Sunday, May 27, 2018

VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT: TẮT ĐÈN (Nguyên tác Ngô Tất Tố. Chỉnh biên Chu Mộng Long)




Xa xa nẻo tam quan sừng sững, dân làng Đông Xá tục gọi là ba đình, một hồi mõ cá thật dài, tiếp luôn đến trống ngũ liên nện đủ ba hồi chín tiếng.
Như có vẻ kinh ngạc về những thứ hiệu lệnh dữ dội, mấy con trâu bò đang nằm còng queo trên đường, đồng thời lóp ngóp đứng dậy. Thân chúng ướt đẫm trong vũng nước mới mưa chiều qua. Một con rùng mình văng thẳng nước mưa lẫn nước đái và cứt vào mặt lý trưởng và anh thủ quỹ đang tháp tùng.
Cụ Lý cầm gậy khua thẳng vào đầu trương tuần:
- Sao để đường làng ngập nước thế này?
- Dạ, bẩm, không phải ngập mà tụ nước ạ! – Trương tuần cúi đầu trả lời.
- Lùa đàn trâu bò sang vệ đường. Không được để chúng gây tắc đường – Cụ Lý lấy tay áo gạt cứt và nước trên mặt rồi dứ gậy vào mặt trương tuần.
Trương tuần đái tồ tồ ra quần nhưng cố trấn tĩnh:
- Dạ không tắc mà nhúc nhích được ạ!
Cụ Lý cho qua chuyện, nhưng mặt vẫn nhăn nhó. Cụ chống gậy xuống đất và nghiêm giọng hỏi:
- Công việc tới đâu rồi? 
Mặt trương tuần như khỉ ăn ớt. Tay mở cuốn sổ, mắt lấm lét vừa nhìn vào cuốn sổ vừa nhìn cụ Lý, trương tuần lúng búng thưa:
- Bẩm, nợ thuế thì nhiều mà người của ta thì ít nên thu không kịp…
Cụ Lý đảo mắt nhìn quanh và đếm từng trương tuần lẫn cai lệ đang có mặt. Cụ Lý hỏi:
- Thằng Chịch đâu?
- Hình như đêm qua uống rượu say, bây giờ nó còn ngủ ạ…
Cụ Lý nổi điên:
- Cho người vào kéo cổ nó dậy. Ngủ đéo gì mà ngủ lắm thế!
Hai cai lệ vâng lệnh đi tìm thằng Chịch. Vào nhà không thấy thằng Chịch đâu. Ra chòi vịt thấy nó đang trần truồng nằm ngủ với bồ nhí. Cai lệ bấm báo lại với cụ Lý. Trong đầu cụ Lý chợt thoáng hiện hình ảnh của mình cũng từng nằm với bồ nhí trên cái chòi vịt đó. Cụ Lý gõ cây gậy lên đầu cai lệ:
- Be bé cái mồm. Bọn dân cày nghe được sẽ rêu rao làm mất uy tín cán bộ. Phải nói là nó đang “nghỉ mệt” với “tình yêu đẹp”. Nhớ chửa? Vào bảo nó nghỉ mệt xong thì ra đây đốc thuế, à không, đốc giá…
Nói đoạn, cụ Lý quay sang trương tuần:
- Tổng nợ giá bao nhiêu?
- Bẩm, dân còn nợ cả ngàn tỉ. Nhiều đứa bướng bỉnh cãi vì thuế phí vô lý nên không có tiền nộp.
Cụ Lý giật cuốn sổ trên tay trương tuần, nhìn chi chít các khoản nợ chưa thu, mắt đỏ ngầu, tay vung gậy thẳng vào đầu trương tuần phát nữa:
- Đồ ngu! Ai bảo mày gọi là thuế phí cho chúng cãi. Phải gọi là thu giá. Thu giá thì ta có thể thu giá nào cũng được chứ thu thuế phí thì phải nộp hết cho nhà nước, đéo đủ nuôi đội quân há mồm chúng mày, lấy cứt mà ăn?
Mặt trời lên nhanh đến ngọn cây. Cái nắng mùa hè oi bức đến ngạt thở. Đàn trâu bò vẫn đứng tụ tập quanh các vũng nước. Đám dân cày phải mòn mỏi ngồi chờ trong các gốc cây, bụi rậm chờ soát nợ thu giá xong mới được ra đồng. Lưng cụ Lý và đám trương tuần ướt đẫm mồ hôi. Quán trà đá nằm ở gốc đa đầu làng. Cụ Lý và đám trương tuần, cai lệ vào quán uống lấy uống để để lấy sức mà chặn dân lẫn trâu bò để tích cực thu giá. Uống xong lại đến từng anh dân cày mà soát nợ thu giá. Bà cụ bán trà đá hỏi tiền:
- Cắn rơm cắn cỏ cụ Lý và anh Trương cho con xin tiền nước ạ…
Trương tuần hỏi cụ Lý:
- Bẩm, có phải thu giá bán trà đá không ạ?
Cụ Lý vơ lấy ống thuốc lào, vừa giặt mồi thuốc vào điếu, hút luôn một xạp ba điếu. Khói thuốc theo hai lỗ mũi tuôn ra như hai ngà voi, Lý trưởng dõng dạc:
- Hỏi ngu! Vẫn phải thu. Bán chổi đót, bán lá chít còn lợi nhuận ngàn tỉ, huống hồ là bán trà đá. Thu tuốt. Tính giá luôn bây giờ đi.
Thủ quỹ lấy bàn tính ra nhẩm tính:
- Nhất ngũ như ngũ, nhị ngũ nhất thập chi, tam ngũ nhất thập ngũ… Tổng nợ giá hai mươi triệu đồng.
Cụ bà bán trà hoảng hốt:
- Cắn rơm cắn cỏ lạy cụ Lý. Thân già này không ra đồng nổi phải bán trà đá, mỗi ngày chỉ kiếm được 2 ngàn để nuôi thân, lấy đâu ra 20 triệu để nộp thuế?
Trương tuần phang thẳng một gậy vào lưng cụ bà:
- Thu giá, đéo phải thu thuế, hiểu chưa? Thu giá thì việc tăng giá lên 20 triệu là còn ít!
Cụ bà á khẩu và lăn đùng ra chết tươi. Trương tuần lấm lét nhìn cụ Lý và hỏi:
- Bẩm, có tiếp tục thu giá trà đá không ạ?
Cụ Lý nhìn cái xác bà cụ nằm dưới chân, tay cầm chiếc gây lật qua lật lại cái xác còng queo như thanh củi khô quắn ấy và hất hàm hỏi trương tuần:
- Con mẹ này có con cháu gì không?
- Bẩm, dân ngụ cư. Nhưng nghe nói nó có mấy đứa con cũng ngụ cư làng bên…
Cụ Lý dứ dứ chiếc gậy vào cái xác bà cụ, lạnh lùng phán:
- Chết rồi vẫn phải nộp thuế, à không, nộp giá. Đến làng bên bắt con của con mụ này nộp giá cho mẹ nó.
Còn bao nhiêu nước trong chum trà đá, lý trưởng và bọn trương tuần, cai lệ uống sạch rồi tiếp tục đi làm công vụ nhà nước. Đám trâu bò và dân cày ngơ ngác nhìn, trông gương mặt như thể đứa nào cũng sợ chết…
------------
Link trên Blog:

Chu Mộng Long


Source: Oh My God! Can he eat that? by Smallworld

Thần Công Lý Chỉ Mới Rờ Tới Mắt Cá Chân


  • Vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương
    Tóm tắt vụ án:
    • Sáng 29-5-2017, 18 bệnh nhân đang được lọc máu định kỳ tại đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình thì xảy ra hiện tượng bất thường phải cấp cứu. Tám người chết.
    • Kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho thấy các mẫu nước thu tại đầu cấp vào hai máy lọc thận có các chỉ tiêu độ Ph rất thấp, độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Florua cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép. Đây là nguyên nhân làm chết các bệnh nhân.
    • Ngày 22-6-2017, Cơ quan điều tra khởi tố ba bị can :
    1- Bùi Mạnh Quốc, giám đốc công ty Trâm Anh.
    2- Trần Văn Sơn, cán bộ phòng vật tư, trang thiết bị y tế Bệnh viện Hòa Bình.
    3- Bác sĩ Hoàng Công Lương (khoa Hồi sức tích cực, đơn nguyên Thận nhân tạo).
    BS Lương bị bắt tạm giam.
    • Ngày 5-7-2017, bác sĩ Lương được tại ngoại.
    • Ngày 22-2-2018, Viện Kiểm sát nhân dân Hòa Bình ra cáo trạng truy tố: Bùi Mạnh Quốc tội “Vô ý làm chết người”, Trần Văn Sơn và bác sĩ Lương cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
    • Tháng 2-2018: thêm một bệnh nhân qua đời.
    • Ngày 15-5-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình xét xử sơ thẩm vụ án.
    • Ngày 23-5-2018 đại diện Viện kiểm sát luận tội, đề nghị xử phạt: bị cáo Bùi Mạnh Quốc 5-6 năm tù giam, bị cáo Trần Văn Sơn 4-5 năm tù giam, bị cáo Hoàng Công Lương từ 30-36 tháng tù treo, thời gian thử thách 5 năm.
    Bị cáo Bùi Mạnh Quốc làm công việc xử lý nước, súc rửa thiết bị lọc thận nhiều năm nay, ở nhiều bệnh viện nhưng thừa nhận không biết hai loại hóa chất axit flohydric (HF) và axit clohydric (HCL) anh ta dùng súc rửa là hóa chất cấm. Cũng chưa từng ai giám sát, cảnh báo với Quốc điều này. Sau khi súc rửa, Quốc còn quên mở van xả để xả sạch hoá chất.
  • Trần Văn Sơn – người được giao nhiệm vụ giám sát việc sửa chữa máy. Theo quy trình sau khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước, bắt buộc phải làm xét nghiệm để kiểm tra chất lượng nước, xét nghiệm tồn dư hóa chất dùng súc rửa, tuy nhiên, Quốc và Sơn đã không làm.
  • Bác sĩ Hoàng Công Lương là người ra y lệnh cho chạy máy lọc thận cho 18 bệnh nhân, sau khi được báo cáo là máy đã sửa xong.
  • Công ty Thiên Sơn đã ký hợp đồng cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO cho Bệnh viện Hòa Bình với giá 99.360.800 đồng, sau đó “sang tay” cho Công ty Trâm Anh của Bùi Mạnh Quốc, ăn tay trên hơn 49 triệu đồng – theo lời khai của Quốc tại toà. Đã vậy, Thiên Sơn không cung cấp sơ đồ, không hướng dẫn Quốc cách thực hiện.
Phía bệnh viện cũng không cung cấp sơ đồ, hợp đồng cho người giám sát quá trình sửa chữa là bị cáo Trần Văn Sơn.
  • Bệnh viện Hòa Bình: Sáu năm chạy thận nhân tạo không được cấp phép. Năm 2010, bệnh viện lập đơn nguyên thận nhân tạo, đến 2016 mới có quyết định của Sở Y tế Hòa Bình phê duyệt danh mục kỹ thuật bổ sung đang thực hiện tại bệnh viện, trong đó có kỹ thuật lọc máu liên tục, lọc máu hấp thụ bằng than hoạt tính…
Trong suốt bảy năm đưa đơn nguyên thận nhân tạo vào hoạt động, bệnh viện không ban hành quy trình chạy thận riêng cũng như quy trình quản lý chất lượng nguồn nước RO.
  • Sở Y tế tỉnh Hoà Bình: biết quá trình “không phép” này, vì bệnh viện có trình lên Sở; Sở đồng ý thì bệnh viện mới được làm.
  • Sở Y tế và Bộ Y tế không có hành lang pháp lý cho hoạt động chạy thận nhân tạo, không có quy định chủ thể được phép sửa chữa hệ thống nước RO.
  •  Bộ Y tế, sau khi xảy ra sự cố chết người mới rà soát ban hành 52 quy trình, trong đó có bảy bước liên quan đến hệ thống lọc nước RO.
Danh sách những người, đơn vị có liên quan tới tám cái chết đau lòng này được liệt kê từ nhỏ đến lớn, từ tép riu tới cá mập. Và chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy có – và chỉ có, ba người kể tên ở hàng đầu – bị tòa án đưa ra xét xử. Họ là ba người trực tiếp, có nghĩa là những người ở tầng lớp thấp nhất. Hai người bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là hai người ở Bệnh viện Hòa Bình đơn vị nhà nước, người còn lại Bùi Mạnh Quốc thì không có cái hân hạnh bị khép tội “Thiếu trách nhiệm”, do là công ty tư nhân.Đặc biệt nhất là trường hợp bác sĩ Hoàng Công Lương. Theo buộc tội của cơ quan điều tra và viện kiểm sát, bác sĩ Hoàng Công Lương được giao nhiệm vụ phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, tuy nhiên, BS Lương phủ nhận điều này, nói mình chỉ là bác sĩ điều trị. Tại phiên tòa, cũng đã có lời khai của điều dưỡng trưởng, Khoa Hồi sức tích cực, thú nhận có được chỉ đạo điền thêm phần phân công nhiệm vụ cho bác sĩ Lương… vào cuốn sổ giao ban cuối năm 2015, sau khi sự cố đã xảy ra. Cần nhấn mạnh: bác sĩ chỉ chịu trách nhiệm phần điều trị, ra y lệnh (chạy thận) đúng, chớ không chịu trách nhiệm về chất lượng thiết bị y tế. Phần này thuộc bộ phận quản lý trang thiết bị của bệnh viện.
Nói về trách nhiệm thì trách nhiệm của bác sĩ Lương (giả dụ phải chịu) làm sao bằng được các vị lãnh đạo ở bên trên? Phần tiếp theo trong danh sách là hàng loạt vị tai to mặt lớn, với trách nhiệm – lý ra – cũng lớn. Vậy họ đang ở đâu? Ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc Bệnh viện Hòa Bình đang ở nước ngoài, nhiều luật sư đang kêu gào ông Dương phải có mặt tại tòa, dư luận đặt vấn đề vì sao ông Dương dễ dàng xuất cảnh khi vụ án đang trong quá trình tố tụng, nhưng thôi cái này chúng ta không hỏi theo nghĩa đen. Ông Dương ở đâu khi mà đơn nguyên thận nhân tạo ở bệnh viện ông hoạt động không có quy trình, không được cấp phép?
Tương tự, những người có chức năng của Sở Y tế, Bộ Y tế ở đâu khi thả nổi cho các hoạt động sản xuất, sửa chữa thiết bị, nguồn nước chạy thận nhân tạo không chỉ ở Hòa Bình mà trên cả nước!
Nói về phần “làm rõ trách nhiệm” những người có liên quan trong vụ án này, quá trình xét xử cho thấy có nhiều dấu hiệu của sự đổ tội, đẩy tội cho những người nhỏ nhất, thấp nhất, đặc biệt là đẩy hết tội cho bác sĩ Lương. Điều này không có gì ngạc nhiên. Cũng không có gì lạ khi người cần có mặt thì lại vắng mặt. Dư luận nổi giận, phản ứng khi nhiều câu hỏi liên quan tới trách nhiệm của ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đều bị tòa gạt bỏ. Các đề nghị, câu hỏi của luật sư nhằm mở rộng, truy cứu trách nhiệm của những người có liên quan, cũng cùng chung số phận. Khi luật sư Trần Hồng Phúc hỏi về việc ông Trương Quý Dương ký văn bản báo cáo Sở Y tế xin cấp phép cho đơn nguyên Thận nhân tạo, thì chủ tọa phiên tòa “đề nghị luật sư tập trung những vấn đề xem xét trong phạm vi vụ án, không hỏi việc cấp phép”; khi luật sư Nguyễn Chiến, bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương đề nghị được hỏi đại diện Bộ Y tế thì chủ tọa không chấp thuận vì “vị đại diện này chỉ được mời đến để làm rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước của bộ”.Dù sao thì các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, tính tới ngày 25-5, cũng đã có cố gắng “với” lên những kẻ ở trên cao cao chút xíu, khi đề nghị khởi tố ba người, gồm  ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc bệnh viện; ông Trần Văn Thắng (Trưởng phòng vật tư Bệnh viện Hòa Bình), ông Đỗ Anh Tuấn (giám đốc công ty Thiên Sơn)… Còn lên cao nữa thì chưa thấy. Đề nghị là quyền của luật sư. Khởi tố là quyền của cơ quan điều tra mà cơ quan điều tra trong vụ án này đã bị tố cáo là dụ cung, mớm cung, không đưa chứng cứ cần thiết vào hồ sơ, làm sai lệch hồ sơ vụ án…
Mặc dù cho rằng bác sĩ Lương không phạm tội, nhưng ông Nguyễn Huy Quang, chuyên gia pháp lý của Bộ Y tế, nhận định: “Việc Hội đồng xét xử tuyên bác sĩ Lương vô tội ngay tại tòa rất khó có thể xảy ra”. Một nhận định của người quá hiểu thực trạng ngành tư pháp Việt Nam. Nếu sau phiên toà này, những người lẽ ra phải chịu trách nhiệm lớn nhất lại vẫn ung dung, thì đừng nói một mà sẽ còn nguy cơ xuất hiện nhiều nữa “sự cố y khoa chưa từng xảy ra trên thế giới”, sẽ không chỉ một, mà nhiều nữa những bác sĩ vô tội phải vào tù.
Cách đây 21 năm, phiên tòa xét xử vụ án Tamexco, đưa và nhận hối lộ, gây thất thoát gần 100 tỷ đồng của nhà nước, kết thúc với bốn án tử hình. Trong bài bào chữa, một luật sư khi nói về sự buông lỏng quản lý của các cơ quan nhà nước, đã có câu đúc kết chấn động (thời điểm bấy giờ): “Sự vô trách nhiệm đã đạt tới đỉnh cao”. Quan sát những vụ án thời hiện tại, không biết ông sẽ còn cảm thán tới đâu? Bộ Y tế đã là “đỉnh cao” chưa? Về tính chất ác độc, mức độ nghiêm trọng thì chết chín người đã là “đỉnh cao” chưa? Hỏi tức là đã trả lời.
Trước nay, chỉ nghe nói “lòng tham vô đáy”, giờ mới biết “đỉnh cao” của sự vô liêm sỉ cũng không có giới hạn! Và mức độ soi sáng của thần Công Lý thường là tỷ lệ nghịch với cái “đỉnh cao” này. “Đỉnh” càng cao, thần Công Lý với càng không tới. Nhất là ở Việt Nam, như một định mệnh cay nghiệt, khi Công Lý lại là tên của một diễn viên hài!
Nguồn :Trí Việt News


Source: Oh My God! Can he eat that? by Smallworld

Get paid to share your links!