Saturday, February 3, 2018

HÀNH ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN LÀ THỂ DIỆN CỦA QUỐC GIA, NÊN NỖI NHỤC CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ NỖI NHỤC CỦA CHÍNH MÌNH

“Mỗi người dân là một bộ mặt của quốc gia, nếu không thể coi tổ quốc là niềm tự hào và thiêng liêng trong tâm khảm, thì chúng ta sẽ luôn để sẵn sàng thực hiện hoặc bỏ mặc người khác gây nên những điều tồi tệ”.
Tại sao tôi lại nói điều có vẻ nghịch lý này ở đây và với mục đích gì? Tại sao người khác hành động mà lại mang nhục cho bản thân mình là thế nào? Tôi thì có liên quan gì đến anh, anh thì liên quan gì đến người khác mà lại nghiêm trọng như vậy? Và mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình chứ lôi chuyện thể diện quốc gia vào đây là cớ ra làm sao?
Nếu ai đó đặt ra câu hỏi kiểu như thế là vì từ trước đến nay anh ta chỉ có quan tâm đến chén cơm và xó nhà của mình thôi chứ chẳng để tâm thứ gì khác. Thực là một đất nước bất hạnh nếu mà lại tồn tại lắm loại người kiểu như vậy.
Chúng ta thử đặt giả dụ thế này. Một người ở đất nước chúng ta ra nước ngoài làm ăn, với tâm lý chụp giựt, không trung thực lại hay tắt mắt. Rồi một ngày người này ăn cắp đồ của siêu thị và bị bắt. Xin xỏ chính quyền sở tại không được, hối lộ để chạy tội không xong, vì luật pháp nước họ nghiêm minh và rõ ràng, không có nể nang hay phụ thuộc gì vào vị thế gia cảnh, địa vị chính trí của người nào mà xét xử. Thế là bị xử phạt thật nặng và trục xuất về nước. Các bạn là người Việt Nam có thấy chút xấu hổ nào không về một hành vi của một người cùng tổ quốc mình như thế? Tôi nghĩ là người có lương tâm thì có đấy. Nhưng chúng ta thử tưởng tượng rằng, chúng ta cứ tặc lưỡi và mặc kệ mà tự nhủ là “chuyện người ta hơi đâu mà lo”, thế thì một ngày khác có tới vài người cũng lại ăn cắp, vài kẻ khác thì lại thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em và bị trục xuất về nước, hoặc số khác thì làm ăn gian dối mà giao hàng không đúng hợp đồng nên bị tẩy chay và xua đuổi. Lúc này, tôi nghĩ không chỉ những cá nhân đó thiệt hại đâu, mà hình ảnh quốc gia của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì bị nước ngoài cảnh giác, đánh giá không tốt. Mà đã như thế là mất đi lợi thế để làm ăn, sẽ bị hủy bỏ các hợp đồng mới và cơ hội đầu tư giữa hai quốc gia, nhiều người dân của chúng ta sẽ không được họ tiếp nhận hoặc nếu có thì hạn chế mà còn bị soi xét rất kỹ lưỡng. Mà mỗi khi nước người ta nhắc về chúng ta là người ta cứ chỉ nói “người Việt Nam” đã trộm cắp hay gian manh thế nào thôi chứ người ta đâu có nhắc ông này hay bà kia một cách cụ thể.
Thế thì chúng ta có nhục nhã và có đúng là đất nước chúng ta phải gánh hậu quả dù đó là hành động đơn lẻ của cá nhân hay không?
Thế nên, làm sao mà mỗi công dân của Việt Nam phải luôn coi hành động của mình là thể diện của quốc gia, nỗi nhục của mỗi cá nhân là nỗi nhục của quốc gia. Ra nước ngoài mà nghe được người khác chửi rủa hay khinh bỉ, miệt thị hoặc xua đuổi đồng bào mình thì chúng ta có thấy hổ nhục không? Có đau đớn và cảm thấy bị xúc phạm như chính mình bị tạt một xô nước bẩn vào mặt không?
Cũng giống như một cái làng mà gồm hầu hết những kẻ sống trong đó là quen thói làm ăn gian dối, trộm cắp, thế thì lúc đi ra ngoài giao du, khi người ta biết là chúng xuất thân từ cái làng đó thì người ta sẽ dè bỉu và đề phòng bằng sự khinh miệt mà không ngại nói rằng, cái làng đó toàn thằng lưu manh, cứ cẩn thận và chớ có làm ăn hay giao du gì với chúng. Quả là tủi nhục và xót xa.
Mà cũng chẳng chừa ra được người ta sẽ cũng đánh giá là cái bộ máy quản lý của cái quốc gia đó quả là kém cỏi, không có hữu dụng hoặc quá mức tệ hại thì mới tạo ra và tồn tại những con người, công dân như thế, chứ một chính phủ mạnh và nghiêm minh thì bói đâu ra lắm kẻ lưu manh và phường trộm cướp như vậy.
Thế nên, để quốc gia cường thịnh và văn minh, để được tôn trọng thì mỗi công dân chúng ta phải là một người luôn mang tâm thế là hành động của mình là thể diện của quốc gia, cũng như vậy, nỗi nhục của mình sẽ trở thành nỗi nhục của quốc gia. Có như thế thì chúng ta mới có thể ngẩng đầu lên với bạn bè quốc tế về sự đàng hoàng và tử tế được.
Trích: MỘT NGƯỜI QUỐC DÂN

——————————————
Lê Luân

TÂM TƯ THẰNG GHI ĐỀ


Sáng ra thằng hàng xóm làm nghề bắt dê hớt hải phóng wave tàu chạy đến, miệng lắp bắp như chó phải bả hỏi này này, con Xoan vợ chú sinh nắm mấy? Mình bảo tao biết đéo đâu được, hồi mới lấy nhau nó bảo sinh năm 85, đẻ xong bốn đứa bây giờ tao đoán nó sinh năm 58. Nhưng làm sao? Nó đập cái vào vai nói “Tối qua tui mơ ngủ với hắn”. Mình điên tiết nói tổ cha mi. Mơ ngủ với ai không mơ, răng mơ ngủ với vợ tao. Nó xòe tập tiền lẻ toàn tờ 10 nghìn ra bảo, bình thường tui hay mơ thấy chó lẹo chắc, nỏ hiểu răng tối qua mơ ôm vợ ông ngủ, mần hẳn hai nháy luôn mới kinh, ông ghi cho tôi cặp 02 – 20 mỗi con tám chục.
Đưa cho nó cái cáp đề, mình ân cần dặn “Lần sau có mơ thì mơ cho đứng đắn nha, ví du mơ thấy tao ngủ với vợ mày chẳng hạn!” Nó nói ờ ờ để tui rút kinh nghiệm, rồi nhảy lên con wave tàu cong đít phóng xe đi mất.
Chiều có ông già ngó bộ hom hem mặc áo bộ đội kiểu cựu chiến binh hay mặc đi ăn cỗ, dắt con bò đến buộc ngoài sân. Mình hỏi chi rứa bác? Lão xoa xoa tay vào vạt áo nói “Chú cho tui cắm con bò đánh cái đít 3 năm triệu. Bò ni là bò cưới của con gái tui, ra giêng hắn cưới rồi”. Mình gãi gãi tai hỏi rứa nếu không về thì mần răng? Lão nói, thì chú cứ giữ con bò lại cho tui, có chi tui lấy tiền mừng cưới lên chuộc về là được chớ răng. Mình tặc lưỡi ghi đít 3 năm triệu.
Tối đề về 69. Nhìn ra đường thấy có vụ chở bệnh nhân đi cấp cứu. Người ngồi sau xe máy phủ cái chăn chiên Nam Định, thò ra vạt áo xanh bộ đội kiểu cựu chiến binh hay mặc đi ăn cỗ. Ngoài sân, con bò cái chợt rống lên 3 tiếng, mắt nó xanh lét như mắt ma khiến mình bủn rủn chân tay.
Ngày… Em Na gọi điện, giọng thì thào như buôn bạc giả “Anh yêu, của em mấy rồi hè?” Mình lật sổ, nói cũng nhiều rồi đó, lo mà trả bớt đi chớ cuối năm anh kẹt vốn. Na cười hi hi rất dâm nói “Thì để đó ta trừ dần chớ lo chi anh hè. Tối nay phòng 69, nhà nghỉ hôm trước nha! Hi hi, cố mà lập hẳn hatrick cho hết nợ là vừa xinh”. Tổ sư nhà em! Dạo này ba kích, dái dê uống đều như vắt quất nhưng đéo hiểu sao vẫn yếu xìu xìu, lập hatrick để con ngan già nó đào mả bố em lên à? Công nhận mặc dù nách nó hơi hôi nhưng được cái to mông rộng háng đáng đồng tiền.
Nói lại bảo gở mồm chứ nó cứ tạch lô mãi thế này chắc sang năm mình ra Bạch Mai chạy thận mất.
Ngày… Giáp tết, đang ngồi nhổ râu tranh thủ tổng kết một năm kinh tế buồn chợt một thằng thanh niên gầy gò, da tái tái như con mực một nắng đeo ba lô chạy vào, thở hổn hển nói bác bác, hôm nay bác kết nhất con gì? Mình vân vê sợi lông mồm, bảo “Chịu! Bác mà biết con gì, bác đã bán mẹ cả nhà ốp một phát luôn chứ còn ngồi đây làm thằng ghi đề à?” Nó bỏ ba lô ra, giọng buồn buồn nói cháu làm công nhân giày da trong Bình Dương . Năm ni công ty nợ lương, mỗi đứa về tết được biếu cân miến dong, chai tương với lọ dưa chuột bao tử muối, ra về cắm xe máy thằng bạn chia nhau được thằng hai triệu rưỡi, đi xe mất mẹ gần một củ rồi. Dừ bác rủ lòng thương cho cháu một con, trúng thì có cái tết to, tạch thì làm năm nghìn bạc riệu cho say trùm chăn ngủ.
Mình cười bảo, răng không học hành tử tế mà kiếm cái nghề cho đàng hoàng mà phải đi làm cu li biệt xứ, dừ kêu đéo chi. Lôi trong ba lô ra mấy tờ giấy photo có dấu công chứng đỏ chót, nó dí vào mặt mình nói đây này, đang tính mang về cho ông già nhóm lò nấu bánh chưng đây này. Mình hỏi giấy chi rứa cháu? Nó bảo dạ bằng đại học quản trị kinh doanh với chứng chỉ tiếng Anh.
Nó đi rồi, nhìn theo cái dáng còm cõi, liêu xiêu trong cơn mưa phùn chiều cuối năm, bất giác mình chợt nhớ đến hai tấm bằng đại học cất kỹ dưới đáy tủ quần áo. Trong nhà, tiếng phát thanh viên chương trình thời sự vẫn đang tổng kết một năm qua, nghe loáng thoáng cái gì mà đất nước có bao giờ được thế này không. Con ngan già ngậm tăm đủng đỉnh đi ra, bĩu môi:
“Đéo bao giờ được như này nhé!"
Song Hà


88 xuân rồi có phải không?

88 xuân rồi có phải không?
Hừng hực dù cho có góa chồng
4 triệu đứa con vẫn cuồng nhiệt
Chửa thấy đứa mô tính lộn lòng
88 xuân rồi vẫn đắm say
Mơ cả đêm tối lẫn ban ngày
Mặt trời chân lý thiên đường vắng
Như nghiện cắn đá tìm chỗ bay
88 xuân rồi vẫn khát khao
Rồng lộn bay lên khỏi bờ rào
Paris rồi lại Singapore Việt
Nhao nhao nhắng nhít những lộn xào
88 xuân rồi vẫn cứ đi
Đố ai hiểu được đi làm gì
Một mùa lạc bước hàng trăm bận
Xuống hố cả nút chẳng sợ chi!

Bùi An

Get paid to share your links!