Tuesday, November 21, 2017

Nhắc PTT Vũ Đức Đam: Anh còn nhớ hay anh đã quên

Khi phát biểu trước Quốc hội ủng hộ việc chặn, lọc, và hạn chế Internet, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có thể không biết hoặc đã quên một chuyện mới xảy ra hơn một năm trước đây.
Khi đó, vào tháng 7/2016, với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã đồng thuận với các thành viên khác cho thông qua một nghị quyết coi việc sử dụng Internet và biểu đạt trên Internet là một quyền con người.
Cụ thể, nghị quyết này coi “những quyền mà con người được hưởng offline cũng phải được bảo vệ trên môi trường online”.
Nghị quyết này nhấn mạnh quyền tự do biểu đạt trên mạng cũng được bảo vệ theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, bất kể con người ở nơi đâu trên thế giới và chọn sử dụng công cụ nào.
Nếu PTT Đam chưa thoả mãn với nội dung trên thì ông có thể đọc thêm nội dung thứ 10 của nghị quyết, theo đó, Hội đồng Nhân quyền “lên án một cách dứt khoát những biện pháp được cố ý dùng để ngăn chặn hoặc làm gián đoạn việc truy cập hay phổ biến thông tin trên mạng” và “kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên gỡ bỏ và không tiến hành các biện pháp đó”.
Không những thế, nghị quyết còn lên án tất cả những hành vi bắt giữ, sách nhiễu và trừng phạt một người vì những gì họ biểu đạt trên Internet.
Những gì PTT Đam nói, rất đáng tiếc cho ông, đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà chính Việt Nam đã đồng ý thông qua tại diễn đàn nhân quyền quan trọng nhất toàn cầu – Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Tại thời điểm đó, Việt Nam hãy còn là “tân binh” ở Hội đồng Nhân quyền. Nhiệm kỳ của Việt Nam ở Hội đồng kéo dài từ đầu 2014 đến hết 2016. Nhiều người có thể thắc mắc tại sao một nước có thành tích nhân quyền kém cỏi như Việt Nam lại có chân trong Hội đồng 47 thành viên này, nhưng đó là câu chuyện chính trị quốc tế và có thể được bàn trong một bài viết khác.
Cũng cần phải nhắc PTT Đam về một phát biểu của ông hồi tháng Ba năm ngoái, khi ông tới dự một hội thảo của Ngân hàng Thế giới:
“Tôi chỉ muốn nói rằng, giờ không phải lúc bàn lợi ích của công nghệ số là thế nào mà phải khẳng định: Bản thân công nghệ số có những mặt trái, nhưng không phải do công nghệ mà do người sử dụng công nghệ. Vì thế, không có lý gì vì tác động mặt trái của nó mà kìm hãm nó, mà phải tìm mọi cách để nó phát triển”.
PTT Vũ Đức Đam được Thủ tướng Chính phủ giao phụ trách quản lý ngành thông tin – truyền thông. Ông cũng là người được cho là thân thiện với giới công nghệ khi từng công tác lâu năm ở Tổng cục Bưu Điện và từng làm đến chức Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông.
Mới tháng Hai đầu năm nay thôi, khi nói chuyện với sinh viên đại học FPT, ông Đam còn kể rằng, ông đã triệu tập những bộ óc hàng đầu Việt Nam để khái quát bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư trong một từ, thế mà không ai trả lời được.
Và chính ông đã tự mình nghĩ ra từ đó:
“Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn với ‘hơi nước’, cuộc cách mạng lần thứ hai là ‘điện’, lần thứ ba là ‘số hóa’ thì đa phần những người tích cực cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc trưng là ‘kết nối’”.
Ông còn nhấn mạnh thêm: “Đó là việc kết nối tám tỷ thiết bị, kết nối ở mọi tầng lớp, mọi giác độ, sự kết nối không chỉ ở một mái trường, một tỉnh, một đất nước mà là sự kết nối toàn cầu. Cuộc cách mạng ấy liên quan mật thiết đến công nghệ thông tin”.
Vậy thì cái gì làm cho ông Đam đi từ một người coi “kết nối” con người trên toàn cầu là bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đến một con người cổ xuý cho việc xây dựng một mạng biệt lập như Trung Quốc và đề xuất kiểm soát để người dân ít dùng mạng xã hội hơn?
Không những thế, ông còn muốn “dùng biện pháp kỹ thuật chặn, lọc làm chậm lại khi cần thiết”.
Đâu mới là quan điểm thật, con người thật của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam?
Nhẽ phải nhắc lại cho ông tất cả những điều này kẻo ông quên.

https://www.luatkhoa.org/2017/11/nhac-ptt-vu-duc-dam-anh-con-nho-hay-anh-da-quen/

/ Luật Khoa tạp chí 



NHỮNG GIÁ TRỊ ẢO.

Trước 1975 lương thầy cô giáo cấp 1 thấp nhất cũng tương đương với thời giá 1 cây vàng, các giảng sư đại học lương cao hơn đủ sức đến trường bằng xích lô chứ không thèm đi xe máy. Các thầy cô không cần ngày 20/11 mà vẫn thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy.

Sau 1975 thời bao cấp, lương giáo viên chỉ tương đương với 5 phân vàng thời giá và chỉ đủ sống trong 5 ngày. Sau này cao hơn lên 1 hoặc 2 chỉ vàng.

Nhưng giáo viên sau năm 1975 hạnh phúc hơn giáo viên trước 1975 và cũng hạnh phúc hơn cả giáo viên của nước Mỹ vì họ có ngày 20/11.

Vậy ngày 20/11 đặt ra để làm gì?

Đó là để chính phủ trả lương cho giáo viên mà không cần lấy tiền từ ngân sách quốc gia.

Cũng giống như ngày " thầy thuốc Việt Nam", ngày "quân đội nhăn răng VN' "công an nhăn răng VN"... tất cả những ngày đó đặt ra là để xã hội hóa, lấy tiền, lấy sự vinh danh của xã hội dành cho các tầng lớp này để trả công cho các cống hiến của họ đối với đảng nhưng được mạo danh một cách mỹ miều là "phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân"

Kỳ thực họ có phải phụng sự tổ quốc, nhân dân không ?

Không hề.

Họ chỉ bán cháo phổi, dùng thiên chức thầy thuốc, dùng xương máu tính mạng của mình để bảo vệ một đảng chính trị cầm quyền.

Nhưng chế độ này lại  bất tài đến nỗi không tạo ra được thặng dư trong nền kinh tế để trả lương cho họ. Vì thế muốn các tầng lớp này khỏi phải phản bội lại quyền lực lãnh đạo của đảng , chúng liền tìm tòi lấy các ngày không có trong lễ kỷ niệm của các nước dân chủ để vinh danh họ. Đó là lý do giải thích vì sao phụ nữ VN hân hoan với ngày 8/3, 20/10 còn phụ nữ Mỹ, châu Âu  thì không.

Không có các giá trị thực nhưng có các giá trị ảo như hoa, lời chúc tụng,các bài báo vinh danh những người sống với các đồng lương chết đói ấy cũng có thể tự huyễn hoặc mình mà không làm phản. Tuy vậy cũng có rất nhiều người thực tế hơn. Thầy cô thì cần phong bì, quà tặng còn vứt hoa vào thùng rác; bác sĩ thì cần vật chất thù lao chứ không cần lời thề Hippocrate, 12 điều y đức ...Nhưng những thứ này chính quyền không hề bỏ ra, chúng đến từ xương máu của người dân vốn từ lâu đã quá khốn khổ vì hàng trăm thứ thuế,phí và hàng nghìn thứ lo toan.

Nhưng trong những ngày này như 20/11 mấy ai nghĩ đến những điều như thế. Họ vẫn xúm vào ca ngợi những điều sáo rỗng vì truyền thống của dân tộc là như thế. Các thầy cô giáo nhận một bó hoa một gói quà không hề nghĩ là để có được những thứ đó phụ huynh học sinh phải đổ biết bao mồ hôi , nước mắt. Lại còn là sự so sánh...Trong khi đó chính quyền cao lắm chỉ quẳng cho một bức thư đọc để chứng tỏ sự quan tâm của đảng của chính phủ...đối với tầng lớp "làm thuê" này.

Chung quy nói như Nam Cao thì cũng chỉ là những kiếp "Sống mòn". Tự an ủi nhau tự huyễn hoặc để mà sống. Bao nhiêu thứ ngon, bao nhiêu quyền lợi cái đảng này đã cướp sạch cả rồi. Chúng chỉ tặng cho một cái ngày để được xã hội trả lương không cần chính phủ nhưng hầu hết đều cảm thấy thỏa mãn, bằng lòng .

Đó cũng là tư duy của một đất nước đã quá quen với việc làm nô lệ cho một đảng chính trị độc tài.
Dương Hoài Linh

Get paid to share your links!