Friday, November 25, 2016

XIN ĐƯỢC KÊU GỌI CỘNG ĐỒNG MẠNG LAN TỎA THÔNG ĐIỆP...!!!


Chỉ vì kêu gọi minh bạch từ thiện, minh bạch thu chi của tài khoản MC Phan Anh mà các facebook như Lâm Ngân Mai, Ngân Mai Lâm, Nguyen Anh đồng loạt bị report và cấm hoạt động facebook, bản thân tôi xem đây là một hànhđộng độc tài phatxit, không khác gì thứ ác bá đáng khinh. Mạng xã hội không thể để cho một nhóm người toàn quyền thao túng, thông tin bắt buộc phải đa chiều, không thể để họ dẫn dắt và định hướng dư luận như dắt mũi 1 đàn bò ngu ngốc. 
Minh bạch công khai là yêu cầu bắt buộc, xin được kêu gọi cộng đồng mạng đẩy mạnh áp lực để MC Phan Anh mau chóng có câu trả lời cuối cùng về vở kịch này. Vấn đề không còn nằm ở tiền nong, mà nó còn là vấn đề về đạo đức và thảm trạng bầy đàn... Đừng để xã hội này bị thao túng bởi một nhóm người" 

Ly Xuan Phong 

Giáo hoàng Phanxicô tiếp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang

Giáo hoàng Phanxicô (trái) tiếp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican ngày 23/11/2016.REUTERS/Maurizio Brambatti
Hôm qua, 23/11/2016, đức giáo hoàng Phanxicô đã tiếp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican, một bước mới trên tiến trình hai quốc gia xích lại gần nhau.


















Theo thông cáo của Tòa Thánh, trong cuộc gặp gỡ chỉ kéo dài 15 phút hôm qua, giáo hoàng và chủ tịch Việt Nam đã nêu lên “các mối quan hệ tốt” giữa hai bên, những mối quan hệ “được tăng cường bởi tinh thần đối thoại chung”. Thông cáo cho biết thêm là hai quốc gia “vẫn luôn tìm kiếm những công cụ tốt nhất giúp cho các mối quan hệ này phát triển hơn nữa”. Tuy nhiên, Tòa Thánh không nói đến khả năng tái lập bang giao giữa Vatican và Hà Nội.
Phái đoàn chủ tịch Việt Nam gồm 10 người hôm qua cũng đã gặp nhân vật lãnh đạo số 2 của Vatican, hồng y Pietro Parolin, nắm chức vụ như là Ngoại trưởng của quốc gia này.
Chế độ Cộng sản Việt Nam đã cắt đứt bang giao với Vatican vào năm 1975, nhưng hai bên đã tiến tới hòa giải kể từ năm 2007 và đến năm 2009 đã lập “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”. Đặc biệt kể từ năm 2011, Tòa Thánh có một “đại diện không thường trú” ở Việt Nam, đó là Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore.
Nhiều lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong những năm gần đây đã đến hội kiến đức giáo hoàng tại Vatican, như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Tuy quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội tiếp tục được cải thiện, căng thẳng vẫn tồn tại giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo Việt Nam, chủ yếu do tranh chấp đất đai.
Đức Giáo hoàng Phanxicô rất chú trọng đến việc phát triển Công giáo ở châu Á ( hiện chỉ chiếm thiểu số 3% dân số ). Từ khi được bầu làm Giáo hoàng năm 2013, Ngài đã đến các nước Hàn Quốc, Srilanka và Philippines. Giáo hoàng Phanxicô hiện cũng đang chuẩn bị cho việc xích gần lại Trung Quốc, qua việc công nhận các giám mục do chế độ Bắc Kinh bổ nhiệm.
Theo RFA

SÁCH!



-SÁCH MANG ĐẾN CHO BẠN THỨ CÒN QUAN TRỌNG HƠN CẢ KIẾN THỨC, ĐÓ LÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG!
-RẤT NHIỀU NHỮNG CUỐN SÁCH ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI NGƯỜI KHÁC VÀ SẼ CÓ MỘT CUỐN SÁCH THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN, HÃY TÌM RA NÓ
-SÁCH LÀ THỨ RẺ TIỀN NHẤT KHIẾN CHO BẢN THÂN BẠN TRỞ NÊN ĐÁNG GIÁ
-SÁCH GIẾT MỌI KHOẢNG THỜI GIAN TRỐNG VÔ NGHĨA GIÚP CUỘC SỐNG CỦA BẠN Ý NGHĨA HƠN
-HÃY LUÔN MANG THEO MỘT CUỐN SÁCH THEO BÊN MÌNH, BẠN SẼ KHÔNG ĐƠN ĐỘC,HƠI KHÓ TIN NHƯNG SÁCH SẼ GIÚP BẠN TRỞ NÊN THÂN THIỆN, DỄ GẦN HƠN.
-SÁCH LÀ KHO BÁU MÀ BẠN CÓ THỂ DỄ DÀNG GẦY DỰNG VÀ TRUYỀN LẠI CHO CÁC THẾ HỆ SAU
-HÃY ĐỌC SÁCH ĐI, VÌ BAO NHIÊU LÝ DO ĐƯA RA CÓ THUYẾT PHỤC THẾ NÀO, CŨNG CHỈ CÓ MỘT LÝ DO DUY NHẤT KHIẾN BẠN KHÔNG ĐỌC, ĐÓ LÀ LƯỜI… VÀ LƯỜI LÀ MỘT BỆNH NAN Y NGUY HIỂM ĐANG TÀN PHÁ XÃ HỘI VÀ CẢN TRỞ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA, CHỈ CÓ BẠN MỚI CHỮA ĐƯỢC MÀ THÔI. ĐỪNG LƯỜI BIẾNG NỮA…

 Internet

El Niño là cái gì và canh cua nấu với cái gì?-Lần này, tôi đứng về phía đám đông


Chuyện cô kỹ sư trẻ thi Ai Là Triệu Phú không biết El Niño là cái gì, và canh cua nấu với cái gì. 
OK, không ai trong chúng ta được đánh giá con mèo qua khả năng bay lượn. Một kỹ sư gì đó không rành rẽ (hoặc hoàn toàn mù tịt) về những lĩnh vực nào đó khác chuyên môn là điều hoàn toàn dễ hiểu, không bất kỳ một ai có quyền phán xét. Kiến thức là biển, là vô tận. Thành thử, tôi không dám nhận xét gì về cô gái ấy. 
Tôi nghiên cứu về mỹ thuật, văn chương và quan tâm chút ít tới âm nhạc nên giả như cô là một kỹ sư hoá, ngồi nói chuyện với nhau về hoá học, tôi sẽ như con bò trước một nhà bác học. Vì tôi chẳng biết (hay đúng hơn là chẳng nhớ) C2H5OH được cấu tạo từ những cục cứt gì. 
Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ này, chỗ cô ngoác miệng cười rằng "Em ăn canh cua nhiều nhưng chẳng biết nó nấu với cái gì". OK, cô được quyền ngây ngô hay không quan tâm tới bất cứ thứ gì trên đời này ngoài chuyên môn của mình. Đây là cái quyền không bất cứ kẻ nào khác được xâm phạm, nếu là người văn minh. 
Nhưng cô biết vì sao người ta cười chê cô không? Vì cô lên truyền hình quốc gia THI THỐ ở cái chương trình KIẾN THỨC TỔNG HỢP, một chương trình đòi hỏi người chơi phải có kiến thức RỘNG. Mà một khi như vậy, không biết El Niño là cái gì, cô cũng chẳng nên trách ai khi họ cười mình. 
Kể thêm, mấy năm trước có lần cùng cả nhà ngồi xem chương trình này, tôi cứ đưa ra câu trả lời trước thí sinh, và tất cả đều đúng. Cô cháu gái kêu Út đăng ký thi đi. Ba tôi biểu không được đâu, có thể hôm nay những câu hỏi này nằm trong tầm hiểu biết của cậu con nhưng đi thi rất khác. Rồi ba quay qua nói với tôi "Hàng triệu người sẽ thấy những lỗ hổng của con, câu khó không sao chứ câu dễ với họ mà con trả lời hổng được, chắc chắn con sẽ bị cười chê. Và trong đó, có cả học trò và nhân viên của con nữa đó. Ở đời không nên giấu dốt nhưng con chỉ nên phơi bày nó với những ai mình tin tưởng". 
Là ba tôi sợ miệng-đời. Và với cô gái kia, việc đối diện với miệng đời, cũng nên chấp nhận. 
Tôi không cười em dốt. Nhưng tôi chê em liều. 
Âu cũng là bài học cho em, và tất cả chúng ta vậy.

Hồng Hải

Thư cho người bạn trẻ: khi chúng ta thất bại

Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại được kể lại với nhiều ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại, là khi giáp mặt với thất bại, con người đã hành xử như thế nào.
Điều tôi muốn nói với bạn là vậy.
Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số các biểu cảm về sự thất bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã đặt niềm tin vào ai đó. Có người cảm thấy thất bại vì đã trông chờ vào những chuyển biến của thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn là nhiễu nhương. Trên một status của Facebook, một người bạn trẻ viết rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi hy vọng về tương lai của đất nước mình.
Quả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất bại. Nhưng đôi khi, có cả những thất bại không phải do chúng ta gây ra, nhưng phải gánh chịu.
Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng giáo dục như Phùng Xuân Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào những cuộc chè chén, coi đó là những điều bình thường. Chúng ta đang phải sống và giáp mặt với thất bại từ một nền giáo dục loay hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm cũng như vô liêm sỉ.
Thật thất bại khi mỗi ngày người dân chúng ta nói về biển, về đảo và lòng yêu nước. Nhưng rồi bàng hoàng nhìn tàu kiểm ngư oai vệ đâm chìm tàu ngư dân, hành động hung ác và tàn nhẫn không khác gì tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam ngoài khơi xa. Loại tàu kiểm ngư không bao giờ dám xuất hiện giải cứu ngư dân khi họ gặp kẻ cướp trên biển, chỉ vênh váo gần bờ.
Thật thất bại, khi mỗi ngày các câu chuyện công an, cảnh sát giao thông đánh chết dân vẫn diễn ra, nhưng pháp luật thì bâng quơ. Những kẻ phạm pháp tồi tệ nhất được nâng đỡ chỉ bởi là đảng viên đảng cộng sản. Chúng ta cũng là những kẻ thất bại, khi nhìn thấy chung quanh mình những điều bất cập diễn ra như một sự thách thức lương tri và lẽ phải, nhưng bất lực đối diện với sự thất bại của mình mỗi ngày.
Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI vào tháng này, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nói rằng mọi thứ cần phải thay đổi để phát triển, Việt Nam sẽ phải, làm dù chậm. Sự thật là như vậy. Trong những giờ phút mệt mỏi nhất, tôi cũng đã tự hỏi sẽ còn phải đổi bao nhiêu những bất cập nữa, chịu đựng bao nhiêu quan chức tồi tệ như Võ Kim Cự hay Vũ Huy Hoàng… thì chúng ta có được những đổi thay tốt hơn, so với những thất bại từng ngày, từng giờ, trên từng phát biểu của các nhà lãnh đạo hiện nay?
Tôi cũng như bạn, và nhiều người dân Việt Nam khác, nhìn thấy sự thất bại của mình, của dân tộc mình khi nghe rau củ quả Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam với mức thuế 0%. Tôi nghe thấy thất bại khi Ninh Thuận reo mừng thực hiện nhà máy thép Cà Ná, đường biên giới phía Bắc ở Vàng Ma Chải bị Trung Quốc âm mưu lấn từng ngày. Tiếng vọng thất bại còn ở chuyện nền kinh tế Campuchia giờ đây sản xuất được cả xe hơi điện và đòi xây tường ngăn biên giới Việt Nam – Campuchia như Donald Trump tuyên bố, để cấm Việt Nam xâm phạm chủ quyền.
Tôi sống trong thất bại, chúng ta sống trong thất bại, và một cơ đồ nhìn tổng quát như hôm nay, quả là thất bại. Không ít người Việt mang tâm trạng bế tắc và buồn phiền.
Đâu đó trên Twitter, một người ủng hộ cho bà Hilary Clinton, đã viết sau khi có kết quả chung cuộc. Đại ý của cô viết rằng “Chúng ta đã thất bại. Nhưng chúng ta không trốn chạy, không ẩn nấp. 4 năm thật dài, nhưng đó là cơ hội để chúng ta tập hợp và quay lại, giành quyền quyết định cho đất nước mình”. Những dòng chữ này đã có đến hàng chục ngàn like và chia sẻ.
Quả vậy, chúng ta cũng sẽ không trốn chạy, không ẩn nấp. Dẫu rất buồn phiền. Vì bởi giáp mặt với thất bại, nếu chấp nhận đau yếu, bạn sẽ bị hủy diệt. Còn nếu nghĩ đến tương lai và giữ một niềm hy vọng, bạn có thể đi tới và băng qua thất bại của mình, cũng như của kẻ khác.
Và vì bởi, thất bại nhìn thấy hôm nay nhắc mỗi người về tương lai của một quê hương không thể tan rã, con cháu chúng ta không thể lạc loài. Có thể là một ngày thất bại, một giai đoạn thất bại, chứ không thể là một định mệnh thất bại. Hãy nuôi một niềm hy vọng cho những đổi thay tốt đẹp nhất, lên tiếng bằng sự thật và lẽ phải.
Có thể bạn nói tôi mơ ước viễn vông, nhưng đừng quên nhớ lại câu nói nổi tiếng Nelson Mandela, người từng chịu 27 năm tù cho một giấc mơ thôi aparthied trên đất nước mình, “Mọi thứ đều là bất khả, chỉ khi sự thật đến”. Chúng ta cũng có quyền nuôi một giấc mơ và hy vọng về sự thật, dẫu đang giáp mặt với thất bại.
Nguyen Tuan Khanh

Trịnh Xuân Thanh- Tên anh không có trong danh sách.


Liege một thành phố của Bỉ nằm sát biên giới Đức, ở nơi đây người ta dùng đến 3 thứ tiếng Đức, Bỉ và Hà Lan.
Tôi đến nhà ga trung tâm Liege lúc 3 giờ chiều, mùa này trời châu Âu tốt rất nhanh. Lần trước tôi đến đây hình như đã hơn 2 năm, tiễn tôi về tại sân ga hôm đó là ông Lê Hữu Đào. Người đàn ông già, nét mặc khắc khổ đứng trên sân vẫy tay tiễn tôi khi đoàn tàu rời đi.
Lê Hữu Đào có lẽ là một trong những người hải ngoại chống chế độ cộng sản bên bỉ nhất, ngay từ những ngày tháng 4 năm 1975. Chàng thanh niênLê Hữu Đào đã đấu tranh với đại sứ quán VNCH tại Bỉ để không bàn giao toà nhà cho phe miền Bắc thắng cuộc. Hơn 40 năm trôi qua, những năm tháng đấu tranh dài dằng dặc hiện từng nét trên khuôn mặt đăm chiêu của ông, khiến ông nét mặt đầy khắc khổ, đớn đau.
Người ta đồn ông là đảng viên Việt Tân cỡ lớn ở Bỉ. Tôi không quan tâm ông ở tổ chức nào, một kẻ giang hồ đơn độc như tôi, một mình đi lại trên thế giới này, tôi trọng con người mà tôi thấy họ quan hệ được, chứ không cần biết họ ở tổ chức nào. Lê Hữu Đào nếu là người Việt Tân ở Bỉ, tôi cũng dành cho ông ta sự thiện cảm chân thành như gia đình ông Thọ bên Oslo hay em Hồng Thuận ở Cali.
Nhưng đó chỉ là quan hệ bạn bè, quý mến nhau. Việc của ai người đó làm.
Bởi thế tôi đến Liege, không liên hệ với ông Đào nhờ giúp đỡ trong việc đi lại, phiên dịch.
Rất khó khăn từ nhà ga tôi mới tìm được bến xe liên quốc gia, trời Bỉ mưa gió cuối thu, lạnh và lá vàng xoáy trong cơn gió táp vào mặt theo cái lạnh. Tôi đứng chờ người của Trịnh Xuân Thanh.
Thanh xuống trước, đầu tiên tôi tưởng đó là chiếc xe buýt của Bỉ, sau mới biết đó là xe của Hà Lan. Theo sau xuất hiện hai người nữa một già, một trẻ. Cả hai người tôi chưa bao giờ gặp họ.
Chúng tôi tìm một quán ăn ngồi nói chuyện. Chào hỏi và gọi đồ, một lúc song người già hỏi.
- Hiếu biết vì sao ông Lê Quý Vương mạnh mẽ tuyên bố truy nã đỏ không.?
Tôi lắc đầu. Ông ta nói.
- Ông ấy không phải nói chơi đâu, mặc dù các luật sư đều khẳng định Interpol không bao giờ công nhận tội danh mà Việt Nam đưa ra. Cái đó thì ai cũng biết, nhưng ông ta tin rằng sẽ có cách bắt được Thanh, nên mới nói vậy.
Tôi ngạc nhiên.
- Nếu không có Interpol, thì bắt làm sao được.?
Người đàn ông già cười, ông quay sang chàng thanh niên trẻ hất hàm nói.
- Kể cho Hiếu biết đi.
Chàng trai trẻ, luôn tủm tỉm cười từ đầu, anh ta chắc còn chưa đến 30. Anh ta nhìn tôi với vẻ đầy quý mến.
- Đại ca, đọc đai ca bao lâu rồi bây giờ mới được gặp, hâm mộ đại ca lắm. Em là dân tin học, đọc đại ca từ hồi còn yahoo 360 cơ. Hồi còn là sinh viên ấy ạ.
Chàng trai kéo ghế lại gần tôi hơn, cậu nói.
- Anh có biết trước kia mấy năm, ngân hàng Đức Deutschbank đầu tư vào Việt Nam rất nhiều không.?
Tôi gật đầu.
- Anh có nghe.
Chàng trai.
- Đấy anh ạ, trong số tiền đầu tư đó, có một khoản rất lớn rót vào VTC, một phần lớn số tiền đó là vào mảng game online. Người đại diện cho mảng game onlie của VTC lúc đó là Lê Quý Quốc. Doanh thu mảng này thu về một tháng đến 300 tỷ. Trước kia có một bọn cũng kinh doanh trò cờ bạc qua mạng này alar Rik Play và Vin Play. Bọn này về sau bị Quốc dùng tiền xui báo Công Luận khơi mào tố cáo , đề nghị công an vào cuộc. Bọn đó phải bị bật bãi khỏi cái trò rất ngon ăn này. Mặc dù thế lực đằng sau tay bỏ vốn rất lớn, nhưng ông đỡ đầu về hưu rồi nên đành phải nhượng bộ cho bọn Quốc. Ông này không liên quan đến việc mình, nên không cần nhắc ở đây.
Nhưng Quốc là người thương thảo với phía đầu tư của Đức từ đầu, nên quan hệ rất tốt. Vừa tin học, vừa ngân hàng, không nói anh cũng đoán hai cái này liên quan đến an ninh rất nhiều. Vì lý do chống khủng bố, người làm ngân hàng và tin học thường buộc phải có quan hệ với cơ quan an ninh.
Tôi căng tai ra nghe, buột mồm hỏi.
- Trò chơi game liên quan đến ngân hàng Đức và tin học, rồi dẫn đến thông tin cá nhân à.?
Chàng trai nói.
- Liên quan chứ anh, làm sao mình biết được chắc là không liên quan. Họ làm ăn với nhau, trao đổi thông tin, nhờ vả chút gì đó ai biết được.
Người đàn ông già nói.
- Mình cẩn tắc vô áy náy, Hiếu có biết Quốc là con ai không.?
Tôi lắc đầu. Ông ta cười bảo nhỏ.
- Đó là con của thượng tướng Lê Quý Vương đấy.
Tôi bất ngờ buột miệng.
- Trời., thật thế sao?
Người đàn ông già gật đầu.
- Đúng, vì thế ông Vương mới nghĩ mình có thể , có thể thôi nhé, thông qua mối quan hệ này để lần tìm Thanh. Tất nhiên thì ngân hàng Đức, an ninh Đức không có chuyện họ vươt qua pháp luật để làm hại trực tiếp đến Thanh. Nhưng dù chỉ 1% thì vẫn nên cẩn thận phải không. Không phải một người làm thứ trưởng thường trực Bộ Công An có thể nói khơi khơi như thế, ông ta phải có những chiêu trò gì trong tay mới phát biêủ mạnh như vậy tại quốc hội. Hiếu chú ý đoạn ông ta nói về Trịnh Xuân Thanh theo dõi qua mạng. Tuy là chung chung, ai cũng theo dõi qua mạng được cả. Nhưng cũng phải cần cảnh giác , có thể ông ta dùng đôi ngũ tin học riêng của con mình , không cần qua cục an ninh mạng để theo dõi trao đổi của Thanh với bên nhà.
Tôi quay ra hỏi Thanh.
- Anh vẫn gọi điện và mail về Việt Nam sao.?
Thanh cười.
- Không, anh bỏ mẹ cả điện thoại lẫn mail rồi. Thế nên có chuyện bọn nó đồn anh bị bắt, bị trục xuất này nọ. Cả tháng rồi anh chả liên hệ gì nữa, đợi thằng em này nó rành kỹ thuật nó lo cho mình đã.
Cậu trẻ nói.
- Với trò chơi game on lie ăn tiền bằng cách nạp thẻ này, ngày nay rất hốt tiền anh ạ. Ông Vương thông qua Quốc có thừa tiền và kỹ thuật và quan hệ ở Đức để làm vụ anh Thanh mà không cần thông qua Bộ Công An.
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Tiền và kỹ thuật với quan hệ thì làm gì ở đây.?
Thanh cười, cậu trẻ cười. Người đàn ông nói.
- Đó là biện pháp tổng hợp, Hiếu không trong ngành không hiểu được đâu. Họ thông qua mối quan hệ và kỹ thuật tin học tìm nơi Thanh ở. Có tiền họ cử người riêng của họ , đến khống chế đe doạ Thanh, cùng lúc ấy họ cho người nhà liên hệ thuyết phục. Nôi công ngoại kích, trong trường hợp đó Thanh chỉ có nước tự mà ra sân bay theo họ về, không cần phải bắt bớ gì cả. Vừa năm, sáu thằng nó xộc đến vây quanh hằm hè, vừa mẹ cha ở nhà khóc lóc con ơi con hỡi về nhận khoan hồng, chịu án vài ba năm còn gặp mẹ cha, các anh ấy hứa bảo đảm chắc chắn vậy rồi, con về đi. Như thế ai mà cưỡng được hả Hiếu.
Tôi hỏi.
- Thế là ông Vương làm việc nào đó ,có lúc cũng chẳng cần đến Bộ Công An à anh.?
Người đàn ông già nói.
- Nghề này nó vậy, tin gì nhau, mỗi thằng có quan hệ riêng, có tay chân riêng, có đặc tình riêng. Chả ai tin ai cả. Thế mới là công an chứ Hiếu.
Tôi tẩn ngẩn người, băn khoăn.
- Tưởng anh Thanh cũng quan hệ tốt với bên công an , thấy ông Vương nói về vụ này cũng khách quan mà.
Người đàn ông.
- Lúc chưa nắm trong tay thì thế, còn lúc nắm trong tay thì biết được ông ấy sẽ xử thế nào. Thôi cứ tránh đi cho lành. Giờ chúng tôi tìm chỗ khác để Thanh ổn định, chạy đi chạy lại mệt lắm. Nên có thể mình sẽ không gặp lại một thời gian. Có gì chúng tôi sẽ liên lạc, à mà Hiếu đã làm visa Anh chưa.? Tìm được ai gửi giấy mời rồi chứ, cần chúng tôi hỗ trợ không.?
Tôi lắc đầu.
- Em chưa làm, từ giờ đến giữa năm sau em sẽ không đi đâu lâu quá. Nhà em có việc, bạn em cũng gửi giấy mời rồi. Mấy việc này em tự lo, mình tránh được cái gì liên quan đến nhau thì tránh anh ạ, giấy trắng mực đen phiền lắm. Bây giờ em phải đi về, em mua vé đổi tàu ở đây, còn 40 phút nữa tàu chạy. Thôi chào các anh.
Chúng tôi đứng dậy chào nhau, cậu thanh niên bám tay tôi hỏi.
- Anh có mang sách của anh không, em muốn một cuốn cho ông già ở nhà.?
Tôi lắc đầu, hẹn sẽ gửi cậu sau. Tôi nói không cần tiễn tôi ra ga, vì ở Liege này cũng nhiều người Việt họ biết tôi.
Tôi ra sân ga một mình, bỗng nhớ năm nào Lê Hữu Đào tiễn mình ở đây. Hôm nay viết bài này, chợt nhớ đến vụ ầm ĩ của Hùng Cửu Long, nhớ nhất câu thơ anh ta đưa trên Facebook, không biết anh ta làm hay chôm ở đâu.
Việt Tân, Việt Cộng, Việt Kiều
Cả ba Việt ấy đều là anh em.
Đến bây giờ thì tôi quan hệ cả ba loại Việt ấy, thế tôi là Việt gì nhỉ.

Có lẽ tôi là Việt Gian. Kakakaka I love you 8888.

EL NINO, RAU ĐAY VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Dân chúng cả nước xôn xao và bán tán, người khen kẻ chê, đám chỉ trích chuyện một nữ kỹ sư trẻ có vẻ "thiếu hiểu biết" về xã hội, đời sống với hai câu hỏi: El Nino là gì và Canh cua nấu với rau nào?
Cô gái đó không biết, có thể đáng chê trách vì còn trẻ mà cái tối thiểu và dường như là cơ bản về mặt thông tin đời thường còn không biết thì cũng không nên luận biện hay chống chế nhiều.
Sự hiểu biết có thể trau dồi, sự thiếu sót có thể bổ sung, sự sai lầm có thể sửa chữa, nhưng sự bảo thủ đến cùng cực với thứ mình không biết mới là đáng nguyền rủa hơn cả.
Chuyện một nữ kỹ sư không trả lời được hai câu hỏi trên, chỉ là vì cô ấy không biết, và cô ta vẫn vui vẻ thừa nhận, ngay trên truyền hình, và cô gái này cần sự trợ giúp của mọi người. Đó là điều hoàn toàn bình thường về mặt thái độ và sự cầu tiến, đáng khích lệ.
Nhưng thử hỏi, cả thế giới này, nhất là những người mang danh cộng sản, hỏi rằng họ có thể trả lời câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì không? Mà sao họ vẫn đi tìm và rao giảng hàng chục thập kỷ qua nhưng rồi chính họ vẫn không hiểu hay biết nó là gì, mà vẫn quả quyết chắc rằng nó có vẻ như là tồn tại???
Sự không biết ấy mới đáng sợ, vì có thể cả dân tộc và nhiều thế hệ phải trả giá vì những suy đoán và mộng tưởng của những người thực không hiểu gì về nó nhưng lại mặc nhiên định nghĩa và truyền thụ nó qua nhiều lớp người, hàng chục năm ròng.
Cô gái ấy biết ngay câu trả lời khi đang ngồi trên chiếc ghế nóng sau vài nút bấm của tổ tư vấn, nhưng cả thế giới này, phần lớn đều hiểu chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng, phần còn lại theo chủ thuyết ấy cũng chẳng biết nó là gì suốt bao năm tìm kiếm và cùng quẫn trong những bế tắc và mâu thuẫn xã hội mà rồi dần trở nên suy biến trong niềm tin và sự hiểu biết hạn hẹp của chính mình.
El Nino về chủ nghĩa xã hội đã chấm dứt từ cuối thế kỷ trước bằng sự sụp đổ hệ thống trên thế giới. Rau Đay đã từng là thứ thực phẩm quý giá cho những người cộng sản trong cách mạng bạo lực và trong nhiều năm xây dựng vực dậy đất nước sau đó, mà ngay cả vài quốc gia cộng sản hiện tại như Triều Tiên hay Venezuela cho đến giờ còn không cả có thứ đó mà ăn. Và chủ nghĩa xã hội thì tuyệt nhiên vẫn chưa ai tìm thấy trên trái đất này.
El Nino, rau Đay hay Chủ nghĩa xã hội, ba thứ ấy, thứ nào mới là không tồn tại và ai mới là thực sự đáng chê trách và cần phải thay đổi?
Câu trả lời đều hiển hiện rõ ràng, hơn bao giờ và hơn lúc nào hết.
Ảnh: Cách mạng nhung của hàng trăm ngàn người biểu tình khiến cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ hoàn toàn ở Tiệp Khắc ngày 17.11.1989.
Luân Lê

Get paid to share your links!