Tuesday, October 11, 2016

*** So sánh cách đối xử của chế độ VNCH và của chế độ cộng sản với người dân đi biểu tình .



Thời VNCH , cộng sản nằm vùng và các thành phần 2 mang liên tục xúi giục biểu tình , chống chế độ , phản đối chính quyền , đuổi Mỹ cút ..v.v... trong khi hàng triệu người lính đang hy sinh tánh mạng chiến đấu ngoài trận tiền để bảo vệ cho tự do , dân chủ và cuộc sống tốt đẹp của người dân miền Nam .
Lẽ ra trong thời chiến , chính quyền VNCH có quyền đối xử rất mạnh tay với những thành phần phá rối và chống đối này . Họ có thể bắt bớ , đánh đập , tù đày , hăm dọa vợ con gia đình của tất cả những người tham gia , nhưng chính quyền VNCH đã hoàn toàn không chọn lựa làm như thế .
Những lãnh đạo của VNCH thật sự yêu nước thương dân , nên nếu người dân biểu tình ôn hòa thì họ còn cho cảnh sát ra đứng giữ gìn trật tự và ngăn đường xe cho các đoàn biểu tình đi qua . Họ lắng nghe ý kiến của các cá nhân tổ chức biểu tình , cho phép đại diện các sinh viên trí thức được ứng cử vào quốc hội , và mời các sư tăng vào trao đổi hỏi ý kiến .
Chính quyền VNCH chỉ bắt những người mà họ có bằng chứng chắc chắn là đảng viên Việt cộng , là đặc công nằm vùng , là các thành phần bạo động chuyên đặt mìn ném lựu đạn giết người , như Võ Thị Sáu , Nguyễn Văn Trỗi ..v..v.. Không hề có chuyện gán ghép chụp mũ bậy bạ , càng không có các điều luật quái đản như 79 , 88 , 258 .
Đó là 1 chế độ dân chủ và là 1 chính quyền do dân vì dân thật sự . Những thành phần chống đối này toàn là do cộng sản giựt dây để chống chính quyền , ra mặt đòi lật đổ chính quyền , mà VNCH vẫn đối xử 1 cách công bằng và tôn trọng như vậy , thì đủ hiểu chế độ đó dân chủ và nhân bản đến dường nào .
Thời VNCH , người dân VN không bao giờ phải đi biểu tình vì môi trường , không bao giờ phải đi biểu tình đòi quyền lợi tối thiểu của công dân , vì tất cả những thứ đó đã được chính quyền bảo đảm đầy đủ cho họ rồi .
Còn dưới chế độ cộng sản thì sao ? Mọi quyền lợi của công dân bị cướp mất đã đành , mà ngay cả môi trường sống tối thiểu như nước sạch , không khí sạch , biển sạch , thực phẩm sạch ... cũng không có luôn ! Người dân không còn đường sống phải lưu vong xa xứ đi nước ngoài làm cu li kiếm miếng ăn mà vẫn sống không được yên .
Ấy vậy mà khi người dân VN cùng đường phải biểu tình đòi quyền sống , đòi môi trường trong sạch để sống , thì nhà cầm quyền CSVN đáp trả không bằng thái độ cầu thị lắng nghe , mà bằng dùi cui , roi điện , chó nghiệp vụ và tù đày bắt bớ .
Khi người Mỹ đến miền Nam đem theo bao nhiêu tiền viện trợ , cố vấn và quân đội để giúp miền Nam xây dựng và phát triển thì CSVN cho những tên nằm vùng xúi giục người dân đuổi đi .
Ngày nay khi Formosa đem toàn chất thải độc hại đến xả đầy xuống sông , xuống biển , chôn xuống đất , gây ra ô nhiễm trầm trọng , giết hết 1 dải biển ở miền Trung và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân , khiến cho họ phải biểu tình đuổi đi , thì đảng CSVN cho công an và côn đồ , cả chó nghiệp vụ ra để đánh dân bảo vệ Formosa .
Các bạn hãy nhìn hiện thực trước mắt và so sánh với quá khứ để hiểu sự thật rằng chế độ nào , chính quyền nào mới là dân chủ và vì nước vì dân , và chính quyền nào vì ngoại bang mà bán nước đợ dân nhé !

Ngoc Nhi Nguyen

QUỲNH

Với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Tôi tin, một khi chọn cách dấn thân, chị đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình tình huống xấu nhất: vào tù.
Cái tâm thế sẵn sàng đầy cao ngạo ấy, ánh mắt ấy, nụ cười ấy, cái nhoẻn mép khinh miệt ấy... Thêm một lần nữa, có đủ đánh thức cơn ngái ngủ và sự liêm sỉ trong chúng ta, trước hết là với những thằng đàn ông có học đang vùi đầu như thể lú lẫn điếc câm?
Với chính quyền. Mãi duy trì các nguyên cớ vô lý của những điều luật mơ hồ như 258, 88 để bắt dân, sẽ chẳng khác gì một thứ chủ nghĩa phát xít. 
"Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được"! (cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng). Họ, chính họ chứ không phải ai khác, lẻ loi cô độc giữa thế giới đang ngày một dân chủ và cởi mở này.
Quỳnh không cô độc. Nấm không cô độc. Và những phiên toà như thế, sẽ như thể tuyên án cho chính họ, chứ không phải cho Quỳnh và chúng ta.

Trương Duy Nhất

Việt Nam là đất nước mà...

ảnh minh hoạ
Việt Nam là đất nước mà... những thằng dốt, ngu và lú làm lãnh đạo, còn những người trí thức thì đi làm thuê, làm công hay đi ăn trộm.
Việt Nam là đất nước mà... chưa bầu đã biết kết quả.
Việt Nam là đất nước mà ...quốc hội là nơi ngủ lí tưởng cho các ĐBQH.
Việt Nam là đất nước mà ...tội phạm tham nhũng được ung dung tự tại, còn người tố tham nhũng thì bị bắt.
Việt Nam là đất nước mà ...càng chống ngập bao nhiêu thì lại càng ngập bấy nhiêu.
Việt Nam là đất nước mà... người bị đánh hộc máu thì được gọi bằng một từ rất mỹ mìu là "gạt tay".
Việt Nam là đất nước mà ...công an quân đội quay súng chỉa lại chính nhân dân mình.
Việt Nam là đất nước mà ...kẻ cướp hàng tỉ thậm chí hàng trăm ngàn tỉ thì bị án treo, còn người bị cho là "cướp" bánh mì vì đói thì lại bị tù giam.
Việt Nam là đất nước mà ...công an và côn đồ chỉ là một.
Việt Nam là đất nước mà ... người bán vé số có thể lãi được 100 triệu đồng tháng.
Việt Nam là đất nước mà... người yêu nước thì bị bắt đánh đập.., còn kẻ bán nước thì được đề bạc.
Việt Nam là đất nước mà... được cho là tự do vạn lần các nước tư bản, nhưng xây chuồng gà cũng phải xin phép.
Việt Nam là đất nước mà ... nhiều người rất thích tự tử trong đồn công an.
Việt Nam là đất nước mà ...kẻ ăn cắp lại làm cán bộ văn hoá.
Việt Nam là đất nước mà ...thằng tự xưng là đầy tớ thì chạy xe hơi, ở nhà lầu, còn thằng chủ thì ở nhà chồi, thậm chí bị thằng đầy tớ cho ra khách sạn ngàn sao ở.
Việt Nam là đất nước mà ....ai cũng biết cộng sản khốn nạn, nhưng lại không dám nói ra.
Việt Nam là đất nước mà...do Việt Cộng nắm quyền, nhưng có gì sai là do Việt Tân gây ra.
Việt Nam là đất nước mà có một loại thần kinh rất đặc biệt đó là thần kinh KHỐN NẠN.
Việt Nam là đất nước mà còn rất........rất nhiều thứ rất ư là khốn nạn khác.

TL.

Cộng sản giết chết tình mẫu tử

Nguyễn Thị Minh Thúy và hai con thơ dại

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai con
Cộng sản bắt Blogger Mẹ Nấm ( Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ), một lần nữa cho thấy tính bất nhân của một chế độ vô gia đình.
Những người phụ nữ đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, họ cũng có một gia đình, cũng có những đứa con thơ dại. Mẹ Nấm mới bị bắt hay chị Nguyễn Thị Minh Thúy trong vụ Anhbasam đều đang mang trên vai gánh nặng gia đình, đều có những đứa con đang độ tuổi bé thơ nhỏ dại.
Thân cá chuối đắm đuối vì con, thân người mẹ nặng lòng đất nước non sông và cũng đau đáu cho tương lai con mình. Có lẽ chính vì thế mà họ dấn thân đấu tranh cho xã hội thay đổi ngõ hầu tương lai con cái mình được trở nên tốt đẹp.
Thế nhưng, với chủ thuyết vô gia đình, vô tổ quốc, vô thần. Cộng sản không từ bất cứ một ai dám nói lên sự thật, trẻ chúng không tha, già chúng không thương, tình mẫu tử chúng nhẫn tâm chia cắt.
Vậy là tiếp tục có thêm một bà mẹ kiên cường, đảm đang phải rời xa con mình, có những đứa trẻ vô tội phải sống trong cảnh côi cút, đau thương.
Tôi nhớ đến hình ảnh hai đứa con của chị Nguyễn Thị Minh Thúy thơ dại, tôi lại nhìn thấy hai con của Mẹ Nấm bất thần khi một lũ người đến bắt mẹ của các cháu. Trong lòng đau như cắt, nước mắt của một thằng đàn ông không thể kiềm nổi trong cái uất hận xé lòng khi tình mẫu tử bị xé toạc làm đôi.
Là một người con trai có mẹ, tôi hiểu nỗi đau của người mẹ rạn vỡ tan tác đến nhường nào khi hai thân phận phải cách xa nhau qua song cửa ngục tù. Nỗi đau của tôi nhân lên bội phần khi người mẹ vì quá thương cho đứa con thơ bị lao tù cộng sản mà lâm trọng bệnh qua đời, con không thấy mặt mẹ, mẹ chút hơi thở cuối cùng không thấy mặt con.
Những đứa con thơ của Mẹ Nấm hay của chị Thúy có lẽ còn quá bé để hiểu rõ ngọn nguồn việc mẹ con xa cách bởi cái chế độ bất nhân này, nhưng có lẽ các em cảm nhân rất rõ và tự hào vì tình mẫu tử mẹ dành cho các em cùng những việc làm của mẹ nặng tình quê hương được mọi người trân trọng.
Ở trong chốn lao tù, các chị, các mẹ thương các con bơ vơ, côi cút, ngoài nhà tù những đứa bé với đôi mắt thất thần mà hỏi mọi người hỏi cuộc đời " mẹ con ở đâu, họ đã đưa mẹ con về đâu?"
Mẹ là bóng mát che đầu, khốn khó dắt con đi, gian nguy đưa con về mẹ mãi chở che. Con của mẹ giờ tựa cửa chờ trông, mong ngóng mẹ về ấp ủ con vào cung lòng.
Cho tôi xin phép các con của các chị mà nói thay lời thơ dại. "Mẹ Ơi ! Con Yêu Mẹ Vô Cùng. Mẹ hãy mau về với con mẹ nhé!"

Sơn Văn Lê

BINH SĨ TRUNG QUốC “GÌN GIữ HÒA BÌNH” NHƯ THế NÀO?

Ngay sau sự kiện ngày 10-7-2016 khi hai lính Trung Quốc thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ bị phiến quân giết chết, tờ PLA Daily (nhật báo Quân đội Nhân dân Trung Quốc) tường thuật rằng, khi phiến quân tràn vào doanh trại UN, lính Trung Quốc lập tức được dàn ra để phong tỏa các chốt chặn trọng yếu. Phe phiến quân, với hỏa lực cực mạnh, đã nã tới tấp vào lính Trung Quốc. Một chiếc xe bị trúng phi pháo và nổ tung, làm bị thương 7 binh sĩ và gây tử vong binh sĩ Li Lei. Một binh sĩ khác, Yang Shupeng, do bị thương nặng, cũng tử vong sau đó.
Hai tháng sau, trên tờ Global Times (số 8-9-2016), tác giả Yao Jianing miêu tả lại sự kiện với nhiều tình tiết “hấp dẫn” hơn. Bài báo, dẫn lại lời thiếu tá Zhang Yong, cho biết: “Phiến quân bắn ác liệt vào quân chính phủ và cùng lúc ào đến vị trí của chúng tôi… Mục đích chúng rất rõ ràng: buộc chúng tôi phải giao chiến…”. Global Times dẫn tiếp lời trung úy Wang Pei khi trả lời phỏng vấn CCTV, rằng mấy ngày hôm ấy, nhiều thường dân chạy tán loạn đến các khu vực gần doanh trại UN để lánh nạn. Tiểu đoàn Trung Quốc buộc phải nã đạn với mục đích chủ yếu cảnh cáo và thị uy. Chen Lüe, một sĩ quan Trung Quốc biết tiếng Arab, đã dùng loa phát đi thông điệp kêu gọi phiến quân ngừng bắn. Đám phiến quân hạ súng và rút lui. Tiểu đoàn gìn giữ hòa bình người Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn thành công một cuộc tắm máu vào hôm đó - Wang Pei kể với CCTV…
Tuy nhiên, báo cáo 84 trang của Trung tâm thường dân vùng xung đột (CIVIC), công bố ngày 5-10-2016 (có thể download dễ dàng) lại miêu tả hoàn toàn khác. Báo cáo đã được thực hiện trong hai tuần điều tra thực địa vào tháng 8-2016, dựa vào các cuộc phỏng vấn 27 phụ nữ và 32 đàn ông thường dân Sudan; 21 viên chức và thường dân làm việc tại UNMISS (UN Mission in South Sudan); 22 đại diện cộng đồng hoạt động nhân đạo tại Nam Sudan; các nhà ngoại giao ở Nam Sudan…
Báo cáo CIVIC cho biết, vào ngày 8-7-2016, giao tranh dữ dội đã bùng lên tại Juba, thủ đô Nam Sudan. Đến ngày 10 và 11-7, lực lượng mũ nồi xanh chịu trách nhiệm bảo vệ các điểm POC (Protection of Civilians) đã yếu thế trước các đợt tấn công. Vì các tháp canh dọc chu vi POC1 không thể đương đầu trước các đợt bắn phá nên lính Trung Quốc đã phải bỏ tháp rút xuống hào và cố thủ trong các xe cơ giới. Đầu giờ chiều ngày 10-7, một quả phi pháo bắn từ phe phiến quân rớt nổ gần một xe cơ giới Trung Quốc ở POC1. Khi cuộc giao tranh tái lập vào sáng hôm sau, ngày 11-7, lính Trung Quốc đã rời bỏ tất cả vị trí của họ tại POC1 và chuồn thẳng sang căn cứ “UN House”, bản doanh của lực lượng gìn giữ hòa bình.
5.000 thường dân tại POC1, không còn được bảo vệ, đã bỏ chạy tán loạn. Họ trèo qua hàng rào kẽm gai để vào UN House. Theo 7 nhân chứng độc lập, sáng 12-7, lính UNMISS đã bắn đạn cay vào thường dân. Trưa ngày 11-7, tại một khu giao tranh bị thất thủ, phiến quân đã cưỡng hiếp ít nhất 5 nhân viên công tác nhân đạo quốc tế; đánh đập và cưỡng hiếp ít nhất 12 người khác, và bắn chết một nhà báo Nam Sudan. Kho lương thực cũng bị cướp. Số hàng bị cướp trị giá đến 30 triệu USD. Thậm chí sau khi lệnh ngừng bắn được tuyên vào ngày 11-7, phụ nữ tại các POC vẫn còn bị cưỡng hiếp...
Cần nói thêm, vài năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường quân số họ cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Hơn 2.800 lính Trung Quốc đang “làm nhiệm vụ” với 9 sứ mệnh trong khuôn khổ gìn giữ hòa bình (năm 2015, Tập Cận Bình nói rằng quân số này sẽ được tăng đến 8.000). Năm 2013, lính Trung Quốc bắt đầu đến Mali. Một năm sau, một tiểu đoàn bổ sung được đưa đến Nam Sudan, nơi họ có mặt từ năm 2006. Trung Quốc có vài lý do để tham gia “gìn giữ hòa bình”. Tại Nam Sudan, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (NPC) hiện chiếm 40% cổ phần trong một liên doanh khai thác dầu. Cùng lúc, theo tờ Quartz, Tập đoàn công nghiệp Bắc Trung Quốc (CNIG), nhà sản xuất vũ khí được biết dưới cái tên quen thuộc Norinco, cũng đã bán số tên lửa, súng trường, súng phóng lựu… trị giá ít nhất 38 triệu USD cho Nam Sudan.
Còn một lý do nữa để Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình: họ muốn đưa lính đến các điểm nóng để rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tế chiến trường là một trong những điểm yếu nhất của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc còn có một điểm yếu chết người khác thậm chí nguy hiểm hơn nhiều lần: lính Trung Quốc không có tinh thần chiến đấu. Có lẽ bởi một phần yếu tố “con một” nên họ nhát gan và sợ chết. Họ thích chiến tranh nhưng họ không đủ can đảm để ra trận. Thay vì “gìn giữ hòa bình”, họ chẳng thà giữ lại mạng sống của mình.

Manh Kim

Cho tôi cười mỉa cái dòng chữ " độc lập - tự do - hạnh phúc "...

Đang trên đường về , đi ngang qua trụ sở của đơn vị nào ấy , hình như đâu là ủy ban . Hàng chữ to bắt mắt :" Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc mà tôi buồn cười đến thối ruột..
Báo chí và truyền thông của VN chỉ dành cho người ko dùng internet và FB xem thôi hoặc là những đứa con dòng họ gia phả nhà thằng đảng . Người thông minh và có suy nghĩ, lĩnh hội được kiến thức sẽ ko ai tin những gì chúng nó nói, chúng nó nói cũng là đại diện cho chính phủ VN - đảng csvn...
Một cái xã hội rách rưới và nát bét.. đất nước bất ổn - dột từ trên nóc nhà đi xuống thì nói ai nghe?! Nhìn lại 9 tháng đầu năm trong bộ chính trị đảng cs đã xảy ra bao nhiêu vụ " bí mật" và những cái chết " rất lạ" của các quan chức lớn.. Giáo dục, y tế, xh... càng lúc tuột sên, giao thông loạn xạ, thất nghiệp tràn lan, tệ nạn tăng cao, kinh tế đi xuống... các ông đã làm được điều gì ?? Thật ra các ông bà chẳng làm được cái quần què gì cho dân Việt cả mà chỉ giỏi phá hoại, bán đất, bán đảo của tổ tiên để lại rồi dâng cho thằng trung giặt quần kế bên .. Nay mai là bán cả dân Việt luôn.. Nếu đúng như :" Hội Nghị Thành Đô " đã nói - 4 năm nữa chứ mấy...

Mấy mươi năm nay rồi , biết có nhóm phản động - tổ chức VT mà cả một quốc gia không thể triệt hạ được một tổ chức à.. để đến hôm nay vẫn còn cảnh với báo rằng nhóm khủng bố VT lôi kéo dụ dỗ... Thuế dân nuôi cả ngàn cái miệng các ông và gd các ông mấy chục năm mà ko lôi được thằng V.Tân ra xử thì ăn lương nhục lắm biết ko? Ko xứng đáng để lãnh đạo đất nước. . . Tự đặt , tự bịa, tự diễn... Dân "khủng bố" thật là nó đã ném xác các ông đi đời rồi đấy.. kể cả ba đình - bốn cọc ngoài kia, khủng bố là phải dùng vũ khí sát thương , phải cao cấp hơn bình thường ... mới gọi là khủng bố nhá.. Ngôn ngữ tiếng Việt còn chưa sử dụng đúng cách lại còn bắt học sinh học tiếng Hán..
Dân bây giờ ko ai nghe mấy ông nói gì đâu, mà những ai tin mấy ông nói .. tôi tin chắc bọn chúng là những đứa dốt - bất tài vô dụng . Mà những đứa như thế nếu lãnh đạo đất nước sau này sẽ càng nguy hiểm cho dân tộc Việt hơn...
Pháp luật sắm ra chỉ là bù nhìn, cứ thích bắt ai thì bắt... hôm nay bắt người này, mai bắt người khác.... và ko có căn cứ gì cả để cấu người ta thành tội .... 
Cho tôi cười mỉa cái dòng chữ " độc lập - tự do - hạnh phúc " vào mặt các ông lần nữa , vào ai đã sáng lập ra những chữ này... ( tôi chẳng biết ai cả.. có lẽ sinh sau đẻ muộn nên ko biết )

#Mây

Nguyễn Ngọc Duyên Anh

Dân mạng ‘sốt’ vụ Thủ tướng VN ‘tự trả tiền’

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Cả báo chí chính thống lẫn truyền thông “lề trái” ở Việt Nam đưa tin rầm rộ vụ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “không nhận quà biếu”, và “tự trả tiền phở” trong chuyến đi kiểm tra an toàn thực phẩm ở TP HCM.
Chuyến công tác mà nhiều tờ báo gọi là “vi hành” của ông Phúc diễn ra hôm 8/10 tại thành phố từng được coi là Hòn ngọc Viễn Đông.
Sau khi tham quan một cơ sở chế biến xuất ăn công nghiệp, theo tờ Người Lao Động, người đứng đầu chính phủ Việt Nam còn dùng phở và gọi cho mỗi thành viên trong đoàn một ly cà phê đá tại một quán ăn.
Sau đó, ông “trả tiền cho toàn bộ đoàn công tác”, trong đó có cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ngoài ra, ông Phúc cũng ghé một cửa tiệm để mua chả giò, và theo báo điện tử Trí Thức Trẻ, ông “không nhận quà biếu của chủ tiệm mà rút tiền trả”.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo TP HCM, theo ANTV, ông Phúc yêu cầu phải “áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm quy định an toàn thực phẩm nghiêm trọng”.
Nhiều ngày trước đó ở Hà Nội, ông Phúc cũng ghé thăm chợ đầu mối hoa quả Long Biên để kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên trang Facebook có tên gọi Nguyễn Xuân Phúc, một người có tên Chung Lê viết rằng “Thủ tướng phải vào Hà Tĩnh ăn lẩu hải sản dân mới nể”.
Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh ở miền Trung bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải của nhà máy thép Formosa của Đài Loan.
Các chuyến đi “thị sát” của Thủ tướng Việt Nam diễn ra trong bối cảnh người dân khắp Việt Nam ngày càng lo ngại về vấn đề thực phẩm bẩn.
Trong bản tin về an toàn thực phẩm hôm 8/10, tờ Đời sống và Pháp luật đưa bản tin về vụ "đình chỉ hoạt động một cơ sở làm giá đỗ bằng hóa chất ở tỉnh Thừa Thiên - Huế", cũng như đưa tin về “loại bột có khả năng biến thịt ôi thành thịt tươi chỉ trong nháy mắt”.
Theo VOA

Get paid to share your links!