Wednesday, July 6, 2016

VỢ LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI BỊ CÂU LƯU TRÁI PHÉP KHI VỪA TRỞ VỀ NƯỚC SAU CHUYẾN ĐI VẬN ĐỘNG TỰ DO CHO CHỒNG

Chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Nguyễn Văn Đài

Anh em đang đợi trong khi vợ LS
Đài bị câu lưu ở sân bay Nội Bài


Hôm nay 06/07/2016, chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Nguyễn Văn Đài, trở về VN sau một thời gian xuất ngoại vận động chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế ủng hộ chồng mình đang bị nhà cầm quyền bắt giam trái phép.
Chị đi trên chuyến bay mang số hiệu VN610 từ Bangkok xuống sân bay Nội Bài vào hồi 13h45.
Tuy nhiên, đã một tiếng đồng hồ trôi qua, mặc dù hành khách cùng chuyến bay đã ra hết, nhưng chị vẫn chưa xuất hiện.
Nguồn: fb Le Anh Hung.

Công an điều tra nhóm dựng clip nhạo kỳ thi quốc gia

Công an điều tra nhóm dựng clip nhạo kỳ thi quốc gia
Một người nữ được giới thiệu là học sinh một trường THPT của Huế vừa thi xong - Ảnh: Cắt từ clip
Trước đó, tối 3-7, một clip dài 3 phút 27 giây được lan truyền trên các mạng như Facebook, YouTube… và nhận được hàng ngàn lượt like, chia sẻ.
Trong clip, một nhóm tự xưng là Pootv đã thực hiện phỏng vấn nhanh các thí sinh vừa thi xong các môn thi THPT quốc gia.
Nguyen Huy - người dẫn chương trình trong clip - đặt câu hỏi phỏng vấn về nhận xét đề thi năm nay như thế nào, làm bài ra sao, cảm xúc như thế nào?
Các nhân vật được phỏng vấn đều tự giới thiệu là học sinh của các trường THPT trên địa bàn TP Huế, lần lượt trả lời một cách giễu cợt, thậm chí có lời lẽ thô tục, phản cảm.
Trong đó có các câu trả lời như: “Đề thi rõ nét, sạch sẽ, phòng thi thoáng mát và đặc biệt có cô giáo rất sexy, khiến em không thể nào tập trung được”; “Đề thi năm nay là tương đối khó hiểu, nếu đọc một lần thì chắc chắn không hiểu được đề bài, nhưng nếu đọc nhiều lần thì cũng đ** hiểu được luôn”; “Điểm số với em không quan trọng, quan trọng là tỉ số”…
TS Phạm Văn Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết ngay sau khi xem được clip này, ngày 5-7, sở đã có văn bản gửi Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế để đề nghị phối hợp, tìm ra những người trong clip này. Qua đó sẽ điều tra lý do, mục đích của nhóm trên khi dựng clip.
Ông Hùng còn cho biết trong ngày 5-7, sở đã gửi công văn cho tất cả các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn TP Huế, yêu cầu hiệu trưởng các trường phải mời tất cả giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn trường đến để nhận dạng những người xuất hiện trong clip có phải là học sinh trường mình hay không.
Cũng trong chiều 5-7, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã xác minh danh tính của một người trong clip và đã mời người này lên cơ quan công an để phục vụ điều tra.
Theo Tuổi Trẻ Online

“Tôi buồn vì nhiều người không có chuyên môn vẫn tự kết luận chuyện cá chết”

 "Vừa rồi báo chí có thăm dò về phản ứng của dân chúng sau vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung xem họ tin ai hơn? Tin nhà quản lý, tin mạng xã hội hay tin các nhà khoa học? Kết quả là tỷ lệ dân tin vào nhà khoa học là lớn nhất" Thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc chia sẻ.
“toi buon vi nhieu nguoi khong co chuyen mon van tu ket luan chuyen ca chet” hinh anh 1
Thứ trưởng Phạm Công Tạc (đứng - ảnh Lương Kết).
Sáng ngày 5.7, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II năm 2016, Thứ trưởng Phạm Công Tạc chủ trì.
Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc, trong công tác quý II năm 2016, sự kiện hải sản chết hàng loạt một cách bất thường ở 4 tỉnh miền Trung đã gây sự xôn xao dư luận xã hội.
Ngay sau khi xay ra sự cố trên xảy ra, Bộ KHCN đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Bộ NNPTNN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam để cùng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết bất thường. Quá trình xác định nguyên nhân, có hơn 100 nhà khoa học trong nước thuộc nhiều chuyên ngành liên quan, đến từ 30 đơn vị khác nhau đã được huy động.
Bên cạnh đó Hội đồng chuyên gia KHCN cũng đã phối hợ chặt chẽ với các nhà khoa học nước ngoài (từ Australia, Nhật Bản, Đức, Pháp, Israel) để bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy và tính chính xác, khách quan.
Qua phân tích các mẫu cá chết, thử nghiệm, phân tích các mẫu nước dị thường thu được, phân tích ảnh vệ tinh, cùng kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm đã chứng minh có một nguồn nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), được kết hợp với hydroxit sắt, tạo thành phức sắt dạng keo chứa độc tố Phenol, Xyanua... có tỷ trọng lớn hơn nước biển, di chuyển theo dòng hải lưu từ Bắc vào Nam gây ra tình trạng hải sản chết hàng loạt bởi độc tố và thiếu ôxy, nhất là các loài cá tầng đáy.
Trả lời câu hỏi của báo chí về phương án khắc phục sự cố môi trường sau sự cố Formosa xả thải sẽ phải mất thời gian bao nhiêu lâu, kinh phí thế nào, Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhận định rằng đây là vấn đề rất rộng lớn.
"Chức năng quản lý chính thuộc về Bộ TNMT. Trong bộ máy Nhà nước, mỗi cơ quan, đơn vị có một chức năng nhất định, không thể làm thay được. Việc kiểm soát chất thải ở Formosa là trách nhiệm của Bộ TNMT, Cục Môi trường. Còn chúng tôi lập hội đồng các nhà khoa học để hỗ trợ cho Bộ TNMT, hỗ trợ cho các cơ quan điều tra có chứng cứ trong việc tìm nguyên nhân, thủ phạm gây ra tình trạng cá chết"- Thứ trưởng Tạc nói.
Thứ trưởng Tạc cho biết thêm: Sau sự kiện cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, ông có theo dõi rất kỹ và có tham gia công tác cùng các vị lãnh đạo các bộ, ngành. "Đôi khi tôi có cảm giác buồn, bởi lẽ đã là khoa học thì phải luôn hết sức chính xác và trung thực. Nhưng có những người không hoạt động khoa học, không học chuyên môn về các vấn đề liên quan đến việc xác định nguyên nhân cá chết nhưng vẫn lên tiếng, một cách chung chung, rồi đưa các ý kiến đó lên mạng xã hội. Làm khoa học là phải trả lời các vấn đề một cách rất khoa học, chính xác. Vì thế, để đảm bảo tính chính xác, khoa học, một số câu hỏi của báo chí đặt ra chúng tôi không thể trả lời ngay được" - Thứ trưởng Tạc bày tỏ.
Trả lời bổ sung vấn đề này, PGS.TS Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết thêm, việc xây dựng phương án phục hồi và khắc phục sự cố môi trường sau khi xác định Formosa xả thải gây ô nhiễm, Chính phủ đã giao cho Bộ TNMT.
Hội đồng khắc phục sự cố này do Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân là chủ tịch, ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường là phó chủ tịch, trong hội đồng còn có đại diện của 4 tỉnh miền Trung và đại diện Bộ KH&CN cũng tham gia trong hội đồng.

Theo Lương Kết / Dân Việt

Độc lập, tự do và hạnh phúc


Sau ba tháng sống qua các trại tị nạn, tôi đến Mỹ vào mùa hè năm 1975. Khi đó ra đường thấy những trạm đổ xăng mang thương hiệu số 76 trên quả cầu tròn mà không hiểu và thấy lạ, vì nhắc đến xăng dầu khách đi đường thường quen với tên của những công ty như Shell, Caltex hay BP, Chevron. Sau mới hiểu ra thương hiệu 76 là mang tinh thần độc lập của người Mỹ được công ty Union Oil ở California chọn đặt tên từ những năm 1932.
Một năm sau khi định cư tại Hoa Kỳ, năm 1976 là dịp kỷ niệm 200 năm ngày khai sinh Bản Tuyên ngôn Độc lập nên nước Mỹ tổ chức rất nhiều sinh hoạt chào đón Lễ Độc lập, nhưng tôi chỉ nhớ nhất là được đi xem bắn pháo bông rực rỡ trên bầu trời San Francisco. Còn những món ăn truyền thống trong ngày lễ hội này thì chưa được biết đến nhiều, hay cũng vì chưa quen ăn.
Mới qua Mỹ, đã quen cơm gạo lâu năm nên hot dog, burger hay BBQ không gây ấn tượng gì về ẩm thực Mỹ đối với tôi. Tô canh, đĩa rau xào vẫn ngon miệng hơn. Hơn nữa chiếc bánh hamburger đầu tiên tôi được ăn là từ tiệm có tên Oscar ở Berkeley, với quầy bếp nướng thịt trước mắt khách hàng và thịt như bíp-tếch, thơm ngon. Đây là bữa ăn burger đầu tiên của tôi trên đất Mỹ, khi theo cô giáo dạy ESL đưa học trò đi ăn trưa, vì thế tôi chẳng bao giờ mê ăn những món ở cửa hàng McDonald’s vì vừa khô lại không mùi vị.
Thoáng một cái mà tôi đã ở Hoa Kỳ hơn 40 năm. Đã quen với nếp sống Mỹ, thích nhiều món ăn lạ, thích pizza, hot dog, nhưng vẫn không thể thích McDonald’s vì có những chọn lựa khác, cũng burger nhưng của In n Out hay từ những cửa tiệm burger nho nhỏ vẫn có hương vị đậm đà hơn. Còn BBQ giờ cũng đã trở thành truyền thống trong gia đình mỗi khi anh em, bạn bè tụ lại vui chơi, ăn nhậu với đủ thứ hương vị Mỹ, Mễ, Hàn, Tàu pha trộn.
Independence Hall ở Thành phố Philadelphia nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được công bố cách đây 240 năm (ảnh Bùi Văn Phú).
Independence Hall ở Thành phố Philadelphia nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được công bố cách đây 240 năm (ảnh Bùi Văn Phú).
Năm nay là Sinh nhật Hoa Kỳ lần thứ 240. Lịch sử ghi rằng ngày 4 tháng Bảy năm 1776, Quốc hội Mỹ thông qua Tuyên ngôn Độc lập, với mười ba tiểu bang đầu tiên chính thức tuyên bố chấm dứt sự lệ thuộc vào Anh quốc.
Năm mươi sáu đại biểu quốc hội từ 13 tiểu bang họp tại Independence Hall ở Thủ đô Philadelphia, bang Pennsylvania, đã ký tên vào bản tuyên ngôn. Nước Mỹ chính thức chấm dứt sự lệ thuộc vào vương quốc Anh từ đó.
Ngày nay 13 tiểu bang đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc được biểu hiện trên cờ Mỹ bằng 13 vạch đỏ và trắng, gồm: Connecticut, New Hamsphire, Rhode Island, Massachusetts, New York, Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Virginia, Maryland, South Carolina, North Carolina và Georgia.
Sau khi tuyên bố độc lập, người Mỹ tiếp tục mở rộng cõi bờ bằng những cuộc nam tiến và tây tiến, chiếm đất giành dân cùng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh để mở mang biên thùy. Có những cuộc chiến ngắn ngủi chỉ vài tháng, một năm, thường là đánh nhau với những bộ lạc da đỏ như ba lần chiến tranh với dân Seminole. Có những cuộc chiến kéo dài nhiều năm như Texas Indian Wars từ 1820 đến 1875, hơn nửa thế kỷ.
Rồi đến chiến tranh Cayuse từ 1847 đến 1855. Cuộc chiến Navajo từ 1858 đến 1866 ở vùng đất ngày nay là tiểu bang New Mexico. Cuộc chiến Bắc Nam giải phóng nô lệ 1861-1865. Chiến tranh Yaqui ở Arizona và Mexico từ năm 1896 đến 1918.
Không chỉ chiến tranh nội bộ mà người Mỹ còn phải chống ngoại xâm đến từ Anh quốc, Tây Ban Nha, Pháp.
Cho đến đầu thế kỷ 20, chiến tranh vẫn còn xảy ra trong nội địa Hoa Kỳ với cuộc chiến biên giới với Mexico từ năm 1910 đến 1919.
Trong 240 năm lập quốc, hầu hết có chiến tranh trong nước Mỹ. Vô số những cuộc chiến lớn nhỏ, dài ngắn để thành hình liên bang Hoa Kỳ như ngày nay.
Khởi đi với 13 tiểu bang nguyên thủy khi Bản Tuyên ngôn Độc lập được ký ban hành, đến nay với 50 tiểu bang hợp quần gây sức mạnh đã đưa nước Mỹ lên hàng cường quốc trong hơn nửa thế kỷ qua. Như chúng ta thấy 13 sọc và 50 sao trên cờ Mỹ.
California gia nhập liên bang Mỹ năm 1850. Những tiểu bang miền tây gia nhập liên bang sau cùng là Alaska và Hawaii vào năm 1959, New Mexico và Arizona năm 1912 và Oklahoma năm 1907.
Khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, dân số Mỹ ước chừng 2 triệu 500 nghìn dân, tăng gấp đôi vào năm 1798. Đến năm 1871 là 40 triệu. Năm 1953, sau Thế Chiến thứ Hai là thời gian Hoa Kỳ bắt đầu phát triển nhanh, dân số Mỹ đạt mức 160 triệu. Hiện thời là 310 triệu.
Công dân Mỹ đa số có nguồn gốc di dân. Người Việt cũng như biết bao di dân khác đã đến đây định cư lập nghiệp là do ở truyền thống đón tiếp di dân của đất nước này.
Bản Tuyên ngôn Độc lập được Quốc hội phê chuẩn năm 1776 thừa nhận rằng con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tinh thần đó đã hấp dẫn người dân khắp thế giới muốn đến Hoa Kỳ sinh sống.
Thomas Jefferson là nhân vật chính soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và có sự góp ý, sửa đổi của John Adams và Benjamin Franklin.
Chuông Tự do đặt trước Independence Hall (ảnh Bùi Văn Phú)
Chuông Tự do đặt trước Independence Hall (ảnh Bùi Văn Phú)
Những ý tưởng của Thomas Jefferson về tự do của con người đã được Hồ Chí Minh đưa vào Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được tuyên đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Đây là sự kiện mà lãnh đạo Việt Nam hiện thời hay nhắc đến để tiến tới quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái của lãnh đạo Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm đài tưởng niệm Thomas Jefferson ở Thủ đô Washington. Tuy nhiên sự kiện này ít được truyền thông trong nước nhắc đến.
Tổng thống Barack Obama trong chuyến đi Việt Nam hôm tháng Năm nhắc đến tinh thần đấu tranh giành độc lập của dân Việt trong lịch sử với bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Lãnh đạo Mỹ cũng nhắc đến tư tưởng về độc lập, tự do của Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.
Nhưng nhìn vào thực tế lịch sử thì còn một khoảng cách lớn, như cả một đại dương bao la, trong tinh thần độc lập và tự do ở hai nước.
Nếu yêu và hiểu được nước Mỹ, bạn sẽ thấy ca từ trong quốc ca Hoa Kỳ thật ý nghĩa: “The land of the free and the home of the brave”. Đúng là “Đất nước của con người tự do và quê hương của những người can đảm”.
Còn ở Việt Nam, khắp nơi nhan nhản khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, nhưng, như có lời giải thích tếu táo về những điều đó là “Độc lập trừ tự do trừ hạnh phúc”. Nhưng đó lại là sự thực.
Theo Bùi Văn Phú/VOA

Get paid to share your links!