Thursday, August 25, 2016

Nga-Trung hợp lực ở Biển Đông

media
STR / AFP



Theo lời phát ngôn viên hải quân Nga, được hãng tin TASS của Nga, trích dẫn, trong cuộc tập trận đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ thao dượt tổ chức phòng thủ các tàu trên biển và tập tấn công đổ bộ ở Biển Đông.
Về phần bộ Ngoại giao Trung Quốc thì khẳng định cuộc tập trận chung với Nga chỉ nhằm“củng cố sự phát triển của đối tác chiến lược Nga-Trung và không nhắm vào một bên thứ ba nào”.
Vấn đề là cho tới nay chưa rõ là cuộc tập trận chung Nga-Trung sẽ diễn ra cụ thể tại địa điểm nào ở Biển Đông. Phía quân đội Trung Quốc chỉ nói họ dự trù sẽ thao dượt trên biển lẫn trên bộ, tập trung vào việc đối phó với các mối đe dọa về an ninh hàng hải. Họ nhấn mạnh đây sẽ chỉ là những cuộc tập trận “bình thường”.
Nếu tập trận chung Nga-Trung diễn ra ở các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông, ngư dân trong vùng có thể bị bắt hoặc bị tấn công trong trường hợp họ vô tình đi vào nơi tập trận.
Thông tin về thời điểm tổ chức tập trận chung Nga –Trung được đưa ra chỉ một ngày sau khi quân đội Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận bằng đạn thật kéo dài 3 ngày, được Bắc Kinh mô tả là tập trận “bình thường” ở Vịnh Bắc Bộ, gây thêm lo ngại cho các nước láng giềng, vào lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/07.
Dự luận Trung Quốc đang cho rằng tòa đã ra phán quyết như trên do tác động của Hoa Kỳ và nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nỗ ra, nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc như KFC hay Apple. Tiếp theo đó, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc đòi chính quyền phải nhanh chóng tiến hành chiến tranh với Mỹ.
Tuy Bắc Kinh đã cố kiểm duyệt những lời lẽ hiếu chiến này, nhưng các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng áp lực đó dần dần có thể lên đến mức buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải có hành động mạnh tay với Hoa Kỳ, cho dù họ không thật sự muốn như thế.
Nhưng trước mắt, viễn cảnh “chiến tranh thế giới thứ ba” chắc là khó mà xảy ra. Đối với Washington, sự tham gia của Nga vào cuộc tập trận với Trung Quốc không có gì đáng lo ngại. Phát ngôn viên Nhà trắng đã tuyên bố là Washington không quan ngại cho các chiến hạm của Mỹ trong khu vực Biển Đông, một khi mà các cuộc tập trận Nga – Trung diễn ra một cách “an toàn và chuyên nghiệp”.
Nhưng cũng phải thấy rằng cuộc tập trận chung Nga-Trung diễn ra trong bối cảnh Matxcơva đang tìm cách gia tăng hợp tác quân sự với Bắc Kinh, do đang bị áp lực rất lớn từ phương Tây trong hồ sơ Ukraina. Nga cũng đang cần đến Trung Quốc ở Syria và Bắc Kinh hiện cũng đang muốn đóng một vai trò ở quốc gia đang gặp nội chiến này. Theo tờ Hoàn cầu Thời báo, các cố vấn Trung Quốc đang huấn luyện cho quân chính phủ Damas sử dụng các vũ khí mua của Trung Quốc.

Chủ tịch nước Việt Nam mong quốc tế giúp duy trì hòa bình tại Biển Đông

media
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tiếp đón tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội, ngày 24/05/2016.REUTERS
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 24/08/2016 kêu gọi hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình tại Biển Đông, nhằm chận đứng tham vọng lãnh thổ của Bằc Kinh, tại vùng biển đang được nhiều nước tranh chấp trong đó có Việt Nam.




« Chúng tôi rất ủng hộ sự hợp tác của Pháp và các quốc gia khác trong tiến trình duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và tại Biển Đông ». Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố như trên, trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho hãng tin Pháp AFP, trước chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp François Hollande vào đầu tháng Chín. Ông Trần Đại Quang nói thêm, đó là vấn đề « đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và hàng không ».
Ý tưởng về sự giúp đỡ của quốc tế trong vùng biển tranh chấp đã được bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đưa ra từ đầu tháng Sáu : ông đề nghị các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu gởi chiến hạm đến tuần tra tại Biển Đông.
Trong chuyến thăm Philippines cuối tháng Bảy, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố rằng Washington mong muốn tránh « đối đầu » trên Biển Đông, và cũng đề nghị giúp đỡ giải quyết xung đột.
Hôm 12/7, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đã ra phán quyết thuận lợi cho Philippines, khẳng định Trung Quốc không hề có « quyền lịch sử » tại vùng biển chiến lược này, và đường lưỡi bò tự vẽ là không có căn cứ pháp lý. Bắc Kinh phẫn nộ cho biết sẽ không tôn trọng phán quyết.

Cách mạng theo Đường Kách Mệnh

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập lực lượng CAND Việt Nam, 18/8/2015. Lực lượng CAND Việt Nam được thành lập vào ngày 19/8/1945, ngày Việt Minh lên nắm chính quyền.
Nửa thế kỷ trước, ở quê nhà tôi có nghe loáng thoáng qua về nhóm chữ “Cách mạng tháng Tám” và “Cách mạng mùa Thu” mà không hiểu rõ những sự kiện này. Thỉnh thoảng nghe người lớn nói chuyện với nhau về Nhật đảo chính Pháp, về giải giới quân đội, Việt Minh cướp chính quyền, nghe đến một vài tên tuổi quen thuộc như Bảo Đại, Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim nhưng không rõ lắm về những nhân vật lịch sử này.
Với tôi, một đứa bé được sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam sau ngày đất nước chia đôi năm 1954 thì những gì xảy ra ngoài Bắc tôi không được biết nhiều. Danh từ “cách mạng” mà tôi biết đến là “Cách mạng 1/11” khi có đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm xảy ra trong ngày đó vào năm 1963, để rồi những năm sau ngày này là lễ lớn, học sinh được nghỉ học và ở trung tâm thủ đô có diễn binh trên đường phố, như trong ngày Quốc Khánh 26/10 trước năm 1963 mà tôi cũng đã được đi xem diễn binh, xem bắn pháo bông ở bến Bạch Đằng Sài Gòn.
Lớn lên đọc sách sử mới hiểu thêm về Cách mạng tháng Tám hay Cách mạng mùa Thu 1945.
Năm 1945 quả thực là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã giết chết cả triệu người Việt. Thảm cảnh đó, cùng tinh thần chống thực dân Pháp của người Việt được phản ánh trong phim Indochine, ra đời đầu thập niên 1990, với nữ diễn viên Pháp nổi tiếng Catherine Deneuve.
Tháng Ba năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, Đế quốc Việt Nam ra đời với Vua Bảo Đại, với Thủ tướng Trần Trọng Kim.
Đầu tháng 8 năm đó Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đưa đến việc Nhật đầu hàng Đồng Minh, kết thúc Thế chiến thứ Hai.
Trong thời buổi tranh tối tranh sáng khi chiến tranh thế giới vừa chấm dứt, với khoảng trống quyền lực tại thuộc địa Việt Nam, ngày 19/8/1945 Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh lên nắm chính quyền. Ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là kết quả của Cách mạng tháng Tám.
Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam dựa theo Cách mạng Bôn-sê-vích ở Nga vào năm 1917 đã xóa bỏ chế độ Nga Hoàng, đưa nước Nga vào con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của cộng sản.
Mười năm sau khi Cách mạng Bôn-sê-vích nổ ra, năm 1927 Hồ Chí Minh viết tập sách Đường Kách Mệnh (Tựa sách nguyên thủy đánh vần như thế), dựa vào lý thuyết cai trị và phương thức đấu tranh của chủ thuyết Mác, để sau đó tập sách nhỏ này được coi như kim chỉ nam cho các tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Sách đề ra phong cách của người lãnh đạo cộng sản: cần, kiệm, liêm, chính. Đề ra phương pháp đấu tranh chống áp bức, giành độc lập bằng bạo lực.
Theo chiến lược này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động chiến tranh kéo dài 30 năm, từ “kháng chiến chống Pháp” dài 9 năm, đến “chống Mỹ cứu nước” trong 20 năm.
Khi đã đánh đuổi được người Pháp, rồi người Mỹ, Việt Nam lại phải đối đầu với chiến tranh ở biên giới tây nam, lãnh đạo cộng sản Hà Nội đưa bộ đội qua nước láng giềng Campuchia để giải phóng dân tộc Khmer khỏi “bọn Pol Pot diệt chủng”. Ở biên giới phía bắc, bộ đội phải chiến đấu “chống bọn bành trướng Bắc Kinh”.
Chiến tranh cách mạng đã có một thời nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới, đem lại những thay đổi căn bản, đặt nền móng cho sinh hoạt chính trị, xã hội và kinh tế tại một số quốc gia như Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa.
Hồ Chí Minh đã nhắc đến những cuộc cách mạng này trong Đường Kách Mệnh và đã chọn Cách mạng Nga làm khuôn mẫu cho cách mạng tại Việt Nam.
Chiến tranh cách mạng của Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, kéo dài ba thập niên đưa đến việc tuyên bố độc lập khỏi mẫu quốc Anh. Hiến pháp đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc được ban hành sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời năm 1776. Đến nay đã 240 năm từ ngày 13 tiểu bang tiên khởi quyết định chấm dứt sự lệ thuộc vào Anh quốc, Hoa Kỳ nay là một quốc gia tiến bộ vào bậc nhất thế giới, với cách tổ chức công quyền dân chủ được nhiều nước nhìn vào như ngọn hải đăng.
Cách mạng Pháp 1789 đưa đến việc giải tán chế độ quân chủ, thành hình những chế độ cộng hòa để nước Pháp đã có một thời được nhiều nước hướng đến trong quá trình đi tìm triết lý lãnh đạo với tinh thần: tự do, công bình và bác ái. Ngày nay nước Pháp vẫn được coi là cái nôi của cách mạng dân quyền.
Cách mạng Bôn-sê-vích 1917 ở Nga cũng giải tán chế độ Nga hoàng, sau đó là Cách mạng Tháng Mười đưa đến việc hình thành chế độ xã hội chủ nghĩa, một mẫu mực cho nhiều nước trên thế giới theo đuổi, trong đó có Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng đến thập niên 1990 thì nhiều quốc gia theo chế độ cộng sản, kể cả Liên bang Xô viết là nơi khai sinh ra nó, cũng đã sụp đổ.
Cách mạng Tháng Mười ở Trung Hoa 1949, đẩy quân của Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan và Đảng Cộng sản lên nắm quyền trên toàn lục địa Trung Hoa cũng đã là khuôn mẫu cho một số quốc gia.
Ngày nay ở Việt Nam vẫn thường nhắc đến tinh thần của Cách mạng Tháng 8. Cách mạng là thay đổi cho tốt hơn, như Hồ Chí Minh cũng đã nhắc đến trong Đường Kách Mệnh. Nhưng lãnh đạo Cộng sản Hà Nội đã để mất nhiều cơ hội đưa Việt Nam tiến lên.
Ngày 19/8 Việt Nam kỷ niệm Cách mạng Tháng 8. Cũng vào trung tuần tháng Tám, nhiều nước ở Đông Á như Nam Triều Tiên, Singapore, Indonesia cũng có lễ hội lớn kỷ niệm nền độc lập của từng quốc gia.
So với những quốc gia quanh vùng cũng đã từng trải qua những biến cố lịch sử của tháng 8 năm 1945, cách mạng Việt Nam đã không đem lại nhiều tiến bộ cho dân Việt.
Cách mạng 1/11/1963 ở miền Nam Việt Nam đã chẳng đưa đất nước đi lên và đã gây ra biết bao xáo trộn chính trị, đưa đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa vào tháng Tư 1975.
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đưa đất nước vào chiến tranh triền miên. Khẩu hiệu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” không biết người dân Việt đã được hưởng bao phần.

Bùi Văn Phú

Cuộc "đảo chánh" của các kép nhì ở Hội Nhà Văn Việt Nam...

Cuộc lật đổ nhau giành chức nhưng chỉ tranh nhau chức nhì, chức ba giữa các nhà thơ thì diễn biến cũng giống như cuộc cãi vã giữa các chị hàng xén tranh chỗ lúc chợ chiều. Nó eo éo toàn giọng mái và đa phần chơi nhau bằng cấu véo dưới gầm bàn. Đại loại thì diễn biến mới nhất là nhà thơ Trung Trung Đỉnh đã được cấp trên, ông vua không ngai của Hội NVVN, soái ca Hữu Thỉnh cơ cấu cho hẳn một vé về quê phụ vợ chăn vịt. Sau mười mấy năm trời phục dịch hết lòng cho Soái ca Hữu Thỉnh, trải qua bao lời hứa hẹn nhăng cuội của Soái ca thì giờ đây, nhà thơ thất sủng Trung Trung Đỉnh đang sửa soạn va ly ôm cầm rời bến...
Và kẻ lật đổ nhà thơ TTĐ lại cũng là một nhà thơ, một thần đồng thơ thuở nào Trần Đăng Khoa. Chàng nhà thơ này nổi tiếng về tính giảo hoạt, về khoa ăn nói nước chảy cầu trôi chứ chả có bài thơ nào để gọi là thần đồng thơ cả.
Nhưng chàng lùn Trần Đăng Khoa còn trẻ, khả năng uốn éo cao siêu nên tin tưởng rằng sau khi cho Trung Trung Đỉnh về câu cá thì kẻ mà chàng nhắm tới sẽ là phó chủ tịch Nguyễn Quang Thiều. Sau đó chàng nhà thơ thần đồng sẽ vừa ngồi ghế phó chủ tịch, vừa ngó sang bên ghế chủ tịch của Hữu Thỉnh mà mong thời gian qua mau.
Nhưng chủ tịch Hữu Thỉnh vẫn bình chân như vại. Dù Chủ tịch cũng biết thơ văn gì cao siêu đâu, cũng có dăm ba bài thơ không dở trong mấy trăm bài thơ dở với dở ẹt. Thế mà soái ca cũng làm chủ tịch Hội 20 năm có lẻ rồi. Mặc dù Hội nhà văn dưới triều đại Hữu Thỉnh bốc mùi chua chua cay cay và đứng đầu về chuyện giành ăn nhưng Thỉnh vẫn ung dung tại vị. Vì suy cho cùng thì bọn nó có đảo chánh, có lật đổ nhau thì cũng tranh chức nhì, chức ba thôi, chớ chức nhất thì được quyết ở nơi khác chớ có quyết ở Hội NV đâu. Bởi khi nguy biến thì Hữu Thỉnh lại chạy vào khu Ba Đình kêu cứu các Đỉnh Cao Chí Tuệ và lại được các anh chị trong ấy xoa xoa cái đầu hói, kèm theo thẻ :"Kim Bài Miễn Tử"...
Hữu Thỉnh chỉ cười ruồi. Muốn lật đổ được kép nhất Hữu Thỉnh hả ? Còn khuya. Trừ phi Hội nhà văn cũng xuất hiện một người "Thế Thiên Hành Đạo" kiểu như chàng kiểm lâm Dương Cường Minh...
MTA

Lại một phiên toà rừng rú tại Khánh Hoà

Phiên tòa xét xử hai thanh niên gồm Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An sáng 23/8/2016 tại đã diễn ra mà không có sự tham dự của gia đình.
Bà Nguyễn Thị Nay, mẹ của Duy đến cổng tòa án, cũng bị lực lượng bảo vệ ngăn cản. Một tay an ninh thường phục đã đánh em trai của Duy là anh Nguyễn Hữu Quốc Trưởng khi anh này định chụp hình cảnh xô xát.
Công an sau đó đã túm tóc bà Nguyễn Thị Nay và đẩy bà lên xe chở đi giam giữ tại trụ sở công an phường Vĩnh Hải
An ninh đã tịch thu hai điện thoại của bà Nay vì cho rằng bà quay phim, chụp ảnh trong khu vực cấm, mặc dù 1 trong 2 điện thoại mà bà Nay sử dụng là điện thoại liên hệ công việc nhãn hiệu Nokia không hề có chức năng chụp ảnh, ghi hình.
Chiều cùng ngày, tòa đã tuyên án 3 năm tù giam cho Nguyễn Hữu Quốc Duy và 2 năm đối với Nguyễn Hữu Thiên An với cáo buộc “tuyên truyền chống phá” theo điều 88 bộ luật hình sự. Bản án đã được phán quyết trong khi bà Nguyễn Thị Nay, mẹ của Duy vẫn bị giam lỏng tại trụ sở công an.
Lại một phiên toà ô nhục và rừng rú của chế độ cộng sản.

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/lai-mot-phien-toa-rung-ru-tai-khanh-hoa.html

Theo CTV /Danlambao

THÁCH THỨC THỦ TƯỚNG


Đọc tin mà quả thực buồn và cả phẫn nộ cho một xã hội mà phần nhiều vô cảm và phần còn lại thì quái ác, vô lương.
Ông Thủ tướng vừa nói, việc gì có lợi cho tổ quốc thì cứ gọi cho tôi, nhưng với tình trạng trên bảo dưới không nghe, với tình trạng bất chấp luật pháp, vô chính phủ và hành xử côn đồ như thế này thì e rằng lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
Một mình chị Oanh đã đơn độc trong từng ấy năm và trước những hành vi trù dập về công việc, khủng bố về tinh thần và cả hành hạ về thể xác, của một nhóm kẻ có quyền ngày đêm rắp tâm hãm hại chị cho bằng được chỉ vì chị "quyết tâm chống tiêu cực đến cùng".
Từ thời ông Nguyễn Xuân Phúc còn là Phó thủ tướng đã có công văn chỉ đạo vụ việc vào năm 2013, thế nhưng sau 3 lần được vinh danh, sau văn bản chỉ đạo của ông Phó thủ tướng, tất cả chỉ là đánh bùn sang ao, vì những kẻ bị tố cáo vẫn nhởn nhơ trước pháp luật, coi thường tính mạng, sức khoẻ và nhân phẩm của người khác.
Để xem ông Thủ tướng sẽ giải quyết như thế nào đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này để lấy lại niềm tin của nhân dân?
http://laodong.com.vn/y-te/sau-vinh-danh-la-duoi-viec-134299.bld
FB Lê Luân

HIẾU HỶ


Ở TP.HCM, dân chúng vừa mới tá hoả lên vì có chuyện một năm giỗ cha đến ba lần của một ông giám đốc sở. Giờ ở Đồng Nai, mẹ của một vị Cục trưởng "băng hà" lại có thông báo bằng văn bản tới toàn cơ quan để nhân viên biết mà có kế hoạch đi phúng viếng nhà sếp.
Cái hiếu Cha mẹ thì có từ xa xưa, từ thời Kiều bán mình vào chốn lầu xanh để chuộc Cha. Còn Luận Ngữ của Khổng Tử thì dạy bậy bạ rằng - con cái phải có hiếu với Mẹ, Cha trong mọi hoàn cảnh, có khi phải chôn sống con thơ của mình để phụng dưỡng cha mẹ già nếu có nghèo đói không có miếng ăn.
Giống như ông Trịnh Xuân Thanh, sinh nhật bố đẻ, dù có để công ty phải chịu những khoản lỗ đến hàng ngàn tỷ thì cũng phải biếu bằng được cho ông cụ 500 triệu làm quà và cái gậy golf 350 triệu đồng đắt đỏ.
Đúng là:
Hổ sinh ra phận thơ đào
Công Cha, nghĩa Mẹ kiếp nào trả xong?
(Truyện Kiều - Nguyễn Du).

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/323027/me-cuc-truong-chet-hai-quan-tinh-phat-tin-dong-dau-do.html
FB Lê Luân

Get paid to share your links!