Sunday, July 10, 2016

NHÀ NƯỚC VN CHỈ ĐẠO CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN???


Kính gởi ông NGUYỄN XUÂN PHÚC thủ tướng chính phủ! 

Kính gởi ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG tổng bí thư trung ương Đảng
Kính gởi ông TRẦN ĐẠI QUANG chủ tịch nước ( nguyên bộ trưởng bộ Công an 
Kính gởi bà NGUYỄN THỊ KIM NGÂN chủ tịch quốc hội
Kinh gởi bà victoria KAWA KAWA
giám đốc ngân hàng thế giới WB đại diện tại VN
Đồng kính gửi cộng đồng mạng xã hội
Tôi tên: LÊ VĂN HẢI ở tổ 23_KV3_ phường Nhơn Bình_tp Quy Nhơn_tỉnh Bình Định!
Tố giác lãnh đạo nhà nước VN có hành vi bao che,cho ông HỒ QUỐC DŨNG chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã cấu kết với các ban nghành, cướp đoạt đất tái định cư của ông LÊ VUI ,ông LÊ VĂN HẢI, LÊ THỊ HUỆ, LÊ THỊ HIẾU
đã được nhà nước VN cam kết với Ngân Hàng thế giới phê duyệt bồi thường ,hỗ trợ theo khung chính sách kế hoạch tái định cư! 
Ông HỒ QUỐC DŨNG đã cướp đoạt đất của các hộ đem bán ra thị trường, và sử dụng nguồn vốn ODA sai mục đích làm thiệt hại ngân sách gần 10 tỷ đồng 
Các hộ dân chúng tôi đã gởi đơn tố cáo ông HỒ QUỐC DŨNG về hành vi lạm dụng chức vụ,quyền hạn chiếm đoạt đất đai có tổ chức, và chiếm đoạt quyền,lợi ích hợp pháp của nhân dân trong việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tp Quy Nhơn ( CEPT)
Hiện nay các hộ dân chúng tôi đã gởi 6 lần đơn nhưng lãnh đạo nhà nước VN không xử lý đơn tố cáo của chúng tôi và cố tình thủ tiêu đơn! 
Hiện nay lãnh đạo nhà nước VN vẫn bao che cho ông HỒ QUỐC DŨNG đi cưỡng chiếm đất đai của các hộ dân chúng tôi!
Nhà nước VN lợi dụng việc vay vốn ODA để làm các dự án, chủ yếu là để cưỡng chiếm đất đai của nhân dân và sử dụng nguồn vốn vay ODA không đúng mục đích!
Qua sự việc nêu trên tôi rất mong các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền LHQ , tổng giám đốc NHTG lên tiếng, lên án mạnh mẽ nhà nước VN vi phạm điều ước quốc tế! 
Và tôi cũng rất mong cộng đồng quan tâm chia sẻ , truyền tải thông tin này đến Ngân Hàng thế giới WB đại diện tại việt nam và tại Hoa kỳ! 
Tôi xin thành thật cảm ơn!
FB Hai Le

Nếu tôi là… Thiện Tùng.

Ảnh của Bao Ve Ca.

Tôi không nằm trong nhóm sát thủ Formosa, tôi không phải là ngư dân đang khốn khổ vì biển đang nhiễm độc và tôi cũng không dính líu gì trong giới cầm quyền Việt Nam. Tôi chỉ là một công dân nước Việt không tùng ác – thiện mới tùng. Vì vậy, những gì tôi muốn và sắp nói cũng chỉ nếu và nếu.
Nếu tôi là Formosa, tôi sẽ bỏ của chạy lấy người. Bởi vì với mấy chục tỷ USD đầu tư vào nhà máy ăn thua gì so với hậu quả nó xả độc ra môi trường gây thiệt hại trên diện rộng, các nhà kinh tế, xã hội học đã ước tính hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD. Với người dân Việt Nam, Formosa vướng vào ba tội: 1. a tòng với nhà cầm quyền chiếm đất của dân; 2. xả độc ra biển giết chết môi trường sống của hàng triệu ngư dân; 3. phun khói độc vào không gian giết lần giết mòn dân trên cả một vùng rộng lớn. Chỉ ba việc làm vô lương ấy cũng đủ liệt Formosa vào tội cố tình diệt chủng? Thủ ác bị truy hết đường chạy, giả bộ cúi đầu nhận tội, ném ra 500 triệu USD để chính quyền bịt miệng dân chúng, liệu có yên không? Vì sự sống của mình, người dân bị hại họ sẽ kiện, kiện trong nước không được, họ sẽ kiện ra tòa án quốc tế. Hoặc giả, họ dùng “chiến thuật” biển người bạo loạn vào những nơi gây hại cho họ thì ai có quyền, có khả năng cấm cản họ?
Nếu tôi là ngư dân bị thiệt hai, vì lợi ích lâu dài cho hiện tại và tương lai, tôi nhận tiền bồi thường để bù đắp lại những gì mình bị thiệt hại; quyết đòi lại cho kỳ được biển sạch; bám lấy ngư trường, sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải thủy sản theo truyền thống cha ông – một tấc không đi, một ly không rời. Và hết.
Nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi đuổi Formosa; đứng về phía dân, xin lỗi nhân dân, dốc hết sức người sức của khôi phục lại cuộc sống cho ngư dân, xem như đoái công chuộc tội. Bởi vì:
Cho Formosa vào xây nhà máy gây ô nhiễm môi trường sống nhiều triệu dân đã sai, để nó ở lại tiếp tục gây thêm thảm họa lại càng sai. Formosa gây đại họa cho môi trường là vi phạm luật pháp Việt Nam và quốc tế. Đây là cơ sở, cơ hội loại con rắn độc nầy ra khỏi Việt Nam. Họ kiện Việt Nam vi phạm hợp đồng thì sao? – Kiện cái cóc khô, ngoại trừ trong hợp đồng, lãnh đạo Việt Nam cho họ xả độc trên trời, xuống biển? Loại Formosa ra khỏi Việt Nam chỉ có lợi cho nhà cầm quyền, cho nước, cho dân: ngoài thuận lòng dân, có điều kiện khắc phục môi trường bị nhiễm độc, còn dùng đây cho người trong nước tổ chức sản xuất kinh doanh những thứ gì có lợi nhứt, hoặc làm căn cứ trú đóng cho quân đội bảo vệ cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam là tốt biết mấy.
Nhân danh Chính quyền Nhân dân mà không đứng về phía nhân dân thì nó đâu phải là nó? Nhà cầm quyền tự ý “cõng rắn về cắn gà nhà”, sai lầm như thế chẳng lẽ bắt dân phải xin lỗi mình sao? Chính quyền, dầu cho vô tình hay cố ý, gây thảm họa cho dân thì chính quyền phải dốc sức khôi phục cuộc sống lại cho dân – đó là trách nhiệm, là đạo lý và cũng là pháp lý.
Ảnh của Bao Ve Ca.
Đất nước “không chịu” phát triển không phải do dân mà do giới lãnh đạo. Không phải vậy sao: các vị không hề nghe khuyên can của dân, độc quyền, độc đoán, làm kinh tế kiểu gì mà kinh thế: làm đâu thua đó, hủy hoại môi trường khủng khiếp. Nói những điều người ta đã biết là “tra tấn dã man”, vì vậy, người viết xin không hài những tệ hại ấy ra ở đây.
Nếu lãnh đạo có ý định đổ lỗi cho nhau giữa người đi kẻ ở, người viết khuyên thôi đi! Bởi vì: các vị đều là đảng viên, cùng chung một đảng độc quyền, tự cơ cấu nhân sự, tự phân chia quyền lực cho nhau ở các cấp các ngành, cha truyền con nối, trưởng xuống phó lên v.v… Vì vậy việc hư nên là trách nhiệm liên đới, và đừng quên “mũi dại lái chịu đòn”.
Tôi muốn dạy đời, nhưng không có khả năng và không đủ tư cách. Vì vậy, những gì tôi tôi viết ra ở đây chỉ có giá trị tham khảo.

Ảnh và bài FB Bao Ve Ca

BÀI HỌC VỀ SỰ DỐI TRÁ

ảnh chỉ mang tính minh hoạ

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn theo tính tự giác, có nghĩa là bạn muốn đi đến nơi nào, có thể mua vé theo lịch trình đã định, các bến xe theo phương thức mở cửa, không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, đến khả năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp.
Cô đã phát hiện được lỗ hổng quản lí này, hoặc giả chính suy nghĩ của cô có lỗ hổng. Dựa vào trí thông minh của mình, cô ước tính tỉ lệ để bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.
Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé. Cô còn tự tìm một lí do để bản thân thấy nhẹ nhõm: mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.
Sau bốn năm, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá, cô tràn đầy tự tin đến những công ty lớn xin việc.
Nhưng những công ty này không hiểu vì lí do gì, lúc đầu còn rất nhiệt tình nhưng về sau đều từ chối cô. Thất bại liên tiếp khiến cô tức tối. Cô nghĩ nhất định những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.
Cuối cùng có một lần, cô trực tiếp đến bộ phận nhân lực của một công ty, yêu cầu giám đốc đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết cục họ đưa ra một lí do khiến cô không ngờ.
“Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng với môi trường giáo dục và trình độ học vấn của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà chúng tôi tìm kiếm.”
“Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?”
“Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé”
“Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?”
“Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến và vẫn chưa hiểu rõ việc thu vé tự giác, cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn trốn vé thêm 2 lần nữa.”
“Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.”
“Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắt trốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.”
“Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi sửa là được mà.”
“Không không, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều: Một là cô không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắc và sử dụng nó. Hai, cô không xứng đáng được tin tưởng. Mà rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, nếu cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền lực phụ trách. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thiết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô, tôi có thể chắc chắn rằng, tại đất nước chúng tôi, thậm chí cả châu Âu này cô sẽ không thể xin vào được nổi một công ty nào đâu.”
Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng. Sau đó, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc này: Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.

Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người. Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Trên phương diện việc làm, những hành vi mất nhân cách thế này càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, điều này chắc chắn sẽ hủy hoại tiền đồ của bạn. Tôi cho các bạn lời khuyên chân thành, trong sự nghiệp cần phải dựa vào năng lực và chân thành của bản thân, mất thứ gì cũng không bằng mất nhân phẩm.
St
FB Linh mục Mi Trầm

Sự thật giật mình

Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, ảnh chụp tháng 12 năm 2015.
AFP

Cần tránh thảm họa tái diễn

Báo chí Việt Nam tiếp tục có nhiều tin bài về thảm họa môi trường biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Dư luận chung hướng tới việc phải làm rõ trách nhiệm từ đầu của chính quyền để tránh những thảm họa như thế tái diễn.
Theo TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, thì người dân không còn tin tưởng vào những gì chính quyền nói. Qua vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường quá lớn, hủy diệt biển và sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, chính phủ Việt Nam cần phải có những quyết định khẩn cấp. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng phát biểu:
“Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn. Nhưng phải kiện có kết quả và hiệu quả để làm yên dân, đồng thời lấy lại công bằng cho người dân. Thứ hai nữa là xem xét, rà soát, điều tra lại toàn bộ qui trình cấp phép cho Formosa và xem những quan chức nào từ cao tới thấp dính vào qui trình cấp phép và có nhiều dấu hiệu sai lệch, kể cả những dấu hiệu đồn đoán là có nhận hối lộ trong đó. Những quan chức đó phải đưa ra xử nghiêm trước pháp luật chứ không phải chỉ xử lý hành chính. Đó là những vấn đề cần kíp ngay trước mắt, ngay lúc này…”
Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn. 
-TS Phạm Chí Dũng
Báo điện tử Tiền Phong ngày 4/7 dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội trả lời phỏng vấn, xin  trích nguyên văn:“Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ như thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa bữa.”
PGSTS Bùi Thị An nói với Tiền Phong Online, chính quyền nên thừa nhận sự yếu kém, đã để có những lỗ hổng trong quản lý, cấp phép đầu tư. Cần quyết liệt và minh bạch, từ kêu gọi đầu tư, người phê duyệt, đến chuyện nhà đầu tư sản xuất cái gì, áp dụng công nghệ gì, lượng tiền ra sao. Bà Bùi Thị An kêu gọi minh bạch, vì chỉ có minh bạch thì người dân mới có thể giám sát được. Chỉ khi nào minh bạch thì mới chấm dứt được những sự cố môi trường nghiêm trọng như vừa qua. Không bao giờ đánh đổi môi trường lấy bất cứ điều gì. Bà An cũng đặt câu hỏi, số tiền 500 triệu USD họ đưa ra dựa trên cơ sở nào? Việt Nam có thể nhân nhượng, nhưng để khôi phục lại sinh thái biển sẽ phải mất bao nhiêu tiền? Hệ sinh thái biển chính là sự sống của tảo, của cá, tôm… các sinh vật đó lại liên quan đến sự sống con người. Chuyện đó quan trọng lắm và có thể nói là vô giá.
Ngày 2/7/2016, Theo SohaNews và Trí Thức Trẻ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng phát biểu là cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử lý, đây cũng là việc hợp lòng dân.
Được biết Formosa là chủ đầu tư đại dự án Khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh, gồm nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện và Cảng nước sâu Sơn Dương. Dự án này được giao 3.300 ha diện tích mặt đất và mặt nước ở vị trí trọng yếu an ninh quốc phòng và nhận được những ưu đãi quá mức đầy nghi vấn. Giấy phép đầu tư được cấp năm 2008 vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, giai đoạn 1 sản xuất từ 7,5 triệu tấn tới 10,5 triệu thép mỗi năm, qua giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 22 triệu tấn thép/năm. Formosa Hà Tĩnh được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong nước là 22%, miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư 70 năm thay vì theo luật định là không quá 50 năm. Quyết định trái pháp luật này bị Thanh tra Chính phủ phát hiện vào đầu năm 2015, tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa quyết định sai trái này.
000_CL8R5-622.jpg
Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Được biết ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được báo chí cho là một trong những người vận động ráo riết cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Nếu truy cứu toàn bộ trách nhiệm những ai đã góp phần cho phép Formosa vào Việt Nam, trao cho nó những ưu đãi quá mức và trái luật thì danh sách này rất dài trong đó phải kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự, một loạt các cựu bộ trưởng khoa học Công nghệ, Công thương, Tài nguyên Môi trường và thuộc cấp.
Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, cần kiểm tra quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa xem có tiêu cực hay không, có ý kiến cho rằng chiến dịch làm trong sạch Đảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát động sẽ không thể thiếu Formosa.
Nhà hoạt động dân quyền TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định:
“Nhiều người đang cho rằng ông Võ Kim Cự chỉ là một con ruồi, còn con hổ nằm cao hơn nữa, bắt đầu từ việc cấp phép chứng nhận 70 năm, bắt đầu từ con ruồi Võ Kim Cự và có thể lên cao hơn nữa biết đâu có thể dính tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng là một con hổ ở cao hơn... Nhưng tôi rất hồ nghi chuyện này vì nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chọn Formosa làm một tiêu điểm để đả hổ diệt ruồi, thì ngay từ khi cá chết ông Trọng đã không đi thăm Formosa một cách đáng nghi ngờ như vậy và sau chuyến đi đó không có một lời lẽ nào về chuyện xả thải của Formosa…Tôi cho rằng tầm của Nguyễn Phú Trọng chưa đủ để đụng tới các quan chức cấp cao cho dù ông Trọng có muốn chăng nữa.”

Bao giờ biển an toàn?

Sau khi Việt Nam công bố và Formosa Hà Tĩnh nhận tội xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển trong 5 ngày vì lý do chập điện, Formosa hứa đền bù 500 triệu USD. Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn trong giai đoạn lên kế hoạch trợ giúp người dân những vùng bị hại, cũng như chưa nói gì được về việc xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển.
VnExpress ngày 6/7/2016 trích lời TS Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó nhóm nghiên cứu đang theo dõi sự hấp thu và biến thiên của các độc tố để trả lời biển an toàn hay chưa và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lấy mẫu trầm tích, để xác định hàm lượng độc tố phenol hay xyanua còn tồn dư bao nhiêu, phân hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì.
Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển. 
-Cư dân Cồn Sẻ
Bao giờ biển an toàn, hải sản không còn nhiễm độc là điều mà cả nước trông đợi, chứ không chỉ riêng người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 28/6 báo điện tử Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có chương trình dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa cá chết hàng loạt.
Ngày 5/7, VnExpress trích lời Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã hội Doãn Mậu Diệp đã đưa ra con số thấp hơn nhiều, theo đó ước tính có 263.000 lao động bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp nói rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm. Tuy vậy ông Diệp cho biết sẽ triển khai dự án tổng thể về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động, ưu tiên những huyện nghèo ven biển bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, ngư dân muốn bám biển, muốn môi trường biển được phục hồi, họ không hài lòng về cách thức chính quyền xử lý chậm chạp, sau khi đã xác định Formosa gây thảm họa. Đó cũng là lý do hàng ngàn giáo dân Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối vào chiều ngày 7/7/2016 và đã bị công an giải tán bằng vũ lực. Một cư dân Cồn Sẻ nói với Đài Á châu Tự do:
“Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.
Rơi vào hoàn cảnh này họ bức xúc; đặc biệt khi biết thông tin do chính quyền Việt Nam công bố thủ phạm là Formosa, và chính quyền đã nhận tiền bồi thường 500 triệu (đô la). Rồi còn có nhu cầu đưa bà con ra nước ngoài làm việc khiến bà con nổi giận hơn...”
Ngày 30/6 vừa qua khi họp báo công bố việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD, các Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường và Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ chưa làm giới khoa học trong ngoài nước hài lòng. Sự kiện 5 ngày chập điện xả thải không  qua xử lý của Formosa ở Vũng Áng chỉ đưa ra biển phenol, xyanua, hydroxít sắt, cũng như việc độc tốc kết hợp dạng phức được cho là quá sơ sài khó thuyết phục. Giới chuyên môn đặt nhiều dấu hỏi về các độc chất khác từng được loan báo ban đầu như nồng độ crôm và ammonia cao gấp 9 lần quy chuẩn ở biền Lăng Cô Huế đã không được nói tới.
Trong bản tin của VnExpress về khả năng cuối tháng 7 sẽ có câu trả lời bao giờ biển miền Trung an toàn, tờ báo mạng dẫn nhiều ý kiến về khả năng biển tự làm sạch, tức phục hồi tự nhiên cũng như có thể trồng mới san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát triển.
Tuy không ước đoán biển miền Trung sẽ mất thời gian bao lâu, 5 năm 10 năm hay 50 năm để phục hồi. Nhưng theo VnExpress, các nhà khoa học đều có chung nhận định là để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở thành hiện thực, thì điều kiện là biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trường biển tiếp tục ô nhiễm.
Được biết Formosa Hà Tĩnh chạy thử cuối năm 2015, cho ra lò 4.700 tấn thép cuộn cán nóng và 6.000 tấn than cốc. Chỉ với từng ấy sản phẩm mà Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung. Thử hỏi khi chạy đúng công suất 10,5 triệu tấn thép mỗi năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên tới 22 triệu tấn/năm khi hoàn thành đầy đủ, thì khó biết điều gì sẽ xảy ra.
Theo RFA

Thảm họa Formosa: Biển đã chết khó phục hồi

Khu vực biển gần nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh hôm 1/7/2016.
Courtesy vnn
Hệ sinh thái biển 4 tỉnh miền Trung xem như bị hủy diệt, sau vụ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh xả thải độc chất chưa qua xử lý ra môi trường. Chính phủ Việt Nam hứa hẹn tìm giải pháp giải quyết ô nhiễm, phục hồi môi trường biển, cũng như sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho hàng trăm ngàn ngư dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng việc này có khả thi hay không?

Mất cả trăm năm để phục hồi?

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang, thì việc phục hồi hệ sinh thái biển trong đó có rạn san hô, nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật biển như tôm, cá sẽ phải mất cả trăm năm và rất tốn kém. Trên lý thuyết có thể làm sạch biển trồng san hô, nhưng Việt Nam dù được trợ giúp quốc tế cũng chỉ có thể làm trên phạm vi nhỏ, chứ không thể thực hiện trên khu vực biển rộng hàng trăm cây số vuông ở biển miền Trung. Trả lời chúng tôi vào tối 8/7/2016, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tác An nhận định:
Phục hồi một hệ sinh thái tự nhiên, như san hô chẳng hạn thì như đã biết mỗi năm san hô chỉ lớn thêm 1 cm thôi. Thế thì 100 năm liệu đã phục hồi được. 
-GS Nguyễn Tác An
“Phục hồi một hệ sinh thái tự nhiên, như san hô chẳng hạn thì như đã biết mỗi năm san hô chỉ lớn thêm 1 cm thôi. Thế thì 100 năm liệu đã phục hồi được, như vậy 100 năm đối với một đời người là quá dài và đối với một dân tộc thì quả là một thời gian đáng suy ngẫm. Do đó vấn đề bây giờ giải pháp là phải bắt buộc các doanh nghiệp như Formosa phải điều chỉnh lại công nghệ, thứ hai phải tăng cường giải pháp xử lý chất thải trước khi đưa ra tự nhiên. Điều này là khả thi nhất, còn chuyện trông chờ chuyện biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới có khả năng tự làm sạch rất lớn, nhưng mà nó không thể tự làm sạch được khi chịu tác động bởi con người ghê gớm như vậy, nó chỉ tự làm sạch đối với quá trình tự nhiên, còn đây không phải là thiên tai mà là nhân họa. chuyện biển tự làm sạch không thể trông chờ được, khó có khả năng thành công trong thực tế.”
Nhận định của PGS-TS Nguyễn Tác An, cũng như nhiều nhà khoa học học khác cho thấy hàng trăm ngàn ngư dân và gia đình ở bốn tỉnh miền Trung có cá chết hàng loạt, có thể phải giã từ nghề biển, điển hình như hoạt động đánh bắt gần bờ, hoặc nuôi tôm cá thả lồng ven biển. Những nghề khác như nuôi tôm gần bờ biển, làm muối thì cũng là tương lai xa mới có câu trả lời. Còn hoạt động đánh bắt xa bờ được cho là có khả năng duy trì, nhưng thị trường hải sản 4 tỉnh có cá chết hàng loạt vừa qua rất bấp bênh và còn nhiều ẩn số.
Chính phủ Việt Nam loan báo sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho ngư dân 4 tỉnh mà môi trường biển bị ô nhiễm vì chất độc của Formosa. Nhà nước sẽ ưu tiên cho ngư dân các huyện nghèo trong vùng thảm họa môi trường đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên tin Đài chúng tôi ghi nhận, đại đa số ngư dân muốn bám biển, vì phần lớn ngư dân có học vấn thấp việc chuyển nghề rất khó.

Không nên chuyển đổi nghề cho ngư dân

070616-400.jpg
Ngư dân Hà Tĩnh trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do sau thảm họa cá chết. RFA
Ngày 5/7/2016, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phát biểu trên VnExpress, theo đó ước tính khoảng 263.000 lao động bị ảnh hưởng sau thảm họa cá chết, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp cho rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp có vẻ thấu hiểu tâm tư của ngư dân và gia đình họ. Phản ứng của ngư dân vùng biển chết rất nặng nề, Thông Tín Viên Hoàng Dung của Đài Á Châu Tự Do đã ghi nhận ý kiến của ông Nguyễn Xuân Canh, một người làm nghề biển ở Hà Tĩnh:
“Giờ chuyển đổi nghề chúng tôi chả biết chuyển đổi nghề chi cả, tốt nhất là chính quyền làm lại môi trường sạch cho chúng tôi để chúng tôi có nghề nghiệp làm ăn, mà chuyển đổi chẳng có chi là khả thi cả, chính quyền chỉ nói vậy thôi, chuyển đổi với chúng tôi là cả 1 vấn đề, chuyển đổi nghề rồi đi đâu ở đâu. Rừng thì chúng tôi không làm được, ruộng cũng không có mà làm, chăn nuôi thì không thể được. Làm sạch môi trường biển để chúng tôi trở lại làm ăn nữa, chẳng những là thế hệ chúng tôi, còn thế hệ con cái chúng tôi nữa, chừng đó thôi…”
Trong câu chuyện với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Tác An cho rằng vùng biển 4 tỉnh bị độc chất của Formosa sẽ khó có khả năng tự làm sạch, giải pháp nuôi trồng tái tạo san hô trên qui mô lớn cũng là phiêu lưu. Phải chăng hoạt động nghề cá của ngư dân 4 tỉnh ven biển miền Trung đã bị bức tử và cáo chung. PGS-TS Nguyễn Tác An nhận định:
Giờ chuyển đổi nghề chúng tôi chả biết chuyển đổi nghề chi cả, tốt nhất là chính quyền làm lại môi trường sạch cho chúng tôi để chúng tôi có nghề nghiệp làm ăn. 
-Ông Nguyễn Xuân Canh
“Đến nay, trên thế giới cũng chưa có kế sách gì để phục hồi kiểu như thế này. Nhưng nói nghề cá biển cáo chung thì cũng chưa đến nỗi. Người ta có thể tạm thời không đánh ở vùng ấy, người ta đi ra xa. Nghề cá đối với Vũng Áng và miền Trung có khó khăn trước mắt, nhưng nghề khai thác cá biển của Việt Nam còn nhiều cơ hội vì Việt Nam có tới 1.270.000 km2 biển, nó lớn lắm, ngư dân có thể đi qua các vùng khác thôi. Vấn đề là ta nên có chính sách như thế nào, ta nên có đợt huy động tổng lực xã hội như thế nào để khắc phục chuyện này. Chắc là nhà nước đang làm sẽ làm và rồi sẽ có hiệu quả.”
Khảo sát đáy biển các vùng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết hệ sinh thái biển nói chung và rạn san hô nói riêng đã bị hủy diệt ở nhiều khu vực, vắng bóng các loài cá nhiệt đới. Báo điện tử Tiền Phong đã đưa lên mạng một số hình ảnh đáy biển của 4 tỉnh ven biển mà các nhà khoa học đã thực hiện vào ngày 6 và 7/5/2016 vừa qua. Hình ảnh chụp dưới đáy biển ở Mũi Ron Mạ, Hòn Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh, cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm –Vũng Chùa tỉnh Quảng Bình, Cửa Tùng, Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị và Hòn Sơn Trà, Bãi Chuối tỉnh Thừa Thiên – Huế cho thấy, trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màu vàng, màu nâu sậm. Điểm chung là san hô chết hàng loạt, vắng bóng các loài cá có giá trị kinh tế, các họ cá nhiệt đới.
Được biết toàn bộ vùng biển Việt Nam có khoảng hơn 1.100 km2 rạn san hô, nếu hệ sinh thái bị hủy diệt, biển Việt Nam có nguy cơ không còn tôm cá. Điều này từng được các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên cảnh báo. Các rạn san hô có quá trình hình thành hàng triệu năm, đó là nơi trú ngụ, nuôi dưỡng các loài thủy sinh vật, các loại cá nhiệt đới như cá mú, cá hồng, cá bàng chài, cùng hàng ngàn chủng loại cá khác.
Theo các nhà nghiên cứu hải dương học, hệ sinh thái biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã bị hủy diệt vì độc chất thải ra từ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, hay nói cách khác biển đã chết.
Theo Nam Nguyên/RFA

Bộ Quốc phòng VN cám ơn Trung Quốc vụ máy bay rơi

Một mảnh vỡ của chiếc máy bay tuần thám CASA gặp nạn.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh mới tới bày tỏ biết ơn Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm chiếc máy bay tuần thám CASA.
Theo báo chí trong nước, đích thân ông Vịnh hôm 6/7 đã tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để “gửi lời cám ơn phía Trung Quốc trong công tác tìm kiếm, cứu nạn máy bay CASA-212”.
Quan chức quân sự Việt Nam cũng thể hiện mong muốn rằng Bộ Quốc phòng hai nước “mở rộng cơ chế hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên cơ sở luật pháp quốc tế”, góp phần tăng cường quan hệ song phương.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng “chia sẻ trước những khó khăn, mất mát của Bộ Quốc phòng Việt Nam, gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình liệt sĩ trong vụ tai nạn và đánh giá cao nỗ lực tìm kiếm cứu, cứu nạn của phía Việt Nam trong thời gian vừa qua”.
Máy bay tuần thám CASA của cảnh sát biển Việt Nam mất tích khi đi tìm kiếm một chiếc chiến đấu cơ gặp nạn trước đó. Tất cả các thành viên trên hai máy bay trên đều thiệt mạng.
Hôm 9/7, báo chí trong nước đưa tin, tàu cá của ngư dân Thanh Hóa trong khi đánh bắt thủy sản ngoài khơi vùng biển Hải Phòng đã vớt được một chiếc ví đựng tiền, giấy tờ tùy thân cùng nhiều mảnh vỡ nghi của máy bay CASA 212.
Việt Nam cuối tháng trước cho biết đã tìm thấy hộp đen của chiếc CASA, và “có đủ khả năng phân tích hộp đen” của chiếc máy bay của cảnh sát biển gặp nạn, dù Airbus, đơn vị sản xuất chiếc máy bay, sẵn sàng hỗ trợ.
Hiện chính quyền trong nước chưa công bố nguyên nhân dẫn tới sự cố của chiếc máy bay tuần thám và chiến đấu cơ.
Hiện có các giả thuyết về việc máy bay gặp nạn của Việt Nam chịu “va đập”, “tác động bên ngoài”, hay “chế áp điện tử”, nhưng các chuyên gia hàng không cho rằng mọi phỏng đoán đều “không chắc chắn” cho tới khi phân tích dữ liệu hộp đen.
Theo QĐNĐ, Người Lao Động, VnExpress, Reuters, VOA

Cá chết và Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngư dân Việt Nam biểu tình vì cá chết hàng loạt ở miền trung.
Vụ cá chết dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam đã được giải quyết khá nhanh, tuy chưa phải là kết luận sau cùng và chung cuộc.Tuy nhiên, đó chỉ là cách giải quyết giữa nhà nước Việt Nam, hay đúng ra là giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với tập đoàn Formosa. Còn người dân Việt, đặc biệt là những nạn nhân trực tiếp bị ảnh hưởng, không có quyền lên tiếng, không có quyền kiện để đòi bồi thường thiệt hại cho bản thân cũng như cho môi trường nơi họ sinh sống.
Sau ba tháng điều tra, giới chức nhà nước đưa ra kết luận cá chết là do chất độc thải ra từ nhà máy luyện thép Formosa, một công ty Đài Loan, đang được xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một dự án có kinh phí hàng chục tỉ đôla đã được Hà Nội cho phép xây dựng và hoạt động trong thời gian 70 năm.
Ba tháng trước, đại diện cho Formosa là Chu Xuân Phàm đã nói với báo chí về nguyên do cá chết và thảm họa môi trường là do công ti của ông gây ra. Vì thừa nhận phần lỗi của công ti, ngay sau đó ông Chu đã bị cho thôi việc.
Trong cuộc họp báo hôm 30 tháng Sáu để chính thức công bố kết quả điều tra, ban giám đốc Formosa không có mặt mà chỉ qua một đoạn quay hình trước đã ngỏ lời xin lỗi tới người dân Việt. Tập đoàn Formosa cũng đồng ý bồi thường 500 triệu đôla và hứa sẽ không để những sự việc như thế xảy ra nữa.
Quan chức Hà Nội trong buổi họp báo là Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã xác nhận những điều trên.
Không mấy ai biết được chính xác sự hủy hoại môi trường là do những hóa chất như phi-nôn, xyanua và hydrôxít sắt hay còn những chất độc hại nào khác và nó đã tàn phá môi trường biển quanh khu vực nhà máy Formosa đến mức nào, ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ kéo dài bao nhiêu năm. Đó là những vấn đề cần cấp bách đặt ra và tìm câu trả lời trước khi chấp nhận lời xin lỗi và những bồi thường.
Trong khi đó nhà nước lại ngăn cấm các hoạt động nghiên cứu về ảnh hưởng của nó, không muốn bên ngoài vào giúp, dù Hoa Kỳ đã có lên tiếng sẵn sàng giúp đỡ để tìm hiểu nguyên do và cách khắc phục. Truyền thông báo chí không được phép đến khu vực ảnh hưởng để tìm hiểu.
Không có những nghiên cứu liên quan thì số tiền mà công ty Formosa hứa đền bù, dù là 500 triệu đôla, cũng không thấm vào đâu nếu biển chết trong vòng 50 chục năm tới hay kéo dài lâu hơn.
Làm sao để làm sạch lại môi trường biển ở những vùng đã bị ảnh hưởng và trong tương lai nhà máy của Formosa sẽ xử lý những chất độc hại này ra sao thì không nghe các quan chức nói đến.
Số tiền 500 triệu đôla mà Formosa hứa bồi thường sẽ được chi tiêu như thế nào hiện nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị các cơ quan trách nhiệm đưa ra kế hoạch thực hiện. Với bộ máy nhà nước quan liêu, tham nhũng của Việt Nam, số tiền bồi thường đó không thể tránh khỏi những thất thoát.
Trong quá khứ nhiều nơi trên thế giới đã có những vụ việc gây độc hại môi trường và các công ty trách nhiệm đã phải bồi thường thiệt hại cho người dân cũng như khu vực bị ảnh hưởng. Tiến trình đưa tới việc bồi thường được kết thúc sau khi có phán quyết của tòa án, hay sau khi ra tòa và hai bên đồng ý với nhau sẽ giải quyết vụ việc bên ngoài tòa.
Năm 1984 ở Bhopal, Ấn Độ, có vụ nổ ở nhà máy hóa chất gây thiệt mạng cho nhiều nghìn người và ảnh hưởng đến sức khoẻ mấy trăm nghìn người khác. Ngay sau khi vụ việc xảy ra nhà nước có chính sách tạm giúp nạn nhân ngay. Sau đó nạn nhân, qua các tổ hợp luật sư, đã kiện các công ty trách nhiệm ra tòa và nhiều năm sau vụ việc mới được giải quyết bồi thường hơn 400 triệu đôla.
Trong các vụ xả chất độc làm ảnh hưởng đến môi trường khác như Exxon Valdez làm đổ dầu ở Alaska, vụ bể giếng khoan dầu ở Vịnh Mexico, các tập đoàn có trách nhiệm đều bị phạt theo luật bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ, phải làm sạch lại môi trường như trước đó. Trong khi đó một vài người dân có thể đứng đơn kiện công ty đã gây hại cho sức khoẻ hay làm mất nguồn sinh sống và đòi bồi thường thiệt hại.
Các vụ kiện như thế, tuy chỉ có một hay vài người đứng đơn, nhưng đều là những vụ kiện mang tính tập thể (class action lawsuit), được đại diện bởi một tổ hợp luật sư hay nhiều luật sư nhưng cũng nhắm vào cùng một đối tượng và một mục đích.
Sau khi có phán quyết của tòa, hay có những thương lượng bên ngoài tòa án để bị cáo không nhận tội nhưng chấp nhận bồi thường, khi đó tập thể bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường tùy theo thiệt hại nặng nhẹ, nhiều hay ít.
Có một vài vụ việc xảy ra ở California mà tôi có bị ảnh hưởng và được bồi thường, sau những khiếu kiện tập thể kéo dài cũng đến hai năm hơn.
Cuối thập niên 1980 có vụ cháy một kho chứa hàng của siêu thị Safeway ở thành phố Richmond, vùng Đông vịnh San Francisco. Nguyên do vì một người lái xe xúc hàng bất cẩn khi nâng hàng lên cao làm chạm điện và phát hoả. Đám cháy kéo dài nhiều giờ đồng hồ và khói ô nhiễm lan tỏa ra khu vực cư dân. Rất may không ai thiệt mạng.
Dân sống gần nhà kho phải chịu hít thở không khí nhiễm độc nên nhiều người khó thở, ngứa mắt, ngứa da phải đi bác sĩ hay nhà thương ngay. Tro bụi bay cao rơi xuống phủ đường đi, phủ nóc nhà, nóc xe trong một khu vực rộng lớn.
Khoảng hai năm sau, vụ xử kết thúc và công ti Safeway phải bồi thường thiệt hại cho cư dân bị ảnh hưởng. Những người sống gần nơi đám cháy, với giấy chứng nhận đã đi bác sĩ hay vào nhà thương điều trị do hít khí độc được bồi thường có đến chục nghìn đôla hay nhiều hơn tùy theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế.
Những người ở xa xa, như nơi tôi cư ngụ cách chỗ cháy cũng đến 5 cây số, nhưng vì hướng gió thổi đem tro bụi bay đến và quả thật là sáng hôm sau xe bị phủ một lớp tro.
Tuy không phải là người trực tiếp đứng đơn kiện, cũng như hàng vạn cư dân khác trong khu vực bị ảnh hưởng, nhưng tôi vẫn được bồi thường.
Sau khi nghe thông báo, tôi đến văn phòng có luật sư đại diện, trình bằng lái xe để xác minh thời gian khi vụ cháy xảy ra tôi sống trong khu vực ảnh hưởng. Thế là nhận được tấm chi phiếu 250 đôla. Ít nhất đó cũng là tiền để tôi lo rửa xe, tuy không nhiều bằng đó, nhưng số tiền tôi được bồi thường bao gồm cả tiền phạt công ti phải chi ra. Tiền phạt mới là đáng kể, vì thường rất cao, để các công ti phải cẩn thận, tránh gây ra tai nạn làm ô nhiễm môi trường.
Vụ việc mới đây đối với công ti xe hơi Volkswagen cũng thế. Tuy không gây chết người, nhưng vì cố tình dùng kỹ thuật để qua mặt luật Mỹ trong việc xử lý khói xe mà đã phải bồi thường hơn chục tỉ đôla cho khoảng nửa triệu chủ xe.
Công ti Formosa gây ô nhiễm biển ở miền Trung thì thiệt hại cũng không phải là nhỏ. Có cư dân đã chết. Một số người bị bệnh do hóa chất trong nước biển. Hệ sinh thái bị hủy hoại khiến nhiều nghìn ngư dân không thể tiếp tục hành nghề. Kỹ nghệ du lịch cũng bị ảnh hưởng.
Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý với công ti Formosa và chấp nhận việc bồi thường 500 triệu đôla.
Vụ việc cá chết là một thảm họa môi trường lớn và lâu dài, nhưng nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho thấy họ làm việc thiếu tính minh bạch, lại không cho dân được quyền lên tiếng, được quyền kiện công ti có trách nhiệm ra tòa. Nhà nước cũng không cho truyền thông báo chí được đến đó điều tra hay cho những cơ quan độc lập chuyên về nghiên cứu khoa học đến để xác định ảnh hưởng của chất thải gây ra cho con người và môi trường.
Khi vụ việc mới được đưa ra các đây ba tháng, phóng viên của báo Thanh Niên hỏi quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường về cá chết là có khả năng bị “nhiễm kim loại nặng” hay không, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã trả lời rằng hỏi thế là làm “tổn hại cho đất nước”.
Biển miền Trung và người dân ở đó đang bị tổn hại quá nhiều qua vụ cá chết. Và đất nước Việt Nam còn bị tổn hại hơn nữa nếu Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam không để cho vụ việc được làm rõ và người dân được bồi thường thỏa đáng.
theo Bùi Văn Phú/VOA

Get paid to share your links!