Wednesday, July 13, 2016

Tuấn Hưng ra giá 200 triệu để 'bắt sống' kẻ nói xấu vợ


Trên trang cá nhân, nam ca sĩ Tuấn Hưng công khai ra giá 200 triệu cho ai bắt sống được người đàn ông trong ảnh vì đã “động đến gia đình” anh.


Tối 11/7, trên trang cá nhân của mình, ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ ảnh chụp Facebook của một nam thanh niên kèm theo status ra giá 100 triệu cho ai cung cấp thông tin và 200 triệu cho ai "bắt sống được" người trong ảnh. 
tuan-hung-ra-gia-200-trieu-de-bat-song-ke-noi-xau-vo
Tuấn Hưng ra giá 200 triệu truy tìm "người thân".
Nhiều người bình luận cho rằng lý do Tuấn Hưng truy tìm thanh niên trong ảnh vì đã có lời nói xúc phạm đến vợ của nam ca sĩ. Tuấn Hưng cho biết người này đã xem một tin nhắn của anh rồi im luôn. Có nhiều ý kiến cho rằng, trên mạng xã hội có nhiều bình luận bậy, việc Tuấn Hưng bốc đồng đòi “xử lý” là không nên. Trong khi đó, không ít bình luận ủng hộ nam ca sĩ trong việc bảo vệ gia đình mình. 
Trước đó, Tuấn Hưng cũng từng doạ "cắt gân tay" một người nói xấu con trai của nam ca sĩ trên Facebook. Một tài khoản Facebook đã để lại bình luận khiếm nhã với con trai của nam ca sĩ khiến anh nổi cơn thịnh nộ trên mạng xã hội.
Theo VNExpress

Quốc hội Việt Nam tiếp tục dời lại luật biểu tình

Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.
 AFP PHOTO

Liên quan đến vấn đề luật pháp tại Việt Nam, Luật biểu tình lại bị Quốc hội Việt Nam dời lại, không thông qua vào kỳ họp quốc hội tới đây.
Giải thích lý do của việc này, ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật nói rằng do còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau về bộ luật này. Ông nói như thế trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào sáng nay, ngày 12 tháng 7.
Luật biểu tình được bắt đầu soạn thảo vào cuối năm 2011 và đã nhiều lần bị dời ngày chuẩn thuận. Lần gần đây nhất là trong một phiên họp vào tháng hai năm nay của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ông Bộ trưởng tư pháp lúc đó là Hà Hùng Cường đề nghị thông qua luật này trong kỳ họp của Quốc hội vào cuối năm nay.
Với quyết định dời lại một lần nữa của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bộ luật này sẽ chỉ được xem xét vào năm tới.
Theo RFA

Tình trạng bất minh trong bảo hiểm y tế

Nữ công nhân được chăm sóc y tế do ngộ độc thực phẩm tại một bệnh viện ở Hải Phòng vào ngày 29 tháng 12 năm 2015.
 AFP photo
Theo qui định nhà nước Việt Nam hiện hành, việc mua bảo hiểm y tế phải đạt 100% dân số, trẻ em dưới 60 tháng tuổi được miễn phí bảo hiểm y tế, những người thuộc đối tượng chính sách, thương binh liệt sĩ, cựu quân nhân chiến trường Campuchia đều được miễn phí bảo hiểm 100% cho đến lúc chết. Tuy nhiên, bất kì người mua hay được miễn phí bảo hiểm nào ở Việt Nam đều chịu chung một tình cảnh, đó là mù tịt về những quyền lợi cũng như trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm y tế.
Không có sự giải thích cụ thể
Bà Nguyên, một cán bộ ở thành phố Đà Nẵng, chia sẻ về vấn đề mù mờ trong bảo hiểm y tế:
"Chuyện mà họ kêu là chạy thiết bị y tế và các loại phí bảo hiểm y tế thì hết sức mù mờ. Nguyên tắc thì người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được kiểm tra, đối chiếu loại thuốc mình đã được uống, chích với bảng pháp đồ điều trị treo dưới đuôi giường bệnh. Nhưng khó lắm, vì nếu đối chiếu được thì mình làm y tá, bác sĩ rồi (do chữ bác sĩ- PV). Trước đây, người có bảo hiểm chữa bệnh cứ tưởng đây là đặc ân đặc quyền vì không phải trả tiền, chính vì vậy mà ngành y tế dễ bề nhũng nhiễu. Bên cạnh đó, nếu người bệnh muốn kiểm tra quá trình khám bệnh với chi phí bảo hiểm y tế thì hết sức khó, không phải ai cũng có thể lấy các chứng từ của ngành y tế được. Khi chữa bệnh xong thì chứng từ đó như một loại bí mật của bệnh viện. Chính vì vậy ,mà ngành y tế đã bắt tay với ngành bảo hiểm để gian lận, chuyện này là khó tránh được!".
Với tình trạng như hiện tại, khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân chỉ nhận được đúng một tờ phiếu bảo hiểm bằng giấy có ghi mấy dòng vắn tắt về tên tuổi bảo hiểm, và có thêm chữ ký, con dấu của giám đốc bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra không có bất cứ văn bản hợp đồng nào đi kèm.
Khi chữa bệnh xong thì chứng từ đó như một loại bí mật của bệnh viện. Chính vì vậy ,mà ngành y tế đã bắt tay với ngành bảo hiểm để gian lận, chuyện này là khó tránh được!
- Bà Nguyên, một cán bộ 
Người tham gia bảo hiểm y tế muốn biết mình được những quyền lợi gì khi tham gia thì chỉ có một cách duy nhất là nhờ cán bộ bảo hiểm giải thích hoặc chờ khi nào đi chữa bệnh, nhìn cách người ta cho thuốc, điều trị và tính phí bảo hiểm thì mới biết.
Trong khi đó, theo bà Nguyên, mua bảo hiểm y tế, dù nhìn trên góc độ nào đi nữa thì đó phải là một hợp đồng, người mua bỏ ra từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng tùy vào mức độ ưu tiên khi mua và bên công ty bảo hiểm sẽ lấy số tiền của người mua về để kinh doanh, sinh lãi, sẽ chi cho người mua khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, như người đó bị bệnh, đi khám sức khỏe… Và số tiền tham gia bảo hiểm y tế sẽ hoàn toàn mất đi khi hợp đồng đáo hạn, nghĩa là đủ một năm hợp đồng, mặc dù người tham gia bảo hiểm y tế chưa hề dùng đến nó bất kì lần nào.
Bà Nguyên cho rằng vấn đề này cũng hợp lý, bởi tính nhân đạo của bảo hiểm nằm ở chỗ san sẻ cộng đồng. Những người tham gia bảo hiểm y tế mà không dùng đến thẻ sẽ dư ra được khoản tiền để những người không may mắn khác được chia sẻ. Tuy nhiên, dù như thế nào thì cũng cần phải có sự minh bạch trong hợp đồng bảo hiểm y tế, người tham gia phải có một bản hợp đồng với phía công ty bảo hiểm. Bản hợp đồng này vừa đảm bảo tính hợp thức về mặt pháp luật lại vừa đóng vai trò là văn bản giải thích, hướng dẫn quyền và trách nhiệm của công ty bảo hiểm cũng như người tham gia bảo hiểm.
Bà Nguyên tiếp lời: “Dám làm cái điều đó (gian lận) thì phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới, chữ ký nhiều lắm, từ trưởng khoa đến bác sĩ, , điều dưỡng, rồi sang bên tài chính kế toán, bên bảo hiểm, rồi sau đó đến giám đốc bệnh viện, hồ sơ của nó dày lắm. Nói chung là phải có sự thông đồng từ trên xuống dưới.”
Từ mập mờ đến lập lờ…
000_Hkg9725958.jpg-400.jpg
Khoa nhi bệnh viện công ở Hà Nội dịch sởi năm 2014. AFP photo.
Cùng quan điểm với bà Nguyên, ông Vinh, một chuyên viên bảo hiểm hiện đang sống tại thành phố Hải Phòng, chia sẻ thêm: “Trên cả nước đều vậy, chưa được đầy đủ, không đồng bộ, bảo hiểm y tế không đồng đều, phục vụ người dân không được tốt. Tinh thần chung thì người dân hài lòng. Nhưng trong thực tế thì các tuyến dưới không được tốt lắm.”
Ông Vinh đặt ra câu hỏi là liệu đến bao giờ người tham gia bảo hiểm mới được hưởng sự minh bạch? Bởi tham gia bảo hiểm tuy chỉ là việc bình thường nếu nhìn trên góc độ kinh tế nhưng lại là việc có liên quan đến sinh mệnh nếu xét sâu xa hơn.
Ông Vinh cho rằng vấn đề giải quyết bảo hiểm y tế hiện tại đã có tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm trước. Nghĩa là thái độ chăm sóc người bệnh cũng không đến nỗi quá lạnh lùng như trước đây, hoặc là các loại thuốc cấp cho người chữa bệnh theo diện bảo hiểm có phần khá hơn, tiêu chuẩn tương đương với người chữa bệnh tự bỏ tiền túi.
Nhưng vẫn còn một vấn đề bất cập mà ông Vinh thấy cần phải có sự minh bạch càng sớm càng tốt, đó là các đơn thuốc của người bị bệnh trong diện bảo hiểm và thủ tục hợp đồng trước khi tham gia bảo hiểm. Về phía thủ tục hợp đồng trước khi tham gia bảo hiểm, có một vấn đề vô lý là người nộp bảo hiểm xong phải đợi đến hai hoặc ba tháng sau mới có thẻ bảo hiểm. Và trong quá đình đó cũng không có bất kì thứ giấy tờ gì khác để người tham gia bảo hiểm tìm hiểu. Theo ông Vinh, cần thiết phải có một bản hợp đồng để tham khảo và hiểu rõ hơn quyền cũng như trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm, tránh tình trạng mù mờ khi chữa bệnh bằng bảo hiểm.
Ngoại trú thì mới cần rõ chứ còn nội trú thì cứ nằm đó bao giờ lành thì về. Liên quan đến bảo hiểm y tế, đó là một vấn đề khó nói, chị không muốn đụng chạm…!
- Một cán bộ y tế 
Tình trạng mù mờ mà ông Vinh nói chính là các đơn thuốc, pháp đồ điều trị mà người chữa bệnh hoặc người nhà không thể biết được. Chính bản thân ông Vinh khi chữa bệnh ở bệnh viện theo diện bảo hiểm, được miễn 80% viện phí. Nhưng mỗi tuần ông phải đóng gần một triệu đồng. Như vậy có nghĩa là viện phí của ông lên đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó thuốc mà ông được uống trong quá trình điều trị, con gái ông mang ra tiệm thuốc tây hỏi thì giá chỉ có vài chục ngàn đồng.
Như vậy, số tiền khai man trong đơn thuốc của bệnh viện và bảo hiểm đã đội lên vài chục lần so với thực giá.
Ông Vinh khẳng định, nếu có sự minh bạch về thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm y tế, có hợp đồng hằn hoi và người bệnh được cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến quá trình chữa bệnh thì nạn tham nhũng trong ngành bảo hiểm y tế sẽ được giảm thiểu tối đa.
Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm cũng được nâng cao, đặc biệt là của những cư dân miền núi, vùng sâu vùng xa, họ cũng sẽ hiểu biết hơn quyền lợi và trách nhiệm của họ khi mua bảo hiểm y tế.
Một cán bộ y tế không muốn nêu tên, chia sẻ: “Ngoại trú thì mới cần rõ chứ còn nội trú thì cứ nằm đó bao giờ lành thì về. Liên quan đến bảo hiểm y tế, đó là một vấn đề khó nói, chị không muốn đụng chạm…!”
Theo RFA

Trang web Tòa trọng tài quốc tế sập sau phán quyết về Biển Đông

Không lâu sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) đưa ra phán quyết Trung Quốc không có 'quyền lịch sử' ở Biển Đông, trang web chính của PCA đã không thể truy cập được.
Theo Reuters, PCA đã ra phán quyết Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi "quyền lịch sử" ở Biển Đông. Tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) - cái mà Trung Quốc gọi là “quyền lịch sử” là trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Trang web Tòa trọng tài quốc tế sập sau phán quyết về Biển Đông - ảnh 1
Trang web chính thức của PCA khi truy cập xuất hiện thông báo lỗi 500 Internal Server ErrorẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cũng theo phán quyết, PCA khẳng định Trung Quốc cản trở Philippines thực hiện quyền đánh bắt tại bãi cạn Scarborough (ngư trường truyền thống của Philippines), theo Reuters.
Trong văn bản phán quyết dài 497 trang, PCA cho hay những đợt tuần tra của các tàu Trung Quốc gây ra mối đe dọa va chạm với tàu cá Philippines.
Phán quyết cũng khẳng định Ba Bình và những bãi đá khác ở quần đảo Trường Sa chỉ là "đá" và Trung Quốc không có quyền tuyên bố bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào ở Trường Sa.
Không lâu sau khi phán quyết nói trên được đưa ra, trang web chính thức của PCA (tại địa chỉ: https://pcacases.com/) không thể truy cập được. Khi truy cập trang chỉ nhận được dòng thông báo lỗi 500 Internal Server Error.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, lỗi 500 Internal Server Error là do server (máy chủ) không thể xác định, do có quá nhiều người truy cập vào trang đó cùng thời điểm dẫn đến trang web không thể phản hồi được.
Thành Luân/Thanh Niên

Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước công cuộc chống quốc nạn tham nhũng tại VN có sẽ thành công hay không?

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Theo tin trong nước, Quốc hội Việt Nam khóa 14 sẽ khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 20-7-2016. Nghị trình của kỳ họp này sẽ có việc bầu lại các chức vụ hàng đầu như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Có ý kiến cho rằng, trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên này, nếu Tổng Bí thư đảng CSVN được bầu làm Chủ tịch nước như ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, thì “sẽ là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công”.
Ý kiến trên dựa trên hai luận cứ: Một là “người cầm chịch chống tham nhũng cần phải ở cương vị lãnh đạo Nhà nước… mới có thể phát huy tối đa và hiệu quả vai trò Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương của ông”. Hai là người cầm chịch chống tham nhũng phải là người không tham nhũng và thực sự chống tham nhũng “… thì với chức vụ đứng đầu Nhà nước Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ có đủ quyền lực cần thiết để diệt trừ quốc nạn này…”. Vì thực tế, vẫn theo ý kiến này, có dấu hiệu cho thấy, cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không tham nhũng.
Theo nhận định của chúng tôi, hai luận cứ trên sẽ không thể là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông (Tổng Bí Thư) phát động đi đến thành công”có chăng chỉ là một trong những điều kiện cần để công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả nhất định, nhưng không thể thành công theo nghĩa diệt được tệ nạn tham nhũng đến mức độ tối thiểu nhân dân có thể chấp nhận được, chứ không thể tiêu diệt được hoàn toàn. Vì tham nhũng vỗn như căn bệnh mãn tính trong cơ cấu chính quyền của mọi chế độ chính trị; có khác chăng là mức độ căn bệnh tham nhũng năng nhẹ khác nhau. Thực tế cho thấy tệ nạn tham nhũng nặng nhất thường là trong cơ thể chế độ độc tài các kiểu, nhẹ nhất là trong các chế độ dân chủ pháp trị.Nghĩa là mức độ nặng nhẹ của căn bệnh tham nhũng ở mỗi nước tỷ lệ thuận với tính chất và mức độ các chế độ độc tài (càng độc tài, tham nhũng càng nhiều), nhưng tỷ lệ nghịch với các chế độ dân chủ pháp trị (càng dân chủ, tham nhũng càng ít).
Việt Nam là một chế độ công sản độc tài toàn trị kiểu Vì thế tham nhũng đã là một căn bệnh trầm kha phát nay đã trở thành quốc nạn. Tham nhũng có tính hệ thống từ các viên chức chính quyền địa phương đến trung ương, tràn lan khắp các cấp các ngành; nặng nhất là ngành hành pháp và tư pháp.Tham nhũng đã trở thành chất keo gắn chặt các nhóm lợi ích trong đảng cầm quyền và cũng là động lực thúc đẩy cán bộ đảng viên CS phải sống chết bảo vệ chế độ đến cùng.
Như thế, tham nhũng có thể tạm định nghĩa tổng quát như là hành động của các cán bộ, công nhân viên có chức, có quyền các cấp, các ngành trong guồng máy công quyền đã lợi dụng chức quyền nhũng nhiễu làm khó nhân dân để được thù đáp hay đục khoét công quỹ để làm giầu bất chính. Nhưng đây mới là tầng thứ nhất của hệ thống tham nhũng trực tiếp từ các viên chức tiếp cận với nhân dân hay tiếp cận với công quỹ, còn tầng thứ hai là các chức quyền tham nhũng gián tiếp qua tiền đút lót, ăn chia tiền bạc của tầng tham nhũng thứ nhất để được bao che.
Đứng trước một thực trạng tham nhũng có hệ thống tràn lan các cấp, các ngành như trên, chúng tôi cho rằng cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dù thực sự là người trong sạch, không tham nhũng và thực tâm muốn diệt tham nhũng và nay có kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước cũng không thể “là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công”.Vì giải pháp “nhân trị” này (dựa vào đạo đức, uy tín, uy quyền một cá nhân) lại dựa vào cơ chế chính quyền đẻ ra tham nhũng (Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước…) sẽ không thể diệt tham nhũng thành công.
Giải pháp duy nhất có thể bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng hiện nay tại Việt Nam chỉ có thể và phải là giải pháp “pháp trị”Giải pháp này chỉ có được trong khung cảnh “một chế độ dân chủ pháp trị”. Vì chỉ trong khung cảnh chế độ này quyền làm chủ của nhân dân mới được thực thi để phòng chống tham nhũng có hiệu quả. thực thi bằng hệ thống pháp luật dân chủ trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí, qua đó nhân dân kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời tệ tham nhũng từ trong trứng nước và trừng phạt nghiêm minh những công bộc của dân, ăn lương bằng tiền thuế của nhân dân mà phạm tội tham nhũng.
Vậy thì, muốn công cuộc chống quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam thành công, không có giải pháp nào khác hơn là phải chuyển đổi càng sớm càng tốt “chế độ độc tài, độc đảng, toàn trị” qua “chế độ dân chủ, đa đảng, pháp trị”. Ngày nào chế độ đương quyền còn tồn tại ở Việt Nam, mọi chủ trương, chính sách chống, diệt tham nhũng chỉ là trò lừa mị nhân dân mà thôi.
Thiện Ý

Doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’ chính quyền TP HCM cưỡng chế chùa Liên Trì?

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo).
Thẳng tay với tự do tôn giáo!
Chỉ hơn một tháng sau khi người đứng đầu nước Mỹ rời Hà Nội, chính quyền TP HCM đã thẳng tay với quyền tự do tôn giáo. “Đối tượng” vẫn là chùa Liên Trì và một vị hòa thượng trụ trì thuộc Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất với lịch sử 3 lần tổng cộng hai chục năm lao tù dưới chế độ cộng sản.
Ngày 8/7/2016, một “phái đoàn” lên đến 30 người là cán bộ, công chức các ban ngành TP HCM và rất có thể cả công an ngụy trang dưới lớp thường phục đã kéo tới chùa Liên Trì đòi gặp Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh. Những quan chức này dùng số đông gây áp lực buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các nhà sư nơi đây phải nghe họ đọc quyết định cưỡng chế, nhận quyết định cưỡng chế di dời chùa và giao đất cho nhà thầu để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lần này, quyết định không cần úp mở: thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày 8/7/2016 đến ngày 20/7/2016.
Nhưng Hòa thượng Thích Không Tánh đã khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi là những người tu hành, tâm nguyện của chúng tôi là được phục vụ tâm linh cho cư dân ở nơi đây. Khu vực này được quy hoạch là khu dân cư, vì vậy nhu cầu phục vụ tâm linh cho cư dân nơi đây là cần thiết. Phật giáo đã gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, ở đâu có cư dân thì ở đó có chùa chiền và các cơ sở tôn giáo. Chúng tôi nhận thức rằng chỉ có niềm tin tôn giáo mới giúp con người tránh xa điều ác và làm những điều thiện để xây dựng xã hội thật sự tốt đẹp. Đó là việc làm vô giá, vì vậy mà chục tỷ, kể cả hàng trăm tỷ chúng tôi cũng không nhận tiền để đánh đổi phải dời chùa đi nơi khác”.
Sau khi Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh không nhận quyết định cưỡng chế, những quan chức địa phương đem quyết định này dán vào cửa sổ của chùa.
Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng?
Từ nhiều năm qua, toàn bộ khu vực Thủ Thiêm đã được chính quyền TP HCM lên kế hoạch biến thành “khu đô thị đẹp nhất Đông Nam Á,” sau đó đã tiến hành giải tỏa trắng nhiều ngàn hộ dân sinh sống nơi đây. Nhưng cũng chính khu vực này đã trở thành một trong những điểm nóng khiếu kiện đông người nhất tại Việt Nam, do giá bồi thường rẻ mạt và thái độ chính quyền quá xem thường kiến thức về luật pháp của người dân. Không những thế, nhiều cuộc cưỡng chế thô bạo của chính quyền đã nhắm thẳng vào những người dân khiếu kiện không chịu nhận tiền di dời.
Theo nguồn tin không chính thức, đã có một số người dân khiếu kiện bị thiệt mạng. Tuy nhiên, báo chí nhà nước và chính quyền không bao giờ công bố những sự kiện đau thương này.
Khi còn là bí thư thành ủy TP HCM, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên hệ cụ thể với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường cho người dân địa phương.
Vài năm qua, sau khi gần hết dân cư trong khu vực Thủ Thiêm bị cưỡng chế di dời, nơi đây chỉ còn hai cơ sở tôn giáo “ngang ngạnh” là chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.
Câu chuyện đe nẹt cũng đã diễn ra từ lâu. Tháng 6/2015, Hòa thượng Thích Không Tánh bức xúc thổ lộ: một số công an đã “khuyên” phật tử đến chùa Liên Trì lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của người thân; những công an này còn đe nẹt "Để VN vào TPP tháng Tám này rồi sẽ xúc chùa Liên Trì".
Chùa Liên Trì đã trở thành tiêu điểm bị mưu tính giải tỏa từ lâu không chỉ để “phục vụ thành phố Hồ Chí Minh xanh, sạch, đẹp,” mà còn có một lý do khác: chùa này là điểm tập trung sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, trong đó có Hội đồng liên tôn Việt Nam. Gần đây, chùa còn thường xuyên trao quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - những người nằm trong hoàn cảnh “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn”. Đó chính là cái gai trong mắt chính quyền khiến chùa Liên Trì luôn phải chịu nguy cơ trấn áp trong thời gian qua.
Tháng 10/2015, chính quyền và công an thành phố TP HCM bất ngờ tổ chức đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm - một cơ sở mà nhà dòng đã chuyển cho nhà nước, nhưng không đòi lại được. Đáng lý ra, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã chỉ còn cái tên gọi, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cộng đồng Công giáo thế giới.
Có thể “cảm thông” với một lý do để chính quyền TP HCM “ra tay” với các cơ sở tôn giáo. Hiện trạng, ngân sách TP HCM bị sụt giảm nặng nề cùng số nợ vay đầu tư hạ tầng cho Thủ Thiêm lên đến 29.000 tỷ đồng, số lãi vay đang phát sinh tới 2,9 tỷ đồng mỗi ngày nhưng chưa biết tìm đâu ra tiền để trả nợ cho giới ngân hàng - địa chỉ đã cho vay tiền để tiến hành dự án khu đô thị Thủ Thiêm - càng đủ tạo ra những lý cớ để chính quyền thành phố này luôn tìm cách “làm cỏ” hai cơ sở tôn giáo ương ngạnh còn lại để lấy được “đất sạch”.
Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng chăng?
Những quan chức và doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’?
Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội, với vụ chính quyền Quận 2 vừa ra quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn.
Vụ Dương Nội đã kéo dài nhiều năm với nhiều hộ dân không chịu di dời do giá bồi thường rẻ mạt. Nơi đây đã xảy ra một trận đàn áp của lực lượng cưỡng chế đối với nông dân mà kết quả là bà Cấn Thị Thêu và sau đó cả chồng của bà Thêu là ông Trịnh Bá Khiêm đã bị chính quyền và công an nhốt vào tù.
Sau khi hết hạn tù giam, vào tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại một lần nữa bị 70 công an xông vào tận nhà riêng bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng’’. Rất nhiều dư luận cho rằng việc bà Thêu bị bắt không ngoài mục đích của chính quyền muốn trấn áp thủ lĩnh dân oan đất đai và phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp muốn chiếm đoạt đất Dương Nội.
Còn ở Sài Gòn, chùa Liên Trì nằm trong “Khu vực Khu đô thị mới Thủ Thiêm” với nhiều doanh nghiệp tham gia “thầu”. Một trong số doanh nghiệp đó và đang thi công sát chùa Liên Trì là Đại Quang Minh - được đồn đoán là “ruột rà” của một quan chức rất cao cấp.
Cũng giống như vụ Dương Nội ở Hà Nội, có khả năng một nhóm lợi ích đứng phía sau để "đạo diễn" cho chính quyền Quận 2 và chính quyền TP HCM tìm mọi cách lấy được đất của chùa. Rất có thể đây là trường hợp trục lợi chính sách và tham nhũng quyền lực mà đảng cầm quyền và Quốc hội Việt Nam luôn lên án nhưng đã chưa từng làm gì để ngăn chặn.
Vào tháng 7/2014, chùa Liên Trì đã nằm trong danh sách được Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo của Liên Hiệp Quốc nêu ra như một bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam xâm phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo.
Chỉ để phục vụ lợi ích doanh nghiệp giành “đất sạch” có giá thị trường chênh lệch đến hàng chục lần so với mức bồi thường, một chùa Liên Trì bị “xúc” hay những bằng chứng xâm hại tôn giáo khác sẽ là quá đủ để Hà Nội bị đặt trở lại vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Hiện thời, một dự luật về CPC đang được trình lên Quốc hội Mỹ. Nếu CPC được Quốc hội Mỹ thông qua, chắc chắn Việt Nam sẽ chỉ còn nhận ra Hiệp định TPP như một ảo ảnh ở cuối đường chân trời.
Phạm Chí Dũng

Thêm một âm mưu hiểm độc của tình báo Hoa Nam ở Hà Nội?

Toà nhà 8B Lê Trực vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” sau 8 tháng bị “xử lý”.
Vụ sai phạm ở toà nhà số 8B Lê Trực của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (Kinh Do TCI Group) đã khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Với chiều cao 69m, vượt quá 16m (tương đương 5 tầng) so với giấy phép xây dựng, toà nhà mang tên Discovery Complex II cao gần gấp đôi lăng Hồ Chí Minh và sừng sững như một toà tháp canh khổng lồ nhòm xuống khu trung tâm đầu não Ba Đình, có thể giám sát mọi động tĩnh xung quanh khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh chính trị này.
Mặc dù vụ việc bắt đầu được báo chí nêu lên 10 tháng trước, Bộ Xây dựng thì đã chính thức kiến nghị Thủ tướng xử lý nghiêm vụ việc được 9 tháng, và gần 8 tháng đã trôi qua kể từ thời điểm việc xử lý sai phạm bắt đầu diễn ra, nhưng toà tháp canh đó vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 30/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ lại một lần nữa phải lên tiếng: “Hà Nội có nghiêm túc ‘đập’ nhà 8B Lê Trực không, hay vẫn cứ để trơ trơ như thế?”
Không phải ngẫu nhiên mà chủ đầu tư dự án tại địa chỉ 8B Lê Trực lại dám ngang nhiên thách thức cả công chúng lẫn hệ thống công quyền như thế:Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người phê duyệt dự án trong vai trò Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô, nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Đây không phải là dự án duy nhất nhạy cảm về an ninh của Kinh Do TCI Group, mà tập đoàn đầy mờ ám này còn ít nhất 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh khác trên địa bàn thủ đô.
Dự án thứ nhất là Capital Garden tại ngõ 102 Trường Chinh, bao gồm 2 tòa tháp với khu trung tâm thương mại là khối đế 2 tầng, khu căn hộ chung cư cao cấp từ tầng 3 đến tầng 25; diện tích lô đất của dự án là 5.065m2. Dự án thứ hai là Hoàng Quốc Việt Towers, gồm 2 tòa tháp, trong đó tòa tháp văn phòng cao 46 tầng và tòa tháp chung cư cao 50 tầng với 5 tầng hầm, 5 tầng trung tâm thương mại, 4 tầng cây xanh và tiện ích và 40 tầng căn hộ (theo giới thiệu trên trang web của Kinh Do TCI).
Dự án Hoàng Quốc Việt Towers nằm ở góc đường Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, tức chỉ cách trụ sở mới đồ sộ của Bộ Công an vài trăm mét.
Trong khi đó, dự án Capital Garden sắp sửa hoàn thành và vị trí của nó cũng chỉ cách khu vực Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân vài trăm mét theo đường chim bay.
Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ.
Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ.
Nguy hiểm hơn, dự án này lại do một nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (GMC) làm nhà thầu chính (đơn vị thi công là Cty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình).
Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group.
Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group.
Dự án Capital Garden sắp hoàn thành.
Dự án Capital Garden sắp hoàn thành.
Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ.
Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ.
Với chiều cao hơn 115m (25 tầng), 2 toà tháp Capital Garden có chiều cao vượt trội so với các toà nhà khác trong khu vực và có thể giám sát được mọi động tĩnh bên trong Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân. Từ vị trí bao quát với khoảng cách gần như thế, đối phương có thể sử dụng kỹ thuật nghe lén bằng tia laser hoặc các kỹ thuật tinh vi khác để theo dõi các cuộc trao đổi, điện đàm diễn ra bên trong Bộ Tư lệnh PKKQ.
Khi chiến sự xẩy ra, Bộ Tư lệnh PKKQ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà đối phương muốn tiêu diệt, và thật nguy hiểm nếu họ kiểm soát được một toà cao ốc mà từ đó họ có thể hoặc là gây nhiễu hệ thống phòng thủ, thông tin liên lạc, hoặc thậm chí là sử dụng súng phóng tên lửa để tấn công.
Xem ra dự án Capital Garden tại 102 Trường Chinh lại là một chiến tích ngoạn mục khác của đội quân tình báo Hoa Nam ở Hà Nội.
* Ảnh và bài: Lê Anh Hùng

Biển Đông : Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài

media

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, Hà Lan (Ảnh minh họa).

wikipedia
Không có gì ngạc nhiên, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye ra phán quyết phủ nhận các “quyền lịch sử” và yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông, hôm nay, 12/07/2016, Bắc Kinh đã thông báo “không công nhận và không chấp nhận” quyết định của Tòa.
Theo Tân Hoa Xã, “ Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (CPA) không có thẩm quyền pháp lý nào trong lĩnh vực này ”. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố khẳng định : “ Trung Quốc không chấp nhận và không thừa nhận ” quyết định của CPA.
Trang mạng của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay đã đăng một tuyên bố dài khẳng định lại “các quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Hoa Nam ” (tức Biển Đông). Tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nhấn mạnh : “ Trung Quốc kiên quyết phản đối một số quốc gia có hành động xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa) và phản đối các hoạt động xâm hại đến các quyền và lợi ích của Trung Quốc ” .








Tại Trung Quốc, trong những ngày qua, chính quyền đang cố gắng khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng, chứng tỏ quyết tâm không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông dù CPA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh cho biết thêm tình hình :
« Cứ mỗi ngày Chủ nhật, tinh thần yêu nước lại như lên cơn sốt trên đường phố. Tiểu liên khoác trước ngực, hàng chục phụ nữ mặc áo dài hoa diễu hành qua các đường phố Bắc Kinh dưới lá cờ Trung Quốc. Mặc dù đó chỉ là những khẩu súng nhựa nhưng những phụ nữ hừng hực khí thế này có vẻ sẵn sàng bảo vệ tổ quốc như chủ tịch của họ, ông Tập Cận Bình mong đợi : Nhân dân trung Quốc không sợ những kẻ xâm lược. Chúng ta không gây rối nên chúng ta cũng không sợ gì. Đừng có nước nào hy vọng chúng ta sẽ phải nhịn nhục khi chủ quyền, an ninh và sự phát triển của chúng ta bị xâm phạm. 
Không có chuyện nhượng bộ trên biển Hoa Nam (Biển Đông), nơi họ vẫn đưa tàu tuần tra tới và xây dựng các cảng quân sự. Giọng điệu dân tộc chủ nghĩa có chủ ý như vậy làm hài lòng người dân, theo nhận định của bà Yanmai Xie, thuộc tổ chức phi chính phủ International Crisis Group : Người Trung Quốc ủng hộ đường lối cứng rắn. Họ coi đó như là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc có khả năng và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thêm vào đó là giáo dục dạy rằng người Trung Quốc đã sống trong nhục nhã suốt 100 năm dưới ách đô hộ của Nhật Bản và đế quốc phương Tây. Cuối cùng họ có thể tự hào là người Trung Quốc. 
Theo một thăm dò dự luận gần đây, 88% người Trung Quốc ủng hộ việc chính phủ của họ bác bỏ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra ngày hôm nay 12/07 liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với Philippines».
Theo RFI

Châu Á sẽ nóng thêm sau phán quyết về vụ kiện Biển Đông

media

Người dân Philippines và Việt Nam biểu tình tại Manila hoan nghênh phán quyết của Tòa Án Trọng Tài, ngày 12/07/2016

TED ALJIBE / AFP
Tờ Financial Review của Úc hôm nay, 12/07/2016, đã trích dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia châu Á báo động về tác động của phán quyết về vụ kiện Biển Đông lên tình hình châu Á. Những ý kiến này được trích ra từ các cuộc phỏng vấn được trang Asialink của Đại học Melbourne, Úc đăng tải.




Đối với chuyên gia Termsak Chalermpalanupap, thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Yusof Ishak, Singapore, việc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ và càng đẩy nhanh việc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Bà Elina Noor, giám đốc nghiên cứu an ninh và chính sách đối ngoại của Viện Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, Malaysia, cũng quan ngại là sau phán quyết của Tòa hôm nay, căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng và trầm trọng thêm, với việc Trung Quốc tiếp tục xây đảo nhân tạo, một hành động theo bà là “vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC”. Bà Elina Noor cũng dự báo Bắc Kinh sẽ tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và đưa thêm nhiều tàu xâm nhập các vùng đặc quyền kinh tế của những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Về phần mình, ông Ngeow Chow Bing, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, Malaysia, thì lo ngại là một phán quyết có lợi cho Philipines sẽ đẩy Trung Quốc đến tâm lý “một mình đương đầu với nhiều người”, với Philippines và rồi các nước tranh chấp khác trong ASEAN liên kết với hai đối thủ truyền thống của Bắc Kinh là Mỹ và Nhật tạo thành một mặt trận chống Trung Quốc. Theo vị chuyên gia này, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại về địa chính trị.
Cũng quan ngại không kém, ông Suchit Bunbongkarn, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Thái Lan, dự báo là việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh khu vực. Theo ông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài sẽ không giải quyết xung đột mà sẽ làm vấn đề thêm gay gắt.
Từ góc độ của Jakarta, ông Evan Laksmana, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Indonesia, cho biết nước này sẽ theo dõi sát phản ứng của Trung Quốc và sự leo thang căng thẳng có thể xảy ra ở Biển Đông. Dầu sao thì Jakarta sẽ tìm cách khai thác phán quyết ra hôm nay vì phán quyết này củng cố vị thế của Indonesia nếu nước này cũng đệ đơn kiện về những vụ đánh cá trái phép của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Còn chuyên gia Lee Poh Ping, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, thì lo ngại về một phán quyết hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc. Ông cũng sợ rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ dùng phán quyết này để thi hành chiến lược “bao vây” Trung Quốc, với lý do Trung Quốc là một quốc gia “côn đồ”, xem thường luật pháp quốc tế. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh sẽ phản pháo bằng cách lôi kéo các nước Đông Nam Á khác.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển và Chiến lược, Philippines, ông Herman Kraft cũng dự đoán là sau phán quyết hôm nay, Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động trên Biển Đông, đi xa hơn những gì mà họ đã làm để xác quyết chủ quyền trước khi có phán quyết. Theo chuyên gia này, nếu Việt Nam và Philipines đáp trả cái mà họ xem như là chiến thuật hù dọa của Trung Quốc, cộng thêm với việc hải quân Hoa Kỳ can dự nhiều hơn, điều này có thể tại ra một môi trường thù nghịch mà trong đó mọi quyết định vội vã có thể dẫn đến khủng hoảng.
Phó chủ tịch Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nayang, Singapore, chuyên gia Ong Keng Yong thì quan ngại cho sự đoàn kết nhất trí của khối ASEAN vì phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết hôm nay sẽ gây khó khăn cho việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, việc thực thi DOC trên nguyên tắc sẽ dẫn đến một bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC, có tính chất ràng buộc pháp lý hơn. Tân chính phủ Philippines có thể sẽ buộc có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc và điều này sẽ gây mất đoàn kết nội bộ ASEAN, cản trở sự đồng thuận trong việc ra các quyết định của khối này.
Theo Thanh Phương/RFI

Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

media

Biểu hiệu của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye

Hôm nay, 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”.
Trong phán quyết, Tòa ghi rõ “ mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.”





Về quy chế của các thực thể, Tòa cũng phán quyết rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa “có thể tạo các vùng biển mở rộng”, không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”. Do vậy, Tòa tuyên bố - tuy không xác định ranh giới - rằng một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì những khu vực này không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Quốc.
Liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái phép ở vùng này.
Tòa còn phán quyết rằng các ngư dân Philippines ( cũng như ngư dân Trung Quốc ) có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này. Cũng theo Tòa án Trọng tài Thường trực các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hành xử trái phép khi họ dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng.
Về môi truờng biển, Tòa nhận định là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo về môi trường sinh thái biển.
Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông. 
Xin nhắc lại là phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là không chấp nhận và cũng không tham gia vào vụ kiện “đơn phương” của Philippines. Tuy nhiên, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tham gia không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của tòa và việc Philipines đơn phương kiện không phải là một hành động vi phạm các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Theo RFI

Get paid to share your links!