Friday, July 8, 2016

NHÂN CÁCH


Người xưa thường nói, đừng ''trông mặt mà bắt hình dong''. Người thức thời phải nhìn vào cách cư xử để đánh giá con người, chứ đừng nhìn vào vẻ bề ngoài.
- Bạn có thể THIẾU TIỀN, nhưng không được THIẾU ĐỨC.
- Bạn có thể THẤT NGÔN, nhưng không được THẤT TÍN.
- Bạn có thể NGÃ XUỐNG, nhưng không được QUỲ XUỐNG.
- Bạn có thể CẦU DANH, nhưng không được ĐẠO DANH.
- Bạn có thể SUY SỤP, nhưng không được BIẾN CHẤT.
- Bạn có thể BUÔNG LỎNG, nhưng không được BUÔNG THẢ.
- Bạn có thể LÃNG MẠN, nhưng không được SÀM SỠ.
- Bạn có thể HƯ VINH, nhưng không được GIẢ DỐI.
- Bạn có thể BÌNH THƯỜNG, nhưng không được TẦM THƯỜNG


Theo FB Linh Muc Mi Trần/ST

121 ngày làm việc đầu năm 2016, Tiền Giang họp 130 lần

Trong vòng 6 tháng, với 121 ngày làm việc, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức 130 hội nghị, hội thảo, cuộc họp lớn để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội...
121 ngay lam viec dau nam 2016, tien giang hop 130 lan hinh anh 1
UBND tỉnh Tiền Giang thông báo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016.

Ngày 6.7, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
 

Tại cuộc họp này, ông Phạm Văn Trọng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang - cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã tổ chức trên 130 cuộc hội nghị, hội thảo, cuộc họp quan trọng, có tính chuyên đề và hàng chục chuyến đi thực tế cơ sở để chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh như phòng chống hạn mặn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư... Nếu trừ các ngày cuối tuần và nghỉ lễ, trong 121 ngày làm việc Tiền Giang phải họp hơn 130 lần - ngày nào cũng họp.
Thế nhưng, điều đáng tiếc là chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Tiền Giang nhiều năm nay luôn tụt.
Cụ thể, xếp hạng 12/63 năm 2007, năm 2008 hạng 21/63, năm 2009 xếp hạng 9/63, năm 2013 hạng 37/63 và năm 2014 hạng 52/63. Dù có Mỹ Tho là đô thị loại 1 nhưng PCI Tiền Giang nhiều năm ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đứng trên duy nhất địa phương tận cùng Tổ quốc là Cà Mau.
Đáng nói là, láng giềng với Tiền Giang - tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm liên tục luôn đứng top 5 về PCI. Trong 2 năm 2014 và 2015, tỉnh này giữ vững vị trí á quân. Cùng với Đà Nẵng, Đồng Tháp cũng đang dần xác lập hình ảnh một chính quyền gần dân và doanh nghiệp. Báo cáo kết quả PCI nhận định để thúc đẩy phát triển kinh tế, Đồng Tháp đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, xem hành chính là để phục vụ xã hội, phục vụ người dân… chứ không phải là công cụ quản lý xã hội. Một yếu tố quan trọng giúp chỉ số PCI Đồng Tháp tăng cao chính là nhờ... giảm họp. Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch giảm 30% số cuộc hội họp để lãnh đạo các ngành, các địa phương có nhiều thời gian đi cơ sở để tiếp xúc với người dân, với doanh nghiệp để giải quyết, tháo gỡ từng điểm nghẽn. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đồng Tháp chỉ tổ chức vài chục cuộc họp quan trọng.

Theo Phương Dung/Dân Việt

Dưới biển, trên trời còn nhiều ‘ẩn số’!

Các nhà lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh xin lỗi về sự cố môi trường.
Thế là theo hy vọng của Bộ Chính trị Hà Nội, cuộc khủng hoảng cá chết miền Trung coi như kết thúc với cuộc họp báo ngày 30/6. Bộ Công an, Ban Tuyên giáo TƯ đã tính toán kỹ, chỉ ra chuyện "phập phù điện" quen thuộc để coi là thủ phạm duy nhất của thảm họa ven biển miền Trung. Chẳng lẽ lại mang "dòng điện phập phù" ra tòa để trị tội ? Coi như hòa cả làng.
Để xoa dịu dư luận, chính quyền CS và Công ty Formosa ngã giá bồi thường nửa tỷ đô la, coi như một sự đền bù phải chăng, sòng phẳng. Theo đúng chính sách bá quyền kết hợp củ cà rốt và cái gậy, trước khi đưa ra ½ tỷ đô la, bộ Công an họp đe dọa những kẻ "phản động lợi dụng lòng dân để kích động quần chúng chống đối và gây biểu tình".
Thế nhưng vào thời điểm này, chẳng còn ai run sợ trước cường quyền thô bạo, phi lý và phạm pháp. Dư luận xã hội đã vượt quá đỉnh điểm của sự sợ hãi nhu nhược từ hàng chục năm rồi và ngày một cứng cỏi bảo vệ lẽ phải và chân lý cũng như pháp luật quốc tế văn minh và tôn trọng nhân quyền. Ngay trong và sau cuộc họp báo hàng loạt câu hỏi được công khai đưa ra rất kịp thời, sâu sắc và chính đáng:
- Lý do "mất điện" có chính đáng hay không? Một nhà máy lớn như
thế mà không có máy điện dự phòng hay sao? Cần lý giải rõ trục trặc về điện dẫn đến thảm họa môi sinh ra sao?
- Các độc tố và các kim loại rất độc như Phenol, Cyanure phát sinh từ
Đâu, nồng độ ra sao, tác hại ra sao, được kiểm soát, sàng lọc ra sao trong hệ thống nhà máy?
- Trách nhiệm của nhà máy và trách nhiệm của cơ quan giám sát môi
trường của chính quyền địa phương ra sao, đến mức nào, nề nếp kiểm tra định kỳ và thường xuyên ra sao?
- Nguyên nhân chủ yếu gây thảm họa to lớn này là gì? Do sơ xuất,
yếu kém hay do cố tình gây tai họa do động cơ chính trị, kinh tế, xã hội? Có thể có mưu đồ mang tính chất diệt chủng để chinh phục, thống trị dân tộc ta không?
- Trách nhiệm chủ yếu được xác định là do công ty phụ do Trung
quốc lục địa điều hành, vậy Trung Cộng có trách nhiệm và ý đồ ra sao, cần làm rõ. Đây có phải là một mưu đồ thâm hiểm trong cả một hệ thống mưu đồ lớn nhỏ của Trung Cộng hay không? Chuyến sang VN của ông Dương Khiết Trì có liên quan gì đến vụ khủng hoảng môi trường này?
- Sự kiện cá chết ven biển và cá chết ở nhiều con sông lạch ở Thanh
Hóa, Hà Nội, Sài Gòn, Bình Thuận, Cà Mau... có liên hệ gì với nhau, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
- Có cần đưa vụ này ra xét xử theo luật pháp không? Và căn cứ nào
để tiếp nhận đề nghị bồi thường ½ tỷ đôla? Con số này có hợp lý hay không?
- Trách nhiệm của các quan chức địa phương ra sao ? Đặc biệt là Bí
thư và Chủ tịch Tỉnh Hà Tĩnh, các viên chức trong Sở Đầu tư, Nông nghiệp,Tài nguyên Môi trường của tỉnh trong quan hệ với Công ty Formosa, có tư túi tham nhũng, nhận quà biếu để tạo mọi dễ dàng, cố tình làm sai quy định, sai quyền hạn, đến mức cần truy tố hay không?
- Trách nhiệm của các Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên Môi
trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghiệp ra sao? Do trình độ, quan liêu hay còn do tham nhũng quà cáp biếu xén gì không?
Chuyện dưới biển còn chưa ổn, lại thêm bao nhiêu câu hỏi mới, còn lâu mới ổn định được nhân tâm, niềm tin của nhân dân còn lâu mới phục hồi, để xem phiên họp đầu của Quốc hội mới các đại biểu có dám chất vấn chính phủ và đảng hay không. Hay lại như Quốc hội cũ, đến phiên bế mạc mới có đại biểu than phiền là Quốc hội không hề tỏ thái độ công khai của mình về tình hình biển Đông.
Còn chuyện trên trời đang gây nhiều hoài nghi bực bội trong công luận là chuyện 2 chiếc máy bay rơi một cách khó hiểu và khó giải thích cho trôi chảy. Một máy bay huấn luyện trong một cuộc bay tập do 2 người lái giỏi nhất, có nhiều giờ bay nhất bị rơi, một người không kịp mở dù như bị trói chặt khi rơi. Một chiếc máy bay đi tìm kiếm lại bị rơi cách rất xa điểm rơi được xác định của chiếc máy bay thứ nhất, lạc sang vùng của Trung Quốc, làm thêm 9 người chết. Hai sự kiện bi thảm xảy ra khi Trung Quốc đang tổ chức diễn tập bắn đạn thật, đúng vào lúc Trung Cộng huênh hoang về ’’vùng phòng không tự do‘’ bất khả xâm phạm và đang thí điểm về cuộc chiến tranh can nhiễu, chiến tranh điện tử gây hỗn loạn trong không gian truyền tin bằng mã số, một đỉnh cao mới mẻ đang thực nghiệm của chiến tranh hiện đại.
Bộ Quốc phòng không lý giải được rõ ràng các sự cố bi thảm này. Còn có những chuyện lên gân quá mức, rất là không bình thường, như để bưng bít điều gì là sự thật khó giải thích. Sao lại vội vã thăng cấp người bị nạn từ thượng tá lên đại tá, coi như anh hùng, vội nhận vợ nạn nhân vào dạy trường đặc biệt mà không rõ trình độ ra sao, rồi cấp thêm nhà ở trong khi gia đình đã có một biệt thự sang trọng và còn có nhà cho thuê.
Vướng mắc cuối cùng của quần chúng nhân dân đông đảo mà đại diện là các tổ chức Xã hội Dân sự là hướng chính trị của Bộ Chính trị, Bộ Công an, Ban tuyên giáo trung ương đã hoàn toàn sai lệch khi chú tâm răn đe, cảnh giác, đàn áp các công dân yêu nước, yêu dân chủ và yêu nhân quyền, trong khi đó lại hoàn toàn tê liệt cảnh giác với các mưu đồ bành trướng bá quyền và tay sai lộ liễu của chúng. Lẽ ra lực lượng Công an phải kiểm soát kỹ các hoạt động của bất kể cấp nào có khả năng bán mình cho quỷ, dù là Phó thủ tướng nay là Bí thư thành ủy Thủ đô, dù là Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng từng hai lần bị ngăn không cho vào Trung ương để nay nghiễm nhiên là Ủy viên thường trực của Đảng ủy quân sự Trung ương, kẻ mà từ năm 2004 Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại Tướng Nguyễn Quyết và hơn 20 thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng và sỹ quan cấp cao đã tố cáo là thủ phạm đầu sỏ của Vụ án Siêu Nghiêm Trọng phá hoại Quân đội, phá hoại đảng CS và đất nước. Kẻ này đã bị chính sỹ quan Tổng cục II tố cáo là có quan hệ chặt chẽ với Tình báo Hoa Nam, cơ quan tình báo Trung Quốc tỏa xuống Đông Nam Á.
Tướng Công An Trần Đại Quang và tướng Công an Tô Lâm, nay là Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, có trách nhiệm lớn nhất trong việc đi đầu huy động các cán bộ giỏi nhất trong ngành tình báo giải mã các sự kiện trên trời dưới biển trên đây, xem có liên quan gì đến cơn điên của Tập Cận Bình khi tòa Án quốc tế sắp công bố kết luận bất lợi cho Bắc Kinh, và việc Dương Khiết Trì vội sang Hà Nội ngay sau khi Trung Quốc bị tố cao là kẻ tội phạm chính trong vụ án môi trường trên đây. Đây mới là những ẩn số cần tìm ra và giải quyết.
Theo Bùi Tín/VOA

Mỹ ra lệnh trừng phạt lãnh đạo Bắc Triều Tiên

media
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu tại Đại hội đảng Lao Động lần thứ 7, ngày 06/05/2016.REUTERS/KCNA
Hôm qua, 06/07/16, Mỹ đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt tài chính đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và 10 quan chức cao cấp khác của nước này vì các vi phạm nhân quyền.



Trên nguyên tắc, tài sản của các  lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nếu có tại Mỹ, sẽ bị phong tỏa. Đây là lần đầu tiên Kim Jong Un bị đưa vào danh sách đen của bộ Tài Chính Mỹ. Trong một tuyên bố, bộ Tài Chính Mỹ cho biết lệnh này được đưa ra sau khi một báo cáo về những vi phạm nhân quyền nghiệm trọng ở Bắc Triều Tiên được công bố tại Mỹ.
Ông Adam Szubin, thứ trưởng Tài Chính Mỹ phụ trách về chống khủng bố khẳng định : “Dưới thời ông Kim Jong Un, Bắc Triều Tiên đã gây ra nhiều tội ác không thể dung thứ đối với hàng triệu người dân, bao gồm các vụ giết người trái pháp luật, cưỡng bức lao động và tra tấn".
Cũng vào hôm qua, 06/07/16, các nhà hoạt động nhân quyền đã tố cáo Bình Nhưỡng đã tìm cách lẩn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế và tiến hành thu ngoại tệ mạnh để bù đắp thiếu hụt ngoại tệ do các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc bằng cách gửi vài trăm người bị coi như “nô lệ của Nhà nước” sang lao động tại các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu như Ba Lan, Malta, Đức, Ý, Áo hay Hà Lan.
Tổ chức phi chính phủ Liên Minh Châu Âu về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên cho biết những người này phải làm việc 10-12h/ ngày, 6 ngày/tuần và phải trả lại 90% lương của họ cho nhà nước. Trong khi đó, đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Vácxava bác bỏ thông tin người lao động bị tịch thu lương và tuyên bố điều này là vô lý.
Theo Thùy Dương/RFI

Trung Quốc : Vợ của nhiều luật sư nhân quyền bị giam biểu tình phản đối

media
Vợ của các luật sư Trung Quốc biểu tình tại Bắc Kinh - Trung Quốc phản đối chính quyền bắt giam chồng họ.AFP/Greg Baker



Nhiều luật sư nhân quyền Trung Quốc – vẫn còn bị chính quyền giam giữ, kể từ đợt trấn áp mùa hè năm 2015 – có nguy cơ bị án tù rất nặng. Vợ của họ bị an ninh theo dõi chặt. Ngày 04/07/2016, một nhóm năm người vợ của luật sư đã thoát khỏi vòng kiểm soát để biểu tình ở Bắc Kinh, phản đối các sai phạm tố tụng.

Theo AFP, năm người vợ các luật sư bị giam cầm – mặc áo có in tên chồng mình – biểu tình trước cửa Viện Kiểm Sát Tối Cao tại Bắc Kinh, trong vòng vây của hàng chục công an. Nhiều nhà ngoại giao châu Âu và Hoa Kỳ, có mặt cách đó không xa, chứng kiến cuộc biểu tình phản đối.
Những người phụ nữ này mang theo đơn khiếu nại tới Viện Kiểm Sát Tối Cao, tố cáo các sai phạm của chính quyền thành phố Thiên Tân (Tianjian) trong việc giam giữ chồng của họ. Trong số hơn 200 luật sư nhân quyền và nhà tranh đấu bị bắt năm ngoái, đa số đã được trả tự do. Tuy nhiên, còn hơn 10 người vẫn bị giam. Họ bị cáo buộc tội « âm mưu lật đổ chính quyền », với hình phạt tối đa là tù chung thân. Đa số các luật sư bị giam giữ tại Thiên Tân.












Vợ các luật sư bị theo dõi gắt gao. Theo vợ của luật sư Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), an ninh đặt camera ngay trước cửa nhà bà. Để tổ chức được cuộc biểu tình đầu tuần này, họ đã phải rời nhà từ nhiều ngày trước, ngủ tại khách sạn, để tránh bị phát hiện.
Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền nhận định việc giam giữ các luật sư nói trên là « đáng ngại ». Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ các chỉ trích, và cho rằng đây là công việc nội bộ của Trung Quốc. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cam kết xây dựng « Nhà nước pháp quyền » theo kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, việc đàn áp các luật sư cho thấy toàn bộ các giới hạn của mô hình này.
Tòa án tại Trung Quốc hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Sản : tình trạng ép cung là hết sức phổ biến, gần như 100% các vụ án đều kết thúc với việc bị cáo bị án phạt. Trước khi những người bị bắt bị truy tố và đưa ra xét xử, truyền thông Nhà nước đã mở chiến dịch tuyên truyền quy kết luật sư, lạm dụng khách hàng hay gây rối trật tự. Văn phòng của luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương bị báo đài Nhà nước quy kết là một « tổ chức tội phạm ». Hiện tại, theo những người vợ luật sư, tư pháp Trung Quốc chưa đưa ra quyết định truy tố.
Trong chuyến công du của lãnh đạo Liên Hiệp Quốc hôm nay, công an Trung Quốc thông báo cho tại ngoại có điều kiện đối với một người trợ lý của luật sư nhân quyền Lý Hòa Bình (Li Heping), một trong hơn 10 luật sư bị giam nói trên.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận « xã hội dân sự »
Theo Reuters, hôm nay, 07/07/2016, phát biểu trước báo giới, sau cuộc hội kiến với ngoại trưởng Trung Quốc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi chính quyền Bắc Kinh nên tôn trọng xã hội dân sự. Tổng thư ký Ban Ki-moon nói : « Vào lúc, Trung Quốc đang theo đuổi con đường thay đổi và cải cách, tôi khuyến khích các lãnh đạo Trung Quốc tạo các không gian cần thiếp để xã hội dân sự thực hiện được vai trò quan trọng của mình ». Ông Ban Ki-moon cũng nêu tên các luật sư bảo vệ môi trường và nhân quyền. Ngoại trưởng Trung Quốc, có mặt bên cạnh tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, không có phản ứng gì trước các nhận định của ông Ban Ki-moon về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc.
Theo Trọng Thành/RFI

Get paid to share your links!