết trước câu trả lời nhưng chữ "cũng ngon" của chú làm tui giật mình xót xa. Xót xa thương mình. Từ khi nào tui đã không còn thấy những bữa ăn đủ ngon? Từ khi nào tui đã không còn thấy rằng những bữa cơm chiều ngồi đối diện một ai đó là khao khát trong đời?

Trước mặt tui không phải hai con người tật nguyền giữa chang chang nắng đi nhặt từng miếng cá thừa thịt cặn về làm bữa ăn mà là hình ảnh hai vợ chồng son rỗi ghé ngang chợ mua thức ăn cho bữa cơm chiều. Ngọt ngào và ấm áp.

Dùng hết lời lẽ mới mời được cô chú vô tiệm ngồi, nhưng họ chỉ uống chung một ly nước vì "Hồi nãy vợ chồng em ăn rồi. Sáng ăn cơm xong, hai vợ chồng em mỗi người một ngả đi bán vé số nhưng đúng 11 giờ, hai đứa hẹn nhau ở đồng hồ bốn mặt để ăn cơm chung". Nói sao đi nữa, chú vẫn gọi anh xưng em với mình. Thôi thì nghe vậy.

Nhìn cách hai vợ chồng nói chuyện và ánh mắt họ dành cho nhau, tui tưởng chừng ai đó đang hốt mấy bụm gió chướng thả vô lòng mình. Cô hay mắc cỡ như con gái, chú thì nhất nhất vợ mình: 
- Anh biết hôn, vợ em hổng đẹp nhưng đàng hoàng lắm nghen, hai mươi mấy năm lấy em què quặt, chưa bao giờ em thấy bả nhìn thằng đàn ông nào khác. Bả không quần này áo nọ như vợ thiên hạ. Vợ chồng em toàn mặc đồ người ta cho không hà, mà anh thấy cũng sạch sẽ chớ bộ. Khu này toàn người giàu, mình hôi hám người ta không dám đến gần mua vé số của mình đâu. À, anh chưa thấy con tụi em đâu, nó cao lớn lắm, đẹp lắm nghe, mới học lớp mười mà nhiều người dòm ngó lắm rồi. Nhưng nó ngoan lắm, ở nhà làm hết công chuyện cho vợ chồng em đi bán, hổng bao giờ đòi hỏi gì hết trơn.

Trời ơi. Hạnh phúc là đây, tình yêu là đây, ngay trân chỗ này nè. Nghe chú thao thao về gia đình nhỏ của mình, thấy thương quá chừng, thấy ngưỡng mộ quá đỗi.

Đắm mình trong cái hạnh phúc ngọt ngào của người dưng, lòng ngổn ngang những vui vui, tủi tủi mà quên mất mình đã trễ cuộc hẹn. Vội vã mua giúp cô chú mấy tờ vé số và gởi tặng một ít cho cô con gái ở nhà mua sách. Chú nhận và thật thà:
- Sách vở quần áo con gái em hổng thiếu thứ gì. Hay là anh cho tụi em lấy tiền này đi coi ca nhạc đi. Vợ em mê ca sĩ mà từ lúc lấy nhau tới giờ, em hứa hoài mà hổng dắt bả đi được. Để tối nay em dắt bả vô Trống Đồng coi một bữa cho đã.
- Dạ.
- Mà anh ơi, em cho anh số điện thoại của con gái em nè, bữa nào anh rảnh mà anh hổng chê nghèo, em mời anh qua nhà em ăn cơm. Vợ em đi chợ mua đồ ăn đàng hoàng chứ hổng phải mấy cái này đâu.
- Con cám ơn chú. Con ăn gì cũng được mà.

Bóng đôi vợ chồng lắc hai chiếc xe lăn khập khừng trên con đường nắng như cái dấu hai chấm in trong trang đời tui, cái dấu hai chấm liệt kê vô số những thứ nhỏ nhoi và bình dị làm nên hạnh-phúc.

Saigon, mùa hè 2012
Hồng Hải



Source: baby boy tries to engage watching on his daddy's cell phone. by Smallworld

NHỮNG HUNG THẦN CỦA TRẠI TÙ GIA TRUNG





Những kẻ có tên sau đây sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước việc tù nhân lương tâm Trần Thị Nga bị đánh đập dã man liên tục trong trại giam Gia Trung - Gia Lai trong suốt thời gian vừa qua :

- Nguyễn Đình Ba, giám thị trưởng trại giam Gia Trung - Gia Lai

- Đào Ngọc Sỹ, Phó Giám thị trại giam Gia Trung - Gia Lai

- Đặng Ngọc Hùng, Phó Giám Thị trại giam Gia Trung - Gia Lai

Xin được sự giúp đỡ của mọi người để cộng đồng biết được thông tin cá nhân và số Phone của những kẻ trên đây, càng nhiều càng tốt. Xin cám ơn!

FB Thao Teresa
Source: Very old women has to sell something for earning living. by Smallworld

Cứu người là đạo. Nhưng đôi khi, giết sâu giết bọ cũng là đạo, thưa các bạn! Trừ khử sâu bọ thì con người mới được sống, như một CON NGƯỜI!"


Stt của một bác sĩ ở Sài gòn :

"Tôi đã chữa chạy cho nhiều người tranh đấu bi hãm hại, hành hung.

Chúng theo đến BV, lom lom, quay phim, chụp ảnh.

Chúng là những thanh niên lưng dài vai rộng. Thậm chí là những đúa trẻ, đeo kính trắng, che mặt kín mít.

Chúng để lại lời nhắn: "làm nghề này thì đừng đặt quyền lợi người bệnh lên trên hết" (?)

Chúng chìa giấy ra đòi xem bệnh án của một bậc tu hành đức độ.

Rất nhanh, chúng cố hack ĐT của tôi ngay khi khám Đoan Trang

...

Tôi làm bổn phận của mình với s vinh dự, lòng lạnh tanh không sợ hãi.

Và hôm qua, khi thấy những vết bầm tím trên người Đoan Trang, thấy máu khô trên mặt cô ấy, tôi nguyền rủa bọn giòi bọ, sinh sôi nảy nở trên một nền giáo dục cặn bã, vô luân.

Không thể khoan dung với chúng, và với những kẻ đã nuôi dạy chúng!

Cứu người là đạo. Nhưng đôi khi, giết sâu giết bọ cũng là đạo, thưa các bạn! Trừ khử sâu bọ thì con người mới được sống, như một CON NGƯỜI!"
FB Anh Chi


Source: Very old women has to sell something for earning living. by Smallworld

Get paid to share your links!