Tuesday, September 5, 2017

BÁC TAU

Lá rụng về cội!

Hôm nay ngày bác tau mất, ai cũng nói về quốc khánh, chả thấy ai nhớ đến bác tau, tau đau lòng quá, tau thương bác tau, tau giận! 

Bác tau rất vĩ đại nhé, vĩ đại nhứt lịch sử nhé, vĩ đại hơn tất tần tật tiền nhân ở đất nước này nhé! 
Bác tau cả đời hết lòng hi sanh cho đất nước, khi sắp về với cụ Mác Lê Mao, "nhiệm vụ nào cũng huờn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đã khuất phục", người muốn trở về nguồn cho lòng được thanh thản. "Lá rụng về cội" mà! 

"Một ngày cuối tháng 8, Bác tỉnh lại, nhìn các bác sĩ Trung Quốc đứng cạnh rồi thều thào:
- Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc! 
Chị Vương Tây Minh, y tá trưởng của bệnh viện Bắc Kinh, lập tức hát bài "Ra khơi nhờ tay lái vững" ca ngợi bác Mao. Nghe xong, Bác mỉm cười".

Bác tau muôn năm! Muôn năm! Muôn năm! 

Ấy vậy mà thằng nhạc sĩ bố láo nào dám xuyên tạc lịch sử, bảo rằng bác tau đòi nghe câu hò Nghệ Tĩnh. Mả cụ nhà nó!

Chúng mày không tin thì vô đây mà mở mắt ra nhé! 
http://vietnamese.cri.cn/541/2013/05/21/1s186489_4.htm
Nguồn hình:Van Lang
Hoang Son

Người Việt có điểm rất buồn cười: chả bao giờ chịu tin là mình ngu dốt hoặc lưu manh ( hoặc cả hai).

Hễ có ai chỉ ra cái dốt của họ là họ lồng lên chửi (rất ngu)  bằng những kiểu ngụy biện trâng tráo. Vụ Dan Hauer là một ví dụ. Vì sao phải xấu hổ là mình dốt? Cái đáng xấu hổ nên là bảo vệ cho cái dốt của mình bằng cách không thể ngu hơn: tấn công, nhục mạ người nói lên sự thật. Dốt có thể tha thứ được, nhưng ngụy biện trâng tráo thì không, vì khi bắt đầu ngụy biện, nhất là với thái độ hỗn xược trước sự thật, anh đã bắt đầu trở thành kẻ lưu manh. 

Người nào chăm chỉ online facebook và theo dõi các cuộc tranh luận sẽ dễ đi đến khái quát này: tăm tối, hoang dã và vô giáo dục là tính cách điển hình của người Việt ngày nay. Hình ảnh người Việt ngày càng xấu, dưới xa tiêu chuẩn văn minh nhân loại, nhưng lại vỗ ngực ta đây đỉnh cao trí tuệ, cứ như loài thượng đẳng! 

Bảo sao đất nước không chịu phát triển. Con người có chịu bớt ngu đâu. Toàn học thói lưu manh rồi tưởng mình khôn! Khôn róc đời!
Ngô Thủy

VẾ ĐỐI HÓC BÚA

Nước Vệ thế kỷ 21 trước công nguyên có một ông đồ rất giỏi chữ. Hằng năm, cứ đến dịp hoa đào nở, lại thấy ông bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua. Ngoài biệt tài viết thư pháp đẹp như rồng bay phượng múa, ông đồ còn nức tiếng khắp vùng bởi khả năng giải câu đối cực nhanh.
Một hôm vừa mới mở hàng thì có người khách từ nước Việt tìm đến. Rút trong tay áo ra mẩu giấy nhỏ, khách nói nghe danh thầy đã lâu, nay tìm đến xin thầy giải cho vế đối này để về trưng cho có cái gọi là phong vị ngày tết.
Ông đồ bày nghiên mực, giấy đỏ xuống đất rồi ngồi bắt chân chữ ngũ, đoạn đằng hắng như một nhà nho chân chính, rồi bảo, ờ đưa ta xem câu đối kia ra như nào để còn giải. Khách nghe vậy liền khúm núm đưa mẩu giấy. Ông đồ chau mày lẩm nhẩm đọc:
- "Không nói không mà chỉ là không nói". Mẹ, ta viết chữ nho đong dọi 30 năm nay tuyệt nhiên chưa bao giờ gặp vế đối lạ lùng như này. Ông nói thật đi, câu này của ai? Mạnh Tử, Khổng Tử hay Lão Tử?
Khách khúm núm bảo.
- Dạ, thực ra tôi nghe lỏm được, thấy thâm thúy quá bèn đưa đến đây nhờ thầy giải thành một câu đối hoàn chỉnh, đặng mang về treo ba ngày tết.
Ông đồ suy nghĩ một lúc rồi nói.
- Chịu rồi, hàm ý của nó sâu xa, lắt léo, ý tại ngôn ngoại quá, ta ngẫm mãi mới hiểu nên không thể đối lại được. "Không nói không mà chỉ là không nói"", phải thừa nhận tay nào ra vế đối này rất giỏi văn. Một người giỏi chữ như này nếu không làm Bộ trưởng bộ giáo dục quả là thiệt thòi cho nền tuyên giáo nước nhà biết bao.
Khách gãi gãi tai, xoa tay trình bày.
- Dạ, rất tiếc ông ấy lại làm Thứ trưởng Bộ Y mất rồi.
- Thứ trưởng mà giỏi văn nhỉ. Thế Bộ trưởng hiện đang làm gì, có giỏi văn không?
- Dạ, đang soi bọ gậy, săn loăng quăng và ngửi thực phẩm thiu ạ. Văn thì bình thường nhưng nghe nói giỏi võ lắm, vì mặc dù bị bọn mạng đánh cho tả tơi nhưng chị ấy vẫn không hề lung lay.
Ông đồ gật gù.
- Tinh thần quả cảm như vậy là tốt, đội tuyển bóng đá U22 xứ các người có được bản lĩnh như thế thì sợ gì Thái Lan. Theo ta, nên đề cử chị ấy vào chức huấn luyện viên đội U22. Bọ gậy bé thế chị còn bắt được thì quản gì những việc đại sự.
Khách nghe xong lấy làm tâm đắc lắm nhưng bụng vẫn lấy làm thắc mắc về vế đối kia. Ông đồ thấy vậy liền rỉ tai.
- Ông mang câu đối ấy về hỏi Hội Nhà văn Việt Nam ấy, ta nghe nói chỗ đó có một tay nhà thơ việc gì cũng làm được kể cả xin xe ô tô và giải câu đối, trừ làm thơ ra.
Khách dập đầu cảm ơn rối rít rồi bắt xe ôm theo đường tiểu ngạch trở về nước Việt.
Song Hà

Get paid to share your links!